Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
975
123.137.247
 
Mớ hỗn độn của các nền văn minh.
Hiếu Tân

Các mạng xã hội có thể xúc tiến dân chủ, nhưng nó cũng làm mạnh lên những kẻ thù của tự do

Niall Ferguson, Newsweek, 10/4/2011

http://www. newsweek.com/2011/04/10/the-mash-of-civilizations.html

 

 

Ed Ou / The New York Times-ReduxED OU

 

Các thành viên chống đối Libya lập ra một căn cứ ở Benghazi để thu thập các đoạn băng video và các bức ảnh để phát tán lên mạng.

 

Có một sự thật được biết rộng rãi là công nghệ thông tin - đặc biệt là các mạng xã hội thông qua internet - đang thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. “Thế hệ Facebook” đã được tiếng là lật đổ được nhà độc tài Ai Cập Hosni Mubarak. Trong một thời gian ngắn, người được yêu mến của quảng trường Tahrir là nhà quản lý trẻ của Google, Wael Ghonim.

 

Tuy nhiên câu chuyện này có mặt trái của nó. Không phải chỉ những người ủng hộ nền dân chủ mới biết cách khai thác sức mạnh của mạng trực tuyến, mà cả những kẻ thù của tự do nữa.

Bạn hãy tự hỏi: làm thế nào đám đông giết người ở Mazar-e Sharif tìm ra việc đốt một cuốn kinh Cô ran ở Florida? Không cần tìm đâu ngoài Internet và điện thoại di động. Từ 2001 việc tiếp cận điện thoại di động ở Afghanistan đã vọt từ không lên đến 30%.

 

Hay hãy xem xét sự kiện là, trước khi Facebook rỡ bỏ một trang gọi là “Người Palestin Intifada thứ ba” - tuyên bố rằng “Ngày Phán xử sẽ đến với chúng ta chỉ khi nào người Hồi giáo giết hết bọn Do thái giáo” - nó đã nhận được 350.000 dấu “like.”

 

Điều này có vẻ như nghịch lý. Trong phiên bản của đoạn post của Samuel Huntington - Thế giới Chiến tranh Lạnh, sắp có một cuộc đụng độ giữa một nền văn minh Hồi giáo bị kẹt trong trạng thái đồi bại thời Trung Cổ và một nền văn minh phương Tây về bản chất tương đương với thời hiện đại. Điều mà chúng ta cuối cùng sẽ gặp phải là một cái gì đó giống với sự xáo trộn các nền văn minh, trong đó những giọng điệu phản hiện đại hiếu chiến nhất của đạo Hồi đang được chuyển hóa bởi công nghệ điềm tĩnh nhất mà phương Tây phải đưa ra.

 

Đây là một ví dụ tốt. Theo website Jihadica, hiện nay có những gói dữ liệu đặc biệt được ra bởi “Thờ ơ với Di động” của Diễn đàn “al-Ansar al-Mujahideen” đặc biệt dành cho điện thoại di động. Người sử dụng có thể tải xuống phần mềm mã hóa, các bức ảnh, và các video clip định dạng 3GP mang những cái tên như “Một người Tử đạo ca ngợi một người Tử đạo khác” do Harakat al-Shabab al-Mujahideen có cơ sở ở Somalia làm ra. Còn có những tạp chí điện tử cho người sử dụng  như al-Sumud (“kháng chiến”) do chi nhánh Taliban ở Afghanistan xuất bản, và các tài tiệu khai trí - có sẵn định dạng theo MS Word và Adobe - như “Cách chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia của bạn.” Quả thật đó là những lời kêu gọi của kẻ giết người.

Rồi còn có Inspire, tạp chí trên mạng do Al Qaeda xuất bản trên Bán đảo Arab và nhằm truyền những kẻ thánh chiến ở phương Tây. Ngoài những cuốn sách dạy làm bom, nó còn xuất bản danh sách các cá nhân mà những fatwas[1] chống lại họ đã được công bố.

 

Chẳng có ai giả vờ rằng những thông điệp này không có những lỗ tai đón nhận. Vào tháng Năm 2010, Roshonara Choudhry đâm nghị sĩ Anh Stephen Timms sau khi đã xem 100 giờ thuyết giáo cực đoan của giáo sĩ người Mỹ gốc Yemen Anwar al-Awlaki.[2] Cô ta đã tìm thấy bài giảng ấy ở đâu? Trên YouTube, tất nhiên. Trong số những người theo al-Awlaki còn có tay súng Fort Hood Nidal Malik Hasan, kẻ đánh bom ngày Giáng sinh, Umar Farouk Abdulmutallab và kẻ đánh bom Quảng trường Times, Faisal Shahzad

 

Tóm lại, người ủng hộ dân chủ của Google Wael Ghonim có lẽ là nhân vật ít quan trọng hơn Fouad X, người đứng đầu ngành công nghệ thông tin cho Hizbullah ở Lebanon, kẻ đã nói với Joshua Ramo (ở đầu cuốn sách tuyệt vời của ông ta Thời đại Không tưởng tượng nổi) rằng “email của chúng tôi tràn ngập những lý lịch (CV) ” từ các chuyên viên máy tính Islamist muốn “phục vụ một sự nghiệp thiêng liêng.”

 

Cho đến lúc này, không tệ lắm. Bây giờ, mới đến thực chất của vấn đề. Nhiều người trong số những chuyên viên máy tính Islamist ấy (trong đó có al-Awlaki) đã kêu gọi cái gọi là Mùa xuân A rập như một cơ hội bằng vàng. Số ra ngày 29 tháng Ba của tạp chí Inspire tuyên bố: “Các cuộc cách mạng làm rung chuyển ngai vàng của những kẻ độc tài là tốt cho những người Hồi giáo, tốt cho các mujahideen (chiến binh Hồi giáo) và xấu cho bọn đế quốc phương Tây và lũ tay sai của chúng trong thế giới Hồi giáo.”


Cuộc đụng độ của các nền văn minh lẽ ra đã dễ dàng cho phương Tây đánh thắng nếu nó chỉ đơn giản đem những tư tưởng và những thiết chế của thế kỷ 21 đấu với những tư tưởng và thiết chế của thế kỷ 7. Không có chuyện may mắn như thế. Trong cuộc đụng độ mới này của các nền văn minh, những kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta là những người Islamist hiểu rõ cách post một fatwas lên mạng Facebook, gửi Kinh Cô ran qua email, và kêu gọi thánh chiến trên Twitter.

 



[1] Fatwas; ý kiến của một học giả Hồi giáo về những vấn đề tôn giáo và pháp lý. 

[2] Xem: http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15590&LOAIID=34&TGID=1303

:

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2476
Ngày đăng: 18.04.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
SPIEGEL phỏng vấn người đứng đầu NATO Rasmussen: Không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột Libya. - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. còn tiếp - Hiếu Tân
Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961 - Phạm Nguyên Trường
Rủi ro hạt nhân - Hiếu Tân
Chị em Hồi giáo: Nhận diện người phụ nữ trong nước Ai Cập mới - Hiếu Tân
Bàn về chủ quyền quốc gia - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)