Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.031
123.137.622
 
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp
Hiếu Tân

Adam Gopnik, New Yorker, 14/ 02/ 2011


http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/2011/

02/14/110214crat_atlarge_gopnik?currentPage=all

 

4.

 

Tác phẩm của Blai và Pettegree về quan hệ giữa trí tuệ và máy móc, và sự kết hợp của niềm hân hoan và nỗi thất vọng mà chúng ta tìm thấy trong sự va chạm của chúng, dẫn bạn đến một ý nghĩ rộng lớn hơn: ở bất kỳ thời điểm cho trước nào, chiếc máy tinh vi nhất của ta sẽ được coi như một kiểu mẫu của trí thông minh con người và bất cứ phương tiện truyền thông nào bọn trẻ ưa thích sẽ được nhận dạng như nguyên nhân của sự ngu ngốc của chúng ta. Khi có những khung cửi tự động, trí tuệ giống như một khung cửi tự động, và vì bọn trẻ trong thời kỳ khung cửi tay thích tiểu thuyết, chính những quyển sách rẻ tiền làm trí tuệ của chúng ta xuống cấp. Khi có trao đổi điện thoại, thì trí tuệ giống như một cuộc trao đổi điện thoại, và trong cùng thời kỳ, vì rạp chiếu bóng năm xu[1] ngự trị, điện ảnh làm chúng ta ngu đi. Khi các máy tính lớn[2] xuất hiện và truyền hình là cái mà trẻ con thích, thì trí tuệ giống như một máy tính lớn và truyền hình là động cơ của sự dốt nát của chúng ta. Một số máy móc luôn luôn cho chúng ta thấy Trí Tuệ, một số trò tiêu khiển lấy ra từ máy móc luôn cho chúng ta thấy sự Bất Trí.

       

Được vũ trang bằng những cái tương đương như thế, Mãi-mãi như-đã-là mỉm cười nhún nhường trước Tốt-hơn Bao-giờ-hết và nói, “Tất nhiên, một số máy móc mới luôn luôn làm hư hỏng mọi thứ. Chúng tôi đã đến đây trước cả rồi.” Nhưng Tốt-hơn Bao-giờ-hết có thể nói lại: “Nếu Internet thật sự làm điều đó thì sao nào?” Người mắc chứng nghi bệnh buồn phiền về cái u nhỏ này hoặc nghi ngờ tàn nhang trên da và chúng ta cười - nhưng sớm hay muộn cái u nhỏ, một chút tàn nhang sẽ thành điều chắc chắn. Thế giới thật sự đang suy tàn. “Ồ, họ luôn luôn nói điều đó về những giống người dã man, nhưng mọi thế hệ có những kẻ dã man của mình, và mọi thế hệ đồng hóa chúng,” một người La Mã khẳng định lại với người khác khi bọn phá hoại[3] đến trước cổng, và việc tiếp theo bạn biết là không có tắm nước nóng hay một cuốn sách tốt cho một nghìn năm nữa.

 

Và, nếu nó đã luôn là như thế, thì trước hết nó đã làm thế nào để thành như thế? Thế giới kỹ thuật số là mới, và cái được cái mất thật sự của kỷ nguyên Internet là được thấy không phải trong các nơ ron thần kinh đã thay đổi hay trong các phép thử độ thấu cảm, mà trong những thay đổi nhỏ trong tính tình, cuộc sống, cách cư xử, tình cảm mà nó tạo ra - trong cấu trúc của thời đại. Chẳng hạn có một cảm giác đơn giản, ghê sợ trong đó Internet chỉ là một thư viện lớn và không giới hạn mà chúng ta sống ở đó - như thể một người vào ngủ trong những giá sách của trường đại học, xung quanh là những quyển sách về thời sự và luận chiến và các khả năng. Có những mảng sách về xã hội học, sách khoa học, những tập nhạc cũ và những thực đơn. Và bạn có thể vào các phòng tạp chí định kỳ bất cứ lúc nào và đọc những số cũ của New Stateman. Và bạn có thể nói to với một người bạn ở ngăn bên cạnh về các điểm thắng của trận hockey. Để thấy rằng đó ít nhất cũng giống như xả những vở tuồng melo ra khỏi chủ đề đó. Sống trong một thư viện là chuyện kỳ quặc và mới lạ, nhưng thư viện thì không có gì mới lạ và kỳ quặc.

 

Tuy nhiên chắc chắn rằng có một cái gì bao bọc vừa vặn quanh trí tuệ của bạn thì khác với việc để cho trí tuệ của bạn bao bọc chặt lấy một cái gì đó. Chúng ta đang sống không phải trong thời đại của sự mở rộng trí tuệ mà sống trong thời đại bản ngã lật ngược. Những sự vật bình thường sống trong những chỗ khuất tối hay những góc điên rồ của trí óc chúng ta - ám ảnh tình dục và các lý thuyết âm mưu, những định kiến hoang tưởng và mê tín - thì bây giờ bầy cả ra đó: bạn nhắp chuột một lần thì có thể đọc được về việc khám nghiệm tử thi Kenedy hay kiểu chào Quốc Xã, hay những người Thụy Điển tham gia vào phi vụ hogtied. Nhưng những sự việc trước đây ở bên ngoài và là đối tượng của các quy tắc xã hội về thận trọng và tế nhị - trên hết, sự giao tiếp của chúng ta với người khác - bây giờ dễ dàng tiếp thu, được làm để cảm thấy như tác dụng đơn thuần của xung động bản năng để lại trên chính nó. (Bản thân tôi đã cảm thấy điều này, khi viết không ký tên lên một diễn đàn hockey: thật dễ dàng nói một điều gì đó ghê tởm về Gary Bettman, người cố vấn của N.H.L., với một cảm giác hân hoan vui sướng hơn là với một ý thức tỉnh táo rằng những gì mình đang nói nên làm cho dịu đi bằng một chút sự thật và suy ngẫm). Cái ác ý không giới hạn của bình luận trên Internet là thế đấy: nó không phải là nỗi tức giận mới được xả ra, mà là tất cả những gì chúng ta chợt nghĩ, và trong quá khứ nó luôn luôn được kiềm chế về mặt xã hội nhờ nhìn vào mặt người nghe - thứ âm nhạc quái đản chạy qua đầu óc chúng ta bây giờ được chơi ầm ĩ ở bên ngoài.

 

Một mạng xã hội khác một cách cơ bản với một giới xã hội, vì chức năng của một giới xã hội là kìm nén những thèm muốn của chúng ta, và của mạng xã hội là mở rộng chúng. Mọi thứ trước đây ở bên trong thì nay ra bên ngoài, một cái nhấp chuột, nhiều thứ trước đây ở bên ngoài thì bây giờ vào bên trong, được cảm nhận trong sự cô đơn. Và như vậy sự thanh thản, sự trầm tĩnh mà chúng ta cảm nhận từ Internet, và là cái mà tất cả phái  Tốt hơn Bao giờ hết chứng thực một cách đúng đắn, ít liên quan với việc bị thúc ép bởi những người khác hơn là với việc bị ép bởi lực của đời sống nội tâm của chính bạn. Tắt máy tính của bạn đi, và bản ngã của bạn thôi không còn lồng lên nhiều như thế hay dư dội như thế nữa.

 

Không phải là cái xấu xa đặc biệt gì của máy móc, mà chính là có sự có mặt của chúng vây bọc xung quanh chúng ta, thúc ép chúng ta. Chỉ cần giảm sự hiện diện của máy móc, sẽ làm nhẹ bớt được rất nhiều những rối loạn. Những điểm nào, đến lượt nó, đến một chi tiết chó-không-sủa-ban-đêm có thể có ý nghĩa. Trong những quyển sách của phái Tốt hơn bao giờ hết truyền hình không phải là bị hạn chế hay bị lờ đi, nó được hoan nghênh. Khi William Power trong “chiếc BlackBery của Hamlet” đã mô tả thỏa thuận mà gia đình anh đã làm để có ngày Chủ nhật không cắm điện máy tính (Unplugged Sunday) anh kể cho chúng ta nghe rằng thỏa thuận “Không màn hình” không bao gồm truyền hình. “Đối với chúng tôi, truyền hình hầu như luôn luôn là một kinh nghiệm chung, một cách đến với nhau thay vì xa rời nhau”  (Con làm ơn tắt hộ bố cái máy tính chết tiệt của con đi và vào ngồi xem ti vi cùng với cả nhà” người bố bây giờ kêu lên với thằng con tuổi teen như vậy. 

 

Tuy nhiên mọi điều nói về sự phá hoại “nội tâm” của Internet đã được nói về truyền hình trong nhiều thập niên, và cũng lớn tiếng như vậy. Cuốn “Bốn lý do vứt bỏ truyền hình” của Jerry Mander trong những năm bảy mươi, chống chứng nghiện truyền hình và tính chất phá hoại của nó đối với đời sống nội tâm của người xem, sau đó ít lâu, George Trow gợi ý rằng truyền hình tạo ra sự vắng mặt bối cảnh, sự tan rã của khung cảnh - tóm lại, chính cái điều mà Internet đang làm bây giờ. Và Bill McKibben kết thúc cuốn sách của ông về truyền hình bằng cách so sánh việc xem truyền hình với xem những con vịt trong cái ao (xem những con vịt thích hơn), cùng một tinh thần với Nicholas Carr rời màn hình máy tính của ông để đọc “Walden”[4] 

 

Bây giờ ti vi là một chiếc lò sưởi vô hại trong góc nhà, nơi cả nhà tụ tập để xem “Entourage.” Ti vi không chỉ dễ bảo, nó còn hết sức nhân từ. Điều đó khiến cho bạn nghĩ rằng cái làm cho ti vi trở nên xấu, khi mà nó còn là xấu, không phải là bản chất của nó mà chỉ vì nó có mặt khắp nơi. Một khi nó không phải là tất cả, nó có thể chỉ là một cái gì đó. Con quỷ thật sự trong cái máy là sự không biết chán của người sử dụng. Ngày thứ Hai không thịt tốt hơn là ăn chay bắt buộc, vì nó giúp xả bớt áp lực bằng cách ăn mà không đòi hỏi quá mức ở người ăn. Cũng như thế, ngày Chủ nhật không cắm điện máy tính tốt hơn cái ý tưởng ngắt hoàn toàn Internet, vì nó chứng tỏ rằng chúng ta có thể cảm thấy thoải mái mà không cần đến màn hình, nếu chỉ một ngày.  

 

Hermione, kẹt trong những năm chín mươi, chưa bao giờ có chiếc iPad, và sẽ phải cố gắng lục lọi các giá sách. Nhưng có lẽ cái thiết bị của thời đại kết nối mới đã có trong tưởng tượng. Vì màn hình Internet luôn luôn giống với một palantír trong “Chúa Nhẫn” của Tolkien - “viên đá nhìn xa” mà các thuật sĩ dùng để nhìn khắp thế giới. Pháp thuật của nó thật diệu kỳ, các thuật sĩ có thể nhìn thấy tất câ. Rủi ro của nó là thật: cái xấu sẽ được ghi nhận nhanh hơn và sống động hơn cả một đống cái tốt lờ mờ. Hiểm họa không phải ở chỗ người sử dụng mất kiến thức về thế giới. Nó là ở chỗ họ có thể mất mọi cảm giác về tỉ lệ tương xứng. Bạn có thể đi đến chỗ nghĩ rằng những đạo quân của Mordor không chỉ lớn khủng khiếp và đáng sợ, chúng đúng là thế, mà còn nghĩ rằng chúng là vô tận và vô địch, điều ấy không đúng với chúng.

 

Những tư tưởng lớn hơn các sự vật tạo ra chúng. Những chiếc máy kỳ cục của chúng ta có thể làm hình thành ý thức của chúng ta, nhưng chính ý thức của chúng ta tạo ra những cương lĩnh của chúng ta, và hầu như chúng ta sống với chúng. Chiếc bánh nướng, như mọi người ăn sáng đều biết, thật sự không phải chất lượng của bánh hay chúng được cắt lát như thế nào, hay ngay cả người làm bánh. Vì người ta không thể chỉ sống bằng bánh nướng. Đó là tất cả về bơ. 

 

Về tác giả: Adam Gopnik viết cho The New Yorker từ 1986. Ông bắt đầu viết phê bình nghệ thuật cho tạp chí này từ 1987. Gopnik đã ba lần nhận giải thưởng Tạp chí Quốc gia về Tiểu luận và Phê bình.



[1] Nickleodeon: loại rạp chiếu bóng thời trước vé vào cửa năm xu

[2] Mainframe: máy tính thời kỳ đầu, dùng cho nhiều người

[3] Vandal: người cố ý phá hoại các công trình nghệ thuật.

[4] “Walden” hay “Sống trong Rừng” tiểu thuyết của Henry David Thoreau

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2342
Ngày đăng: 07.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào.tiếp - Hiếu Tân
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui. - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào. - Hiếu Tân
Học Để Yêu Cách Mạng - Hiếu Tân
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)