Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.114
123.139.391
 
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom.
Hiếu Tân

Matthias Gebauer in Al-Bayda, Libya, SPIEGEL 26/02/2011

 http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,747909,00.html

 

Nó đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến đấu chống nhà độc tài Libya Moammar Gadhafi: những người biểu tình ở thành phố miền bắc Al-Bayda đương đầu với bọn lính đánh thuê, xe tăng và bom, nhưng không chịu khuất phục. Hàng chục người chết, nhưng những người bị thương nói họ sẽ trở lại mặt trận nếu cần thiết.

 

Vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ Sáu Abdel Aziz Abdallah biết rằng con trai ông đã chết. Người đàn ông 55 tuổi này nhận được một cú điện thoại từ một người quen có những một liên hệ với chế độ đang lung lay của nhà độc tài Moammar Gadhfi. Người quen đó cho biết con trai Abdallah là Farj, mới 23 tuổi, chết trong bệnh viện ở Tripoli. Thi thể anh sẽ sớm được đưa về thành phố quê hương Al-Bayda để chôn cất.

 

Abdallah đang cầm tấm ảnh con trai ông khi những người khách đầu tiên đến cái garage nhỏ của gia đình sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu. “Nó còn trẻ,” ông nói về con mình, “nhưng nó đã chết cho sự nghiệp chính nghĩa. Nó là một người hy sinh vì tự do.”

 

Bayda là một thành phố nhỏ trên bờ biển Địa trung Hải, trong một khu vực của đất nước mà những người dân bắt đầu gọi là “phần tự do của Libya.” Chế độ Gadhafi đã mất toàn bộ kiểm soát phần đông-bắc đất nước và những người nổi loạn đã thắng thế.

 

Said, bạn thân nhất của Farj đang nằm bệnh viện ở Bayda, chân anh bị thương nặng do đạn từ một khẩu súng máy. Bác sĩ ngồi cạnh giường anh, một người Palestin, không có tin tốt nói ông không chắc có giữ được chân cho anh ấy không. Khi Said biết tin bạn anh đã chết, anh giận điên lên. “Chế độ này đã giết bạn tôi,” anh gào lên. “Chúng nó đã giết anh ấy trong bệnh viện.”

 

Farj và Said đã chiến đấu trên tuyến đầu chống chế độ Gadhafi khi họ bị bắn gục. Vào hôm thứ Sáu cách đây một tuần, hai anh đang tham gia vào một cuộc biểu tình ở Bayda với 23 người bạn khác thì họ nghe thấy một tin đồn gây lo âu. Một chiếc máy bay vận tải khổng lồ Ilyushin đã hạ cánh ở sân bay mang đến 400 lính đánh thuê người Phi. Những người biểu tình hiểu ngay nhiệm vụ của bọn lính đánh thuê này là gì. Như chúng đã làm ở nhiều thành phố khác, đơn vị lính đánh thuê được trả lương cao này đàn áp dã man những người biểu tình, nếu cần chúng bắn bừa vào đám đông. Farj và Said lao ngay ra sân  bay.

 

“Chắc chắn chúng tôi sẽ chiếm được Tripoli

 

 

Ba ngày sau khi chiếc Ilyushin hạ cánh, là ba ngày đẫm máu ở Bayda; nó là một trận đánh đã trở thành biểu tượng cho cuộc nổi dậy của Lybia. Mặc dầu rõ ràng phải chọi với đối thủ mạnh hơn là bọn lính đánh thuê được trang bị nặng, sau đó được yểm trợ bằng xe tăng, những người biểu tình đã đánh hạ bọn chúng và chiếm lại sân bay có tầm quan trọng chiến lược vào hôm thứ Hai. Từ đó, trận chiến đấu giành Bayda đã trở thành chứng cớ cho nhiều người thấy rằng trên thực tế có thể đạt được các mục tiêu của các đối thủ của chế độ. “Nếu chúng tôi có thể bảo vệ được Bayda chống lại bọn tay sai của chế độ,” Said nói trên giường bệnh của anh, “thì chắc chắn chúng tôi có thể chiếm được Tripoli, cho dù có phải hy sinh nhiều sinh mạng.”

 

Những dấu vết của cuộc chiến đấu ác liệt ngổn ngang trên ga đi của sân bay địa phương. Trên sân ga đầy những vỏ đạn, những vỏ thùng vũ khí, và những bộ quân phục đẫm máu của bọn lính đánh thuê người Phi. Giữa hàng trăm vé lên máy bay và va li, người ta có thể thấy những vệt máu từ những người chết và bị thương. Áo vét tông, nón mũ và giầy từ bọn lính của Gadhafi nằm la liệt giữa những cuộc băng sơ cứu bị xé toang. Các bức tường lỗ chỗ những vết đạn - bên dưới cửa sổ là những thùng đạn rỗng, nhiều thùng chứa đạn pháo, mang những hàng chữ Nga.

 

Thế giới cám ơn Abdul Kadr vì đã phổ biến tin tức về trận đánh trên sân bay. Người sinh viên trẻ này sống trong một thị trấn nhỏ không xa sân bay - và anh đã quay phim trận đánh suốt ba ngày đêm. Từ những nóc nhà và trên những đường phố, anh quay những đoạn phim về chiếc máy bay Ilyushin đậu xuống sân bay để đưa bọn lính đánh thuê đến mặt trận. Mặc dầu bị rung, một đoạn phim ngày thứ Bẩy vừa qua thể hiện một máy bay phản lực chiến đấu Libya gầm rú trên bầu trời Bayda - và một đoạn khác cho thấy rõ chiếc phản lực thả một quả bom xuống gần sân bay. Một đoạn video khác quay một chiếc trực thăng bắn vào đám đông biểu tình.

 

Bằng chứng đáng tin cậy

 

Kadr không ngủ suốt ba ngày đêm của trận đánh. Ngồi trong phòng khách của cha mẹ anh, Kadr mô tả những chiếc xe tăng lao vào bắn phá các tòa nhà bên ngoài sân bay. Nhiều ngôi nhà trong làng anh bị bắn và bốn người bị giết. Kadr biết đoạn video của anh có tầm quan trọng thế nào. Khi phóng viên đầu tiên của đài BBC đến làm phim ở Bayda trong những ngày sau trận đánh, Kadr đã đưa những hình ảnh của anh và yêu cầu công bố chúng. Chỉ mấy giờ sau, đã có thể xem chúng từ các màn hình máy tính trên toàn thế giới. Nó là bằng chứng đáng tin cậy đầu tiên về sự dã man của Gadhafi giáng xuống nhân dân của hắn. Nó là bằng chứng đáng tin cậy đầu tiên rằng chế độ độc tài đã bỏ bom xuống đầu chính nhân dân của nó.

 

Said là người duy nhất trong số các bạn bè đã sống sót qua trận đánh trên sân bay. Khi họ là những người đầu tiên đến sân bay với hàng trăm những người nổi dậy khác, chỉ vũ trang bằng gậy gỗ và roi sắt, bọn lính đánh thuê xả súng máy bắn vào họ. Said ngã ngay còn những người khác thì cố gắng đột chiếm các cửa. Bị thương và bị sốc, Said trông thấy bạn mình là Farj bị bắt tại cổng sân bay. “Chúng bắn vào chân anh và kéo lê anh đến nhà ga,” anh nói. Từ lúc đó, Farj và những người bạn còn lại của Said đã mất tích. Said cho rằng họ bị đưa đến Tripoli bằng máy bay.

 

Ngày hôm sau, Said theo dõi sát cuộc chiến đấu trên sân bay qua điện thoại. Hết lần này đến lần khác, anh gọi những người quen hỏi về tin tức cuộc chiến đấu, có thể nghe thấy dễ dàng trong thành phố cách đó năm kilômet. Said nói rằng những tên lính đánh thuê tiếp tục bắn vào những người biểu tình từ tòa nhà của sân bay, thậm chí dùng vũ khí hạng nặng để chống lại những người nổi dậy vũ trang sơ sài. Hai lần chúng cố tiến đến thành phố bằng xe tăng. Nhưng những người biểu tình chặn chúng lại và chiếm những chiếc xe. Bây giờ họ đốt những  chiếc xe nặng nề đó trên con đường giữa sân bay và Bayda, lá cờ của những người nổi dậy đang bay trên những tòa nhà có tháp nhọn của chính phủ, từng là biểu tượng sức mạnh của chế độ cũ.

 

“Tôi không chết”

 

Hàng chục người chết trong trận đánh vì Bayda và hàng trăm người bị thương. Thậm chí các bác sĩ trong bệnh viện đa khoa không biết chắc số người chết là bao nhiêu, nhưng họ ước lượng có đến 70 người đã thiệt mạng. Said ở chung phòng bệnh với nhiều người bị thương nặng khác. Một người mất một con mắt sau khi bị một viên đạn sạt qua, một người khác bị bắn vào bụng.

 

Nasr Awad quấn băng dầy và đẫm máu ở tay và chân. Các bác sĩ muốn mổ lại vào buổi tối và chuẩn bị cắt bỏ những ngón tay một người khác 37 tuổi. Tuy nhiên Awad nói anh sẽ trở lại trận chiến đấu nếu cần thiết. “Nếu cuộc cách mạng này không thắng lợi,” anh nói, “chúng tôi chỉ có thể dấn tới và giết lẫn nhau.”

 

Cuộc điện thoại từ Tripoli gọi tới cuối cùng đã cung cấp cho Said tin tức chắc chắn về số phận của Farj bạn anh. Nhưng anh nung nấu một nghi ngờ mới. Các bác sĩ từ bệnh viện đa khoa ở thủ đô đã gọi những người nổi dậy ở Bayda những tin tức đáng lo ngại. Said nói, các bác sĩ cho biết những đơn vị trung thành với Gadhafi đang dồn những người chống Gadhafi bị thương lại một chỗ, để họ không thể báo cáo về hành động hung ác của chế độ. Said chắc chắn một trong những đơn vị đó đã giết bạn anh.

 

“Người ta không chết vì một viên đạn bắn vào chân,” anh nói, “rốt cuộc, tôi không chết.”./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2359
Ngày đăng: 28.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây - Hiếu Tân
Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh” - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. Tiếp - Hiếu Tân
Luật sư ngôi sao Alan Dershowitz: Assange là một Nhà báo Kiểu mới. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)