Minxin Pei, The Diplomat 12/6/2011
Minxin Pei là một giáo sư của chính phủ tại Đại học Claremont McKenna College và trợ lý cộng tác viên cao cấp cho tổ chức Carnegie Endowment for International Peace. Các nghiên cứu của ông đã công bố trên Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy và nhiều sách đã xuất bản, và những "off-ed" [những bài báo độc lập không cùng quan điểm với ban biên tập] của ông xuất hiện trên các báo và tạp chí Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, International Herald Tribune, và nhiều tờ báo lớn khác.
http://the-diplomat.com/2011/06/12/how-china-can-avoid-next-conflict/
Vụ tranh cãi mới nhất giữa Trung Hoa và Việt Nam có vẻ sắp leo thang nguy hiểm. Trung Hoa cần dẫn trước trong việc tìm ra một giaỉ pháp.
Ảnh: Uniphoto Press
Cuộc tranh chấp đang leo thang giữa Trung Hoa và Việt Nam tranh giành các vùng biển thuộc Biển Nam Trung Hoa đã đến vào thời điểm xấu nhất đối với Bắc Kinh. Cách đây gần một năm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã lưu ý Trung Hoa rằng hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa nằm trong quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ, và bà đã thẳng thắn kêu gọi Trung Hoa giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình theo luật quốc tế.
Như chúng ta biết, những nhận xét của bà Clinton ở Hà nội vào tháng Bảy, 2010 đã đánh dấu một bước ngoặt trong hai khía cạnh quan trọng. Nó đã dứt khoát xoay chuyển nhận thức về cân bằng quyền lực trong khu vực này. Trước khi có bài phát biểu đó của bà Clinton, Trung Hoa đã tưởng giành được thế tay trên trong khu vực này thông qua nhiều năm kiên trì theo đuổi một cuộc "tấn công mềm mỏng". Sau cú choáng người của Clinlton, mà tất cả các nước ASEAN đã kín đáo hoan nghênh, Trung Hoa xem ra bị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa, phản ứng vụng về của Trung Hoa bao gồm những uy hiếp được che đậy sơ sài với các nước láng giềng, chỉ thêm vào những sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao khiến cho năm 2010 trở thành năm tồi tệ nhất trong chính sách ngoại giao của Trung Hoa kể từ năm 1989.
Để giành lại thế chủ động về ngoại giao và sửa chữa những tổn thất mà nó tự gây cho mình, Trung Hoa gần đây đã bắt đầu một cuộc "tấn công mềm mỏng" khác có thu được một số kết quả khích lệ. Các mối quan hệ với Hoa Kỳ đã ổn định kể từ khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Washington hồi tháng Giêng, cuộc đối thoại giữa hai quân đội đã được lập lại. Ngay cả những quan hệ với Nhật Bản cũng đã được cải thiện đáng kể trong mấy tháng gần đây.
Bởi vậy tại giai đoạn này, một cuộc đụng độ dữ dội và tiềm tàng nguy hiểm với Việt Nam là điều mà Trung Hoa không mong muốn.
Nhưng đồng thời Bắc Kinh cũng cần cho thấy nó sẽ không thỏa hiệp trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Không may, với Việt Nam, Trung Hoa đã đụng phải một đối thủ cũng không khoan nhượng và cứng rắn không kém.
Trong số tất cả những yêu sách lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa, cuộc tranh chấp Trung-Việt có khả năng dẫn đến xung đột vũ trang nhất. Trước hết, cả hai nước đã lao vào những cuộc giao tranh hải quân lẻ tẻ trên biển Nam Trung Hoa từ trước.
Năm 1974, hải quân Trung Hoa đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, sau khi đánh bật hải quân Nam Việt Nam.
Năm 1988, Trung Hoa và Việt Nam đã đánh một trận hải quân ngắn trên quần đảo Trường Sa. Thứ hai, yêu sách của Trung Hoa về quần đảo Trường Sa nói chung được coi là yếu theo luật quốc tế, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trung Hoa đã rất khó chứng minh những giải đá ngầm mà nó đang chiếm đạt được những tiêu chuẩn về những hòn đảo tự lực và có người ở (những hòn đảo này khi đó sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, gọi là EEZ) Nhưng điều đó không phải là trường hợp Hoàng Sa mà Trung Hoa đã thật sự kiểm soát và Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền. Khu vực EEZ 200 hải lý của Hoàng Sa và khu vực EEZ 200 hải lý kéo dài từ bờ biển Việt Nam chồng lấn lên nhau.
Theo các báo cáo, sự cố tàu tuần biển Trung Hoa cắt cáp thăm dò địa chấn đáng giá hàng triệu đô la của một tàu nghiên cứu của Petro Việt Nam đã xảy ra trong khu vực tranh chấp này./.