Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.116
123.139.463
 
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ
Hiếu Tân

Helene Zuber, Rabat- Spiegel, 25/5/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,764898-2,00.html

 

 

Ảnh: AFP

 

Lớp trẻ trên khắp đất nước Morocco đang đòi hỏi những thay đổi và nhiều tự do dân chủ hơn. Vua Mohamded VI đã cho phép cải cách hiến pháp của đất nước, nhưng một vụ đánh bom tháng trước ở Marrakech làm 17 người chết đã đe dọa tiến trình này.

 

Najib Chaouki và các bạn anh bố trí trên Facebook để gặp nhau ở gần Témara, ngoại ô của thành phố Rabat thủ đô Morocco. Kế hoạch là vào Chủ nhật 15 tháng Năm sẽ gặp nhau để làm một cuộc picnic trước trụ sở cục tình báo nội địa. Họ muốn phản đối cái nhà nước cảnh sát trong đất nước của họ.

 

Témara là một nơi mà chính phủ không muốn nói đến. Đó là nơi mà người ta cho rằng CIA của Mỹ và MI5 của Anh đã đưa đến và tra tấn dã man những kẻ bị tình nghi là khủng bố sau các vụ tấn công ngày 11 tháng Chín, 2011.

 

Chaouki, 32 tuổi, một blogger của Rabat, và những người bạn cùng phản đối với anh, động viên được mười nghìn người biểu tình mỗi tháng, tự hào về kế hoạch của mình. “Chúng tôi muốn cho công luận biết về các chiến thuật phi pháp của cục tình báo,” chàng trai có mớ tóc quăn dài giải thích.

 

Họ đã không đi làm được điều đó. Các đơn vị đặc biệt đã đợi chàng trai từ sáng sớm. Chaouki đang ở trong siêu thị thì những cảnh sát mặc thường phục bắt đầu đánh đập những người bên ngoài bằng dùi cui. Bọn sĩ quan đã theo dõi khoảng 100 người phụ nữ và đàn ông trong hai giờ, thậm chí săn lùng họ trên mái các tòa nhà quanh đó. Mười người phản đối cuối cùng đã bị thương phải đưa vào bệnh viện.

 

Những cải cách của vua Mohammed VI

 

Cuộc picnic thất bại chứng tỏ ba tháng sau khi giới trẻ Morocco kêu gọi các cuộc biểu tình vào ngày 20 tháng Hai, mở rộng phong trào A Rập đòi dân chủ sang đất nước của họ, thì tự do phát biểu ý kiến công khai vẩn còn đang bị đe dọa ở đây.

 

Sự kiện ngày 15 tháng Năm cũng bộc lộ một bước thoái lui nghiêm trọng trên con đường đi đến một xã hội tự do, từ khi vua Mohammed VI  hứa, vào đầu tháng Ba, thiết lập một hệ thống dân chủ hơn và một nhà nước được điều hành bằng các quy tắc của pháp luật. Nhà vua đã chỉ định một hội đồng quốc gia về nhân quyền và thành lập một ủy ban để xây dựng bản hiến pháp mới. Ông tuyên bố rằng ông sẵn lòng đi những bước mà ông thấy là cần thiết để Morocco đạt được một cách hòa bình những gì Tunissia và Ai Cập chỉ có thể đạt được bằng cách truất phế những kẻ đương quyền.

 

Nhưng tất cả những cái đó là trước khi hai quả bom, rõ ràng được điều khiển từ xa, nổ trong quán cà phê du lịch có tiếng Argana ở quảng trường Djemaa el-Fna nổi tiếng giữa trung tâm Marrakech hôm 28 tháng Tư, giết chết 17 người. Cảnh sát đã bắt bẩy người tình nghi - tất cả là những kẻ ủng hộ al-Qaida, theo thông tin từ bộ nội vụ Morocco.

 

Nhưng giống như những cuộc đánh bom liều chết ở Casablanca cách đây tám năm, ở đây cũng thế, các tin đồn bắt đầu lan truyền ngay lập tức rằng cục tình báo trong nước đã nhúng tay vào vụ này. Các tin đồn ám chỉ rằng những kẻ chơi rắn này, cố bám chặt lấy quyền lực của chúng, đã không vừa lòng khi nhà vua thả khoảng 100 tù vào giữa tháng Tư, trong đó có nhiều người bị kết án là khủng bố.

 

Một phong trào bị đe dọa

 

Từ đó đến nay, phong trào đòi dân chủ dường như lại bị đe dọa trở lại, nhưng giới trẻ Morocco không để cho mình bị đẩy lùi bật ra khỏi các đường phố một cách dễ dàng. “Họ đã vượt qua bức tường sợ hãi” Fahd Iraqi nòi - anh là chủ bút tạp chí phê bình chính trị Tel Quel, tạp chí này ủng hộ những đòi hỏi của những người biểu tình trẻ tuổi.

 

“Chúng tôi theo chủ nghĩa hòa bình” Chaouki tuyên bố, anh học xong trung học ở Đức và học đại học ở đó. Sự bất bình lớn nhất của giới trẻ Morocco không phải là với chế độ quân chủ. Không giống như những đồng trang lứa của họ ở các nước láng giềng, họ không kêu gọi lật đổ những người đang cai trị họ. Theo ý kiến của họ, Mohammed VI vẫn có thể là quốc trưởng – chỉ có điều ông ta không nên tiếp tục điều hành quốc gia nữa.

 

Đây là một khía cạnh lạ thường của mùa xuân Morocco: phong trào không nhằm lật đổ một kẻ thống trị, thế nhưng nó là một cuộc cách mạng. Nhà vua tự coi mình là hậu duệ của đấng Tiên tri Mohammed, điều này khiến ông vừa là lãnh tụ tôn giáo tối cao của các tín đồ, vừa là một nhà cai trị thế tục.

 

Tuy nhiên, quyền lực tuyệt đối này, mà tuổi trẻ nổi dậy của đất nước muốn cắt bớt đi, đã không cho phép nhà vua thực hiện những cái cách thích đáng – đã gặp phải sự chống đối từ hệ thống chính trị cứng rắn và những người Islamist khi cần thiết. Ông đã thúc đẩy thông qua một cải cách luật gia đình cho phụ nữ các quyền bình đẳng, ông theo đuổi việc hòa giải với phe đối lập cánh tả của đất nước, bị đàn áp lâu dài dưới triều của cha ông, Hassan II.

 

Tiến hành thay đổi từ bên trong.

 

Bây giờ Mahommed VI đã tuyên bố xem xét lại hiến phap: trong tường lai nhà vua sẽ không còn có thể chỉ định bất cứ ai mà ông thích đứng đầu chính phủ nữa. Ngược lại, người lãnh đạo này sẽ đến từ một đảng thắng trong các cuộc bầu cử tự do. Nhà vua cũng muốn tiếp tục tách các quyền lực ra và làm cho ngành tư pháp trở nên độc lập. “Hãy sáng tạo” là lời khuyên của nhà vua đối với các thành viên của ủy ban hiến pháp mới, mà ông lấy từ các đại diện của xã hội công dân, các học giả và các nhóm nhân quyền.

 

Cuộc chiến chống tham nhũng cũng có công lao của nhà vua. Những khám phá liên quan đến thói quen của các tầng lớp chính trị nhét đầy túi tham của họ, có trong các bức điện của tòa đại sứ Mỹ do diễn đàn Internet WikiLeaks tiết lộ, gây nên rất nhiều bất bình rong dân chúng Morocco, kích động những người chống đối trẻ tuổi đòi những kẻ vô sỉ trơ tráo nhất trong số những kẻ cơ hội này rời khỏi các vị trí của chúng gần với nhà vua. Họ đạt được một thành công khi nhà vua chỉ định Abdesselam Aboudrar, người sáng lập chi nhánh Morocco của tổ chức Minh bạch Quốc tế làm chủ tịch một cơ quan chính phủ hành động chống tham nhũng.

 

Trong những năm 1970, Aboudrar âm mưu cùng với những người hoạt động cánh tả khác lật đổ nhà vua, sau đó qua năm năm trong một nhà tù bí mật dưới tầng hầm của một đồn cảnh sát ở Casablanca. Bây giờ viên kỹ sư và chuyên gia tài chính này tin rằng ông có thể đẩy nhanh các cải cách bằng cách hợp tác với nhà vua.

 

Người có thời đã là kẻ thù của nhà nước nói: vấn đề của Morocco không phải là quyền lực to lớn của nhà vua, mà là bản thân các đảng chính trị. Chính những thành viên của “Makhzen”, giới đặc quyền xung quanh nhà vua, vẫn thường xuyên phân phát chức vụ cho những thành viên của 20 nhóm quan trọng nhất của chính phủ, và họ đã mất tín nhiệm của cử tri. Trong các cuộc bầu cử nghị viện năm 2007, 63% những người đủ tư cách đi bầu đã không làm thế.

 

Phần 2: Cái thời tự kiểm duyệt đã qua rồi.

 

Omar Balafrej, 37 tuổi, một cựu đảng viên đảng xã hội chủ nghĩa Morocco, nói ông hài lòng về những thay đổi hiến pháp của nhà vua đã cho các đảng chia phần trách nhiệm. Ông nói, đây đúng là lúc để thế hệ các nhà chính trị trẻ tuổi thể hiện “lòng can đảm để tiến hành những cải cách xa rộng hơn.”

 

Balafrej, người đứng đầu một cơ sở bán công ươm mầm tài năng cho khu vực công nghệ thông tin, thích thú khi thấy trong phong trào 20 tháng Hai giới trẻ đang dấn thân vào chính trị. “Cái thời tự kiểm duyệt đã qua rồi,”ông nói. “Bây giờ chúng ta có thể phê phán mọi thứ.” Ông không lo sợ về tương lai: “Nếu cải cách hiến pháp không đầy đủ như chúng ta mong muốn, chúng ta có thể bác bỏ nó.”

 

Vào lúc này, những đối tác khó ngờ có thể là đối tác - giới trẻ chống đối và nhà vua thích tự xưng là nhà cải cách từ bên trên – đang dựa vào nhau. Họ là những tác nhân duy nhất cho thay đổi giữa những đảng phái chính trị cứng rắn.

 

Không giống như các nước A Rập khác, những người nổi dậy Morocco phải hoạt động với giả định rằng đa số của đất nước 31 triệu dân này đang hết sức hài lòng với một vị vua gia trưởng ngồi trông coi đất nước. Hơn bốn mươi lăm phần trăm dân số là dưới 35 tuổi, khiến họ trở thành thế hệ “M6”, những người đến tuổi thành niên dưới triều trị vì của Mohammed VI.

 

Nói chuyện với thế hệ trẻ qua làn sóng điện.

 

Thái độ của thế hệ trẻ đối với cuộc sống đặc biệt gần gũi với đội ngũ đã dùng năm năm qua vận hành đài phát thanh ưa thích nhất của giới trẻ Morocco, Hit Radio. Một triệu thính giả hằng ngày tìm chương trình của Hit Radio, được làm bởi một đội ngũ nam nữ nhân viên sống ở vùng Agdal kế cận Rabat.

 

Người sáng lập đài này, Younès Boumehdi, 40 tuổi, nói ông là người đầu tiên cho những người trẻ tuổi trong thế giới A Rập cơ hội nói công khai trên đài về những đề tài quan trọng đối với họ. Đặc biệt, đài phát thanh của ông nổi tiếng vì tiết mục biểu diễn rap ở Darija, ngôn ngữ hằng ngày mạnh mẽ của nhân dân, và Boumehdi tin rằng những cuộc biểu diễn này báo trước những bất bình và những đòi hỏi của tuổi trẻ nổi dậy.

 

Là một chuyên gia thị trường có bằng cấp ở Paris, Boumehdi biết rằng phần lớn thính giả của ông không ủng hộ cuộc đấu tranh trên các đường phố. “Chúng tôi không muốn hỗn loạn,” họ viết trên Facebook. Các thành viên của thế hệ “M6” không muốn tự do họ mới giành được gặp nguy hiểm – nhưng họ cũng muốn thấy thay đổi tiếp tục diễn ra.

 

Ella Ornsteindịch từ tiếng Đức

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2431
Ngày đăng: 01.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đơn thuốc của tiến sĩ Kissinger cho Trung Hoa - Hiếu Tân
Mùa xuân A rập đã ngưng lại? - Hiếu Tân
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)