Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.090
123.138.946
 
Triết học đại học
Lê Hải*

Marek Siemek (1942-2011), Lê Hải dịch[1]

 

Lời người dịch: Mỗi chuyến công tác sang thủ đô Warszawa của Ba Lan tôi đều ghé thư viện khoa Triết trường đại học tổng hợp Warszawa để cập nhật những quyển sách mới mà trong đó có tác giả là những người bạn đồng học năm xưa. Lần này tôi không cách nào thoát khỏi được trạng thái tần ngần đứng trước cửa ra vào, nhìn ngắm mãi những quyển sách của giáo sư Marek Siemek mà thư viện đưa lên kệ để tưởng niệm ông qua đời. Ngày xưa tôi chọn giờ giảng của ông vì lớp học là quán cà phê, thầy ngồi uống bia hút tẩu, trò ngồi uống rượu vang hút thuốc đầu lọc, bàn chuyện… Mác[2]. Một trong số các tư tưởng của GS Siemek mà tôi tâm đắc nhất là chương cuối cùng trong tác phẩm gần như là cuối cùng mà ông xuất bản, bàn về đại học của châu Âu thời đương đại, mà mỗi vấn đề được đặt ra hầu như đều là câu trả lời cho các bàn cãi về hệ thống đào tạo của Việt Nam. Bắt đầu từ năm ngoái, nhưng rồi bỏ dở, hôm nay tôi dùng thời gian đọc sách trong thư viện để hoàn chỉnh và chia sẻ.

 

 

Đại học và truyền thống

 

Có một điều dễ hiểu là các câu hỏi về hiện trạng của đại học và vị trí của nó trong thế giới hiện đại và đặc biệt là trong châu Âu thống nhất thường trước hết là được chuyển về quá khứ. Với những câu hỏi kiểu như vậy không thể trả lời, thậm chí cũng khó có thể giải nghĩa mà không tái dựng khởi đầu lịch sử của các trường đại học, mà hầu hết cũng chính là lịch sử châu Âu theo đúng nghĩa của nó. Trên thực tế, nếu không có các trường đại học thì không thể nào hình dung ra nổi toàn bộ quá trình sinh ra và phát triển cái mà sau này tạo ra văn minh trung cổ Thiên Chúa Giáo (nhưng cũng không thể không kể phần đóng góp đáng kể của Hồi giáo - Ả Rập) như một thể thống nhất, là di sản chung của văn hóa và văn minh châu Âu. Điều đó có thể nghe thấy qua từ gốc tiếng La Tinh: universitas, như một cộng đồng tri thức, đào tạo và nghiên cứu khoa học được thể chế hóa từ đầu trở thành một trong số các yếu tố xây dựng và làm thành phần cho chính universitas - tức là những khái niệm, giá trị và tiêu chuẩn chung và phổ biến, phổ quát quan trọng, tạo ra bộ khung tinh thần cho châu Âu, trong thời gian vẫn còn hoàn toàn thống nhất về chính trị, tôn giáo và đạo đức.

 

Mạng lưới càng lúc càng dày đặc các trường cao học đầu tiên, mà trong thời gian trưởng thành của trung cổ đã trải dài từ Bologna, Padua, cho đến Oxford và Uppsala, từ Coimbra hay Salamanca đến Paris và Praha cùng Kraków, đã bằng sự thu hút và lan tỏa của mình tác động lên toàn lục địa. Nền tảng thống nhất về lòng tin và nhân sinh quan Thiên Chúa giáo, khi đó vẫn còn chưa khác biệt bên trong, cũng như phương tiện thống nhất về ngôn ngữ chung, mà lúc bấy giờ châu Âu vẫn chưa chia thành các quốc gia dân tộc, là tiếng Latin, là lingua franca không chỉ cho "cộng hòa sinh viên" ở khu vực hàn lâm, mà còn nói chung cho toàn bộ đời sống xã hội mà một cách cụ thể đã kéo theo là tạo dựng nên một cộng đồng đặc biệt theo kiểu của mình về thông tin dành cho tri thức. Cho nên từ thời trung cổ các trường đại học không chỉ là ví dụ điển hình cho cái mà hôm nay chúng ta gọi là "vòng tự do" của người, ý tưởng và thông tin, mà còn ảnh hưởng đáng kể đến quá trình những sự kiện quan trọng nhất về tri thức, văn hóa và chính trị toàn thế giới đó. Nói cách khác, nhắc đến lịch sử phát triển, các trường đại học chính là châu Âu.

 

Trường đại học và quá trình hiện đại hóa xã hội

Tất nhiên không cần nhắc lại, rằng thuyết phổ quát sơ khai như khi còn thống nhất chưa phân biệt (có thể coi như là tiền hiện đại) của châu Âu thời trung cổ đã tan rã ngay bậc thềm thời đại tân kỳ chính là kết quả của quá trình hiện đại hóa. Bước ngoặt lịch sử này tìm thấy biểu hiện của mình kể cả trong những thay đổi sâu sắc, như là bản chất và chức năng của trường đại học đã trải qua. Nếu đúng là trường đại học trở thành thể chế duy nhứt của thế giới và cuộc sống trung cổ, mà cũng gộp luôn cả giai đoạn hiện đại, thì mặt khác tất nhiên là cũng có khả năng gộp luôn - chỉ trong điều kiện ứng dụng hoàn toàn - thể chế này vào các thực tại khác nhau của xã hội và văn hóa hiện đại. Điều rõ ràng là chúng ta không thể kết luận gì sâu hơn từ nội dung quá trình lịch sử đa dạng và phức tạp, mà chỉ có thể ngắn gọn và giản lược hóa rất nhiều, về một số quá trình lịch sử nhất định vốn thể hiện ra đặc biệt quan trọng nếu chú ý tới thay đổi về tính chât và chức năng trường đại học.

 

Đầu tiên, sự hình thành các nhà nước dân tộc (nation-state) ở châu Âu chắc chắn cần phải được công nhận là một trong số các tiến trình lịch sử quan trọng đó. Cùng với sự tan rã cộng đồng phổ quát thời trung cổ Thiên Chúa giáo - Latinh, phân ra thành những thể hữu cơ ít nhiều độc lập được tạo ra theo đúng nguyên tắc thống nhất dân tộc, với cuộc sống tri thức đã tạo ra chân trời hoàn toàn mới. Nhờ nhanh chóng nhân rộng các loại ngôn ngữ và văn chương dân tộc từ một phía, và cũng như tăng nhu cầu chính quyền nhà nước trung ương về kiến thức và năng lực chuyên gia đối với công chức nhà nước từ phía bên kia, đào tạo, cũng như kiến thức phổ thông và văn hóa, trở thành trước hết là nguồn tạo ra bản sắc văn hóa dân tộc mới, cùng với sự đoàn kết mang tính yêu nước của các công dân và trung thành với quốc gia của chính bản thân. Các trường đại học, cùng với toàn mạng lưới các cơ sở phục vụ giáo dục và đào tạo - nằm ở bề mặt, được nối kết vào khung thể chế đó của nhà nước dân tộc mới, và như là các điểm nối kết quan trọng cho toàn bộ hệ thống tổ chức của nó.

 

Thay vì cơ chế nhà thờ chỉ đạo như thời trung cổ, vốn đã bị dỡ bỏ nhờ Cải cách và thế tục hóa đời sống xã hội trong thời hiện đại, xuất hiện càng lúc càng nhiều các mối quan hệ dày đặc giữa các trường đại học và các cơ quan chính trị nhà nước, cũng như quyền lực tri thức - tức là khoa học và văn hóa. Với châu Âu thời hiện đại có thể nhìn quá trình này rất rõ. Qui luật ở đây là nhà nước từ những ngôi trường được thu nhận hoặc dựng lên ngày càng nhiều tạo ra trước hết là cơ sở đào tạo cho giới lãnh đạo của mình, vốn liên tục cần tái tạo để dùng trong rất nhiều cơ quan chức năng trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội vậy. Các "trường đại học" được Napoleon lập ra - như là Ecole Normale SupérieureEcole Nationale d'Administration ở Pháp hay Scuola Normale Superiore ở Ý - ở đây dù thực sự là những ví dụ giới hạn; nhưng chắc chắn mô tả xu hướng chung, chỉ ra ít nhất một hướng rõ ràng mà theo đó quan hệ giữa nhà nước hiện đại với trường đại học của nó sẽ đi theo.

 

Bên cạnh truyền thống grandes écoles của nước Pháp thời Napoleon, vai trò hàng đầu còn có mô hình Humbold của Đức, mà theo đó trường đại học giữ toàn quyền tự chủ của cộng đồng hàn lâm, đồng thời được đưa vào hệ thống cơ quan quan trọng nhất trong giáo dục và đào tạo, khoa học và chính trị văn hóa của quốc gia hiện đại. Chính sự bành trướng lâu dài và không ai thắc mắc về tri thức và thể chế của mô hình đó đã khiến cho, ít nhất là ở châu Âu lục địa - chắc chắn sẽ khác chút ở Anh, và sau đó là Hoa Kỳ - riêng chữ "đại học quốc gia" trở thành một hiện tượng bão hòa. Từ phía khác cũng thấy rõ là trong trường hợp các dân tộc mà phát triển văn hóa riêng và ý thức dân tộc đã đạt mức cao, nhưng do các bối cảnh chính trị lịch sử khác nhau mà chưa - hoặc vừa mất - không có nhà nước riêng, thì chính các trường đại học trở thành không chỉ là nơi quan trọng cất giữ cho văn hóa dân tộc và truyền thống, mà còn cả cơ sở chính cho tư tưởng lập quốc và hoạt động chính trị. Ví dụ cổ điển cho trường hợp này là ảnh hưởng độc lập và trước hết là lập quốc của các trường cao học Ba Lan như ở Kraków và Lwów trong hơn 100 năm mất nước cho đến tận sau 1918. Nhưng cần chú ý đặc biệt trong ngữ cảnh này về sự tham gia vĩ đại, như là quá trình chuẩn bị cơ sở cho độc lập quốc gia của Israel (1948) nhờ công của Đại học Hebrew ở Jerozolim trong thập niên 1920.

 

Kiến thức như là phần thực tại của thế giới hiện đại

 

Quá trình thị trường hóa và tư bản hóa kiến thức đó, đồng thời cùng với các trường đại học, tất nhiên đã và vẫn đem đến những lựa chọn tiêu cực trong khu vực con người và xã hội. Nhưng họ không thể có các bước tiến nhảy vọt như vậy, nếu không có đóng góp của kiến thức và giáo dục là kết quả từ sự nối kết không thể tách rời với các quá trình xã hội và hiện đại hóa kinh tế. Đào tạo đại học và năng lực chuyên môn trong thế giới hiện đại của chúng ta trở thành "hàng hóa" trao đổi và đối tượng thực hiện "dịch vụ" cũng như, mà cũng có thể là trước hết là vì, hiểu biết theo cách hiểu đó đã được kiến tạo sâu sắc trong cùng kết cấu đã được vật chất hóa giống như vậy, vào trong thực tại khách quan. Cùng đó chúng ta sang đến thành phần quan trọng thứ ba của quá trình hiện đại hóa ở châu Âu - quá trình mà đối với thay đổi về tính chất và chức năng trường đại học có ý nghĩa đặc biệt. Đó là "bước ngoặt Kopernik", đã được thực hiện cùng với sự sinh ra và phát triển khoa học hiện đại. Sự kiện lịch sử đó kéo theo không chỉ sự tan rã hoàn toàn của nhân sinh quan đồng nhất về thế giới của quyền lực Thiên Chúa giáo trung cổ, và không chỉ "giải thoát khỏi phép ảo thuật" một cách không còn xoay chuyển ngược lại được nữa cho toàn bộ thực tại, mà Max Weber từng nói trong phân tích bậc thầy của mình về sự lớn mạnh của thời hiện đại như quá trình logic hóa tư duy và hành động của con người.

 

Khoa học hiện đại, đặc biệt là môn nghiên cứu tự nhiên qua thí nghiệm và toán học, rất nhanh chóng tìm thấy con đường của mình quanh chỗ, mà thay vì "quyển sách vĩ đại về tự nhiên" - như Galileus từng muốn - chỉ là đọc, mà chính xác là từ tự nhiên này - lần này phù hợp với chỉ dẫn nổi tếng và chính xác của Kant - bàn luận về các luật phổ quát. Nhưng sự "áp đặt" đó, như đã thấy, không hề là và chưa bao giờ một cách tự nhiên là lý thuyết hoàn toàn. Ngược lại, trong khoa học hiện đại chỉ riêng việc nhận biết thế giới nhờ vào việc áp dụng ít nhiều trực tiếp quá trình bước sâu vào kết cấu vật chất của thế giới đó, gần như không giới hạn các phép sắp đặt sẵn có của thực nghiệm kỹ thuật. Hệ quả của việc một bên một bên là liên kết không tách rời với kỹ thuật, bên kia là nhân bản và tái tạo công nghiệp hàng loạt, khoa học ngay từ thế kỷ 19, nhưng với mức độ hoàn toàn trong thế kỷ 20, trở thành lực sáng tạo mạnh nhất của xã hội hiện đại.

 

Cũng như vậy, điều mà khoa học hôm nay cùng tạo ra một cách đáng kể, không còn là hình ảnh thế giới của chúng ta, mà còn, ở vị trí tiên phong, chính là thế giới của chúng ta. Đó cũng là điều mà các triết gia mô tả là thế giới con người của cuộc sống chúng ta, Lebenswelt: trải nghiệm từ cuộc sống thường ngày nhất của mỗi người trên mỗi bước vào kiến thức khoa học hiện đại đang xâm nhập và bão hòa, hiện diện khắp mọi nơi ngay cả qua dạng các sản phẩm kỹ thuật của nó. Nói cho cùng, quá trình khoa học hóa không thể xoay ngược của thế giới hiện đại ít nhất không chỉ giới hạn vào các mở rộng hữu cơ, phát triển nhảy cóc của khoa học tự nhiên cùng với các thành tựu ngày càng xa của khả năng ứng dụng kỹ thuật. Cuộc sống hiện đại cũng rất là, dù có thể bằng cách ít gây chú ý trong mắt hơn, được ghi dấu qua các kết quả khác nhau và các dạng thể hiện sự tự nhận biết của con người, như đã tập hợp trong khu vực rộng lớn của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Và ở đây không chỉ là kiến thức đặc biệt về chức năng và thể chế của xã hội hiện đại cùng với các hệ thống con liên kết rộng rãi trong kinh tế, luật pháp và tự lập chính trị. Cũng không kém phần quan trọng là các phác thảo khá rõ ràng trong tư duy phê phán nhận định về những sự hình thành được định chuẩn hóa của các cấu trúc đó, cơ chế và hệ thống, trên cơ sở đánh giá các nhận định về tầm ảnh hưởng phổ thông.

 

 

Chủ yếu ở đây là loại hình mà trước hết là kiến thức đặc biệt giúp người ta nhận biết vị trí và hiểu, từ một phía tạo ra cho cuộc sống con người một ý nghĩa rành mạch nào đó giúp khả năng nắm bắt, từ phía kia kiểm tra mức độ xác thực về đạo đức và chính trị của loại hình thông tin hiện đại giữa người và người, cùng với hợp tác và chung sống.


Đào sâu và mở rộng vấn đề này một cách sâu rộng trong kiến thức ứng dụng về nhận biết và hiểu biết trong thế giới hôm nay trở thành một trong số các yêu cầu chủ yếu cho công tác nghiên cứu và đào tạo ở đại học. Các trường, hôm nay cũng như trước kia, ghi nhận những phương tiện cơ bản của quá trình khai sáng tư duy, mà thực chất là để tạo ra và chuyển giao nhận thức phê phán về con người hiện đại. Điều đó trước hết có nghĩa là khả năng của con người đó trong việc tự do khẳng định trong tư duy và các hành động có trách nhiệm cùng với quyền không thể tách rời đối với quyết định chung mang tính dân chủ về tất cả các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến quá trình chung sống với những người khác. Vì vậy sự khai sáng đương đại hậu thuẫn tư tưởng phổ quát mới - một lần nữa dùng khái niệm của Weber - "hợp lý phương Tây", cắm rễ trong đặc tính nhân bản của các quyền phổ quát của con người và công dân, cũng như coi là logic không thể tách rời và luân lý của xã hội văn minh hiện đại và cơ chế tự do dân chủ chính trị. Và chức năng phát ngôn này cho sự khai sáng đương đại, đặc biệt là trong các ngành xã hội mà nhân văn, như là vai trò mà đại học hôm nay đảm nhiệm, chính tắc hóa sự mở rộng sang vai trò dẫn dắt tri thức trong cuộc sống công cộng, cũng như trong khu vực chính trị.


Tất nhiên là trong vai trò mới này của các trường cao đẳng và đại học, như phương tiện phù hợp cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đạt được nhiều hơn đến mức không thể đo được so với trước kia về ý nghĩa xã hội. Mặc dù đúng là mất không ít quyền tự chủ và uyển chuyển, khi càng lúc càng cùng phát triển mạnh với cấu trúc quyền lực chính trị và kinh tế, nhưng chính vì vậy mà hôm nay mở ra trước mắt cơ hội để có ảnh hưởng phù hợp và đáng kể đến hướng phát triển kinh tế và chính trị trong hiện tại và tương lai./.

 



[1]  từ chương cuối của Marek J. Siemek 2002, [Tự do, hiểu biết, liên chủ quan] Wolnosc, rozum, intersubiektywnosc, NXB Oficyna Naukowa, Warszawa (Terminus 27).

[2] Câu chuyện của ông cũng từng được tôi kể trong quyển sách du ký Warszawa Thân Yêu, NXB Văn Hóa - Văn Nghệ tp.HCM phát hành quí I năm 2011. “Thầy tôi, giáo sư Marek Siemek từng kể chuyện nhờ nghiên cứu triết học Mác mà thoát nạn đói (thời bao cấp ở Ba Lan). Vốn là giáo sư, nên ông có tiêu chuẩn để mua xe (hơi) Maluch, và có hộ chiếu để đi họp các thể loại hội nghị (khoa học) ở nước ngoài. Nhờ là giáo sư chuyên nghiên cứu và biết tiếng Đức nên ông phát hiện thấy sách Tư bản luận của Mác bán ở Áo rẻ hơn Đông Đức, vì chính chính phủ Đông Đức tài trợ in. Thế là thỉnh thoảng ông lại chở một xe sách Mác-xít do Đông Đức in, từ Áo về Đông Đức, bán lại cho các đồng nghiệp ở Đông Đức để ăn không phải chút ít mà là rất nhiều tiền chênh lệch. Giá mấy quyển sách bán bên Áo gần như là cho không. Chỉ mỗi một phiền phức là lần nào qua cửa khẩu cũng phải mất rất nhiều thờI gian, vì các anh chàng hải quan Đông Đức không hiểu tại sao “thằng cha” này lại “chở củi về rừng”, nên phải lật ra xem và đọc kỹ từng quyển một” (trang 25-26).

Lê Hải*
Số lần đọc: 2137
Ngày đăng: 28.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bàn Thêm Một Số Nhận Định Văn Chương Ở Sách Giáo Khoa - Trầm Thanh Tuấn
Trần Dzạ Lữ, nhà thơ hát dạo bên trời - Nguyễn Vy Khanh
Luân Hoán, nhà thơ Thế Hệ Chiến tranh - Phạm Văn Nhàn
Phong Kiều dạ bạc , Ngàn Năm Âm Vang - Trầm Thanh Tuấn
Tương lai của văn-chương Việt Nam - Nguyễn Vy Khanh
Ca Ngợi Văn Chương - Nguyễn Phú Yên
Cảm Hứng Thiền Trong Thơ Thiên Nhiên Đời Trần - Trầm Thanh Tuấn
Văn Chương Bên Lề Cuộc Chiến Và Thơ Lúc Từ Bỏ Cuộc Chiến - Trần Văn Nam
Nguyễn Huy Thiệp: Những Chuyện Huyền, Kỳ, Núi, Sông Và Nước ... - Nguyễn Vy Khanh
Văn Xuôi Tự Sự Lưu Trọng Lư 1 - Lại Nguyên Ân
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)