Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.125
123.139.886
 
Gaddafi và cái nhẹ nhõm không thể chịu nổi của khủng hoảng
Hiếu Tân

Một người ủng hộ Gaddafi cầm poster nhà lãnh đạo Libya tại một cuộc biểu tình ở Tripoli, 7/3/ 2011

Ảnh: Christopher Morris / VII gửi cho TIME

 

Vivienne Walt / Tripoli, TIME, 08/03/2011
http://www.time.com/time/world/article/

0,8599,2057857,00.html#ixzz1G8wml69K

 


Tôi gọi điện cho một người cố vấn kinh doanh ở thủ đô Libya và mời anh ta đến gặp tôi tại một tiệm ăn mà năm ngoái chúng tôi đã có một bữa trưa thoải mái ở đó. Đáp lại tôi là một điều mà tôi chưa hề nghe trước đó: kinh hoảng. “Vivienne,” anh ta nói, đứt hơi và lắp bắp. “Tôi không thể nói chuyện với anh. Họ đang bắt những người nói chuyện với người nước ngoài. Cuộc nói chuyện của chúng ta đang bị nghe trộm. Các e-mail của chúng tôi không hoạt động,” ông nói, rồi thốt ra những lời xin lỗi, rồi tạm biệt.

 

Tình hình Tripoli là thế đấy. Khi cuộc nổi dậy ba tuần của quần chúng chuyển thành cuộc nội chiến toàn lực, thành phố 1,6 triệu người này dao động giữa nỗi sợ hãi điên cuồng và cái bình thường buồn tẻ. Không thể nào đoán được ngày mai, ngày kia hoặc cuối tuần sau cuộc sống của họ sẽ trở nên trầm trọng đến mức nào, chỉ có nỗi sợ và sự ghê tởm về thảm họa đang dâng cao, tuy nhiên có một cảm giác rằng bạo lực dữ dội ở phía tây và phía đông Tripoli đang mở ra cách nào đó ở một nước khác.

 

Theo một nghĩa, đó là một nước khác. Tripoli, trung tâm kinh tế và chính trị của Lybia, và thành lũy của Muammar Gaddafi từ khi ông ta tiếm quyền cách đây gần 42 năm, nay đang có cái yên tĩnh siêu thực của mắt bão trong một thảm kịch toàn cầu ngoại cỡ. Gaddafi đang trốn trong khu biệt điện của ông ta ở vùng ngoại ô phía Tây Tripoli, hằng ngày mạo hiểm ló đầu lên truyền hình, hoặc đứng trên đỉnh tường phòng hộ của Lâu đài Đỏ ở khu trung tâm thương mại, thề nghiền  nát các nước phương Tây và các chiến binh al-Qaeda mà ông ta khăng khăng gán cho là đang dẫn đầu cuộc nổi dậy.

 

Dọc theo bến cảng mát mẻ của Tripoli, những người đánh cá vẫn đang bán mẻ cá đánh được trong ngày. Ở khu vực tầng lớp trung lưu sinh sống, vẫn có những vụ kẹt xe, khi người ta đi mua sắm mọi thứ từ đôi giày chơi quần vợt đến điện thoại di động. Tuy nhiên công việc kinh doanh tiến triển chậm như rùa, hàng ngàn người không làm việc nhiều tuần liền, vì hầu như tất cả những người từ nước ngoài đến đều đã rời nước này. Điều đó khiến cho Tripoli có cái vẻ lừ đừ chậm chạp đánh lừa. Trong một khu một nhóm thanh niên đá bóng trên sân. Trong một khu khác, một người lính cho một thằng bé 3 tuổi toe toét cười nắm lấy nòng khẩu súng Kalashnikov của anh ta để chụp ảnh.

 

Tuy nhiên cách Tripoli về phía Tây khoảng một giờ xe chạy, binh lính Gaddafi nã súng tới tấp vào các vị trí của những người nổi dậy ở Zawiyah, một thành phố 200.000 dân gần một khu lọc hóa dầu quan trọng cách Tripoli khoảng 30 dặm. Nhiều người bị giết và hàng trăm người bị thương trong năm ngày nã pháo và bắn nhau trong thành phố này, khi các lực lượng của chính phủ đánh một trận ác liệt để chiếm lại thành phố từ tay những người nổi dậy. Trận đánh giành một thành phố gần như nằm trên ngưỡng cửa thủ đô của Gaddafi đã trở thành mảnh đất thử thách chủ yếu đối với khả năng chế độ này sống sót qua cuộc nổi dậy. Đài truyền hình nhà nước Libya đêm thứ Ba báo cáo rằng một chỉ huy quân đội ở Zawiyah, Thiếu tướng Khaled Shahma, đã chạy sang phía nổi dậy, khiến người ta nghĩ rằng chính phủ vẫn đang phải đối phó với cuộc kháng cự mạnh mẽ mặc dầu lực lượng chiến đấu của nó mạnh hơn.

 

Vào lúc 11 giờ 15 đêm, đoàn xe hộ tống Gaddafi gầm rú trên lối vào khách sạn trung tâm Tripoli trong đó có 120 nhà báo nước ngoài được chế độ đặc biệt mời đến. Gaddafi bước ra, nắm tay ông ta vung vít trong không khí vẻ đắc thắng khi ông xuất hiện qua cửa quay, mỉm cười sung sướng khi ông ta được các camera truyền hình và các phóng viên vây quanh. Đây là một màn kịch, tất nhiên: các đoàn phóng viên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp có lịch phỏng vấn ông ta sẽ đến bất kỳ địa điểm nào mà ông ta hẹn gặp. Ngược lại, Gaddafi, bận chiếc áo choàng đen mùa đông và chiếc turban màu vàng sa mạc, chọn cách xuất hiện lộ diện công khai, như thể muốn nói, “Tôi vẫn là chủ thành phố này.”

 

Hơn nữa, khi chiến tranh đến gần Tripoli trong gang tấc, thủ đô không lộ ra một cảm giác gì là đang bị bao vây - ít ra là ngoài mặt. Vào sáng thứ Ba có những đoàn người xếp hàng dài bên ngoài mấy lò bánh mì mới mở lại, một số lò đã đóng cửa khi những công nhân nước ngoài của chúng, phần lớn là người Phi, bắt đầu từng đoàn lũ lượt rời bỏ Libya khi bạo lực lên, và khi Tripoli bùng nổ trong mấy ngày qua trong những lẽ hội nổ trời - vâng, lẽ hội; vì Gaddafi tuyên bố trên truyền hình quốc doanh Chủ nhật trước rằng trận đánh đã thắng và những người nổi loạn đã thất  bại.

 

Rõ ràng không bị thuyết phục bởi cái nhìn lạc quan của lãnh đạo Brotherly, một số cư dân nói họ đang chuẩn bị tinh thần cho những chuyện tồi tệ nhất, ngay khi cái bề ngoài có vẻ vững. “Mỗi ngày qua cuộc khủng hoảng lại giảm đi” Rajab Yamani, một giáo sư phụ khoa tại đại học Y Tripoli, nói khi ông chờ mua  một túi bánh vòng tại một khu gần khu thương mại. “Lo lắng không phải về ngày mai, hay ngày kia, mà về lâu dài,” ông nói thêm rằng có nỗi lo sâu sắc về việc cuối cùng Libya sẽ ra khỏi khủng hoảng như thế  nào. “Vấn đề là tâm lý.”

 

Nhưng những người khinh thường chiến tranh có lẽ giống như huýt còi trong bóng tối. Ngay bên dưới bề mặt đó, có những dấu hiệu ở khắp nơi cho thấy đây là một thành phố biết đông cứng đúng lúc.

 

Về một việc, chính phủ cắt tất cả mọi kết nối Internet trên  toàn cõi Libya vào thứ Năm tuần trước khi nó phát động cuộc tấn công vào Zawiyah. Mạng tin nhắn văn bản Mobile-phone đã ngừng hoạt động trong nhiều tuần, khi chính phủ mưu mô cắt đứt liên lạc giữa những lực lượng chống chính phủ.

 

Trong hành lang tòa tháp Buji al-Fatah, nơi ở của Ban Quản lý Đầu tư. (Tài sản của cơ quan này bị Mỹ và các nước EU phong tỏa tuần trước) quầy báo, có lẽ là cái tốt nhất ở Tripoli, vẫn còn giữ được những bản Financial Times, the International Herald Tribune và tạp chí TIME. Nhưng nhìn kỹ hơn: tờ ra gần nhất ghi ngày 16 tháng Hai - một ngày cuộc nổi dậy nổ ra sau những cuộc biểu tình phản đối ở Benghazi. Sau đó, người Libya đã không thể mua được một tờ báo in liên quan đến cuộc nổi dậy trong nước họ. Số tạp chí Business Post gần nhất còn có ở Libya là số từ tháng Hai, những bài báo đặc biệt về dịch vụ hạng thương nhân mới trên các chuyến bay Air France từ Tripoli - đình chỉ cách đây ba tuần - và một nhà máy điện chạy bằng sức gió lớn ở thành phố phía đông Darna, nay nằm trong vùng do những người nổi dậy chiếm giữ.

 

Tờ tạp chí ấy lúc này trông như một di tích cổ - nhưng bởi vậy, cư dân đã quen với những di vật, sống trong một thành phố cách các thành phố cổ ngoạn mục của La Mã - Leptis Magna và Sabratha không xa. Trong bảo tàng cổ tích Red Castle Salah al-Agab, cục trưởng khảo cổ Tripoli nói các bộ sưu tập đồ tạo tác của cổ La Mã, có niên đại hàng ngàn năm trước, có những bài học chủ chốt cho cư dân thế kỷ 21, những người hằng ngày tấp nập kéo về bên ngoài những bức tường đá của Red Castle, để hô những khẩu hiệu sùng bái Gaddafi. “Từ pháo đài này bạn có thể thấy Libya đã đối mặt với nhiều âm mưu trong mọi thời,” al-Agab nói hôm thứ Ba khi đứng trước lối vào tòa nhà cũ . “Chúng tôi hy vọng tất cả mọi người có thể cùng làm việc để tìm ra một giải pháp cho vấn đề này.” Ngay cả trong lúc những người ở Tripoli vẫn tiếp tục tỏ ra không quan tâm, nín thở và hy vọng điều tốt nhất./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2466
Ngày đăng: 14.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp và hết - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới: Phần 3 - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp, Ý tưởng của Obama về một thế giới không có hạt nhân là vớ vẩn - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới - Hiếu Tân
Phỏng vấn nhà khoa học Richard Dawkins: Tôn giáo ư? Hiện thực có một phép lạ của riêng nó. - Hiếu Tân
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào.tiếp - Hiếu Tân
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)