Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.045
123.137.819
 
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó?
Hiếu Tân

Bernhard Zand,Spiegel, 8/3/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,749537,00.html

 

 

 

Ảnh: DPA

 

Thế giới đang lo sợ và hồi hộp nhìn các dân tộc A Rập đi qua những chuyển biến chính trị của thế kỷ. Nhưng tương lai của vùng này có thể đánh dấu bằng hòa bình dân chủ hay nội chiến? Bốn cuộc nổi dậy vừa qua mang nhiều bài học cho những gì sắp đến.

 

“Một ông vua chỉ có thể giàu có, vinh quang và hùng mạnh nếu thần dân của ông sung túc, mạnh mẽ và được coi trọng. Không ông vua nào có thể giàu có, hay vinh hiển, hay an toàn, nếu thần dân của ông ta nghèo hèn hoặc đáng khinh”

THOMAS HOBBES, "LEVIATHAN"

 

 

Ở Trung Đông khó thấy nơi nào thanh bình hơn thành phố cảng Sohar ở Oman, nơi hoa dâm bụt nở đỏ quanh năm, và dân cư thoải mái bên bàn trà điếu thuốc. Tất cả điều này là đúng cho đến Chủ nhật 27 tháng Hai, khi 2000 người tiến hành một cuộc biểu tình ở một bùng binh lớn. Cảnh sát nổ súng giết chết ít nhất một người biểu tình. Anh và các bạn biểu tình đòi tăng lương và phản đồi tham nhũng tăng vọt trong chính phủ của Quốc vương (Sultan) Qaboos bin Said, 70 tuổi.

 

Trước ngày Thứ Năm 24 tháng Hai, Qatif, một thành phố ốc đảo thuộc tỉnh miền Đông A Rập Saudi được biết đến chủ yếu vì những cây cọ, cát và dầu - mỏ dầu lớn nhất tứ trước đến nay được phát hiện cách đây 60 năm. Nhưng ngày hôm đó một nhóm người Shiite đã chiếm các đường phố để đòi thả ba người đồng bào của họ. Vua Abdullah bin Abd al-Aziz, 86 tuổi, chưa bao giờ gặp một chuyện gì như thế trong vương quốc của ông.

 

Benghazi ở Cyrenaica, một vùng xanh tươi, xa xôi ở miền đông Libya, cách thủ đô Tripoli khoảng 1000 cây số đường ven biển. Đại tá Moammar Gadhafi đã cai trị vùng này 41 năm. Cho đến cách đây hai tuần, tức là, khi nhiều người lái xe qua thành phố, ăn mặc giống Gadhafi, như trong một cuộc diễu hành ngày hội hóa trang, hô vang “Libya tự do” và “Chúa vĩ đại”

 

Đến hôm nay dường như sự thống trị của nhà độc tài Trung Đông này, ít nhất, sẽ kết thúc trong năm 2011. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Paul Wolfowitz gọi Gadhafi “người chết bước đi” và Kremlin thì nói về một “xác chết chính trị bước đi.”

 

Hoàn toàn không thể đoán trước

 

Tuy nhiên những dự đoán ấy của họ vẫn tỏ ra vội vã. Nếu những sự biến của mấy tuần qua, từ Tunisia đến Cairo, từ Bahrain đến Benghazi đã chứng minh một điều, thì đó là các sự kiện chính trị là hoàn toàn không thể đoán trước. Không ai có thể biết trước rằng sự hy sinh thân mình của Mohammed Bouazizi, người thất nghiệp bán hoa quả rong ở một thành phố nhỏ của Tunisia, lại có thể dẫn đến việc lật đổ một kẻ thống trị mạnh nhất Trung Đông ở Cairo chỉ mấy tuần sau đó.

 

Nhưng chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo, sau sự ra đi của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack? Và điều gì sẽ đến sau sự sụp đổ có thể của Gadhafi? Liệu Libya sẽ biến thành một “Somalia khổng lồ” như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã cảnh báo? Liệu nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất A Rập Saudi có rơi vào hỗn loạn? Các nền tự do mới sẽ đưa thế giới A Rập đến đâu?

 

Trung Đông đã chi phối chính trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, đến một mức độ hoàn toàn không cân xứng với kích cỡ địa lý và dân số của nó. Các báo cáo về chiến tranh, bạo lực và khủng bố giữa bắc Phi và các nước vùng Vịnh đã trở thành tạp âm trong cuộc sống của cả một thế hệ.

 

Chỉ tính riêng từ 1945, vùng này đã trải qua hàng chục cuộc chiến tranh quốc tế, nhiều cuộc nội chiến và đảo chính, và hàng ngàn cuộc tấn công khủng bố và ám sát chính trị. Nếu những cuộc xung đột này xảy ra ở một nơi nào khác trên thế giới, phương Tây chắc đã không làm gì hơn là bình thản nói rằng nó rất lấy làm tiếc.

 

Nhưng những cuộc xung đột Trung Đông  xảy ra trong một khu vực nằm trên gần 60 phần trăm trữ lượng dầu mỏ và 40 khí tự nhiên của thế giới. Nền an ninh của Israel là nhân tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của những nước như Mỹ và Đức, và hầu hết các nước trong cộng đồng quốc tế thống nhất với nhau trong nỗi lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh về chương trình hạt nhân của Iran. Khi Trung Đông bùng nổ, phương Tây không thể đơn giản biểu lộ lấy làm tiếc và ngó qua hướng khác.

 

Trở về Năm Số không

 

Tám tuần trước khi bắt đầu làn sóng bạo loạn gần đây ở Bắc Phi, các quyển lịch đã được đặt lại về năm Zero trong khu vực này, nơi có có tầm quan trọng trung tâm đối với hòa bình thế giới và kinh tế toàn cầu. Khu vực láng giềng của châu Âu này đang bên bờ một khởi đầu mới. Cho đến nay, phương Tây đã đạt được những hiệp định với hầu hết các lãnh đạo A Rập, chủ yếu nhằm bảo đảm ổn định và bảo vệ thị trường dầu. Phải chăng những hiệp định ấy bây giờ đã mất hiệu lực?

 

Không ai có thể nhìn về tương lai. Nhưng có lẽ một cái nhìn về quá khứ, vào những ghi chép 100 năm của Trung Đông hiện đại, có thể cho chúng ta những kết luận về phần này của thế giới, và phương Tây, bây giờ có thể đối diện với chuyện gì. Cuộc khảo cứu này bắt đầu từ vùng đất đầu tiên nơi mà những người nổi loạn dã tự giải phóng họ ra khỏi sự kiểm soát của Gadhafi, tức là vùng Cyrenaica.

 

Cách đây một trăm năm, vào mùa thu năm 1911, một viên thiếu tá quân đội Ottoman đến cửa ngõ Benghazi. Như ông viết cho một người bạn, ông từ Istanbul đến để giành lại “những vùng đất biên cương nồng ấm và hữu hảo của tổ quốc.”

 

Trong hơn 400 năm, Ottoman đã kiểm soát Bắc Phi, Syria và Palestine, Mesopotamia cho đến tận vịnh Ba Tư, từ Hồng Hải đến Aden, và từ Sông Nile đến biên giới Sudan. Nhưng rồi người Pháp đánh chiếm AlgeriaTunisia, và 1882 Ai Cập rơi vào tay người Anh. Lúc này người Ý đã đổ bộ lên Libya. Giống như người Pháp và người Anh, họ cũng tìm cách thiết lập các thuộc địa ở châu Phi. Vào thời ấy, còn mục tiêu nào dễ dàng hơn là một tỉnh của đế quốc Ottoman yếu ớt, người ốm trên eo biển Bosporus?

 

Kết liễu một đế quốc

 

Thiếu tá Mustafa Kemal với 150 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và 8.000 lính A Rập, đã chống đỡ được với quân thù trong  nhiều tháng và chặn giữ một đạo quân 15.000 lính Ý không cho xâm nhập qua bờ biển Libya. Nhưng ông sớm nhận ra rằng đây là một trận đánh mà ông không thể nào thắng được. Các vùng biên giới của đế quốc đã từ từ vỡ vụn ra, không chỉ ở châu Phi, mà cả ở Balkan, dọc sông Danube và trong vùng Caucasus. Tripolitania là một nguyên nhân thất bại. Nó là “vô dụng” ngay cả với cố gắng đánh lại người Ý, ông viết trước khi rở về Istanbul.

 

Thiếu tá Kemal cảm thấy rằng việc mất tỉnh cuối cùng ở châu Phi của Istanbul không chỉ đánh dấu bắt đầu sự kết thúc một đế quốc, mà còn là kết thúc một thời đại. Ông cảm thấy có một cái gì đó mới mẻ hiện ra ở chân trời, một cái gì đó ông có thể đóng vai trò then chốt trong đó. Nhưng ông vẫn khôg biết cái mới ấy là cái gì.

 

Ngày nay chúng ta biết nó là cái gì, tức là, một thế kỷ trong đó toàn thể Trung Đông biến thành một chiến trường cho các lực lượng chính trị, tư tưởng, và tôn giáo, một ngôi nhà kính của chính trị toàn cầu. Trong 100 năm ấy, các nước được thành lập đã không hoạt động. Các đường biên giới được vạch ra một cách tùy tiện, những kẻ thống trị được dựng lên căm ghét nhân dân của chúng như nhân dân căm ghét chúng. Các cuộc chiến tranh và nội chiến nổ ra, những kẻ độc tài bị giết. Chỉ có hai nước trong vùng tìm được con đường đến dân chủ, đó là Israel, thành lập 1948, và đất nước mà Thiếu ta Kemal, người sau này được biết đến dưới tên Atatürk, đã xây dựng nên: Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Và trong khi các nước khác và các khu vực khác đã đi vào thời hiện đại giữa những hoàn cảnh thảm họa như nhau, giống như châu Âu chẳng hạn, đã vượt qua được những hận thù của mình trong mấy thập kỷ tiếp theo,  khi Nam Mỹ đã đạt được đôi chút ổn định và Trung Hoa đã dần dần vượt được các nước phương Tây về sản xuất, thì phần lớn các nước Trung Đông và Bắc Phi vẫn còn đông cứng trong chế độ chuyên quyền, bế tắc và vô vọng. Ngay cả việc phát hiện ra trữ lượng dầu mỏ chứng tỏ nó là khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng không thể làm thay đổi được hiện trạng này. Ngược lại, sự phân phối không công bằng nguồn của cải dầu mỏ chỉ làm sâu thêm các mâu thuẫn, và trong nhiều trường hợp cái phúc có dầu lại thành ra cái họa.

 

Những ma quỷ vùng Trung Đông

 

Gần hết 100 năm bắt đầu từ chuyến đi của Thiếu tá Kemal đến Libya, những con quỷ vùng Trung Đông bỗng nhiên hiện ra trên khắp thế giới. Al-Qaida bước lên sân khấu địa cầu, một tổ chức khủng bố đến từ giữa lòng thế giới A Rập mà có khả năng hoạt động với tầm với chưa từng thấy ra toàn thế giới. Vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, cuối cùng đã rõ rằng Trung Đông đã sinh ra một con quái vật.

Nhưng chủ nghĩa khủng bố của al-Qaida không phải là tiếng nói cuối cùng của Trung Đông, ngày 11 tháng Chín cũng không phải là kết thúc của lịch sử. Mười năm sau những vụ tấn công ở New York và Wáhington, một cuộc nổi dậy đã bóp nghẹt thế giới A Rập mà không ai thấy nó đến. Nó bắt đầu ở Tunisia và lan sang Ai Cập, Bahrain, YemenJordan. Như thể được giải thoát khỏi m ột nhà tù băng giá của nỗi sợ hãi, nhân dân ngày nay đang đứng lên chống lại những kẻ thống trị, những con người mà phương Tây coi như nếu không là thành viên các nhóm tôn giáo cuồng tín thì cũng là những đám đông thờ ơ chấp nhận số phận của mình.

 

Bây giờ những con người ấy đang xuống đường, không có dấu vết gì của tính thờ ơ hay sự cuồng tín tôn giáo, từ Morocco đến  Sultanate có vẻ thanh bình của Oman, từ A Rập Saudi giầu có đến Iraq, mà Mỹ coi là đã giải phóng cách đấy tám năm, để đòi hỏi những gì họ có quyền đòi hỏi: công bằng, dự phần vào quyền lực nhà nước, thịnh vượng và tự do. 

 

Thế giới A Rập, cái thế giới dường như đã tự nhốt mình trong căn phòng hoảng sợ của lịch sử thế giới khi nó liên tục chịu đựng mọi tai ách của cái hiện đại, cuối cùng đã giành lại được tiếng nói của mình.

Và phương Tây, thay vì hoan hỉ reo mừng về những gì nó đã đòi hỏi trong nhiều năm, thì nay đang đứng bên lề há hốc mồm kinh ngạc, sửng sốt, không nói nên lời vì kinh hãi.

 

Có thể nào trách cứ nó không? Các nước A Rập có thể làm gì nhiều hơn là lật đổ các chính phủ không? Họ có khả năng tiến tới dân chủ không? Những gì đang diễn ra ở Libya có biện hộ nổi cho những kẻ luôn mồm cảnh báo kể từ khi cuộc cách mạng này bắt đầu không?

 

Hàng trăm người, có lẽ hàng ngàn, đã chết giữa BenghaziTripoli trong hai tuần qua. Sự sụp đổ có thể xảy ra của chế độ Gadhafi minh họa cho sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế A Rập và những đau thương mà chúng bắt nhân dân của chúng phải chịu. Di sản của chúng là di sản thất bại.

 

Giáo dục tồi và sản xuất kém

 

Một vài khu vực khác mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xem xét trong báo cáo thường niên của nó về Phát triển Con người, về nhiều phương diện cũng tồi tệ không kém thế giới A Rập. Trong hầu hết các nước thuộc Liên minh A Rập, hệ thống giáo dục khốn khổ và nạn mù chữ cực kỳ cao. Ở Mauritania, Morocco và Yemen, gần một nửa số người trưởng thành trong dân cư không biết đọc biết viết, trong khi tỉ lệ mù chữ ở các nước Ai Cập, Algeria và Sudan tương ứng là 28, 30 và 38%. Mới cách đây mấy năm, ngay cả Phi châu Hạ Sahara còn có nhiều kết nối Internet hơn thế giới A Rập.

Ít có nơi nào sản xuất kém phát triển như nơi này. Tổng cộng tất cả các nước A Rập, với số dân 350 triệu, về kinh tế sản xuất ra ít hơn 60 triệu dân Italy. Chỉ có 3 phầ trăm dân số Libya làm việc trong khu vực dầu mỏ, là nơi cho đến gần đây, chiếm tới hơn 60 phần trăm GDP của nước này. Vậy thật ra số dân còn lại làm gì? Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp chính thức trong một nước sản xuất dầu mỏ giầu có như A Rập Saudi là 26%, trong khi con số tỉ lệ không chính thức trong khu vực Maghreb Bắc Phi lên tới 70%.  Một phần ba nhân dân MauritaniaYemen, và một phần năm dân Ai Cập sống với dưới 2$ một ngày.

 

Thế giới A Rập không nghèo! Nhưng không có khu vực nào trên thế giới đối xử với các nguồn tài nguyên của mình – và với một nửa lực lượng lao động của minh, tức là phụ nữ – một cách cẩu thả như thế. Trong một vùng trải dài từ Morocco đến Bahrain chỉ có 5 phần trăm đại biểu quốc hội là phụ nữ. Và trong khi ở Hàn Quốc trong những năm từ 1980 đến 1999 có hơn 16.000 đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế, thì ở Ai Cập trong cùng thời gian đó chỉ có 77 đơn đăng ký.

 

Không có nước A Rập nào, ngoại trừ Lebanon có nền dân chủ vừa phải, là có dấu hiệu một xã hội công dân đang hình thành. Không nước nào có một truyền thống dân chủ có thể cung cấp một cơ sở cho những ai có kế hoạch điều hành đất nước theo gót các cuộc cách mạng trong những tuần gần đây, chưa nói đến những cuộc cách mạng sẽ còn tiếp tục đến.

 

“Xin thắt dây an toàn” nhà bình luận và cựu phóng viên Trung Đông của New York Time, Thomas Friedman, gần đây đã cảnh báo. Chuyến đi mà thế giới A Rập hiện giờ đang chuẩn bị khởi hành sẽ “không phải là một chuyến đi vui vẻ,” Friedman viết, mà là “trên một con đường dài và lởm chởm đá.”

 

Thân thể chính trị của Trung Đông đang ốm yếu theo nhiều cách và chưa bao giờ được hoạt động dưới những điều kiện dân chủ. Nó có khả năng làm thế không? Và nếu có, thì Thế giới và phương Tây làm gì để xúc tiến quá trình này.

 

Dùng một ẩn dụ trong ý học: bệnh án của Trung Đông bao gồm bốn bệnh lây nhiễm trầm trọng. Ba bệnh trong số đó từ ngoài đưa vào, còn một bệnh thì chắc chắn là nội sinh. Căn bệnh đầu tiên đến với cái tên đã nhàm ở phương Tây nhưng vẫn còn rất sống động trong thế giới A Rập ngày nay: chủ nghĩa đế quốc.

 

(còn tiếp)

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2343
Ngày đăng: 02.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ - Hiếu Tân
Đơn thuốc của tiến sĩ Kissinger cho Trung Hoa - Hiếu Tân
Mùa xuân A rập đã ngưng lại? - Hiếu Tân
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)