Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.256
123.155.735
 
Can thiệp vào Libya: Những bài học đầu tiên.
Phạm Nguyên Trường

Robert Farley (World Politics Review, Mĩ,  20/04/2011) – Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn: Over the Horizon: Initial Lessons Learned From Libyan Intervention

Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ:

http://inosmi.ru/africa/20110422/168654199.html

 

Chiến dịch của NATO ở Libya đã bước sang tháng thứ hai, tình hình tại chỗ chưa được cải thiện. Việc phòng thủ Misurata đang yếu dần, còn những người bảo vệ Adjadibya thì đang rút lui. Mặc dù tình hình quân sự đang ngày càng xấu đi, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh và Mĩ vẫn tuyên bố một cách đầy tự tin: mục tiêu chiến lược cuối cùng của chiến dịch là lật đổ M. Gaddafi. Nhưng vấn đề chính ở đây vẫn là mục tiêu chiến lược hoàn toàn không tương thích với phương tiện chiến tranh. Paris, LondonWashington muốn Gaddafi ra đi. Nhưng không nước nào muốn đưa vào Libya lực lượng đủ sức lật đổ chế độ của viên đại tá này. Họ tự an ủi rằng Gaddafi đơn giản là sẽ rời Libya hay những người nổi dậy sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến này bằng một cách thần kì nào đó.


Mặc dù tình hình tại chỗ vẫn chưa ổn định và còn lâu mới giải quyết được, nhưng đã đến lúc phải nghĩ đến những bài học của vụ can thiệp của NATO vào cuộc nội chiến ở Libya. Mà vì những vụ lộn xộn và bạo loạn còn tiếp diễn trong toàn bộ thế giới Arab cho nên cần phải suy nghĩ không chỉ về những bài học cho hôm nay mà còn phải suy nghĩ về sự bất tương hợp giữa những bài học này với cái mà cộng đồng thế giới muốn thấy nữa.


Vụ không kích Libya là bài học cho những nhà độc tài ở khu vực này rằng cộng đồng thế giới sẽ không bàng quan trước việc họ đàn áp dã man thường dân. Người ta đã nhận được bài học này, ở một chừng mực nào đó, nhưng vẫn không rõ là cuộc tấn công của Gaddafi nhằm chống lại những nhà cách mạng và những người biểu tình đã “thất bại” hay là chưa. Cuộc can thiệp của NATO chỉ mới ngăn không cho Gaddafi giành được thắng lợi quyết định mà thôi. Nhưng khó mà tin rằng giá như Gaffafi không tấn công những người nổi dậy thì địa vị của ông ta sẽ xấu hơn hiện nay. Những nhà độc tài trong hoàn cảnh tương tự cũng có thể rút ra bài học là việc can thiệp của phương Tây không có nghĩa là quyền lực của họ sẽ chấp dứt. Đội quân đánh thuê và những người ủng hộ Gaddafi đã chiến đấu không tồi nhằm chống lại lực lượng không quân của những nước hùng mạnh nhất trên thế giới. Còn nếu nhớ lại số phận của nhà cựu độc tài Ai Cập là Mubarak – bị chính các quân nhân của mình lật đổ - thì các nhà độc tài cũng có thể rút ra kết luận là các đơn vị an ninh, không thường trực, lại có ích hơn là lực lượng quân đội hùng mạnh nhưng sẵn sàng phản bội. Và bài học quan trọng nhất đối với các nhà độc tài là tốt hơn hết nên giết ngay những người nổi dậy và biểu tình, và phải giết một cách âm thầm.


Những phong trào nổi dậy còn trong trứng nước thì học được những bài học nào? Ở đây cũng có mấy bài. Thứ nhất, bài học về hiệu quả của chiến lược đã có từ lâu đời: khiêu khích. Những người nổi dậy làm cho bộ máy an ninh mỏi mệt cho đến khi họ phải sử dụng vũ lực một cách quá đáng. Thí dụ như Quân giải phóng Kosovo đã lợi dụng sự chú ý của phương Tây và bắt đầu chiến dịch làm tiêu hao lực lượng của Serbia. Vụ báo thù trên diện rộng của Serbia đã dẫn đến kết quả là NATO quyết định can thiệp. Thắng lợi bước đầu ở Libya đã tạo ra những lời đồn đoán sôi nổi về vụ báo thù của chế độ và dẫn tới những mối lo lắng về khả năng xảy ra một vụ tắm máu ở Bengazi. Trong cả hai trường hợp, chế độ bị khiêu khích là tác nhân chủ yếu dẫn đến vụ can thiệp.


Những người nổi dậy cũng có thể rút ra bài học là khởi nghĩa vũ trang không loại trừ khả năng can thiệp của nước ngoài. Mặc dù về mặt chính thức thì NATO can thiệp là để bảo vệ thường dân, nhưng trên thực tế liên quân đã đứng về một bên trong cuộc nội chiến.


Cuối cùng, những người nổi dậy cũng thu được bài học là mặc dù sự can thiệp của quốc tế là có lợi cho họ, nhưng đấy không phải là điều kiện đủ đề giành chiến thắng. Thiếu kĩ năng và kinh nghiệm chiến trường làm cho họ không thể giữ vững được thành quả mặc dù đã được không quân NATO giúp đỡ rất nhiều. Những nhà cách mạng trong tương lai buộc phải chờ đợi và tích lũy kĩ năng và kiến thức quân sự trước khi có thể ném con bài lên chiếu bạc. Nhưng hiện vẫn hoàn toàn không rõ là những người nổi dậy phải kém cỏi và yếu đến mức nào thì họ mới không được NATO giúp đỡ.


Cuối cùng, chúng ta có thể hi vọng rằng cộng đồng quốc tế cũng rút ra được một số bài học từ cuộc can thiệp này. Bài học thứ nhất, cứ năm năm phải nhắc lại một lần. Đấy là: các chế độ độc tài không tự sụp đổ chỉ đơn giản là vì NATO đã xuất hiện ngay ngưỡng cửa. Các cuộc can thiệp vào Serbia, Irak và Libya chứng tỏ rằng ngay cả các nhà độc tài mất lòng dân nhất vẫn thường được nhiều người ủng hộ và sự ủng hộ như thế đã làm cho họ đứng vững trong cuộc chiến đấu chống lại quân đội các nước phương Tây. Nếu các nước can thiệp không sẵn sàng lật đổ nhà độc tài đang cản đường họ thì không có gì đảm bảo rằng việc can thiệp có giới hạn của họ sẽ làm ông ta sụp đổ. Irak đã chứng tỏ, còn Libya có thể khẳng định rằng việc lật đổ nhà độc tài tội lỗi không phải bao giờ cũng chấm dứt những hành động quân sự.


Bài học thứ hai: chỉ giúp đỡ bằng không quân thì không thể thắng được. Không quân liên quân mạnh gấp nhiều lần không quân của Libya, còn những người ủng hộ Gaddafi thì không có khả năng bắn hạ máy bay. Nhưng trên bộ họ vẫn khá thành công, họ đã chiếm lại phần lớn lãnh thổ bị mất trong những ngày không kích đầu tiên. Lực lượng nổi dậy không có lực lượng quân sự với khả năng tác chiến tối thiểu và không có sự giúp đỡ trực tiếp của các lực lượng đặc biệt và các đơn vị trên bộ khác, một mình lực lượng không quân không thể thắng nổi ngay cả một đối thủ tương đối yếu. Hi vọng ban đầu rằng vùng cấm bay sẽ làm thay đổi hẳn cục diện có lợi cho những người nổi dậy đã không trở thành hiện thực.


Bài học tiếp theo: mục tiêu của những người nổi dậy có thể khác với mục tiêu của NATO, tính toán chiến lược và chiến thuật của họ cũng có thể khác nhau. Một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong cuộc tấn công của lực lượng đối lập là do: sau khi được NATO bật đèn xanh, họ hi vọng là ParisLondon cũng như Washington không thể để họ bị thua. Vì vậy mà những người nổi dậy không cần mạo hiểm, không tấn công các vị trí phòng thủ đã được chuẩn bị của Gaddafi mà lại tìm cách củng cố mức độ an toàn của mình.


Thứ ba và là bài học quan trọng nhất: “trách nhiệm bảo vệ” có thể là nghĩa vụ phải trả giá đắt và dẫn tới những hậu quả không lường trước được. Mối nguy đối với thường dân không xuất hiện từ chân không, nó bao giờ cũng là một phần của môi trường chính trị phức tạp. Việc can thiệp có thể cứu được mạng sống của người dân, nhưng nó cũng làm thay đổi tiến trình phát triển chính trị một cách không thể cứu vãn được vì một số người được lợi trong khi số khác bị thiệt. Nói rằng mình giữ trung lập trong khi thực hiện “trách nhiệm bảo vệ” là nhảm nhí. Can thiệp đòi hỏi phải sử dụng vũ lực nhằm bảo vệ quyền lợi một trong hai bên đang giao tranh.


Việc không biết rút ra bài học từ những hoàn cảnh lịch sử trước đây, nếu không kể đến Ruanda, trước khi quyết định can thiệp là đáng thất vọng hơn cả. Nhưng trong những tuần tới chúng ta có thể trở thành chứng nhân của vụ tàn sát đẫm máu ở Srebrenitsa (Nam Tư cũ – ND), việc phân chia lãnh thổ ở Bosnia (Nam Tư cũ – ND) và Irak, cũng như sự xuất hiện phong trào du kích ở Aphganistan, tương tự như ở Irak.


Có lẽ bài học thực tế ở Libya là các nhà chính trị cũng chẳng khác gì những con nhím. Họ học được một cái gì đó quan trọng và cứ giữ nguyên như thế - trong trường hợp này là: muốn ngăn chặn một vụ diệt chủng thì phải can thiệp ngay – và tiếp tục áp dụng bài học đó trong suốt con đường hoạn lộ của mình. Chúng ta có thể hi vọng rằng thế hệ các nhà lãnh đạo chính trị tương lai sẽ rút ra được những bài học từ kinh nghiệm Libya; nhưng chúng ta cũng cần nhớ rằng đây là những bài học đa nghĩa và chúng có thể được giải thích theo những cách khác nhau. Vì vậy mà trong tương lai chúng vẫn có thể sinh ra những bi kịch của mình.


Robert Farley – là phó giáo sư Trường ngoại giao và thương mại quốc tế mang tiên Patterson (Patterson School of Diplomacy and International Commerce) thuộc Đại học tổng hợp Kentucky. Lĩnh vực quan tâm của ông: an ninh quốc gia, học thuyết quân sự và hàng hải.

 

Đã đăng trên phamnguyentruong.bolgspot.com        

Phạm Nguyên Trường
Số lần đọc: 1680
Ngày đăng: 24.04.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lý lịch trích ngang của 10 bạo chúa do Newsweek trích lục - Hiếu Tân
Phỏng vấn ngày thứ Bẩy: Aung San Suu Kyi - Hiếu Tân
Mớ hỗn độn của các nền văn minh. - Hiếu Tân
SPIEGEL phỏng vấn người đứng đầu NATO Rasmussen: Không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột Libya. - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. còn tiếp - Hiếu Tân
Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961 - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Một vụ ám sát hụt (truyện ngắn)
Thiên tài (truyện ngắn)
Người (truyện ngắn)
Chết treo (truyện ngắn)
Bắc Phi, tiếp sau là gì? (nhìn ra thế giới)
Vì sao Gaddafi phải ra đi? (nhìn ra thế giới)
Bàn về chủ quyền quốc gia (nhìn ra thế giới)
Tầng lớp trí thức là gì? (nhìn ra thế giới)
Giờ hoàng đạo của NATO (nhìn ra thế giới)
Mùa xuân Miến Điện (nhìn ra thế giới)