Bạn đọc có một số câu hỏi dành cho Sâm Thương, nhà văn, nhà biên kịch, chúng tôi gửi anh một số câu hỏi mong anh trả lời:
1. Anh đến với kịch bản và phê bình điện ảnh như thế nào, đường đi và sự chọn lựa?
2. Trong các việc sáng tác như truyện ngắn, phê bình điện ảnh, viết kịch bản phim, anh thích nhất là lãnh vực nào, anh có thể cho bạn đọc một cách nhìn như thế nào về các vấn đề này.
3. Viết kịch bản điện ảnh & truyền hình là một tập sách hướng dẩn viết, anh có hài lòng sau khi in xong, bạn đọc ủng hộ cuốn này nhiều, anh có nghĩ sẽ tái bản và nếu bổ sung anh sẽ bổ sung gì, có phải đây là cuốn sách tâm huyết của anh cho thực trạng phim ảnh và kịch bản hiện nay? VCV
Đọc thêm.
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/nghethuat_tacpham.asp?TPID=13356&LOAIID=27&LOAIREF=4&TGID=1607
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/nghethuat_tacpham.asp?TPID=15899&LOAIID=27&LOAIREF=4&TGID=1114
1. Đến tuổi này, tôi không còn có ảo tưởng về chính mình , về cuộc đời, tôi ý thức một cách sâu sắc mọi điều không do mình chọn lựa. Nói theo cách của Nguyễn Du:
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Năm 1977,. Tôi đang dạy tại trường Đại học Mỹ thuật, nhưng do công việc không phù hợp, tôi xin thôi. Đang trong tình trạnh thất nghiệp, Hãng phim Giải phóng đang tuyển người, tôi đến nộp đơn và được nhận vào Phòng Biên tập của Hãng phim, vì một lý do đơn giản là trong hành trang nghệ thuật của tôi (cứ tạm gọi như vậy) có một số truyện ngắn, và những bài phê bình về văn hóa nghệ thuật trên các tuần báo và tạp chí.
Dù rất yêu thích điện ảnh, say mê xem phim, tìm hiểu, nghiên cứu những khuynh hướng, trào lưu sáng tác, những hoạt động điện ảnh, đồng thời theo dõi cuộc đời nghệ thuật của các đạo diễn, diễn viên nổi tiếng của điện ảnh thế giới, nhưng công việc viết kịch bản đối với tôi trong thời điểm đó còn rất mơ hồ, hay nói đúng là chưa biết làm thế nào để viết một kịch bản phim truyện, hoặc kịch bản phim truyền hình nhiều tập theo đúng tinh thần của một biên kịch chuyên nghiệp.
Chuyện viết một kịch bản phim truyện chưa đúng chuẩn mực không chỉ đối với riêng tôi, mà bây giờ, sau nhiều năm nhìn lại, ngay trong phịng Biên tập của Hãng Phim Giải Phóng, nơi sản xuất hàng năm hồi đó từ 8 đến 10 phim truyện nhựa (35mm), khoảng 10 phim Tài liệu và cũng chừng ấy phim Hoạt hình… gần như không mấy ai biết viết thế nào cho đúng chuẩn mực như đòi hỏi thật sự của nó.
Những tài liệu điện ảnh chúng tôi nghiên cứu hoặc tham khảo là của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa… được chuyển ngữ qua tiếng Việt (hồi đó, tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp hầu như không được phổ biến, hoạ hoằn lắm mới có một vài tờ tạp chí Cahiers du Cinma, Studio Magazine, Premiere, Revue Internationale du Cinma… do ai đó đi nước ngoài về tặng. Đến khoảng năm 1985, chúng tôi mới được đọc ở Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp những kịch bản của Cinéma do L’Avant –Scène xuất bản . Thời gian trước đó, như tôi nói, một số kịch bản mẩu mà chúng tôi được đọc trong các tài liệu dịch về điện ảnh. Đại khái muốn viết một kịch bản phim truyện nhựa (35mm) với độ dài 90 phút thì chúng tôi phải viết như một truyện vừa (văn xuôi) có độ dài khoảng 70 đến 80 trang, mà hồi đó được gọi là kịch bản văn học với tham vọng được xây dựng như một thể loại văn học hoàn chỉnh, có vị trí riêng trong văn đàn; nhưng thực tế đã không có một truyện phim (hay kịch bản văn học ) nào được nhìn nhận như vậy. Với cái gọi là kịch bản văn học, một điều đơn giản là người viết không biết chắc chắn khi thành phim sẽ là bao nhiêu phút, có thể là 90 phút, 100 phút hay ít hơn, tùy thuộc đạo diễn. Chúng tôi hoàn toàn không nắm vững. Và cái gọi là kịch bản văn học đó muốn quay thành phim được, đòi hỏi đạo diễn phải viết lại thành phân cảnh kỹ thuật . Nói như thế, vai trò biên kịch của chúng tôi hồi đó không đúng nghĩa là một biên kịch điện ảnh mà chỉ là người đưa ra ý tưởng, cung cấp chất liệu cho bộ phim, công việc cịn lại hoàn toàn giao phó cho đạo diễn. Nhà biên kịch chỉ là một nhân vật thứ yếu, và kịch bản, con đẻ của anh ta đáng lẽ ra là nền tảng hay “đường bay của một bộ phim” như cách nói của Nathalie Baye, diễn viên ngôi sao của điện ảnh Pháp (Cahiers du Cinéma), thay vì l một thứ phẩm. Nhưng nói cho chính xác, vào những năm 50-70 của thế kỷ trước hoặc trước đó, không chỉ Liên Xô, kịch bản điện ảnh của nhiều quốc gia có nền điện ảnh phát triển phần lớn đều viết theo hình thức văn xuôi, ngoài đạo diễn thì biên kịch không thể khẳng định kịch bản mình viết sẽ là bao nhiêu phút khi phim hoàn tất, chỉ phỏng chừng, nên có rất nhiều trường hợp đạo diễn đứng tên chung với biên kịch. Điều đó, thực sự cũng không có gì là phi lý. Do vậy, vào những năm đó, đã xảy ra những mâu thuẫn rất gay gắt giữa biên kịch và đạo diễn. Đạo diễn sau khi viết xong phân cảnh kỹ thuật thì bảo kịch bản của mình, chẳng có công lao gì của biên kịch cả; còn biên kịch hay đúng hơn là nhà văn làm việc, ăn lương của Hãng Phim, hay được Hãng Phim mời cộng tác viết kịch bản. Sau khi đọc kịch bản phân cảnh của đạo diễn thì tá hỏa vì khòng còn thấy chữ nghĩa của mình đâu hết, không ít người phẫn nộ đòi rút lại kịch bản, hoặc từ chối để tên trên générique và thề sẽ không bao giờ hợp tác với Hãng Phim trong công việc viết kịch bản nữa.
Tại sao? Theo thiển kiến của tôi, sở dĩ có tình trạng đó một phần, vì người viết kịch bản ( nhà văn) không am hiểu ngôn ngữ điện ảnh, và không biết viết thế nào cho đúng chuẩn mực một kịch bản chuyên nghiệp, hay nói khác hơn, tác giả chưa tiếp xúc với cách soạn thảo và trình bày một kịch bản phim một cách có bài bản, hoặc chưa được giới thiệu để sử dụng format viết kịch bản hiện đang rất phổ biến..
Trước hoàn cảnh đó, buộc chúng tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu , và tập sách Để viết một kịch bản Điện ảnh ( Nxb Trẻ, 2001) dịch từ nguyên tác Écrire un Scénario của Michel Chion do chúng tôi dịch dưới bút hiệu Phương Thư, tiếp nối là cuốn Làm sao Viết kịch bản phim? của Phạm Thùy Nhân đến nay,thì cuốn Viết kịch bản điện ảnh & truyền hình của tôi lần lượt ra đời.
Năm 1982, tạp chí Điện Ảnh của Hội Điện Ảnh TP Hồ Chí Minh ra đời, tôi được giao phó công việc bếp núc của tờ báo này, do nhu cầu, tôi cùng với Phạm Thùy Nhân đã liều lĩnh dấn thân vào công việc phê bình. Nói chung, mọi việc đều do số phận đưa đẩy, chứ tôi không chọn lựa.
2. Tôi thuộc tạng người nghèo mà ham. Sự yêu thích nhất của tôi tùy thuộc vào từng đề tài , cảm hứng do vấn đề , do tư tưởng của tác phẩm được đặt ra. Tôi cho rằng người sáng tác nào cũng giống nhau ở chỗ khi đặt bút xuống viết cái gì, thì tập trung toàn bộ trí óc của mình vào công việc đó, và yêu thích công việc mình đang làm đến tận cùng, đòi hỏi ở mình một sự tuyệt đối thì mới có thể hoàn thành tác phẩm của mình một cách hoàn hảo được. Đến khi chuyển qua lãnh vực khác hay đề tác khác trong một sáng tác khác lại buộc người sáng tác phải biết yêu thích cái mới đó như đứa con duy nhất của đời mình đang được thai nghén mà mình sắp khai hoa nở nhụy. Đó là hạnh phúc và trách nhiệm của người sáng tác.
3.Một công trình vừa được hoàn thành dù chưa hoàn hảo cũng ít nhiều mang hạnh phúc đến cho người viết, tuy nhiên dù đã cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết do in ấn, ví du: do không am hiểu chuyên môn, trong hình thức trình bày kịch bản , những PHÂN ĐOẠN và CÁC CẢNH cần viết sát lề thì người trình bày đã cho thụt vào như cách trình bày bình thường.
Nếu có ý định tái bản , cần bỗ sung điều gì ư? Tôi thú thật muốn viết một cuốn sách khác