Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.052
123.137.919
 
Mùa xuân A rập đã ngưng lại?
Hiếu Tân

Các nền độc tài đã giành được đất ở Trung Đông?

Alexander Smoltczyk và Volkhard Windfuhr, SPIEGEL, 18/05/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,762861,00.html

 

 

Những nhà thờ cháy ở Cairo, những người chết và bị thương ở Libya và Yemen, và một sự im lặng chết chóc ở Bahrain. Phong trào chống đối A rập đã đi đến một điểm dừng, và các vua chúa, các tiểu vương và Sultan đang tập hợp lại để phát động một cuộc phản cách mạng.

 

Theo “Quy luật Cơ bản của Cách mạng,” các chế độ sụp đổ khi các tầng lớp ở dưới đáy không thể chịu đựng được tình trạng hiện tại nữa, và các tầng lớp trên đỉnh không thể tiếp tục nắm quyền được nữa.

Đó là kinh nghiệm của Vladimir Ilyich Lenin.

 

Nhưng khó khăn nổi lên khi có chuyện những kẻ ở trên đỉnh vẫn còn đủ khả năng hành động, tức là, dùng xe tăng để nói chuyện với các đối thủ của chúng – như trong trường hợp SyriaLibya.

 

Tuần trước, chế độ Syria đã đưa trọng pháo vào thành phố nổi dậy Dara’a, trong khi các lực lượng của nó tấn công các sinh viên chống đối bằng dùi cui trong thành phố Aleppo trước đó còn yên tĩnh, ở Banias trên bờ Địa Trung Hải, và trong  thành phố tây bắc Syria Homs. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào thứ Ba vừa rồi 580 người đã chết trong bạo loạn. Theo Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, số người chết lên đến 850.

 

Libya, Đại tá Moammar Gadhafi đang tấn công những người nổi dậy bằng lính bắn tỉa và súng cối. Được yểm trợ bởi các cuộc không kích của NATO, những người nổi dậy đã cố chiếm được sân bay trong thành phố ven biển Misurata. Tuy nhiên,không hề có cảm giác như nhà lãnh đạo đã đến giờ tận số, mặc dầu có tin đồn rằng Gadhafi đã bị thương và đã rời thủ đô Tripoli. Trong một phát biểu trên đài truyền thanh sau đó, Gadhafi thông báo cho “những kẻ hèn nhát tham gia bạo động” rằng ông ta đang sống tại một nơi mà “họ không thể tìm ra và giết tôi.”

 

Các cuộc cách mạng có thể thất bại

 

Tình hinh đã trở nên khó khăn hơn khi nhiều công dân bình thường quay ra chống lại cách mạng, như trường hợp đã xảy ra ở Tunisia và Ai cập, cũng như YemenOman. Như sau này mới rõ, nó chỉ là tầng lớp đặc quyền đặc lợi gắn bó nhất với các lãnh đạo chuyên chế, những kẻ đang sợ hãi cho địa vị đặc quyền đặc lợi của chúng. Những nỗi sợ ấy còn được chia xẻ bởi hàng nghìn hàng nghìn những kẻ dính líu với bộ máy béo mập của những chính đảng và chính phủ. Và địa vị và thu nhập của họ càng thấp xuống, thì họ càng điên cuồng bấu víu vào hệ thống sẵn có, đặc biệt là vì những công chức bình thường không có khả năng vơ vét cho đầy túi và mở những tài khoản (trương mục) ở các ngân hàng Thụy sĩ.

 

Cuộc cách mạng A rập đã đi đến một giai đoạn ngưng trệ và tất cả mọi dấu hiệu đều cho thấy sự lập lại trật tự hiện hành. Thế giới A rập đã đến một điểm tại đó nhiều cuộc cách mạng đã mệt lử và những kẻ đang cầm quyền không chịu từ bỏ. Chịu ảnh hưởng của các hình ảnh reo mừng từ  Tunis, Benghazi và Cairo, nhiều người đã quên rằng các cuộc cách mạng cũng có thể thất bại.

 

Những gì thành công ở Trung và Đông Âu hai mươi năm trước, không nhất thiết lặp lại ở Trung Đông. Người Tunisia và người Ai cập chắc chắn đã làm nên lịch sử, nhưng các chế độ ở các nước mà con virus cách mạng của họ đã tràn sang không có ý định để cho các chính phủ của chúng vỡ bục ra.

 

Màn đầu tiên trong vở kịch cách mạng ở thế giới A rập kết thúc khi Đại tá Libya Gadhafi từ chối đi lưu vong, như cựu Tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali, hay rút lui, như Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak, thay vì ra lệnh cho bọn đầu trâu mặt ngựa bắn vào chính nhân dân của mình. Sự ngoan cố của Gadhafi đã cổ võ nhiều tên độc tài khác. Nếu nhà độc tài Libya theo chân cựu tổng thống Tunisia Ben Ali và thoái lui, thì sẽ không có xe tăng trên đường phố hay nhân dân bị dồn vào sân bóng đá ở Syria.

 

Ba cách tiếp cận khác nhau.

 

Màn thứ hai của cái gọi là “Mùa xuân A rập” ngửi thấy mùi khói thuốc súng và khói các nhà thờ cháy sặc sụa hơn mùi hoa nhài. Dưới ánh sáng đầu hè, một số sự vật trông khác hơn cái vẻ của chúng chỉ mới cách đây tám tuần. Trong nhiều trường hợp, tình trạng hiện hành dường như cố thủ vững đến nỗi chỉ một cuộc cách mạng Facebook không thôi không còn có thể đột ngột chuyển nó thành những hình ảnh nhân dân nhảy múa trên đường phố.

 

Những tên bạo chúa thường dựa vào một bộ phận tiêu biểu những doanh nhân, quan chức đảng, công chức nhà nước và sĩ quan quân đội, là những kẻ không có gì để mất ngoài những xiềng xích của chúng. Trong nhều thập kỷ, những kẻ thống trị như Ali Abdullah Saleh ở Yemen, Gadhafi ở Libya, gia đình Assad ở Syria và bè lũ Khalipha ở Bahrian đã cố gắng xây dựng một mạng lưới bảo trợ và những phe phái chống đối nhau.

 

Dưới ánh sáng gay gắt mấy tuần gần đây, đã hình thành ba cách tiếp cận mà các chế độ cũ dùng để đối phó với khủng hoảng.

 

Đầu tiên là cách mà lãnh đạo Trung Hoa đã chọn trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 – man rợ đè bẹp mọi sự phản kháng. Các chế độ ở Libya, SyriaYemen hiện nay đang thử cách này để xem tác dụng của nó. Bahrain hình như đã khai thác nó thành công.

 

Phương pháp thứ hai được giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng sau các cuộc đảo chính của nó vào các năm 1960, 1971 và 1980 - một nền dân chủ chật hẹp nhưng có thể mở rộng, do quân đội kiểm soát. Đây là kịch bản đã được triển khai ở Tunisia và Ai cập.

 

Và sau đó có con đường thứ ba, nhỏ hẹp, con đường cải cách trực tiếp từ bên trên. Các nền quân chủ ở Jordan, Oman, Saudi Arabia và Morocco, cũng như Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika, biết rằng thế hệ trẻ đang đòi được tham dự nhiều hơn và về lâu dài sẽ không thỏa mãn với những xoa dịu theo cách độc tài. Các nhà thống trị này đang cố gắng bám lấy chính quyền bằng cách thực hiện những nhân nhượng nho nhỏ.

 

2.                                                     

 

‘Hãy chọn chúng tôi, nếu không là loạn’

 

Cuộc đàn áp thẳng tay của chính phủ Syria đối với những người biểu tình rất giống với cách làm của Trung Hoa. Bouthaina Shaaban, bạn gái và người phát ngôn của Tổng thống Bashar Assad, đã cho phép một nhà báo Phương Tây duy nhất vào nước này tuần trước, một phóng viên Trung Đông cho tờ New York Times. Trong một cuộc nói chuyện với phóng viên này, Shaaban nói cuộc nổi loạn là việc làm của “một tổ hợp những kẻ chính thống, quá khích, bọn buôn lậu, những kẻ tù cũ và chúng đang được sử dụng để gây rối.” Kết cục của những cuộc phản kháng đang đến gần, bà ta nói thêm rằng chế độ đã vượt qua được thời điểm xấu nhất của cuộc nổi loạn, và rằng đây là thời gian để khởi đầu một cuộc “đối thoại dân tộc.”

 

Trong khi đó, chính phủ đánh lại những người biểu tình còn dữ dội hơn trước. Nhiều thành phố ở miền Nam Syria đã hoàn toàn bị cắt lìa khỏi thế giới bên ngoài. Theo luồng thông tin từ Dara’a, cung cấp điện và nước đã bị cắt, rất hiếm thực phẩm có thể đến được thành phố này, và những cuộc nổ súng vẫn tiếp tục. Các nhà hoạt động nhân quyền Syria báo cáo chỉ riêng hôm thứ Tư vừa qua đã có 13 người chết và lưu ý rằng trong số những người bị giết có một em bé tám tuổi.

 

Được biết bộ máy an ninh Syria cũng đã sử dụng phần mềm và phần cứng do Iran cung cấp cho chế độ làm ngưng hoạt động của dịch vụ điện thoại di động. Tehran chối cãi điều này, tuy vậy nó vẫn là một trong số ít đồng minh ủng hộ cho chế độ thế tục của đảng Baath ở Damascus.

 

Chế độ này bào chữa cho những hành động của nó bằng những lý lẽ nó vẫn luôn luôn dùng để bảo vệ nhà nước cảnh sát của nó. “Nếu ở đây không có ổn định thì sẽ không bao giờ có ổn định ở Israel.,” anh họ của Assad, thương gia Rami Makhlouf nói. Thông điệp là: Hãy chọn chúng tôi, nếu không thì sẽ loạn.

 

Syria cũng đã bị lên án vì xúi giục bạo lực ngày 16 tháng Năm dọc biên giới Israel, nơi lính Israel bắn và giết khoảng 15 người Palestin tham gia vào cuộc diễu hành thường niên ở đó để đánh dấu nabka, hay “thảm họa” của việc dời chỗ của họ sau khi nhà nước Israel được thành lập năm 1948. Washington cáo buộc rằng chính phủ Syria đã khuyến khích sự tham gia chưa từng có, với những người đến từ Lebanon, Gaza và Syria để làm tràn ngập Israel và gây nên sự cố này để đánh lạc hướng chú ý khỏi cuộc đàn áp dã man những người biểu tình và chứng tỏ rằng sự ổn định mong manh trong vùng này chỉ có thể được duy trì nếu Assad còn nắm quyền. Assad khó có thể theo cách làm dã man này nếu ông ta không tin rằng các quan chức ở Washington, Ankara, và một số thủ đô châu Âu và ngay cả Jerusalem lặng lẽ yên tâm rằng đất nước ông ta vẫn còn chưa bị chia cắt, như Libya sau cách mạng, và chưa lao vào một cuộc nội chiến tôn giáo hoặc như Iraq cách đây mấy năm. Đối với những chính sách thực dụng này trong khu vực của ông ta và ở Phương Tây, Assad vẫn là một nhà độc tài có thể  đoán trước. Tối thứ Sáu vừa qua, báo chí Anh đã không bình luận về sự kiện rằng vợ ông ta, người lớn lên ở Anh, cùng với ba con nhỏ của họ đã bay sang London.

 

Vinh danh phản cách mạng

 

Tổng thống Yemeni Ali Abdullah Saleh hình như đang có những tính toán tương tự , khi ông ta êm ái vượt qua được cuộc nổi dậy đã sôi sục trong bốn tháng và từ chối mọi cố gắng của các láng giềng thuyết phục ông ta ra đi trong danh dự. Ông ta thỉnh thoảng cũng gợi ý đến khả năng rút lui, và đôi khi ông ta đe dọa, như ông ta đã làm ngày thứ Sáu vừa rồi, khi nói rằng “Chúng ta sẽ chọi lại mọi thách thức bằng những thách thức của chính chúng ta.”

 

Những người chống đối sợ rằng con người đã cai quản đất nước trong hơn ba mươi năm có thể thành công trong việc chặn họ lại. “Thêm một ngày ông ta còn giữ được quyền lực, ông ta sẽ làm cuộc cách mạng non trẻ yếu đi,” họ nói. Hôm thứ Tư, những tay bắn tỉa lại một lần nữa bắn vào một nhóm những người biểu tình tuần hành, làm bị thương hàng chục người và giết chết một thanh niên.

 

Bahrain, hoàng tộc Sunni đã hoàn toàn dập tắt những người phản đối bằng những người Shiite và những người cải cách. Các lãnh đạo của phong trào đã bị bắt, các nhà hoạt động bị đuổi việc và báo chí bị bịt miệng. Ỏ thủ đô Manama, Quảng trường Pearl - trung tâm của các cuộc biểu tình, đã được lát gạch và thiết kế lại. Bây giờ trên truyền thông người ta gọi nó là “Quảng trường Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh,” để vinh danh những đội quân từ A rập Saudi  và các Tiểu vương quốc Thống nhất đã giúp đỡ đàn áp cuộc biểu tình ở đó hôm 14 tháng Ba. Bây giờ thậm chí phản cách mạng A rập cũng có quảng trường anh hùng của nó.

 

Hoa Kỳ, hạm đội Năm của nó chỉ đóng cách đó vài kilômet, đã im hơi lặng tiếng về những sự kiện ở Bahrain.

 

Các chính phủ ở Manama, RiyadhAbu Dhabi biết rằng Washington quan tâm đến việc duy trì tình trạng ổn định ở vùng Vịnh và Syria hơn ở Bắc Phi. Bởi vậy, họ đã phớt lờ đồng minh lớn của họ và theo đuổi chính sách “Vâng, chúng tôi có thể” mà không có Washington.

 

Những trở ngại phía trước

 

Các tướng lĩnh điều hành mọi việc ở TunisCairo từ khi chính phủ của họ bị lật đổ không dám nhìn tương lai với sự tự tin như thế. Nếu tin vào những tuyên bố của họ, họ hình dung một cuộc chuyển đổi từ độc tài sang những trạng thái dân chủ dựa trên mô hình Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên để đạt điều này, họ phải phụ thuộc phương Tây để vượt qua những đối thủ mạnh.

 

Tunisia chính phủ mới phải bằng lòng với những người do chế độ Ben Ali để lại, những người này vẫn giữ những chức vụ cũ trong Bộ Nội vụ và trong kinh doanh.

 

Ở Ai cập, chính là nhiều tội phạm được tha hoặc trốn thoát khỏi các nhà tù trong những ngày cuối cùng của chế độ Mubarack cũng như những lực lượng quá khích trong Hồi giáo chính trị là người đang thử những quyền tự do mới. Mối đe dọa bắt nguồn từ những chiến binh này được phản ánh trong những cuộc tấn công đốt phá nhà thờ Chính thống St. Mina Coptic trong vùng lân cận Imbaba ở Cairo cách đây hai tuần trong đó có 12 người chết. Bạo lực giáo phái lại bùng nổ ở đây ngày 15 tháng Năm, khi cuộc đụng độ giữa hai bên làm ít nhất 55 người bị thương.

 

Trong khi những sự cố này xảy ra, không có bằng chứng về một cuộc chiến tranh tôn giáo, giống như mô hình Thổ Nhĩ Kỳ, chúng càng chứng tỏ rằng con đường đến đa nguyên và dân chủ còn đầy trở ngại.

 

Tình hình ở Cairo gần đây đã thay đổi “từ xấu đến tồi tệ hơn,” Mohamed ElBaradei, người Ai cập được giải Nobel và là người có thể ứng cử tổng thống cảnh báo. “Tôi lo ngại về bọn người Salafist hơn là về Huynh đệ Hồi giáo. Chính bọn Salafist, những thành viên của một phong trào chính thống là những kẻ đã viện đến cái mà họ gọi là Hồi giáo nguyên bản, những kẻ đã ám sát cựu Tổng thống Ai cập Anwar Sadat năm 1981. Họ mơ về thời Trung Cổ, đòi tái lập mọt sắc thuế đặc biệt lên những người không theo Hồi giáo đã bãi bỏ từ thế kỷ 7, và cầu nguyện – trong một thánh đường Hồi giáo gần nhà thờ Coptic ở Cairo – cho linh hồn của lãnh tụ al Qaida Osama bin Laden sau khi ông ta bị giết.

 

Những người Islamist cũng có mặt trong những cuộc biểu tình lớn trên Quảng trường Tahrir hồi đầu năm. Vào thời gian đó, những người biểu tình dựa vào Facebook để quảng bá những thông điệp của họ, cố gắng duy trì đặc tính thế tục của cuộc cách mạng của họ. Nhưng vẫn còn cần chờ xem nước Cộng hòa A rập Ai cập thế tục như thế nào sau cuộc bầu cử quốc hội ấn định vào tháng Chín. Những người Islamist Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều thập niên để chuẩn bị cho các quá trình dân chủ. Những bạn cùng cảnh ngộ và chí hướng của họ ở Ai cập chỉ có bẩy tháng.

 

 

3. Những biện pháp phòng ngừa

 

Trong khi đó, các nước A rập đã dư thừa những cuộc náo loạn lớn nay đang cố gắng thử một cách tiếp cận mới: con đường ngăn ngừa phản cách mạng

 

Ngày càng nhiều những camera theo dõi được lắp đặt ở các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) và rong vương quốc A rập Saudi, các công dân đang được yêu cầu báo cáo bất kỳ một dấu hiệu nào của tư tưởng quá khích cho cảnh sát. Trong cả hai nước trên cũng như ở OmanAlgeria, chính phủ đã loan báo những dự án xây dựng nhà ở tốn kém và những chương trình tạo việc làm.

Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), một nhóm tự lực ngày càng mạnh của sáu nước quân chủ liên quan, đã phát triển thành trung tâm phản cách mạng khai sáng trong mấy tuần gần đây.

 

Tại cuộc họp của nó ở Riyadh tuần trước, hội đồng này đã thông qua chương trình viện trợ cho OmanBahrain đã bị suy kiệt sau những cuộc chống đối, và chấp nhận đơn gia nhập của Vương quốc Hashemite thuộc Jordan, cũng như đề nghị kết nạp Vương quốc Morocco làm thành viên.

 

Điều này có thẻ có những hậu quả sâu rộng và chia rẽ thế giới A rập thành những phe mới – câu lạc bộ các nước quân chủ A rập có uy thế và đặc quyền, và các nước trong đó các phong trào dân chủ non trẻ đã thay thế hoặc vẫn đang cố gắng để thay thế các nền độc tài thối nát.

 

Quyền lực xây trên cát?

 

Morocco cách vịnh Ba Tư hơn 5,000 kilomet. Chấp nhận vương quốc này làm thành viên mới, GCC đang làm bẽ mặt các nước gần hơn nhiều với tầm quan trọng trung tâm: 24 triệu người Yemen, phụ thuộc viện trợ kinh tế và ủng hộ về chính trị hơn nhiều so với những người Morocco; và 85 triệu người Ai cập, trong đó có ít nhất 2 triệu công nhân nước ngoài ngày nay đang kiếm tiền trong các nước quân chủ vùng Vịnh, đặt gánh nặng lên nền kinh tế Ai cập vốn đã căng thẳng một cách tệ hại.

 

Sự hình thành những khối mới làm xuống cấp Liên minh A rập, khiến cho sự đối đầu chính trị với các nước nghèo, đông dân, những nước hoặc đã rũ bỏ được chế độ cũ (như Tunisia và Ai cập) hoặc đang cố gắng thoát khỏi chúng (Syria, Yemen), nhưng cả hai trường hợp đang đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

 

Nghị viện Saudi và các gia đình thống trị ở Qatar, Kuwait và UAE, dù thế nào cũng chỉ quyết định chia quyền lực cho nhân dân, nếu có chút nào, theo lối nhỏ giọt.

 

Dubai, có tiếng là theo chủ nghĩa thế giới, năm nhà hoạt động nhân quyền đang ngồi tù vì dám ký đơn thỉnh nguyện đòi có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề chính trị.

 

Chỉ riêng điều này đã đủ nghi ngờ các lãnh tụ Hồi giáo và các tiểu vương A rập. Họ sợ tình trạng ở Ai cập và theo nhà bình luận Sultan al-Qasimi của tiểu vương quốc Sharjah, cái cảm thấy một cuộc “hôn nhân tạm thời vì tiện lợi” giữa những người Islamist và các lực lượng vì tự do.

 

Các hình ảnh từ các quảng trường ở Tunis, Cairo, Manama và Sana'a đã khiến những kẻ thống trị dọc theo vùng Vịnh sợ chêt khiếp. Họ cảm thấy quyền lực của họ có thể được xây trên cát và rằng không thể làm nguôi giận tất cả những người phản đối bằng theo dõi chặt chẽ và tiền bạc.

 

Trong thế giới A rập hiện nay đang có nhiều bối rối hốt hoảng. Một bình luận thông minh khác về quá trình cách mạng không đến từ Lenin mà đến từ nhà triết học Pháp Alexis de Tocqueville. Năm 1856, ông viết: “Thời khắc nguy hiểm nhất đối với một chính phủ tồi tệ thường đến khi nó bắt đầu tự cải cách nó.”

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2462
Ngày đăng: 24.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ. - Hiếu Tân
Những giọt nước mắt của Ottrando: Một người lính cứu hỏa New York và cái chết của Osama. - Hiếu Tân
Những tư tưởng lỗi thời. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)