Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.082
123.138.515
 
Vua Morocco nhượng bộ sức ép và chấp nhận cải cách
Hiếu Tân

Vua Mohamed VI viết lại hiến pháp và các chính khách được bầu nhiều quyền hơn, sau những cuộc biểu tình phản đối lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

 

Giles Tremlett and Agencies in Rabat, The Guardian, 18/6/2011

http://www.guardian.co.uk/world/2011/jun/18/morocco-king-reform

 

 

Vua Morocco Mohamed VI, người vừa loan báo các cải cách trong một bài nói trên truyền hình, đã giữ những đặc quyền kiểm soát đối với quân đội và tôn giáo

Ảnh: Azzouz Boukallouch/AP

 

Vua Morocco Mohamed VI, đã trả lời mùa xuân A Rập bằng cách viết lại Hiến pháp của đất nước ông và trao cho các chính khách được bầu những quyền lớn hơn nhưng để lại cho ông nắm vững an ninh, quân đội và các vấn đề tôn giáo. Bản dự thảo hiến pháp sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân ngày 1 tháng Bảy cho thấy một số quyền lực sẽ được chuyển giao từ một triều đại lâu năm nhất trong thế giới A Rập và từ  những quan chức cung đình thống trị Morocco.

 

Trong số những biện pháp khác, hiến pháp mới tuyên bố rõ ràng rằng nhà vua bây giờ phải lựa chọn thủ tướng từ đảng nào thắng cử  vào nghị viện, cái nghị viện cho đến nay chỉ là một thứ bù nhìn không hơn không kém.

 

Trong khi chính phủ có được quyền hành pháp, thì nhà vua 47 tuổi giữ đặc quyền kiểm soát đối với quân đội và tôn giáo.

 

Và các nhà bình luận chỉ ra rằng trong khi thủ tướng chịu trách nhiệm về chính sách đối nội thì ông làm thế với sự cho phép của nhà vua và nhà vua vẫn có quyền thông qua các nghị định của ông.

 

“Ông chia sẻ một số quyền hành pháp với Thủ tướng nhưng vẫn giữ những quyền hành rất lớn,” Maghreb Blog nói trên Twitter. “những thay đổi không ảnh hưởng gì đến quyền lực thực sự tùy ý của ông về quân sự và tôn giáo.”

 

Mohamed VI trình bày những  biện pháp của ông cho đất nước trên một buổi phát hình TV.

 

Nhà vua nói cải cách hiến pháp “ xác nhận các đặc điểm và các cơ chế hoạt động của bản chất đại nghị của hệ thống chính trị Morocco” và đặt cơ sở cho “hệ thống hiến pháp hiệu quả, hợp lý mà các yếu tố cốt lõi của nó là sự cân bằng, độc lập và tách biệt của các quyền, và mục tiêu cao nhất của nó là tự do và phẩm giá của các công dân.” 

 

Sau khi đối mặt với những cuộc biểu tình phản đối lớn nhất trong nhiều thập kỷ, nhà vua đã ra lệnh cho một ủy ban hồi tháng Ba soạn thảo một bản hiến pháp sau khi thảo luận với các chính đảng, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ.

 

Người Morocco lúc đầu chiếm những đường phố hồi tháng Hai, nhưng đất nước này đã không phải trải qua một mức độ bạo lực như đã thấy ở các nước A rập khác.

 

Các quan chức khẳng định rằng lòng tôn trọng đối với nhà vua kết hợp với một chế độ  tự do hơn và ít bị cảnh sát kìm kẹp hơn so với những nơi khác đã giúp tránh được những cuộc nổi dậy kiểu Tunissia hay Ai Cập.

 

Nhưng người Morocco rõ ràng đã chán ngấy với tham nhũng tăng vọt, mà theo các bức mật điện của đại sứ Hoa Kỳ do Wikileaks tiết lộ, đã vươn dài đến tận thâm cung của Mohamed IV. Những bức mật điện ấy cho biết cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Rabat đã lên án “Sự tham lam kinh hoàng của những kẻ gần gũi với vua Mohamed IV.”

 

Những thiết chế lớn và thủ tục của nhà nước Morocco được triều đình sử dụng để ép buộc và gạ gẫm hối lộ trong lĩnh vực bất động sản” một doanh nhân lớn của Morocco phàn nàn với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ.

 

Tham nhũng cũng tăng vọt trong các tòa án, kinh doanh và y tế, theo Tổ chức Minh bạch Morocco.

 

Nhiều người dân Morocco mong nhìn thấy đất nước họ được hưởng sự tăng trưởng kinh tế mà các nước như Tunisia hay Thổ Nhĩ Kỳ đã có được trong hai thập kỷ qua.

 

Nhà vua nói một tòa án hiến pháp cũng sẽ được thành lập trong khi “bản hiến pháp hình sự hóa bất  kỳ sự can thiệp, hối lộ hoặc mua chuộc liên quan đến bộ máy tư pháp.”

 

Ông nói bản hiến pháp “hình sự hóa tội tra tấn, cưỡng bức mất tích, tùy tiện giam giữ và tất cả các hình thức phân biệt đối xử và các hành động vô nhân đạo, hạ nhục con người” trong khi đề cao “tự do báo chí và tự do phát biểu ý kiến” bên trong những ranh giới thực thi pháp lý không được nói rõ.

 

Những cải cách này sẽ được các nước quân chủ vùng Vịnh theo dõi chặt chẽ, những nước cho đến nay đã né tránh  các kêu gọi cải cách trong nước, và bực bội rằng những thay đổi ở Morocco có thể thôi thúc những đòi hỏi từ những nhà cải cách trong nước họ.

 

Trong nước Morocco Hồi giáo nhà vua được chính thức coi là lãnh tụ tôn giáo của đất nước với danh hiệu người chỉ huy của tín ngưỡng.

 

Nhưng bản hiến pháp mới sẽ thấy địa vị của ông hơi có thay đổi, với thuật ngữ “thiêng liêng” biến mất nhưng quốc vương vẫn còn là “bất khả xâm phạm,” nhà vua nói.

 

Ngày trưng cầu ý dân chỉ để cho người dân Morocco – 44% mù chữ – có hai tuần để tìm hiểu và thảo luận về nội dung của bản  hiến pháp mới.

 

Tuy nhiên ít có nhà bình luận nghi ngờ rằng nó sẽ được thông qua mặc dù các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ của phong trào 20 Tháng Hai cho rằng nhiều thay đổi chỉ là để tô điểm.

 

Sau buổi truyền hình, những chiếc xe cắm cờ lao đi trên các đường phố của thủ đô Rabat bóp còi inh ỏi, hành khách reo hò trong bóng đêm, và nhiều thanh niên diễu hành trên các đại lộ lớn đánh trống và reo mừng.

 

Najib Chawki một nhà hoạt động của phong trào 20 Tháng Hai nói bản dự thảo hiến pháp “không đáp ứng được thực chất những đòi hỏi của chúng tôi là thiết lập một nền quân chủ đại nghị. Chúng ta về cơ bản đang chuyển từ một nền quân chủ tuyệt đối trên thực tế (de facto) thành một nền quân chủ  lập hiến.”

 

Các nhà hoạt động khẳng định rằng chương trình cải cách ban đầu được đưa ra bởi vua Mohamed, người đã mang lại nhiều tự do hơn và cải thiện các quyền của phụ nữ khi ông thừa kế ngai vàng cách nay 12 năm, trên thực tế đã ngừng lại.

 

Các nhà hoạt động trên Twitter nói đám đông ủng hộ chính phủ đã tấn công ít nhất một nhà hoạt động dân chủ./.

 

Xem thêm: Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15924&LOAIID=34&LOAIFID=5&TGID=1303

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2371
Ngày đăng: 22.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Rắc rối nhiều hơn ở biển Nam Trung Hoa - Hiếu Tân
Nước Nga sợ gì ở châu Á? - Hiếu Tân
Cuốn sách mới mô tả các Smurf như xã hội toàn trị không tưởng - Hiếu Tân
Trung Hoa Có thể tránh cuộc xung đột sắp tới như thế nào - Hiếu Tân
Trò chuyện với Philip Roth: Không còn cảm thấy việc tôi phải chết là cái gì bất công ghê gớm lắm - Hiếu Tân
Giới thiệu nhà văn Philip Roth, người đoạt giải Man Booker International Prize, 2011 - Hiếu Tân
Nhìn vào những nguyên nhân gốc rễ của cách mạng A Rập - Hiếu Tân
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp phần 2 - Hiếu Tân
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 3 - Hồ Bạch Thảo
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)