Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.098
123.139.119
 
Học Để Yêu Cách Mạng
Hiếu Tân

Michael Elliott, TIME, Thứ Bảy. 26/02/ 2011, Bài báo này xuất hiện đầu tiên trên số 7 tháng Ba, 2011.

Nguồn: http://www.time.com/time/magazine/

article/0,9171,2055202,00.html#ixzz1FJqZMwhU

 

Những người biểu tình Bahrain chiếm lại Quảng trường Trân châu (Pearl Square) sau khi quân đội đàn áp thẳng tay.

Ảnh: Yuri Kozyrev


Không cần phải hoảng hốt.

 

Các cuộc cách mạng là những sự kiện rối rắm. Chúng không tuân theo những luật lệ (logic) dễ dàng trong cách sách giáo khoa trung học. Những cuộc chống đối trong Cách mạng Hoa Kỳ bùng phát một năm trước Tuyên ngôn Độc lập, và Hiến pháp không được thông qua cho đến gần bẩy năm sau trận đánh quyết định ở Yorktown. Trong hai năm bắt đầu từ năm 1974, Bồ Đào Nha đi từ chế độ phát xít mới đến sự thống trị của quân đội, đến một cái gì đó như một cuộc cách mạng cộng sản, và sau đó đến nền dân chủ tự do, tại đó, may mắn thay, nó dừng lại. (Trong suốt quá trình đó, các sự kiện trong đất nước nhỏ bé này đã khiến cho việc kết liễu ách thống trị da trắng ở Nam Phi và Rhodesia trở nên không thể tránh khỏi. Đó là một nét khác của các cuộc cách mạng: những phản ứng dội lại của nó luôn gây ngạc nhiên). Philippines loại bỏ được Ferdinand Marcos năm 1986 nhưng nó vẫn đang còn mò mẫm trên đường tìm đến một hệ thống  chính quyền vừa hiệu qủa vừa dân chủ.

Trong 10 tuần lễ kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu ở Tunisia, Trung Đông A rập đã là hiện thân của hỗn độn. Chúng ta đã thấy cuộc trục xuất chế độ cũ ở Tunisia tương đối nhanh gọn và hòa bình; một tình trạng rụt rè kéo dài 18 ngày đánh dấu bằng những cuộc biểu tình hòa bình và sự chống đối rời rạc của chế độ trước khi Tổng thống Hosni Mubarak ra đi ở Ai Cập; những cuộc biểu tình đòi cải cách hiến pháp chiến đấu bởi những lực lượng quyết tử tiếp theo là những cuộc hòa đàm ở Bahrain, và gần đây nhất cuộc bùng nổ bạo lực gần với nội chiến ở Libya. Và cái danh mục mùa đông dân chủ của thế giới A rập này không bao gồm những cuộc chống đối ở nơi nào khác, chống lại mọi kẻ, từ ông lớn kiểu cổ điển ở Yemen đến các nền quân chủ cha truyền con nối ở MoroccoJordan. Vậy chúng ta có thể học được điều gì từ những cuộc cách mạng khu vực này - và những cuộc cách mạng trước đó?

1.       Cung cấp, cung cấp và cung cấp.

Eugene Rogan, giám đốc Trung tâm về Trung Đông của Đại học St. Antony thuộc Oxford University nói: từ khóa để suy nghĩ về Trung Đông hôm nay là: cung cấp. Đối mặt với những đòi hỏi của một dân số đang tăng nhanh, lớp trẻ đang ngày càng bất bình về triều đại thống trị và đang ngày càng liên kết nhiều hơn với thế giới bên ngoài và liên kết với nhau bằng công nghệ - và vì thế (và đây là điểm then chốt) có khả năng so chuẩn tình hình của họ theo tình hình ở các nơi khác - các chế độ trong khắp khu vực này đã không làm được việc cung cấp đủ việc làm, giáo dục, nhà ở, phẩm giá. “Không cung cấp được, đó là nguồn gốc rõ ràng của tình trạng căng thẳng. Đó là hằng số.”

Đúng hằng số là lằn ranh đòi hỏi của những người biểu tình. Điều này hoàn toàn đơn giản: trong những câu khẩu hiệu trên đường phố, Ishaab ureed isqat al-nizam, hay là “nhân dân muốn lật đổ chế độ này.” Nhưng trong khi những người đi tìm cải cách ở Trung Đông A rập giống nhau nhiều về cả những bất bình lẫn những mục tiêu, họ cũng khác nhau rất nhiều. Một khu vực trải dài từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương thì không thể thuần nhất. Ai Cập có hơn 80 triệu người, Bahrain có khoảng một triệu. Một số nước, như Libya, có nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú, những nước khác, như Yemen, không giầu về hydrocarbon.

2.       Không có hai nơi hoàn toàn giống nhau

Không có cuộc cách mạng nào hoàn toàn tương tự một cuộc cách mạng khác. Mỗi nước Trung Đông đã được tô màu theo cách riêng của nó bởi lịch sử thống trị thực dân. Morocco, Algeria và Tunisia là những nước nói tiếng Pháp, Libya có quan hệ tốt với Italy, trước kia là nước thực dân chính quốc của nó, Jordan thực tế đã có lúc là xứ bảo hộ của Anh. Ai Cập nhận được khối lượng khổng lồ viện trợ Mỹ, và các lãnh đạo lực lượng vũ trang của nó có những mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác của họ ở Lầu Năm góc. Sự kết hợp đó tạo cho những quyền lợi của Mỹ một nét nổi bật ở Ai cập mà không nước nào khác trong khu vực có.

Khi các cuộc cách mạng nổ ra, những ký ức, những mối bất bình, và những rạn nứt xã hội đặc trưng cho mỗi nước sẽ hình thành kết quả của chúng. Ai Cập chẳng hạn, từ lâu đã là lãnh đạo tự nhiên của thế giới A rập. Nhục nhã vì địa vị suy yếu (nước này đã có lúc lãnh đạo phong trào không liên kết) nhiều người Ai Cập chắc chắn mong muốn nước họ lấy lại được vị trí của mình và làm sống lại cảm giác sôi động về văn hóa và chính trị mà những sức mạnh bên trong xã hội của họ đã bộc lộ sau Thế Chiến I và một lần nữa sau khi Gamal Nasser và đồng đảng của ông lật đổ nền quân chủ năm 1952. Không có nước A rập nào khác khao khát lấy lại địa vị đã mất một cách mạnh mẽ như vậy.

Ở nơi khác, tôn giáo có thể định hình những gì xảy ra sau đó. Ở Bahrain, các đám đông đã hô “Không Sunni. Không Shi’ite. Bahrain” Nhưng trong một nước mà sắc dân thiểu số Sunni và gia đình hoàng tộc thống trị một đa số phần lớn là người Shi’ite nghèo hơn, các vấn đề bè phái dễ dàng làm rối những đòi hỏi cải cách hiến pháp. Syria có những rạn nứt riêng của nó. Gia đình Assad, thống trị đất nước từ năm 1970, thuộc một giáo phái nhỏ Alawite Islamic - [giáo phái] này ở trong một nước mà đa số là người Sunny, những người Islamist của họ vẫn nhớ năm 1980 chế độ đã đàn áp đẫm máu phái Muslim Brotherhood như thế nào. Chính phủ của Ali Abdullah Saleh ở Yemen bị đe dọa bởi hai cuộc nổi loạn - và các thành viên vũ trang của chi nhánh al-Qaeda địa phương. Sudan bị chia rẽ giữa một miền bắc gồm những người A rập theo đạo Hồi (những thành viên của nó đang cai trị đất nước) và một miền Nam gồm những người Phi theo Thiên Chúa, giầu dầu mỏ, vừa mới thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu đòi ly khai. Jordan là quê hương của những người Palestin tràn xuống từ bờ tây con sông này và những người nguồn gốc từ sa mạc ở phía đông.

Cả những vấn đề kinh tế nữa, cũng sẽ tự bộc lộ ra bằng những cách khác nhau ở những nơi khác nhau. Sự căm ghét tham nhũng là một hằng số trong khắp các nước trong khu vực đã có náo loạn, và là một lý do chính đáng. Nhưng nó tỏ ra là một động lực đặc biệt quan trọng cho biến chuyển ở Libya. Đây là một nước có số dân ít, giầu khoáng sản, có lịch sử văn hóa và gần với các thị trường giầu có của châu Âu, lẽ ra từ lâu nó phải là một nền kinh tế mạnh giống như một nước vùng Vịnh, nhưng ngược lại nó đã trở thành một nhà nước của bọn trộm cướp vì lợi ích của Muammar Gaddafi, gia đình và bè đảng ông ta.

3.       Kiên nhẫn là một Đức hạnh

Với sự đa dạng về các hoàn cảnh kinh tế xã hội trong thế giới A rập và sự thoái hóa từ những gương mặt tươi cười ở Tunisia đến bạo lực ghê tởm ở Libya, có một xu hướng tự nhiên người ta sợ cái xấu nhất: sợ thấy nhiều năm bất ổn kéo dài cho khu vực này, sự bất ổn, như Mỹ đã thấy ngày 11 tháng Chín 2001, có thể rò rỉ qua biên giới Trung Đông.

Lời khuyên khôn ngoan hơn, chắc chắn là: kiên nhẫn. Trong thời kỳ các cuộc cách mạng châu Âu năm 1989, việc nhìn sang Trung Đông và tự hỏi tại sao nó có vẻ như miễn nhiễm với làn sóng dân chủ này, là chuyện thường tình. Nhưng nếu có một cái gì đã tỏ ra quá nhiều trong những tháng qua, thì nó là: không có “ngoại lệ A rập”, không có một quy luật thép nào nói rằng những khao khát thúc đẩy xã hội loài người ở khắp mọi nơi - một quyền lựa chọn lãnh đạo, một hy vọng rằng con bạn sẽ sống cuộc sống tốt hơn bạn, một sự tìm kiếm phồn vinh và hạnh phúc - không biết sao lại thiếu vắng ở Trung Đông. Làm sao lại có thể như thế?

Điều đó không có nghĩa rằng sự an bài sau cách mạng trong khu vực này sẽ là hạnh phúc ở khắp nơi. Dù cho những người lãng mạn muốn các cuộc cách mạng có những lãnh tụ đầy sức lôi cuốn, những cuộc cách mạng thành công chuyển bản năng cách mạng thành những thói quen của nền cai trị hiệu quả thông qua các thiết chế có mức độ hợp pháp phổ biến. (nước Ba Lan may mắn vừa có một tổ chức chính trị - Công đoàn Đoàn kết - vừa có hệ thống Nhà thờ với tính hợp pháp như thế vào năm 1989.) Ở đâu không có những thiết chế như thế thì rắc rối nổi lên. Nước Nga năm 1990 là một nước có ít lực lượng đối lập chính trị có tổ chức và một nhà thờ và quân đội thỏa hiệp. Không có gì đáng ngạc nhiên rằng những đầu sỏ chính trị, những tội phạm và cựu chiến binh của các cơ quan an ninh Xô viết đã đổ xô vào lấp chỗ trống.

4.       Các thiết chế thật sự là vấn đề quan trọng

Những sự sắp đặt các thiết chế ở Trung Đông quan trọng chính vì bản chất của cuộc chuyển biến cách mạng. Những người trẻ can đảm và có tổ chức có thể đã là động lực thúc đẩy những thay đổi, nhưng một đám đông trên Quảng trường Tahrir không thể cai quản nổi Ai Cập, một trang Facebook hay một tài khoản Twitter cũng không thể, hay ít ra là chưa thể. Cần nhiều hơn thế nữa. Mặc dầu họ có bị tập tễnh bởi nhiều năm dưới chế độ độc tài, Ai Cập và Tunisia có nghị viện, các đảng chính trị, quan tòa và luật sư, các công đoàn và báo chí, các thành viên của nó muốn làm những gì các nhà báo tự do làm ở các nơi khác. Tất cả cái đó biện hộ tốt cho cơ hội xây dựng những hệ thống cai trị vừa hiệu quả vừa - cũng quan trọng như thế - có trách nhiệm trước nhân dân.

Sự trái ngược ở LibyaYemen khó có thể nổi bật hơn. Trong cơn điên của Gadhafi, Libya đã được trả lại hầu như trống rỗng những cơ quan trực thuộc chính quyền nhà nước. (nó chính thức là một Jamahiriya, hay “nhà nước của quần chúng”) Yemen mãi đến năm 1990 mới là một nhà nước thống nhất; nghèo khổ và bị đe dọa bởi những cuộc nổi loạn địa phương, nó có thể đối mặt với một đường đi loạng choạng sau cách mạng.

5.       Để cho họ tự làm

Tuy nhiên cả LibyaYemen cũng có những sự việc tốt đẹp đang đến với họ. Khi thay đổi diễn ra trong những phần khốn khổ của thế giới này, những ai sống ở những vùng đất may mắn hơn - như Hoa Kỳ và châu Âu - sẽ dễ dàng hỏi một cách nhún nhường họ có thể làm gì để giúp đỡ. Và giúp đỡ thì chắc chắn là họ có thể - châu Âu có lẽ dễ hơn Hoa Kỳ, vì nó kiểm soát những cái khóa vòi cực kỳ quan trọng điều tiết dòng người và hàng hóa  từ Trung Đông sang thị trường quan trọng và gần gũi của nó.

Nhưng điều then chốt về cuộc cách mạng A rập - lý do chúng ta có thể mơ rằng ngay cả Libya cũng có thể hóa ra khả quan, là những người A rập đang tự mình làm điều đó cho mình. Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng khu vực, một phong trào trong đó lớp trẻ của mỗi dân tộc đã học được lẫn nhau những chiến thuật, những phát hiện công nghệ và những khẩu hiệu. Một kênh truyền hình - al-Jazeera, không phải BBC hay CNN - đã là một chiếc loa quan trọng. Hệ thống tương trợ chưa được sắp đặt trước này đã phát triển, hóa ra đã có thể làm nhiều để kết nối khu vực với nhau, hơn là những ý đồ từ trên xuống để tạo ra khối liên-Arập trong những năm 1950. Năm nay, Rogan nói, “Những người A rập đã được kích khởi bởi những tấm gương của những người A rập khác. Điều gì quan trọng đối với thế giới A rập thì quan trọng với người A rập.” Vì lý do đó, nó quan trọng đối với tất cả chúng ta./.

Bài báo này xuất hiện đầu tiên trên số 7 tháng Ba, 2011 của TIME.

HT 01032011

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2313
Ngày đăng: 02.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây - Hiếu Tân
Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh” - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. Tiếp - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)