Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.086
123.138.696
 
Sân khấu năm 2004: Bức tranh nhiều màu sắc
Khuyết danh

Dòng kịch văn học khởi sắc

Sân khấu IDECAF năm qua bội thu với nhiều vở diễn ấn tượng. Những người thực hiện đã vượt qua những vở diễn nhàn nhạt, bông phèn để thay vào đó những tác phẩm đượm chất văn học. Các vở: Thử yêu lần nữa (đạo diễn Ái Như), Hãy khóc đi em (đạo diễn Ái Như), Phép lạ (đạo diễn Hùng Lâm), Ngôi nhà anh Túc (đạo diễn Thành Lộc)... với tài diễn xuất của các diễn viên: Thành Lộc, Thanh Thủy, Hữu Châu, Cát Phượng, Trung Dân... đã được dư luận đánh giá cao. Tuy nhiên, sàn diễn này vẫn thiếu những gương mặt diễn viên trẻ tạo được dấu ấn trong năm qua cho dù họ đã giành được rất nhiều cơ hội.

Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM thật sự khởi sắc với hàng loạt những vở mang tính thể nghiệm như: Chuyện của Diễm (đạo diễn Ái Như), Chuyện đùa như thật (đạo diễn Lê Văn Tỉnh), Người đàn ông của trời (đạo diễn Đức Thịnh)... đã giới thiệu với khán giả hàng loạt những gương mặt triển vọng như: Mỹ Uyên, Trung Dũng, Thái Quốc, Việt Hà, Kim Huyền, Bạch Kim, Minh Đạt... bên cạnh đàn anh vững chãi gồm: Ái Như, Thành Hội, Tú Lệ, Văn Thành, Tấn Thy...

Có thể nói danh mục kịch bản trong năm 2004 của hai sàn diễn này đã góp phần khơi gợi dòng chảy văn học bị chìm khuất khá lâu kể từ khi sân khấu bước vào cơ chế thị trường.

Một số vở hài tạo tiếng cười sâu sắc

Năm 2004 hai sàn diễn Kịch Phú Nhuận và Kịch Sài Gòn vẫn trung thành với thể loại hài kịch. Một số vở đã tạo được tiếng cười sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục cao. Kịch Sài Gòn có các vở: Sự cám dỗ dịu dàng (đạo diễn Thành Công), Quả bom điếc (đạo diễn Lê Văn Tỉnh), Luật đời (đạo diễn Trần Ngọc Giàu). Cả ba vở đều đi theo mô típ kịch sinh hoạt nhưng cách dựng và diễn không còn cương ẩu, lời thoại dễ dãi.

Kịch Phú Nhuận với các vở: Sâm đắng, sâm ngọt (đạo diễn Đức Thịnh), Mướn chồng (đạo diễn Đoàn Bá), Cưới giùm (đạo diễn Minh Hoàng, Hồng Vân), Lậm tiền (đạo diễn Phúc Khang)... tuy đề tài không mới nhưng cách dàn dựng sinh động, thu hút khán giả nhờ vào tài năng diễn viên. Những cây cười như: Bảo Quốc, Hồng Vân, Thúy Nga, Anh Vũ... vẫn đủ sức chinh phục khán giả trên sàn diễn.

Cải lương đã có tín hiệu mới

Năm 2004 sân khấu cải lương đã có nhiều tín hiệu mới khi Nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức hàng loạt các chương trình thu hút đông đảo khán giả. Thành công vang dội có thể kể đến chương trình Những dấu ấn không phai với ba vở: Thần tượng nửa đêm (đạo diễn Hoa Hạ), Tình mẫu tửMột ngày làm vua (đạo diễn NSND Diệp Lang) đạt doanh thu 500 triệu đồng, thu hút hơn 20.000 lượt người xem.

Những nghệ sĩ thuộc thế hệ U50-U60 như: Diệp Lang, Lệ Thủy, Minh Vương, Ngọc Giàu, Thoại Miêu, Tú Trinh, Trọng Hữu, Bảo Chung, Kim Ngọc... vẫn đủ sức chinh phục người xem với những vai diễn mới.

Kế đến là chương trình Thắp sáng niềm tin, đã giới thiệu hai vở Cung đàn nào cho em (đạo diễn Hoa Hạ) và Sắc xuân gửi lại (đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc) quy tụ hơn 30 diễn viên đã đoạt HCV Giải Triển vọng Trần Hữu Trang và tạo điều kiện để họ được học tập, nâng cao trình độ

diễn xuất.

Những gương mặt sáng giá như: Thoại Mỹ, Thanh Ngân, Kim Tiểu Long, Vũ Luân, Quế Trân, Hữu Quốc, Trọng Phúc, Trinh Trinh, Tú Sương, Mỹ Hằng, Quỳnh Hương... đã có dịp khoe tài trên một sàn diễn với các HCV Triển vọng Trần Hữu Trang ở các tỉnh ĐBSCL như: Duy Thanh, Ngọc Nhung, Nhơn Hậu, Ngọc Trắng, Lam Tuyền, Hoàng Nhứt, Lịch Sử, Hoa Phượng...

Bên cạnh đó, Nhà hát Trần Hữu Trang còn tổ chức thành công chương trình Nối vòng tay lớn, gồm các chuyên đề sân khấu tôn vinh những sáng tạo mới dành cho nghệ thuật cải lương qua ba chương trình: Vũ Luân – Đồng hành với niềm tin (tổ chức lưu diễn vùng sâu, vùng xa và đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy); Bảo Chung – Cảm ơn cuộc đờiThương về miền Trung.

Các đơn vị xã hội hóa hoạt động cải lương như Đoàn 3 Nhà hát Trần Hữu Trang do nhóm nghệ sĩ Vũ Luân thực hiện đã dàn dựng 10 vở cải lương tuồng cổ đạt doanh thu cao như: Xử bá đao Từ Hải Thọ, Tứ tử đăng khoa, Giang sơn mỹ nhân, Xử án Bàng Quý Phi...

Nhóm Hội ngộ tài năng với sự lèo lái của soạn giả Hoàng Song Việt và nghệ sĩ Hữu Quốc đã có nhiều vở diễn nổi bật như: Truyền thuyết tình yêu, Xa phu đi sứ, Song kiếm uyên ương... Nhóm nghệ sĩ Phượng Nga gắn với bảng hiệu Đoàn Cải lương Sài Gòn 1 đã dàn dựng thành công vở Sầu vương ý nhạc.

Riêng Đoàn 1 và Đoàn 2 Nhà hát Trần Hữu Trang đã thực hiện những chuyến lưu diễn miền Tây, miền Trung tạo được uy tín với các vở: Rồi 30 năm sau, Hoa đồng cỏ nội, Lũ rừng, Ra giêng anh cưới em... Tất cả đã tạo nên những tín hiệu xanh cho sân khấu cải lương trong năm 2005.

Khuyết danh
Số lần đọc: 3051
Ngày đăng: 05.01.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những vấn đề đặt ra từ thực trạng sân khấu hôm nay - Khuyết danh
Kịch nói Việt Nam: ngoại sinh và nội sinh - Khuyết danh
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc: Sân khấu kịch là "Lựa chọn cuối cùng của tôi" - Khuyết danh
Bất ngờ giữa dòng chảy sân khấu kịch - Khuyết danh
Nghệ sĩ Hồng Vân:"Tôi luôn đứng phía sau ủng hộ các diễn viên trẻ" - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)