Adam Gopnik, New Yorker, 14/ 02/ 2011
http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/
2011/02/14/110214crat_atlarge_gopnik?currentPage=all
3.
Sau đó ông nghiên cứu Thất Hiền (bẩy nhà thông thái) - Plato, Thoreau, Seneca, - nhóm thường, những người có đôi điều nói với chúng ta về sự cô đơn và những đức hạnh của không gian bên trong, tất cả đều khá hay mặc dầu ông định bỏ qua điểm quan trọng là các vị này không hoàn toàn ủng hộ các loại tự do mà chúng ta ngày nay coi là đương nhiên và khiến cho sự an bài mới thành có thể. (Ông biết rằng Seneca là thày dạy Hoàng đế Nero, nhưng ghi chú rằng con người xấu xa Nero chơi-đùa-vớ-vẩn-khi-Rome-cháy chỉ quyết đoán sau khi đã thải hồi nhà triết học, và bắt đầu hành động như một kẻ nghiện Internet.)
Tương tự như vậy, Nicholas Carr viện dẫn Martin Heiderger vì vào giữa những năm 1950, ông đã thấy rằng các công nghệ mới sẽ phá vỡ không gian trầm tưởng mà các nhà thông thái phương Tây phụ thuộc vào. Vì Heiderger không bao lâu sau khi ra khỏi không gian mặc tưởng của ông đã bước thẳng vào vòng tay của bọn Quốc Xã nên khó mà có nhiều luyến nhớ giai đoạn này của quá khứ. Người ta cũng cảm thấy một mối nghi ngờ như vậy khi Sherry Turkle, trong “Trơ trọi cùng nhau,” lời ca thán cảm thương của bà về sự phá hoại cái văn hóa cũ- đọc trong tình trạng riêng tư - bởi cái văn hóa mới - kết nối từ xa của Internet - nhắc đến những nghiên cứu cho thấy một sự xuống dốc thảm hại của năng lực thấu cảm trong các sinh viên đại học, những người rõ ràng “hết sức không thích hợp nếu nói rằng đặt mình vào địa vị người khác hay cố hiểu tâm tình của họ là điều đáng quý” Biết làm gì đây? Những người khác trong phái Tốt hơn Bao giờ hết nhắc đến những nghiên cứu được coi như chứng minh rằng những người đọc tiểu thuyết phát triển được năng lực thấu cảm đặc biệt. Nhưng nếu đọc tiểu thuyết cho bạn sự thấu cảm đặc biệt thì các khoa văn đại học chắc đã chất đầy những con người có tấm lòng rộng mở và đầy trắc ẩn, nhưng cho đến nay, chúng chưa có.
Một trong những sự việc mà tuyển tập của John Brockman về Internet và những minh họa trí tuệ là khi người ta vật vã để mô tả cái trạng thái mà Internet đặt người ta vào, họ sẽ đi đến một bức tranh cực kỳ quen thuộc về chia lìa và phân rã. Cuộc sống trước kia là một toàn thể, liên tục, ổn định; bây giờ phân mảnh, manh mún, mờ mờ ảo ảo xung quanh chúng ta, bất ổn và không thể nào sửa chữa được nữa. Thế giới trở thành “giấc mơ trong lúc tỉnh” của Keats, như nhà văn Kevin Kelly nói.
Chuyện kỳ quặc là điều phàn nàn này, mặc dầu được những người theo phái Tốt hơn Bao giờ hết đương thời của chúng ta cảm thấy một cách sâu sắc, lại giống hệt nhận thức của Baudelaire về Paris hiện đại năm 1855, hoặc của Walter Benjamin về Berlin năm 1930, hoặc của Marshall McLuhan trước truyền hình ba-kênh (và truyền hình Canada ) năm 1965. Khi các gian hàng bách hóa có những quầy hàng Giáng sinh với những con búp bê chạy bằng máy, thì thế giới sắp tan ra từng mảnh; khi trên đường phố đầy những xe ngựa chạy bên những bảng quảng cáo lòe loẹt sắc màu, bạn sẽ không còn nói được đâu là thật đâu là giả nữa; khi người ta đang nghe những đĩa hát 78 vòng phút và nhìn những phụ trương nhiều mầu của tờ báo thì thế giới đã trở thành chiếc kính vạn hoa của những hình ảnh rã rời; khi chương trình truyền hình đầy những hình ảnh đàn ông mặc com lê ngồi đọc tin tức, toàn bộ đời sống trở nên không thể phân biệt nổi với tưởng tượng của bạn về nó. Chính là Marx chứ không phải Steve Jobs đã nói rằng đặc trưng của cuộc sống hiện đại là mọi thứ tách rời nhau.
Ở một mức độ nào đó chúng ta phải cần đến những cái này là đúng, vì chúng ta nghĩ là đúng quá nhiều loại sự vật khác nhau. Chúng ta trải nghiệm cái cảm giác đứt gãy này sâu sắc đến mức chúng ta đổ cho máy móc mà, nếu nhìn lại quá khứ một cách vô tư, dường như máy móc rất khó có thể gây ra. Có câu châm ngôn rằng, nếu bạn có cái búa, tất cả những gì bạn trông thấy đều là đinh cả; và, nếu bạn nghĩ thế giới đang bị vỡ ra, thì mọi máy móc giống như cái búa đã đập vỡ nó.
Chính là một trực giác thuộc loại này đã làm chuyển động phái cuối cùng, phái “Mãi-mãi như-đã-là” khi họ xem xét thời đại kỹ thuật số mới. Một cảm giác quá tải đến chóng mặt là kinh nghiệm trung tâm của cái hiện đại, họ nói; tại mọi thời điểm máy móc tạo nên những mạch mới để kết nối và lưu thông, có vẻ rõ ràng như những con tem bưu điện làm cho các nhà khoa học thế kỷ mười tám cộng tác được với nhau qua thư từ, hoặc cũng ham cái mới như Wi-Fi kết nối không dây giúp cho một cậu học sinh mười sáu tuổi ở New York theo học một ông thầy ở Bangalore. Những bối rối mới của chúng ta chỉ là những bối rối cũ mà thôi.
Trong số những người theo phái “Mãi-mãi như-đã-là” nhà sử học Ann Blair ở Harvard có lẽ là người có tham vọng nhất. Trong cuốn “Phải Biết Quá Nhiều: Xử lý Thông tin Học thuật trước thời Hiện đại” của bà, bà đưa ra một luận điểm rằng những gì chúng ta sắp đi qua thì những người khác đã đi qua từ lâu rồi. Chống lại lịch sử có tính biếm họa của Shirky hay Tooby; Blair biện luận rằng cái cảm giác “quá tải thông tin” không phải là hậu quả của Gutenberg mà đã có trước khi có máy in. Bà muốn chúng ta xem lại “cái cố gắng giảm thiểu quan hệ nhân quả phức tạp đằng sau cuộc chuyển đổi từ Phục hưng sang Khai sáng sang đến tác động của một công nghệ hay một hệ tư tưởng nào đó.” Dù sao, cuộc cách mạng đó chủ yếu không phải về in ấn mà về giấy: “Trong giai đoạn cuối Thời Trung Cổ, nhờ có việc sử dụng giấy cùng với việc mở rộng số người đọc bên ngoài bối cảnh tu viện và học đường, việc sản xuất ra các bản thảo tăng nhanh đến sửng sốt.” Đối với vấn đề này, trí óc của chúng ta thay đổi do sách vở ít hơn do danh mục những sách bị cấm. Những hoạt động dường như hoàn toàn thế kỷ hai mươi mốt bắt đầu khi người ta cắt dán từ bản thảo này sang bản thảo khác, tạo nên những tin tức kết hợp trong những bản tóm tắt, chuyển quanh précit. Những “công cụ tìm kiếm hiện đại ban đầu” buộc phải xuất hiện: danh sách tác tài liệu thẩm quyền, danh sách các đề mục.
Mọi người than phiền về những gì các công nghệ thông tin mới làm cho trí óc chúng ta. Mọi người nói rằng những trận lụt sách tạo ra sự bồn chồn không yên, làm đứt quãng chú ý. Mọi người than phiền rằng những cuốn sách mỏng và những bài thơ đang làm hỏng khả năng tập trung của trẻ, rằng những cuốn sách lớn làm bằng tay bị bỏ qua, bị quét qua một bên bởi các tác phẩm in, như Erasmus nói: “là ngu, dốt, ác, bôi nhọ, điên.” Người đọc tham khảo một cái thẻ danh mục trong thư viện đang sống một cuộc cách mạng cũng quan trọng, và cũng m,ất phương hướng như chúng ta. Danh mục sách là công cụ tìm kiếm của thời nó, và cần được giải thích tỉ mỉ đối với những người tìm kiếm bị lúng túng - như, trong vấn đề này, ý tưởng giống-Hemione về “tra cứu” đã làm. Việc cần thiết và khó chịu kỳ quặc này- xem xét toàn diện của nhiều cuốn sách khác nhau về chủ đề liên quan, với sự tối giản cần thiết của các tư tưởng của chúng mà nó yêu cầu, đã có từ khoảng năm 1500, và đã bị kết tội là mất tất cả mọi giá trị. Trong thời kỳ mà nhiều quyển sách lớn, kinh điển mà chúng ta không có thời gian để đọc nữa được viết ra, lời than phiền chủ yếu là không có đủ thời gian để đọc những quyển sách lớn, kinh điển.