Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.059
123.138.051
 
Giới thiệu nhà văn Philip Roth, người đoạt giải Man Booker International Prize, 2011
Hiếu Tân

Theo http://www.kirjasto.sci.fi/proth.htm

 

Nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn Philip Roth lần đầu tiên nổi tiếng với  GOODBYE, COLUMBUS (1959). Nó gồm một tiểu thuyết ngắn với 5 truyện ngắn mô tả cuộc sống của một gia đình Do thái trung  lưu. Mười năm sau xuất hiện CĂN BỆNH CỦA PORTNOY. Trong "câu chuyện thủ dâm" này người kể chuyện đi tìm tự do bằng cách sử dụng sex như một lối thoát. Cuốn sách đạt được một thành công quốc tế vang dội.

 

Giữa lần đầu phát hiện ra những kẻ thô lỗ Newarknhững kẻ ranh ma Brooklyn hồi bảy tám tuổi và lần đầu tiên đọc Lord Jim của Conrad ở tuổi mười tám, tôi đã lớn lên. Tôi một mực nói rằng việc tôi phát hiện ra văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết hư cấu, và "chuyện phiêu lưu tình ái" xảy ra sau đó – có phần vô vọng, nhưng vẫn đầy khao khát –  một phần do từ niềm mê say cuồng dại của tuổi thơ với môn bóng chày. Hay có lẽ chính xác hơn, môn bóng chày, với toàn bộ tri thức và truyền thuyết của nó, những liên kết theo mùa của nó, tính xác thực tự nhiên của nó, những quy tắc đơn giản và những chiến lược minh bạch của nó, những đoạn kéo dài và những ly kỳ giật gân của nó, cái rộng rãi của nó, sự hồi hộp của nó, tính anh hùng ca của nó, những sắc thái của nó, biệt ngữ của nó, những 'tính cách' của nó, sự chán ngắt buồn ngủ của nó, sự biến đổi hoang đường của cái trước mắt – là văn chương của thời trai trẻ của tôi. (Roth trong "Những Năm Bóng chày của tôi", trích từ Đọc tôi và những người khác, 1975)

 

Philip Roth sinh ở Newark, New Jersey, nơi trở thành khung cảnh cho những tiểu thuyết đầu tiên của ông. Cha ông là người bán bảo hiểm thuộc dòng dõi Áo- Hung. Sau này trong PATRIMONY (1991) Roth miêu tả người cha tám mươi sáu tuổi của ông, bị bệnh u não, nhưng vẫn còn đang ở lứa tuổi mới ngoài tám mươi "chẳng khó khăn gì để thuyết phục mấy bà góa giàu có ...rằng ông chỉ mới chớm bảy mươi." Roth vào trường Đại học Rutgers một năm, rồi chuyển sang trường Đại học Bucknellng. Ông học ở Đại học Tổng hợp Chiago, nhận bằng thạc sĩ văn chương tiếng Anh. Năm 1955 Roth vào quân đội, nhưng được giải ngũ do bị thương trong thời kỳ huấn luyện cơ bản. Roth tiếp tục học tập ở Chicago, và từ 1955 đến 1957 làm thầy giáo dạy tiếng Anh. Ông bỏ dở chương trình học Tiến sĩ năm 1959 và bắt đầu viết những bài điểm phim cho tờ New Republic. Cùng năm đó cho ra Goodbye Columbus, đoạt giải thưởng Sách Quốc gia (National Book Award) và sau đó được dựng thành phim. Cuốn Căn bệnh của Portnoy trở thành sách bán chạy số một năm 1969.

 

Cuốn Căn bệnh của Portnoy cuốn tiểu thuyết thứ ba của Roth, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của tác giả. Cảm hứng đằng sau Portnoy đã được quy cho hành động hộp đêm của Lenny Bruce. Roth ghi lại những lời thú nhận thầm kín của Alexander Portnoy với bác sĩ tâm thần của y. "..Cứ như thể qua giao hợp tôi sẽ phát hiện ra châu Mỹ. Chinh phục châu Mỹ ư? Có lẽ nó giống chuyện ấy hơn. Columbus, Thuyền trưởng Smith, Thống đốc Winthorp, Tướng Washington – bây giờ là Pornoy." Pornoy đi qua những ám ảnh tuổi dậy thì bằng thủ dâm và mối quan hệ của y với người mẹ Sophie yêu con bằng tình yêu sở hữu, không muốn chia sẻ con mình với ai. Việc Portnoy đi đến thứ văn hóa khoái lạc phương Tây thật trớ trêu. Mặc dầu y thành công, y biết rằng thành công của y là nhất thời. Nhiều bạn đọc thấy cuốn sách này là chướng và khiêu dâm, vì những cảnh sex của nó. Việc Roth mô tả người mẹ Do Thái của ông cũng bị phê phán.

 

Tính chất Do Thái là lãnh địa chính của Roth trong cuộc khảo sát của ông về văn hóa Mỹ. Roth khác với Malamud và Bellow, những đồng nghiệp cao niên hơn của ông, ở chỗ ông mỉa mai hơn – đôi khi đặc trưng bởi cái nhìn "thiếu trìu mến" về cuộc sống của những người Do Thái. Bạn đọc thường đồng hóa bản thân nhà văn với những ám ảnh của các nhân vật hư cấu của ông, và lên án ông chia sẻ những suy nghĩ của họ. "Xuất bản một quyển sách giống như lấy một chiếc vali và đặt nó ra ngoài nơi công cộng rồi bỏ đi và để nó lại đó," Roth đã nói thế trong một cuộc phỏng vấn. "Không có cách gì tác giả có thể kiểm soát điều gì xảy ra cho sách của anh ta khi nó đã ra ngoài thế giới." (Mein Leben als Philip Roth, dir.  Christa Maerker, 1998, e-Motion-Picture/SWR)

 

Từ những năm 1960 Roth làm việc ở Đại học Quốc gia Iowa, Princeton, Đại học bang New York, Đại học Pennsylvania và nhiều nơi khác. Từ 1988 ông là Giáo sư Ưu tú tại Cao đẳng Hunter, New York. Roth được nhiều giải thưởng như Guggenheim fellowship (1959), National Book Award (1960, 1995), Rockefeller fellowship (1966), National Book Critics Circle award (1988, 1992), và PEN/Faulkner Award (1993, 2000). Năm 1998 Roth nhận huân chương Quốc gia về Nghệ thuật tại Nhà Trắng và năm 2001 ông đã nhận được giải thưởng cao nhất của Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Hoa Kỳ, huy chương vàng về tiểu thuyết. Năm 2011, Roth đoạt giải Tư 'Man Booker International Prize', trị giá 60.000£.        

 

Roth thường xuyên vật lộn với vấn đề căn cước của người đàn ông Mỹ gốc Do Thái. THE BREAST (1972) là  một ám chỉ hài hước đến truyện ngắn nổi tiếng của Kafka "Đổi dạng" – nhân vật của Roth, David Kepesh, thấy mình biến thành cặp vú đồ sộ của người đàn bà. Kepesh còn xuất hiện trong THE PROFESSOR OF DESIRE (1977), [ông giáo sư của nỗi thèm khát] ghi chép biên niên cuộc đời ông đến tuổi 34, và THE DYING ANIMAL (2001), [con vật hấp hối] trong đó ông có cuộc tình với sinh viên của mình. "Cuốn tiểu thuyết này – lấy tựa đề từ mấy câu thơ của Yeat "hãy móc trái tim tôi ra/ trái tim khốn khổ vì thèm khát/ và nhét nó vào một con vật đang hấp hối," đề cập đến một chủ đề lớn về phóng xạ xúc cảm và chết người những năm 1960, nhưng sau bức tranh xã hội rộng lớn của Roth bộ ba tiểu thuyết sau chiến tranh ("Mục sư Mỹ", "Tôi lấy một người cộng sản" và "Vết nhơ con người") cho cảm giác nông cạn và giả tạo lạ lùng. (Michico Kakutani trong The New York Times, 8/5/2001) Một nhân vật kỳ cựu khác, Nathan Zuckerman, dính vào nhiều vụ tình ái trong "MY LIFE AS A MAN" (1975) [Đời tôi – một người đàn ông] ông xuất hiện như một cái loa của tác giả trong những cuốn tiểu thuyết tiếp theo, trong đó có "I MARRIED A COMMUNIST" (1998) [Tôi kết hôn với một người cộng sản] lấy bối cảnh những năm 1950. Những tiểu thuyết này đề cập vấn đề ly hôn, chiến tranh lạnh, và thời đại McCarthy với những cuộc săn lùng. Thông qua Zuckerman, Roth đã khảo sát mối quan hệ giữa nhân vật hư cấu và kẻ sáng tạo ra nó, hay quá trình lão hóa, như trong cuốn tiểu thuyết u buồn "EXIT GHOST" (2007) [Bóng ma thoát xác]

 

Đôi khi Roth coi cuộc sống của chính ông như một phần hư cấu của ông. Trong "THE PLOT AGAINST AMERICA" (2004), [Âm mưu chống Mỹ] một lịch sử giả tưởng, trong đó viên phi công nổi tiếng Charles Lindberg là Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ phát xít, Philip Roth là một trong những nhân vật, đau khổ vì lai lịch Do Thái của mình. Trong "OPERATION SHYLOCK" (1993) [Chiến dịch Shylock] Roth gặp bóng ma của mình, một Philip Roth khác, một người đàn ông tự nhận mình là tác giả. Một sự cố ngẫu nhiên có thật đã gợi cảm hứng cho Roth: nhà tiểu thuyết Richard Elman đã nhớ lại trong cuốn sách của mình việc ông quyến rũ một nữ diễn viên xinh đẹp và nỗi bẽ bàng vào sáng hôm sau khi ông biết nàng tưởng ông là Philip Roth. Elman để cho nàng ra đi mà không cải chính. Một chủ đề khác trong cuốn sách là phiên tòa của John Demjanjuk - người bị cáo buộc là Ivan Hung bạo của Treblinka. Demjanjuk kêu rằng anh ta có một bóng ma sống, tên này đã phạm tất cả các tội ác mà anh ta bị buộc tội và đã giết những người Do Thái ở trại tập trung.

 

Hồi ức của Roth về gia đình ông, Patrimony, đoạt Giải thưởng Phê bình Quốc gia (National Critics Circle Award) năm 1992. Một nhà điểm sách của Time gọi ABBATH THEATER (1995) [Nhà hát Abbath], viết về một diễn viên múa rối về hưu, là tác phẩm hay nhất năm 1995. Nó đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia  (National Book Award). THE HUMAN STAIN (2000) lấy bối cảnh những năm 1990 vào thời kỳ cao điểm cuộc bê bối tình dục Clinton. Người kể chuyện là Zuckerman kể về Conan Silk, khoa trưởng một trường cao đẳng. Ông ta bị buộc phải từ chức sau khi làm hoảng sợ những người bảo vệ về thái độ chính trị đúng đắn. "Có ai biết những người này không?" Ông ta hỏi về hai sinh viên chưa bao giờ đến lớp. "Họ tồn tại thật không, hay là những bóng ma hiện hình?" Họ là có thật, và là những người Mỹ gốc Phi. Ngoài trường, với sự giúp đỡ của viagra, Silk đã bắt đầu một cuộc tình với cô gái giữ nhà không biết chữ, Faunia. "Phần lớn các nhà tiểu thuyết đã không hoặc không thể xử lý tính đa dạng của các yếu tố mà Roth đã làm ở đây. Ít người có được sức tưởng tượng triệt để và khả năng làm chủ kỹ thuật của ông. Số người táo bạo như ông còn ít hơn nữa." (R.Z. Sheppard trong Time, 22/5/2000) Robert Benton chuyển thể sách của ông thành phim năm 2003, Anthony Hopkins and Nicole Kidman đóng vai chính.

 

Người vợ đầu của Roth là Margaret Martinson Williams; họ ly hôn năm 1963. Năm 1990 ông cưới nữ diễn viên kịch Shakespearean Claire Bloom – mối quan hệ của họ đã bắt đầu từ những năm 1970. Họ phân chia thời gian giữa nhà họ ở ConnecticutLondon. Các bạn láng giềng của họ ở Connecticut bao gồm Arthur Miller và William Styron. Sau khi hai người chia tay Bloom xuất bản hồi ký của bà Rời khỏi ngôi nhà búp bê (1996).  Hồi ký năm 1982 của bà Ánh đèn sân khấu và những chuyện sau đó, tập trung vào những năm đầu của bà và đặc biệt là sự cộng tác với Chaplin. Bloom đã đóng trong tnhiều vở kịch cổ điển và hiện đại, trong đó có Chiếc xe điện mang tên khát vọngVườn Anh đào. Các phim: Ánh đèn sân khấu (Charles Chaplin viết và  đạo diễn), Nhìn lại trong giận dữ (Tony Richardson  đạo diễn, kịch John Osborne, 1959), Nhà búp bê (vai Nora, kịch Henrik Ibsen, Patrick Garland đạo diễn, 1973), Những hòn đảo trong dòng suối (dựa trên tiểu thuyết của Ernest Hemingway, Franklin Schaffner đạo diễn, 1977), Tội ác và thói xấu (Woody Allen viết và đạo diễn, 1989)..../.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2562
Ngày đăng: 11.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhìn vào những nguyên nhân gốc rễ của cách mạng A Rập - Hiếu Tân
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp phần 2 - Hiếu Tân
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 3 - Hồ Bạch Thảo
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? - Hiếu Tân
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ - Hiếu Tân
Đơn thuốc của tiến sĩ Kissinger cho Trung Hoa - Hiếu Tân
Mùa xuân A rập đã ngưng lại? - Hiếu Tân
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)