Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.087
123.138.758
 
Internet đi vào chúng ta như thế nào.
Hiếu Tân

Adam Gopnik, New Yorker, 14/ 02/ 2011

http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/2011/02/14/110214crat_atlarge_gopnik?currentPage=all

 

Cuốn sách Harry Potter đầu tiên xuất hiện năm 1997, chỉ một năm trước khi động cơ tìm kiếm toàn năng Google bắt đầu chạy. Và như vậy Hermione Granger, cô học trò học gạo dễ thương vẫn đến thư viện Hogwarts và tiêu hết giờ này đến giờ khác mò qua các ngăn xếp tìm cho ra “basilisk” là cái gì, hay làm thế bào chế được một thứ bùa yêu. Cái ý tưởng rằng để thay thế, một thuật sĩ đang luyện phép có thể có một tấm bảng ma thuật để cho cô viết lên đó và trong nửa giây nó tuôn ra như mưa một loạt những mẩu tin, những câu chuyện, những bài báo uyên bác, những cuốn sách và những hình ảnh (trong đó có cả những hình ảnh mà cô không nên nhìn) là một cây chổi Quidditch[1] quá xa vời. Bây giờ sau khi đã miệt mài với thư viện, cô phải tiếp tục làm việc với các ngăn xếp trong phim Harry Porter, trong khi những đứa trẻ từ lúc ấy đã quá sành thắc mắc với cha mẹ chúng “Sao cô ấy làm thế? Tại sao cô ấy không đơn giản sợt gugồ?”

 

Cái thực tế của máy móc có thể đi nhanh hơn trí tưởng tượng của ma thuật, và trong một khoảng thời gian ngắn đến thế, có xu hướng tăng sức nặng cho điều khẳng định rằng những thay đổi về công nghệ trong truyền thông mà chúng ta đang sống với chúng là chưa có tiền lệ. Điều đó không phải chỉ là chúng ta đã sống qua một trong số nhiều cuộc cách mạng công nghệ, nó còn có ý nghĩa là cuộc cách mạng công nghệ của chúng ta là cuộc cách mạng xã hội lớn mà chúng ta đang cùng sống với nó. Hai mươi năm qua đã thấy một cuộc cách mạng nhẹ về đạo đức - nó đã giữ nguyên hầu như tĩnh tại - mà nặng về phương tiện: người ta có  thể đã chửi  thề “đù má” trên HBO vào những năm 1980, sự thay đổi là ở chỗ bây giờ chúng ta có khả năng tweet hay nhắn tin hay viết câu chửi ấy ra thành văn trên mạng. Chủ đề định sẵn của các nhà tiểu thuyết của chúng ta là thông tin, cái ám ảnh dai dẳng của những người ưu tú của chúng ta là những gì nó làm cho trí thông minh của chúng ta.

 

Quy mô của sự biến chuyển ấy lớn đến mức là một nền văn học không ngừng rộng mở đã nổi lên để chỉ trích hay tán dương nó. Một loạt sách giải thích tại sao sách không còn quan trọng nữa là một nghich lý mà Chesterton chắc đã phải thấy đáng ngờ, tuy nhiên chúng có đó, và chúng đến với những ý vị đặc trưng: tán tụng, lo âu, tỉnh táo, hân hoan.

 

Khi phát minh ra chiếc lò nướng bánh bằng điện, chắc chắn cũng có những quyển sách nói rằng những chiếc lò nướng này đã mở ra những chân trời cho bữa sáng mà người ta không thể mơ tới trong những ngày nướng bánh trên ngọn lửa trần, những quyển sách nói với bạn rằng những chiếc lò nướng ấy sẽ kết thúc thời của những bữa sáng sáng tạo, vì trẻ em của chúng ta, lớn lên với những lát bánh cùng một kiểu, được làm cho khớp với cái miệng lò duy nhất, sẽ không bao giờ biết ổ bánh của chúng trông thế nào; và những quyển sách nói với bạn rằng đôi khi những chiếc lò nướng ấy làm cho bữa sáng trở nên ngon hơn và đôi khi chúng làm cho bữa sáng trở nên tệ hơn, và cái giá để tìm ra điều này là giá quyển sách mà bạn vừa mua.

 

Cả ba loại đó xuất hiện trong những quyển sách mới về Internet: “Chưa-Bao-giờ Tốt-hơn”, “Tốt-hơn Bao-giờ-hết” và “Mãi-mãi như-đã-là”. Chưa Bao giờ Tốt hơn tin rằng chúng ta đang đứng bên bờ một xã hội không tưởng mới, nơi thông tin sẽ là tự do và dân chủ, tin tức được làm từ dưới lên, tình yêu sẽ ngự trị, và những chiếc bánh sẽ tự nướng chúng. Tốt hơn Bao giờ hết nghĩ rằng chúng ta lẽ ra đã tốt hơn nhiều nếu tất cả những cái này đừng xảy ra, rằng cái thế giới đang đến ngày tận số là tốt hơn cái thế giới sắp thay thế nó, và rằng ít nhất sách báo tạp chí tạo ra không gian riêng tư cho trí tuệ theo những cách mà hai mươi giây bùng phát của thông tin không làm được. Mãi mãi như đã là một mực cho rằng tại bất kỳ thời điểm nào trong hiện đại, một điều như thế này đang diễn ra, và rằng một phương pháp mới để tổ chức dữ liệu và kết nối những người sử dụng luôn luôn làm rùng mình sởn gáy những người này và làm ớn lạnh những người khác, rằng một điều như thế này đang diễn ra chính là những gì làm cho nó trở thành một thời điểm hiện đại. Những hy vọng của người ta dựa vào Chưa Bao giờ Tốt hơn; cái đầu của người ta dựa vào Mãi mãi như đã là; còn trái tim của người ta? Ờ, trên dưới hai mươi cuốn sách trái tim của người ta có xu hướng chuyển động về phía Tốt hơn Bao giờ hết  và sau đó bật trở lại một nơi nào đó giống nhà mình hơn.

 

Trong số những Chưa Bao giờ Tốt hơn, Clay Shirky, giáo sư Đại học New York - tác giả của “Sự dư thừa nhận thức” và nhiều bài báo và những bài post lên blog tuyên bố kỷ nguyên kỹ thuật số đang đến gần - là người hồ hởi nhất và có vẻ tự tin nhất. “Có vẻ” thôi, bởi vì có một yếu tố khiêu khích quá trớn trong [những bài viết] của ông (Như vậy bây giờ người ta không đọc Tolstoy? Tolstoy ấy à : chán![2] (sucks) gợi lên một cái gì hơi bồn chồn diễn ra ở bên dưới. Shirky tin rằng chúng ta đang ở trên đỉnh của một ngọn sóng luôn dâng trào của thông tin đã được dân chủ hóa. Báo chí in bằng máy in Gutenberg đã tạo ra phong trào Cải cách, Cải cách tạo ra phong trào Cách mạng Khoa học, Cách mạng Khoa học tạo ra phong trào Khai sáng, Khai sáng tạo ra Internet, mỗi vận động lại tự do hơn vận động trước nó. Mặc dầu nó có thể cần một it thời gian, công nghệ kết nối mới, bằng cách tập hợp người ta lại với nhau trong những cộng đồng mới và bằng những cách thức mới chắc chắn tạo ra nhiều tự do hơn. Nó là phiên bản Kết nối của lịch sử đảng Tự do: liên tục tốt hơn, tới trước và lên trên, tiến bộ không ngừng. Trong hợp tuyển của John Brockman “Phải chăng Internet đang Thay đổi Cách Nghĩ của Chúng ta?”, nhà tâm lý học tiến hóa John Tooby chia sẻ niềm hân hoan đó - “Chúng ta thấy xung quanh chúng ta những cuộc biến chuyển đang hình thành sẽ đối địch hay vượt qua cuộc cách mạng in ấn” - và tạo nên một tương đương cùng tầm cỡ với Gutenberg “In làm bật ra tiềm năng trí thức trước đây bị bỏ phí của một bộ phận lớn dân cư…Tự do tư tưởng và tự do ngôn luận - nơi nào chúng tồn tại - là kết quả không lường trước của báo in.”./.

 



[1] Quidditch broom: môn thể thao hư cấu trong Harry Porter, cực kỳ thô bạo nhưng rất được ưa thích đối với những thuật sĩ và phù thủy trên khắp thế giới.

[2] Dựa theo tên một bài báo của Tolstoy năm 1907: Shakespeare sucks! (Shakespeare chán lắm, hay Shakespeare không phải một thiên tài vĩ đại gì cả)

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2095
Ngày đăng: 02.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây - Hiếu Tân
Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh” - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. Tiếp - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)