Dân ca các dân tộc, Mông tày Nùng Thái, miền núi phía Bắc hình thành nhiều thế kỷ gắn với các phong tục lễ hội từng tộc người. Các dân tộc sáng tạo hàng trăm làn điệu dân ca phong phú, độc đáo, nhiều thể loại thành hệ thống các làn điệu. Những làn điệu dân ca các dân tộc là giá trị văn hoá xã hội, biểu hiện tài năng trí tuệ thời đại cổ xưa toả sáng đến hôm nay.
Những sáng tác dân ca mang tính phi lịch sử, sáng tạo tập thể cộng đồng từng dân tộc không chỉ lưu truyền lại còn thấm sâu vào các thế hệ xã hội. Dù số lượng sưu tầm chưa đầy đủ, nhiều bài dân ca chưa dịch sang ngôn ngữ phổ thông thì những giá trị âm nhạc có sức lan toả trong cộng đồng người dân Việt. Dân ca Mông Tày Nùng Thái mang giá trị âm nhạc vượt khỏi phạm vi đời sống mới thành tiếng hát Việt Nam. Nhiều bài dân ca các dân tộc góp phần phát triển chất liệu âm nhạc, thẩm mỹ nghệ thuật cuộc sống mới. Những làn điệu dân ca các dân tộc phong phú độc đáo, thâm nhập vào sân khấu tuồng chèo cải lương kịch nói, là quá trình ảnh hưởng toản sáng trong nền âm nhạc các dân tộc. Dân ca các dân tộc biểu hiện đa nội dung, hình thức, mọi sắc thái tình cảm, cấu trúc giai điệu. Nhiều thể loại ngâm ngợi, từ sự có nhịp, không nhịp tự do… mang bản sắc thiên nhiên, con người dân dã. Hiện nay, chưa thể thống kê nổi dân ca Mông Tày Nùng Thái có bao nhiêu làn điệu, mỗi loại thể bao nhiêu, mong các đồng nghiệp người dân tộc hãy hoàn thiện bộ dân ca các dân tộc. Bằng những tích luỹ vốn sống, sưu tầm, tác giả chỉ đưa ra con số khá khiêm tốn Mông khoảng 60 bài. Tày Nùng 150, Thái 45 bài.Những con số này là gợi ý tượng trưng, mong bổ xung hơn nhiều lần. Nội dung nghệ thuật dân ca từng dân tộc nhiều loại thể, mỗi loại thể một hình thức cấu trúc đặc điểm nội dung hình loại. Dù là sáng tác thời xa xưa, các làn điệu dân ca cấu trúc, giai điệu mang tính chuyên nghiệp cao, biểu hiện tình cảm. Mỗi bài sâu lắng tâm hồn dân tộc, mang hình sông thế núi, đằm sâu bao thế kỷ tình đời. Hát dân ca, sống lại những hình ảnh dân quê, nương đồi sông suối, một thời mong nhớ kinh tế cá thể. Người dân tộc vùng cao sống lại từng trang đời, dân ca mang sức sống đến thời hiện đại, lắng đọng hồn người. Ngày nay, những tốp thanh niên nam nữ còn hát dân ca, hát chợ phiên, hát trước mùa xuân, mùa lễ hội… Nghệ thuật dân ca là nghệ thuật nhịp sống tâm hồn thời đại các dân tộc, nội dung dân ca, nội dung hồi ức sống dậy những không gian xã hội tộc người. Mỗi bài dân ca, phản ánh nét cảm xúc xuất thần ấn tượng, thấm sâu hồn thiêng sông núi. Giai điệu dân ca các dân tộc, những phác hoạ không gian con người thiên nhiên xã hội. Nghe hát dân ca say đắm tình người, tình yêu thiên nhiên cuộc sống.
Dân ca các dân tộc Mông Tày Nùng Thái, những trang đời nghệ thuật folklore, thấm đậm tình người. Mỗi bài, loại thể biểu hiện trạng thái đời sống văn hoá tinh thần dân tộc. Cấu trúc giai điệu dân ca, độc lập từng loại thể. Dân ca các dân tộc có thể phân chia theo nhiều nhóm thể loại: những bài hát phong tục, hát lao động sản xuất, đời sống xã hội… Nhưng ngay từ đầu, tác giả tạm phân chia hệ thống làn điệu theo vòng đời con người, là cách chia chung theo nội dung tiếng hát các thể loại dân ca. Một cách chia riêng theo tác giả, dân ca các dân tộc theo bốn nhóm: Hát ru, đồng dao, Tiếng hát tình yêu lao động, sản xuất, hát phong tục (mo then, cưới hỏi…)
1. Lề lối hát ru, đồng dao.
Hát ru, đồng dao ở lứa tuổi khác nhau, nhưng đặc tính nuôi dưỡng tâm hồn sáng tạo tài trí trẻ thơ. Hát ru từ khi chào đời, lời ru à ơi, ầu ơ… chẳng có nghĩa gì nhưng có nghĩa vỗ về, trẻ thơ nghe tiếng ru yên tĩnh, quên đi nắng hè, rôm sảy, bức xúc khi buồn ngủ.
1.1. Hát ru.
Hát ru trong không gian gia đình, hát ru trên lưng mẹ không gian nương đồi, đi đường rừng, lội suối. Khung cảnh hát ru dân ca các dân tộc phong phú, nhiều không gian tươi đẹp thơ mộng và mệt nhọc nóng bức. Mẹ đưa con lên rẫy, con nằm trên lưng mẹ trong cái địu vải bó sát con vào mẹ, đôi khi khó thở tức bụng, mỏi lưng, lâu ngày bé thơ nghiện, hoặc bén hơi mẹ. Mẹ chỉ hát ru khi con khó chịu kêu khóc, con ngủ yên, mẹ lặng lẽ đi đường, phát rẫy làm nương. Hát ru dân ca Mông Tày Nùng Thái thường hát trong không gian lao động, con ngủ con chơi không có tiếng hát. Nhiều khi con thức nằm trên lưng mẹ, mẹ tâm sự bi bô, sau hát ru con ngủ. Lề lối hát ru, không nguyên vẹn như những bài hát ghi trên bản nhạc, mẹ ru con có mở đầu vào hát, còn kết thúc là vô cùng, hát khi nào con im lặng mới ngừng lời ca. Những lời mẹ ru con cất lên mỗi loại giai điệu bài hát một loại giọng. Giọng hát ru dân ca các dân tộc, mẹ chị, bà ru con, ru em, ru cháu… là giọng hát ru khác nhau.
Giọng hát ru nhiều loại, chất giọng, âm vang các sắc thái lứa tuổi khác nhau thể hiện vào giọng hát. Giọng hát biểu hiện mầu sắc cung bậc tâm lý, tình cảm cao trào và kết thúc điệu hát, hoặc nhiều điệu hát ru. Hát ru không phải hình thức trình diễn ca nhạc, đơn giản ru bé ngủ diễn ra cùng một không gian tự nhiên. Giọng hát ru, khái niệm chỉ âm sắc mầu âm người hát. Giọng hát ru một lối hát nhiều bài giai điệu, lời ca khác nhau mang giọng điệu ru ngủ êm đềm tĩnh lặng. Dù tiếng hát cất lên giữa không gian vắng lặng hay ồn ào tiếng chặt cây, chim kêu, vượn hót thì lời ru mẹ hát cứ vỗ về bé ngủ. Thiếu hát ru bé còn khóc, rẫy rụa không yên. Khái niệm giọng hát, khác với khái niệm giọng hát ru. Giọng hát ru chỉ giọng người hát những bài hát ru, còn giọng hát lại chỉ các loại giọng Allto, Tenor, Bariton, hoặc nam cao, nữ trung, nữ cao. Nên khái niệm giọng hát ru, chỉ lề lối những bài hát ru theo một giọng điệu diễn ra trong một không gian hát ru. Lề lối hát ru, không bao giờ bập vào hát ngay, tức là người sưu tầm chỉ ghi phần hát, thiếu phần mở đầu, khúc dạo đầu, không có phần phụ. Phần phụ hát ru khá quan trọng, phần mở đầu vào bài hát ru phần đầu mẹ, bà, chị, chuẩn bị tâm lý cho bé nghe hát, những người hát dọn giọng. Giống như các hình thức trình diễn, hoặc mở đầu công việc phải chuẩn bị kỹ các mặt mới vào truyện. Mở đầu hát ru chuẩn bị, dân ca Việt thường vào câu đầu, bất kể bài gì thường thấy: à a à à ơi, à a à à ời… Nam Bộ thường ầu ơ, ví dầu… ầu ơ ơ… Sau những khúc dạo vỗ về hát vào lời ca như Bồng bồng mẹ bế con sang, hoặc Cái ngủ mày ngủ cho lâu… Còn hát ru các dân tộc, mở đầu lời mẹ vỗ về con bằng lời nói: Cớ pi ngoa ô, pi ngoa ô cớ… sau vào hát ru Mông, hát ru Thái: à ơi! Ngủ đi con, ngủ đi chớ… Trước khi hát ru, mọi người có chuẩn bị, sau mới vào hát. Hát ru có cáo trào theo tâm lý trẻ, nếu trẻ kêu khóc, người ru nói to, hát to gây chú ý, như vậy cao trào diễn rất bất thường, phụ thuộc vào hoàn cảnh tâm lý trẻ thơ. Cao trào một bài hát hoặc cấu trúc nhiều bài hát theo mức độ âm thanh: to vừa nhỏ, hoặc nhỏ to nhỏ. Cao trào hát ru loại hát một bài, trẻ bức xúc, mở đầu nói to, hát to, sau nhỏ vừa và nhỏ, rồi hát tiếp khi trẻ im tiếng khóc, hát thêm hai ba bài mới nghỉ. Lề lối hát ru:
- Nói hát mở.
- Hát cao trào.
- Kết thúc.
Hoặc:
- Nói hát cao trào.
- Hát nhỏ vừa.
- Hát nhỏ, nói kết thúc.
Hát ru, tiếng hát, lề lối ru bé trong không gian xã hội nghệ thuật, những người lao động ru bé. Hát ru dân ca Mông Tày Nùng Thái, mang đặc trưng riêng từng loại thể dân tộc trong môi trường hát ngủ. Hát ru tiếng hát đầu đời, ru tâm hồn trẻ thơ theo lề lối. Người hát ru chuẩn bị tâm lý ru ngủ bé, chuẩn bị giọng hát. Tiếng hát to nhỏ, nhỏ to, xen lời nói vỗ về tâm sự, giáo lý rãi bầy cùng bé. Biết rằng bé còn vô thức nhưng những âm thanh ấy cứ điệp lại, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ thành người. Những điệu hát ru mở đầu cuộc sống, nuôi bé lớn khôn. Bé tự khám phá mọi hiện tượng quanh mình, quan sát thiên nhiên con người qua trò chơi hát ru, hát đồng dao lớn dạy thành người.
1.2. Hát đồng dao.
Hát đồng dao trẻ em toàn nhân loại, hát biểu thị tình cảm, hát vui chơi, quan sát khám phá các hiện tượng xung quanh cuộc sống. Hát đồng dao trẻ em Việt, trẻ em Mông Tày Nùng Thái phong phú là hiện thực cuộc sống. Những bài đồng dao phần lớn tự các em hứng khởi tạo thành, thoạt nghe có vẻ nôm na, càng nghe càng thấy nghệ thuật văn học mang tầm xã hội.
Hát đồng dao trẻ em Mông Tày Nùng thái đi liền với các trò chơi, mỗi trẻ em vùng miền, các dân tộc Kinh Tày Nùng… có những loại trò chơi riêng, chung. Hầu như trẻ em Kinh Tày Mông Thái… thường có những loại trò chơi chung như đánh quay (đánh sảng), đánh truyền, rải ranh, chơi ô… Nhưng trẻ em các dân tộc có những loại chơi riêng. Hát đồng dao Tầy:
- Hát ngẫu hứng.
- Hát trò chơi.
- Hát kể chuyện.
Mỗi loại hát đồng dao một bối cảnh không gian xã hội, dựa trên từng không gian cụ thể ra đời các loại hát. Hát đồng dao ngẫu hững, trẻ em thường tụ tập ba bốn năm em thành nhóm chơi trong nhà. Quan sát thế giới xung quanh hát ngẫu hứng, bài hát đồng dao Tày:
Trời ơi mưa lớn
Muỗm soài nhiều quả
Chuối xanh đầy quả
Nhà dưới bắt cá
Nhà trên thổi cơm
Mưa khắp đồi nương
Con ve vui hát…
Hát đồng dao kể chuyện nhiều loại, kể chuyện công việc, kể chuyện chim muông, các con vật… Bài đồng dao Thái:
Lưới yêu tinh bằng nào
Bằng quả núi nác
Mắt yêu tinh bằng nào
Bằng cửa sổ
Vào bản Mường ăn con nhỏ nhà ai
Ăn con nhỏ chúng mày
Thử tìm ăn xem nào…
(Trích trang 178 - Dân ca Thái - NXB Văn hoá Dân tộc)
Bài đồng dao kể chuyện con vật, nhưng bài này còn là loại trò chơi, trên không gian ngoài sân, ngoài bãi. Các em đóng yêu tinh, đóng trẻ nhỏ, trợn mắt, thè lưỡi săn đuổi, xung đột đánh nhau, chạy trốn, một trò chơi kịch tính hấp dẫn. Loại đồng dao kể chuyện công việc, các em kể cho nhau nghe, ngồi ở nhà, đứng hát. Bài Nước lũ:
Trời mưa
Bản Văn giặt sợi
Trời nắng đốt
Bản Mõ lũ trôi
Nước đỏ cuồn cuộn
Nước ngập giữa dòng
Lũ cuốn hun hút
Bỏ rơi cháu gái giật mình…
Bài đồng dao tâm sự kể chuyện:
Tao muốn khóc
Cơn gió thổi vào rừng
Cơn mưa đuổi núi đi xa
Con ếch kêu giữa vụ chiêm
Ai ra ruộng nhỏ
Lấy cây củi to
Mang chất đầy nhà
Bố tao lấm đất
Đi giữa trời mưa…
Hát đồng dao Mông Tày Nùng Thái, phong phú nội dung văn chương nhạc điệu. Mỗi điệu hát mang lại những hình ảnh tuổi thơ qua lời ca gắn bó con người thiên nhiên, phản ánh những trò chơi, cảm xúc, quan sát tinh tế của các em. Hát ru, đồng dao, những áng thơ văn thuần khiết văn hoá, âm nhạc, văn học các dân tộc. Mong nhiều nhà nghiên cứu địa phương quan tâm, sưu tầm biên dịch phổ biến, làm sống dậy nền văn học, âm nhạc nghệ thuật tuổi thơ các em.
2.Tiếng hát tình yêu ( hát giao duyên)
2.1.Giao duyên Tày Nùng.
Hát Quan, hay còn gọi hát giao duyên, tiếng hát tình yêu trai gái Tày Nùng. Hát giao duyên, hát trên không gian xã hội rộng lớn, chỉ có một tục thức hát theo mùa không tuỳ hứng. Đây là sự khác biệt hát giao duyên với các loại hát thông thường. Hát giao duyên là hát phong tục, … cùng phong tục hát cưới, hỏi của đồng bào.
Hát giao duyên phổ biến vào mùa xuân, từng nhóm trai gái gặp nhau, chơi xuân, xuống chợ phiên hát hết tháng giêng hai, sang đầu tháng ba âm lịch. Đồng bào Tày Nùng ăn tết kéo dài, nhiều loại tết lễ, thực ra giống câu ca người Việt tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè. Đồng bào Tày Nùng nhiều lễ hội sau tết, các loại cúng then, tạ mộ, hội lồng tồng, lập hạ… Hát giao duyên, hát đường trường, trên nương đồi, chợ phiên. Tiếng hát âm u, tâm sự, điệu trong sáng vút cao. Điệu thì thầm như nói, chỗ lên giọng đối đáp… Sau cuộc hát về đêm, tiếng hát lắng dần im lặng. Từng đôi nam nữ tách riêng quan hệ tình dục. Hát giao duyên, tiếng hát hưng phấn trai gái yêu nhau, tự do lựa chọn, tự do cảm xúc quan hệ, giải phóng con người. Nội dung hát giao duyên, phong phú tình cảm, lời ca giầu hình ảnh văn chương. Tiếng hát bày tỏ tâm sự, tình yêu nam nữ, nội dung các loại Lượn cọi, Lượn si, Lượn Nàng ới… thể hiện tình cảm:
- Tình yêu nam nữ.
- Cuộc sống lao động.
- Các truyện truyền thuyết, huyền thoại lịch sử.
Hát giao duyên nội dung bày tỏ tình yêu, tâm sự nam nữ, tác giả mới tập hợp khoảng 20 bài, con số này còn quá nhỏ so với những bài lưu truyền trong dân gian phải là gần trăm bài. Những lời phỏng dịch đọc lên mất hứng khó tin. Những ngày sống với đồng bào cho tôi cảm xúc lối hát của họ tự nhiên, đầy bản sắc thiên nhiên con người. Nội dung nhiều điệu lượn nghe các chị dịch sang tiếng Việt, hình ảnh mộc mạc, dung dị, tình cảm. Nghe bài Sli bốc gần nguyên lời cổ. Lời ca:
Nhi an hai cô
Nhi an à lên
Đáo a chiều hố a sâu sân
Nhi an a mong
Có a thuồng luồng a che
Núi a lấy bóng dâm.
Ư nhi an hai anh
Nhi an chúng em lê móng ứ sao cho ơ núi kia
Nhi an chim phượng a đến trúc châu
Ồ lê a na lú nơi nhi an…
Câu hát gốc tôi nghe nhiều nơi hát:
Nhi an song hao…
Lời ca bài này ngôn ngữ Tiếng Việt, nhưng còn đầy chất dân giã tự nhiên của lời hát tình yêu. Lời hát tâm tình gần gũi một không gian xã hội, thiên nhiên con người, tình yêu đằm thắm đẹp như hoa cỏ núi rừng.
Lễ hội hát giao duyên, thường từng đôi, từng nhóm trai gái gặp nhau qua mấy câu chào hỏi, đối đáp sau mới hát. Vào hát mở, có nhiều cách, khi vào hát đối, hoặc hát tập thể, nữ hát trước, hoặc nam hát trước. Nhưng nhiều buổi hát chợ phiên hoặc đi trên đường, họ dừng lại sau mấy câu chào hỏi, trò chuyện tâm sự, bỗng bên nữ cả nhóm hát điệu Sli bốc. Hình thức hát:
- Tỏ tình.
- Hát đố.
- Hát đối.
Hát giao duyên tỏ tình trên không gian xã hội thiên nhiên con người hoà hợp, mùa xuân hoa thơm trái ngọt, sương sớm long lanh hoà cùng điệu si lượn say đắm. Hình thức hát tỏ tình nam hát trước, hoặc nữ hát trước mang tính đối ca, bên này hỏi bên kia đáp. Một số điệu hát vùng dân tộc hát tập thể nữ hát trước, tập thể nam trả lời, hoặc một nam, một nữ đối đáp. Những năm tháng bé thơ sống cùng đồng bào Tày Nùng, đi xem hát si lượn ở Lạng Sơn, Lục Ngạn, Hữu Lũng… Tôi rất bầt ngờ thường thấy các nhóm nam nữ trò chuyện một lúc, cũng có khi tới hàng giờ, chờ mãi mới được nghe hát. Điều bất ngờ cứ thắc mắc trong tôi thành câu hỏi lâu dài, sao các cô không xấu hổ, họ tự nhiên lắm hát rất bản lĩnh như nghệ sĩ. Nhưng bị trêu, hỏi thì nhiều em đỏ mặt trả lời nhát gừng, nói ấp úng lí nhí rồi im lặng. Thế mà nghe họ hát thì xung quanh các em chẳng còn ai, chỉ còn câu ca si lượn. Mới hay tâm hồn tình cảm âm nhạc làm người con gái lên tiếng tình yêu sao mạnh mẽ rực cháy thế, họ tự nhiên cởi bỏ rào cản như chẳng vướng mắc gì. Tình yêu người dân tộc tự nhiên như thiên nhiên hoang dã, tình cảm nhiều mà nói chẳng bao nhiêu. Hình thức hát đố, giống như hát đố hoặc là hát đối, tập thể hát, bỗng im lặng, một thiếu nữ ra câu đố, bên nam hát tập thể, bỗng im lặng một nam đáp lời. Một số điệu đối đáp tập thể. Hát đố, lề lối hát thông minh, trí tuệ, thử tài văn chương, trí thông minh trả lời những câu hỏi mỗi bên đưa ra. Qua đó, nam nữ thích nhau, yêu nhau. Họ yêu nhau qua câu hát, sắc đẹp ánh mắt nụ cười. Tiếng hát tài trí thông minh trả lời câu hỏi mỗi bên đưa ra. Hát đố một hình thức thử tài, tìm trai gái. Ngày xưa, sau khi nghe hát song họ tách ra từng đôi đi riêng, Ông chú tôi cứ cao giọng nói: đúng là gái ham tài, trai ham sắc, chẳng ai sai tí nào. Hát đố, tìm người yêu là thế.
Hát đối đáp, nằm trong hình thức hát đố, nhưng khác đôi chút. Hát đố đôi khi chỉ là đối đáp thông thường, mới vào đầu câu chuyện tâm sự. Qua hát đối dần hiểu nhau thích nhau, họ có tình cảm hợp nhau cùng ứng xử trong đối ca. Nam hát, nữ đối hoặc nữ đối, nam đáp. Đôi điệu chia hai, bên nam nữ hai tập thể cùng đối đáp, sau đối đáp hát đôi… Hát đối đáp nhiều điệu tâm sự kể chuyện, thi tài, qua đó tìm hiểu tâm sự yêu đương.
Hát giao duyên, tiếng hát tình yêu, hát phong tục vào mùa xuân, mùa tình yêu cùng hoa mộc miên nở đỏ, hoa xoan, hoa bưởi ngát hương. Tiếng hát giữa mùa hoa xuân rực rỡ. Tiếng hát tình yêu còn mãi âm vị thiên nhiên hương sắc tình yêu.
2.2.Giao duyên Mông.
Hát giao duyên đồng bào Mông Thái mang sắc mầu riêng, nét giống hình thức hát các dân tộc, vào mùa xuân trai gái Mông đi hát. Từng tốp nam nữ hát trên không gian xã hội tự nhiên, các điệu hát tâm sự kể chuyện, hát đố, hát đối đáp. Lề lối hình thức hát phong phú giống như những hình thức giao duyên việt Tày Nùng Thái.
Nội dung lề lối hát giao duyên các dân tộc gần nhau như hát quan họ, hát mở, giọng lề lối, giọng vặt, giọng bỉ, giã bạn. Nội dung thường có ba phần giao đãi vào việc giao duyên, tiễn biệt, quan họ là giã bạn, “tiễn biệt hẹn gặp lại”. Giao duyên Mông nội dung hình thức gần như thế, nét chung hát bày tỏ tình yêu, hát tỏ tình giao đãi chào hỏi, sau tâm sự tình yêu, hẹn ước kết thúc, tách ra từng đôi đến bên suối, trên sườn núi đá… tâm sự tỏ tình trao kỷ niệm thường khăn mùi xoa, khăn thổ cẩm, hoặc kỷ vật quý làm tin. Nét khác biệt giao duyên Mông khi hát bên trai một số thổi khèn bè, nhảy múa trổ tài chinh phục những cô gái xinh đẹp nhất hội. Khèn Mông nhảy múa, những chàng trai khác hát, ra câu đố thông minh. Mỗi người một vẻ bộc lộ tài năng riêng thu hút các cô gái, họ thích ai, ai thích ai, mỗi bên, mỗi người trao nhau ánh mắt tiếng cười. Sau một giờ hát, hoặc gần trưa từng đôi tách ra, đám hát tàn. Trai gái Mông Tày Nùng Thái, yêu nhau tự do đơn giản, chỉ cần thích nhau tự nguyện đi với nhau, mọi quan hệ không rào cản, họ tiên phong hơn người Việt. Lề lối, hình thức hát:
- Hát mở, đi đường.
- Hát tâm tình, đối đáp.
- Hát kết duyên, kết bạn.
Lề lối hát mở, sau mấy câu chào hỏi, nam hát trước kể hoàn cảnh giới thiệu bản thân, hoặc tập thể chúng tôi đi hát. Bên nữ đối lại, giao đãi làm quen. Sau thủ tục ban đầu vào câu chuyện giao duyên, hát đối đáp nam nữ mỗi bên cất tiếng hát nói về những mối quan hệ bày tỏ tâm tình dẫn đến yêu đương. Sau những bài hát, giờ hát kể chuyện, đến những bài hẹn ước, chia tay vui vẻ hứa hẹn. Nội dung giao duyên Mông thường những bài hay, kể chuyện hoàn cảnh miêu tả thiên nhiên con người, ca ngợi cô gái đẹp…
Lời ca giàu hình ảnh, hát trong tiếng khèn, đôi khi nữ múa hát. Lời ca tinh tế, ý tứ thường giao đãi như:
Em ơi! xuân đến rồi.
Chúng mình xuống chợ vui.
Gặp em đây anh muốn hỏi.
Thấy em đẹp, ăn gì mà xinh thế…
Nữ đáp:
Anh ơi! năm nay là năm tốt.
Ông trời xui em gặp anh.
Nếu mùa hoa Blề nở.
Chúng mình lại đi chơi…
Nội dung lời ca gần với thiên nhiên con người, tình cảm mộc mạc dân dã, nói thẳng nói thật. Những bài giao duyên:
- Ngợi ca cô gái đẹp, trai tài.
- Kể chuyện quê hương, công việc, gia cảnh.
- Hứa hẹn yêu đương.
Hát giao duyên Mông, nét đẹp văn hoá, tình yêu đôi lứa hoà cùng mùa xuân, đi hội, chợ phiên. Tình yêu đẹp, trai gái yêu nhau tự chọn, không bị ngăn cản. Điều này như có phần mâu thuẫn với nhiều áng văn chương, thực tiễn là đồng nhất. Bởi tình yêu họ đến với nhau là thật, họ mê nhau vì tài sắc, không phân biệt sang hèn. Nhưng dưới chế độ xã hội lại không phải thế, nhà nghèo không có bạc, có trâu, khó sống bên nhau bị cấm đoán xa cách. Vì thế yêu nhau qua đêm hội, chợ phiên, trao rồi mà mãi mãi cách xa, là chuyện thật mà văn học phản ánh. Dân tộc nào, mối tình nào cũng có những bất trắc trong cái tự chọn cảm giác ban đầu ấy, có thành hay không còn do cha mẹ, đẳng cấp xã hội quyết định. Chuyện tình họ quyết trước là của tình yêu. Hát giao duyên Mông, một hình thức ứng xử văn hoá tình yêu tuổi trẻ như các dân tộc trên đất nước ta. Những bài giao duyên Mông còn mãi với thời gian thấm vào tâm hồn bao thế hệ nam nữ Mông, học hát, hát đi tìm tiếng nói trái tim.
2.3.Giao duyên Thái.
Hát giao duyên Thái (Khắp tủa). Hát dưới nhiều hình thức trên những không gian thời gian khác nhau. Như các dân tộc, hát giao duyên Thái vào mùa xuân hoa đào nở, hoa chuối đỏ tươi, … ngát hương thơm, trai gái bản đi hội hát hội xuân…
Hát giao duyên Thái trên nhiều không gian, thời gian bởi ngoài mùa xuân, họ còn hát nhiều dịp lễ hội. Hát hạn khuống sau mùa gặt cuối mùa đông, hát nhân lễ cưới hỏi, trai gái gặp nhau hát giao duyên. Hát giao duyên nhiều làn điệu, mỗi làn có nhiều bài, mỗi điệu bốn năm, hoặc mười bài. Theo con số chưa đầy đủ khoảng 30 bài giao duyên với các thể loại: ngâm, hát nói, hát. Nhiều điệu nổi tiếng Khắp Báo sao, Khắp Sài peng (tự tình), Khắp chiên (hò), Khắp Bài sư (ngâm)… Hát giao duyên Thái phong phú nhạc điệu, nhiều điệu mới, ngâm, hò, hát nói. Lề lối hát: hát giao đãi, hát tâm sự, hát chia tay, tiễn biệt.
Hát giao đãi mở đầu sau mấy câu chào hỏi, làm quen vào hát. Lề lối giao đãi, hát hạn khuống xuất hiện thường bên nam hát trước, nữ đáp lại. Sau những lý do đến hạn khuống, bên nữ mời lên sàn, nam bước lên, họ vào hát tâm sự, hát đố. Hát giao đãi chào hỏi, nam hát mở:
Châu chấu bay cào cào nhảy
Anh em chúng tôi đây lòng vui rủ nhau chân bước
Sẵn sàng từ biệt bố mẹ sang chơi
Biết sẽ đến đây mẹ yêu còn chạy tìm áo
Vội vã đưa khăn…
Nữ đáp:
Em đây khó nghĩ trăm bề
Thang ba bậc còn trên rừng dương
Dứng sáu bậc còn ở mãi rừng giang
Một mình em không đi lấy được…
(Cầm biên sưu tầm)
Sau những bài giao đãi, hát tâm sự, tự tình đi vào câu chuyện yêu đương. Bài hát đối, hoặc nam hát một điệu, nữ hát một điệu. Hát tỏ tình thường kể chuyện hoàn cảnh, hoặc bày tỏ tâm sự nỗi lòng. Bài Khắp tủa:
Anh đã lớn thành chàng trai
Răng chưa đen anh ruộm
Răng thưa anh bịt đặc
Sún chưa dài anh nối…
Ngoài những lời tự tình yêu đương, còn những điệu kể chuyện hoàn cảnh nghèo khổ, tâm sự anh muốn ngỏ lời yêu nhưng sợ cha mẹ em không ưng. Một số điệu hát than thân trách phận nghèo hèn, yêu nhau chẳng biết có chờ đợi thành đôi. Sau những bài tâm sự giãi bày hết những khó khăn, họ hiểu nhau kiên quyết đến bên nhau, những điệu hát kết thúc hẹn ước đợi chờ. Hát hạn khuống thường nhảy điệu xoà hoa. Hát giao duyên hội xuân, chợ phiên, hội xuống đồng, vào hạ lại hát những điệu vui. Nam thổi pí lè, pi thiu… (thổi sáo) đệm theo điệu hát độc đáo Khắp bào sao… Hát giao duyên Thái nội dung:
- Ngợi ca cô gái đẹp.
- Cảnh sắc quê hương.
- Kể chuyện tâm tình, hứa hẹn yêu đương.
Nhiều điệu hát mở đầu giao duyên ngợi ca cô gái:
Anh như dây tơ hồng
Quấn cành cây cao
ấy dơ em đẹp như cánh hoa đào đỏ
Miệng cưới trắng rừng mai buổi sớm
Em đẹp như con suối bản…
(Trích dân ca Thái)
Hát giao duyên Thái phong phú nội dung làn điệu, nhiều điệu hát các thể âm nhạc mang cung bậc riêng. Giao duyên Thái như Mông Tày Nùng đều có các thể ngâm thơ, hát nói, nhưng các dân tộc Mông Tày Nùng ít xuất hiện, hoặc chỉ có một hai câu ngâm, hay hát nói chưa thành làn điệu. Giao duyên Thái nhiều làn điệu có vẻ gần nhạc Việt như các điệu hò, ngâm thơ là những bài mới. Hát giao duyên các dân tộc Mông Tày Nùng Thái, phổ biến hát vào mùa xuân, hát trên những không gian xã hội gắn với phong tục lễ hội, chợ phiên, đi đường… Những bài hát giao duyên, tỏ tình trai gái mang tình cảm giáo lý con người xã hội. Tiếng hát ngợi ca tình yêu chung thuỷ, trong sáng lành mạnh, ngợi ca trai tài gắi sắc. Hát giao duyên ngợi ca quê hương bản mường, khẳng định thành quả lao động. Mỗi bài hát ghi lại tinh thần tình cảm, văn hoá con người các dân tộc. Hát giao duyên loại hát phong tục, mới hay người xưa học không nhiều nhưng làm gì cũng biểu hiện bằng văn hoá. Văn hoá ứng xử quan hệ người với người, văn hoá ứng xử cộng đồng, văn hoá xã hội. Văn hoá ứng xử tình nghĩa thầy trò, mẹ cha, văn hoá tình yêu hát giao duyên. Nhiều bài tình yêu thời hiện đại, một cái nhìn sét đánh, đi nhà nghỉ… Sau đôi lần chiếm đoạt thân xác bằng tiền, không ít ca sĩ, người mẫu dấn thân cứu cánh đại gia, rồi dến tình yêu cắt cổ, lãnh án trung thân… Còn bao chuyện tình yêu tội lỗi thời hiện đại.
Tiếng hát tình yêu các dân tộc, những bài học văn hoá ngời sáng mãi. Mỗi loại hát giao duyên các dân tộc Tày Nùng Mông Thái, một hình thức tỏ tình, lễ hội yêu đương. Dù bao đôi trai gái yêu nhau chẳng khác thời hiện đại, một cái nhín sét đánh thích nhau, nhưng đi hát, tìm hiểu vượt bao thời gian mới đến tình yêu. Tình yêu thiêng liêng cao quý, tình yêu để mãi mãi bên nhau không tan vỡ bởi đường vào tình yêu dài lâu, không ăn sổi ở thì, chiếm đoạt trả giá. Những hình thức hát phong tục các dân tộc, giao duyên, đám cưới, lao động sản xuất… là văn hoá đời sống xã hội.
3.Tiếng hát lao động.
Tiếng hát lao động các dân tộc trên đất nước ta, phản ánh hiện thực đời sống từng dân tộc kinh, Mường, Mông Tày Nùng Thái… 54 dân tộc tồn tại 54 hình thức hát lao động. Mỗi tộc người một hình thức hát, phản ánh nhịp sống con người thời đại.
Tiếng hát lao động Mông Tày Nùng Thái, mỗi tộc người thể hiện nhịp sống lao động, phương thức canh tác, nghi lễ quan niệm lao động. Tiếng hát lao đồng hoà lẫn vào những hình thức hát ru, giao duyen, lao động, mo then tác động vào tiềm thức mỗi người. Tiếng hát lao động gắn liền nhiều hoạt động con người thường xuyên nhìn thấy giá trị lao động, bảo đảm sự tồn tại, phát triển xã hội. Tiếng hát lao động là những câu chuyện kể, bài học răn người yêu quý trân trọng thành quả lao động. Người Việt ca dao nhắn nhủ:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Đồng bào dân tộc nói theo cách riêng, ngợi ca động viên mọi người lao động sản xuất. Dân ca mỗi tộc người phản ánh cảm xúc lao động, lề lối phương thức canh tác. Đồng bào Mông tự hào quê hương tươi đẹp qua bài Nhắn gửi:
Nhắn người nhớ về bản em đây
Trồng lúa làm rẫy đêm ngày
Mùa lúa no bản
Hỡi người nhớ về bản em
Nhắn anh ơi nhớ về
Vui cùng dân bản đánh cồng đón người
Cùng em đến đồng lúa vàng thơm bản
Đàn chim ngói bay khắp nương xanh.
Nhiều bài hát nói về phương thức lao động sản xuất người Mông trồng lúa, làm nương rẫy trên những sườn núi cao. Bản người mông tự hào mùa lúa, mùa nương ngô xanh thắm. Tiếng hát lao động người Mông mô tả phương thức trồng lúa làm nương, ngợi ca quê hương tươi đẹp. Niềm tự hào sâu kín về tình yêu lao động xây dựng quê hương, thành quả sinh tồn mang nhịp sống xã hội. Những bài hát lao động Tày Nùng khắc hoạ không gian xã hội, nhịp sống riêng ngợi ca lao động trong then. Bài Ngày mai đi hội:
Quân thu về khao quân
Rừng núi đón xuân về
Mừng ngày hội nhà then
Hát câu hẹn ước cầu nương lúa đơm bông
Vui mùa lúa thơm.
Nhiều bài Hát then mô tả công việc lao động:
Đi gặt về nhà
Gái mang hái
Trai mang rang đi gánh
Gánh thóc về cất vào kho
Trời mưa, phơi lên gác
Trời nắng phơi sân sàn
Thóc nở đem sàng
Đâm trong cối rã thóc ta
Đập gạo trắng…
(Trích trang 98, Những khúc hát Then Tày)
Những điệu hát then Tày Nùng mô tả công việc lao động cụ thể, lề lối lao động gần người Việt như gặt lúa bằng hát, giã gạo. Tiếng hát lao động đồng bào Tày Nùng, thể hiện sinh động cuộc sống sinh hoạt từ sản xuất đếm ăn ở, phong tục nghi thức xã hội.
Tiếng hát Thái, phản ánh những nét lao động nương rẫy, bắt cá, canh tác thuỷ lợi, làm nương. Những hoạt động sản xuất trong tiếng hát ru, hát giao duyên, mo thái. Dân ca Thái ngợi ca nương rẫy do Hữu Thức sưu tầm:
Bước lên cây mòi xem ruộng
Bước lên bãi cỏ xanh xem nương
Nương kia chạy dài
Chòi cao gió hiu hiu
Nương em chẳng thiếu thứ gì
Dày dày bông lúa
Lúa cẩm em gieo quanh chòi
Bãi bằng em trồng lúa doi
Em ươm cây nào vào đất kiệu màu cũng lên
Dưa hấu nhà ít sai quả
Dưa bở nhà nàng lắm trái
Dưa leo dàn cách đất…
Dân ca Thái phong phú thể loại, ngợi ca thành quả lao động, kể chuyện lao động, sản phẩm quê hương. Bài Lăm kể:
Thang nhà cọi lúa nơi anh ngồi đợi
Mắt đắm say nhìn tay em khéo
Sợ nở hoa bàn tay em khéo
Sa cuộn xoay rồi mới về.
Anh ngủ yên vui.
Nàng ơi! Nàng hỡi…
Hát mo Thái phản ánh nhiều tập tục nghi lễ xã hội:
Cánh đồng Nà ô Nà ay
Nơi gái trai ném còn
Nốn chớ đi chọi gà
Chọi gà gà mất mào
Mất mnào lạc hướng đi
Chỗ nào ai hồn chớ vào…
Đường xa đi theo ánh đuốc
Đường dài cưỡi ngựa
Theo giồng ta xuống trần
Xuống theo hướng mưa rơi
Theo tia nắng rọi…
Tiếng hát lao động Thái phản ánh các mặt hoạt động con người, ngợi ca công cuộc lao động đổi mới xã hội, bảo tồn truyền thống, phong tục tập quán, ném còn, chọi gà, đi ngựa…
Những tập tục nếp sống vui hội ngày xuân, trai gái giao duyên, tiếng hát lao động ăn sâu vào các loại thể âm nhạc. Dân ca các dân tộc thể hiện công cuộc lao động, phát triển kinh tế xã hội bản mường, mỗi bài hát một góc nhìn công việc sản xuất, phong tục tập quán hình thành bức tranh toàn cảnh xã hội. Dân ca Mông Tày Nùng Thái, những bài ca lao động xây dựng cuộc sống xã hội bản mường, mỗi bài hát một góc nhìn công việc sản xuất, phong tục tập quán hình thành bức tranh toàn cảnh xã hội. Dân ca Mông Tày Nùng Thái, những bài ca lao động xây dựng cuộc sống xã hội bản Mường để lại những dấu tích hoạt động tồn tại các dân tộc. Mỗi bài hát phản ánh một mặt sinh hoạt tinh thần dân tộc, ghi nhớ lối sống phong tục nhịp sống thời đại. Tiếng hát lao động các dân tộc một hình thức sinh hoạt văn hoá bản mường, ghi nhớ thành quả xã hội, khuyên nhủ, giáo lý mọi người quý trọng sản phẩm xã hội. Tiếng hát lao động là bài ca xây dựng quê hương, hướng mọi người sống hành động vì một cuộc sống tương lai tươi đẹp. Thế giới tinh thần dân tộc phản ánh sâu sắc đời người, mối quan hệ con người vạn vật từ lao động đến tâm linh.
Lề lối hát.
Tiếng hát lao động các dân tộc Mông Tày Nùng Thái ra đời trong không gian xã hội khác nhau, từ môi trường tự nhiên xã hội. Mỗi tộc người một phong cách sống, phong tục, ngôn ngữ điều kiện kinh tế, phương thức sản xuất hình thành lề lối hát riêng.
Tuy vậy, tiếng hát lao động các dân tộc xuất phát từ những tình cảm chung, cảm hứng sản xuất, được hoa màu, săn bắn thú rừng, bẫy chim… Nhiều bài hát các dân tộc mang nét chung lề lối hát:
- Hát tự do ngẫu hứng cá thể.
- Hát đối đáp.
- Hát tập thể.
Hát tự do ngẫu hứng người Mông Tày Nùng Thái, loại hát kể không có nhịp, kể chuyện đi nương rẫy, quay sa dệt vải thổ cẩm. Loại hát đối đáp, nói về thành quả lao động trồng ngô, trồng lúa, ngợi ca phong cảnh quê hương thường có nhịp điệu. Một số bài mở đầu mang tính ngâm ngợi chậm rãi trong phạm vi khuôn nhịp, sau chuyển hát nhanh thường thấy những bài tình yêu trai gái. Hát tập thể, loại ngợi ca quê hương, hình thức hát nhóm, hoặc tốp hát khi đi đường, vui lễ hội. Lề lối lao động hát Mông Tày Nùng Thái, là những hình thức hát, ngẫu hứng vui chơi, thoả mãn cảm xúc trong công việc sản xuất.
Nội dung.
Nội dung những bài hát lao động tìm thấy nhiều thể loại, hát trai gái, mo then. Những bài hát kể chuyện công việc, ngợi ca quê hương nội dung:
- kể chuyện phát rẫy, trồng lúa, quay sa…
- Ngợi ca thành quả lao động, gắn với hình ảnh quê hương tươi đẹp.
- Những bài hát về có công với bản mường, các huyền thoại, truyền thuyết.
Những bài hát lao động sản xuất, phản ánh quá trình phát triển xã hội các dân tộc, phương thức canh tác, phong tục tập quán. Lời ca bài hát ru Mông:
Con trai yêu con trai không khóc
Mẹ lên nương hái về cho con trái dưa
Em trai ngoan
Để chị lên nương hái về cho em trái dưa ngọt lành…
Bài dân ca Thái:
Làm nhà chớ gập nền nghiêng
Chớ phải nhà xoay ngược
Chớ phải đường ma chạy
Chớ phải lối ma qua
Lợp lá cọ tận vạch
Lợp phên gianh sát cạnh nhau
Gió nhỏ không tán đầu hồi
Gió non không quật cửa sổ…
Những bài hát lao động các dân tộc lời ca mộc mạc, truyền kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tăng gia sản xuất, là quá trình chinh phục tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội. Mỗi bài dân ca, một hình thức trình diễn hát xướng, diễn kể dưới nhiều hình thức lưu truyền trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật các dân tộc. Những hình thức hát lao động như các loại thể mang nội dung lề lối hát từ môi trường đời sống xã hội, mỗi điệu hát để lại tình cảm tâm hồn âm nhạc đằm thắm dịu êm, lời ca trữ tình dẫn dã hồn nhiên chân thực. Lề lối hát lao động, biểu cảm tình yêu cuộc sống, giá trị quá trình lao động sống các dân tộc mang tình cảm, tâm linh con người thời đại.
4.Hát mo then.
Hát mo then là kho tàng âm nhạc, văn học đồ sộ các dân tộc, người Mường có mo mường, truyện Đẻ đất đẻ nước trên 50.000.000 câu thơ ví von là bản trường ca hùng vĩ nhất trên thế giới. Mo các dân tộc Tây Nguyên sưu tầm hàng ngàn bản, mo Mông, Thái hàng trăm dị bản, hàng ngàn câu thơ. Then Tày Nùng chưa sưu tầm đầy đủ, nhưng các tác giả Triều Ân, Hoàng Hưng, Nhật Thanh, Nông Đức Thịnh đã cống hiến hàng vạn câu thơ…
Tiếng hát mo then là thiên anh hùng ca lịch sử các dân tộc, phản ánh mọi phẩm chất thiên nhiên con người, xã hội. Mo then là nghệ thuật diễn xướng dân gian nguyên hợp folklore, ra đời trong không gian xã hội nguyên thuỷ. Tính dân gian nguyên hợp hỗn đồng phi lịch sử, là tổng hợp các loại hình nghệ thuật. Mo then Mông Tày Nùng Thái, là nguồn gốc ra đời các loại hình nghệ thuật dân tộc. Diễn xướng mo then ra đời hình thức âm nhạc còn tồn tại đến ngày nay thành những bài dân ca nổi tiếng. Những bài dân ca Mông Thái chưa phát triển vào nhịp sống âm nhạc đương đại, vì các nhà nghiên cứu sưu tầm chưa phổ biến vào đời sống âm nhạc. Riêng hát Then Tày Nùng, nhiều loại đặt lời mới, hát ngợi ca quê hương, Đảng Bác, anh bộ đội… Nhiều bài hát then nổi tiếng được các nhạc sĩ khai thác chất liệu sáng tác bài hát mới. Âm nhạc hát then đồng bào Tày Nùng đặc phẩm dân ca bất tử truyền lại từ xa xưa, vang dội đến hôm nay. Những bài hát mo then nội dung phong phú, phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội, là loại hát phong tục, xã hội, tâm linh. Hát mo then theo nghi lễ, mỗi dân tộc một luật tục lề lối hát khác nhau nhưng đặc điểm chung loại âm nhạc diễn kể tế thần. Hình thức chung diễn xướng dân gian foklor. Hát mo then nguồn gốc mọi nguồn gốc nghệ thuật văn hoá ra đời: Văn học, nhảy múa, âm nhạc, sân khấu dân gian, phát triển thành sân khấu chuyên nghiệp. Hát mo then là tư tưởng triết học các dân tộc, phản ánh nhận thức luận bản thể con người – vũ trụ.
Lề lối hát.
Hát mo then, hát theo các loại nghi lễ, xuất phát các hình thức tế thần. Lễ cầu mùa, nhập hạ, xuống đồng cấy lúa làm nương, làm ruộng, mừng cơm mới… Đồng bào Tày Nùng các loại then:
- Loại hát lễ hội.
- Loại hát chức thọ.
- Loại Then Giàng – Then đất.
Mo Mông Thái các loại hát:
- Hát lễ hội: cầu mùa, cầu mưa, lồng tồng…
- Hát tế lễ: tế hồn, mo mời, gọi hồn…
- Mo cầu chúc: Mừng năm mới, Mừng thọ, sức khởe, mừng
cơm mới…
Những lề lối hát mo then duy nhất một lối hát, hát diễn xướng. Thầy mo, bà mo then một mình độc thoại với tất cả. Những người cúng lễ hoá thân vào các nhân vật khi là thiến nữ hát múa dâng hoa, dâng lễ, khi đại lễ cả đoàn quân ầm ầm lên ngọc hoàng, xuống địa ngục, cầu điều lành. Lúc khác là các vị thần linh phán xét phong sắc, cứu nạn dân bản… Mỗi hình thức nghi lễ, một loại hát dân ca. Hình thức những bài hát mo then Mông Tày Nùng Thái có những loại:
- Kể chuyện.
- Ngợi ca.
- Cầu nguyện.
Những hình thức hát chỉ là một người ca diễn tự sự, dù có những bài đối đáp chỉ là một người hát nêu câu hỏi trả lời. Hát mo then hình thức hát tự sự trữ tình, nhiều điệu vui, buồn như các điệu than, những điệu vui cầu chúc đi đường… Hát mo then mỗi tộc người là cảm xúc âm nhạc, tâm sự và ngợi ca.
Nội dung.
Những điệu hát mo then thể hiện phong phú sắc thái tình cảm con người, loại hát kể không nhịp, loại có nhịp, loại trữ tình trong sáng vui tươi, loại buồn thương bi thảm, loại hùng tráng. Nội dung âm nhạc mo then đủ sắc thái biểu cảm:
- Trữ tình trong sáng.
- Bi thương.
- Hùng tráng.
Đây là loại thể âm nhạc đặc sắc nhất trong các hình thức âm nhạc các dân tộc. Hát mo then hoàn thiện tư duy, tình cảm đồng bào về cuộc sống văn hoá tinh thần. Những bài hát tự sự trữ tình, là những áng thơ ca, nhạc hoạ, văn chương đầy tâm trạng con người. Những bài Then Tày Nùng phản ánh công viẹc lao động sản xuất mùa vụ:
… Tháng giêng đi cầy đất
Tháng hai đi bừa ngang
Kịp tiết tháng ba gieo mạ
Tháng tư chú đã lên cây lớn
Tháng năm nhổ về cây mạ xanh
Gái trai đi cấy…
(Trích trang 97 - Hát then)
Đây là bài hát Then Tày Nùng nói về lao động, loại tự sự trữ tình, giống bài ca dao Việt:
Tháng giêng cày vỡ ruộng ra
Tháng hai làm mạ mưa sa đòng đòng…
Bài hát Then này ngoài chất trữ tình, kể chuyện kinh nghiệm sản xuất còn ghi lại một phương thức canh tác gần người Việt trong nghề trồng lúa nước theo thời vụ. Bài hát trên có đoạn đầy chất thơ trữ tình:
Lá ngoài nở lá trong thơm nhạy
Hoa vặc viền thiên lý lâu năm
Muốn học đạo nhân duyên đẹp đẽ
Cảnh vườn quê mọi nhà tốt tươi…
Lời bài ca vẽ ra khung cảnh làng quê đồng bào Tày Nùng Thái dân dã, chỉ tiếc bài dịch Việt hoá làm mất vẻ tự nhiên ngờ nghệch của đồng bào dân tộc. Là người kinh thích nhất khi đọc những bài thơ dân tộc hồn nhiên, ngờ nghệch, vì đó là chất hoang sơ. Cái ngờ nghệch không phải ai cũng có, một sự ngờ nghệch kính yêu vì ẩn chứa một trái tim, một tấm lòng, tâm hồn con người dân tộc đầy trí tuệ. Những bản dịch tự nhiên ngô nghê ấy, là giá trị văn hoá bản địa đầy chất thời gian, không gian lịch sử xã hội các dân tộc.
Chất bi tráng mo then các dân tộc Mông Tày Nùng Thái, là cái bi hùng, cái bi sâu thẳm chốn tâm linh từ những cuộc phưu lưu tìm miền đất mới, chinh phục tự nhiên, những mất mát đau thương dân tộc. Tiếng hát còn đẫm lệ nhưng bừng sáng nơi sâu thẳm con người vượt lên lẽ sống. Là nét đặc sắc cái bi mo then từ mất mát đau thương, vươn dạy bước tiếp những chặng đường lịch sử sinh tồn. Là bài học cho nhiều thế hệ dám nhìn vào sự thật phũ phàng, biết chấp nhận đau thương vươn dậy, không tuyên truyền một chiều dựng bình phong lá chắn để lạc quan phi hiện thực. Những khúc hát then ấy, là triết học hơn mọi triết học thời đại, đồng bào các dân tộc sống trong bi thương dưới các thời đại xã hội từ nguyên thuỷ đến ngày cách mạng thành công. Các dân tộc trên dất nước ta đều sống trong bi thương và nước mắt, mất mát:
- Tự nhiên tàn phá con người.
- Xã hội áp bức bất công trong lòng các dân tộc.
- Giặc xâm lăng tàn phá, gia đình nát tan.
Cuộc sống con người không bi thương sao? Nhưng những dân tộc thời đại nào dám công nhận bi thương để vươn dậy, chỉ lấp liếm, hát bài ca vô tận sẽ là giả dối. Đồng bào các dân tộc lạc quan trong tư duy triết học, biết chấp nhận bi thương mất mát, là đạo lý làm người. Tư duy lạc quan triết học, đồng bào quan niệm người chết là sống ở thế giới bên kia. Người chết được phục hồn, sắm mọi đồ dùng như đi ở riêng đâu phải là mất. Mọi người cất lên tiếng khóc chia ly, thương cảm ngậm ngùi. Tiếng hát mo then thương cảm trước cái bi để vùng dạy hùng tráng, lạc quan tin tưởng cuộc sống tốt đẹp. Những bài hát then trong những đoạn khúc nghi lễ, giai điệu vui rộn ràng, phơi phới niềm tin chiến thắng. Cái chiến thắng của quân then hân hoan một giáo lý xã hội:
- Thắng giặc dã.
- Thắng thiên tai.
- Thắng cái chết, vượt lên chính mình.
Những bài hát mo then các dân tộc, vốn âm nhạc bản sắc từng tộc người, phản ánh diện mạo thế giới tình cảm tâm linh. Những áng thơ ca mo then biểu cảm trí tuệ tư duy triết học các dân tộc, là công tác tuyên truyền chính trị người xưa. Xã hội nào cũng có … tuyên truyền cho một lý tưởng xã hội xây dựng lý tưởng thời đại. Người xưa làm chính trị tuyên truyền giáo lý bằng tiếng hát tâm hồn vào tâm khảm con người, truyền từ đời này sang đời khác, bảo vệ kỷ cương đạo lý dân tộc. Đó là những nghi lễ hát mo then chân chính đầy bản sắc văn hoá tinh thần dân tộc. Những hình thức mo then Mông Tày Nùng Thái, là những bài học đời sau mang hơi thở nhịp sống đương đại về phương thức xây dựng lối sống xã hội, nhân cách con người. Mo then không hủ tục lạc hậu, nhảm nhí, chỉ bọn tà đạo, buôn thần bán thánh, làm vẩn đục bầu trời then trong sáng văn hoá, văn minh các dân tộc. Những bài hát mo then các dân tộc đang vang lên khắp các miền quê vùng cao, phục hồi cùng lễ hội hoà vào nhịp sống xã hội mới, là bản chất âm nhạc mo then. Hát mo then mang sức sống bất tận trong xã hội đương đại, xây dựng tâm hồn con người dân tộc, còn mãi cùng thời đại.
6.Kết luận.
Hệ thống làn điệu dân ca dân tộc Mông Tày Nùng Thái, đến nay chưa thể hệ thống văn bản toàn bộ dân ca các dân tộc, mỗi loại thể bao nhiêu làn điệu. Những kết luận về hệ thống làn điệu còn bỏ ngỏ, nhưng một số dân ca người Việt hệ thống khá đầy đủ: quan họ, năm 1978 sưu tầm 180 làn điệu, năm 2010 trên 300 bài. Xoan ghẹo 200 làn điệu… Thực ra những con số này chưa hoàn thoàn chính xác, nhưng ít nhất đã sưu tầm, nghiên cứu khá cơ bản.
Những nhà nghiên cứu quan họ, xoan ghẹo, dân ca người Việt, Nam bộ, Quảng Trị, Miền Trung… khảo sát khá đầy đủ hệ thống làn điệu, số liệu. Còn dân ca các dân tộc nhiều mặt nghiên cứu bỏ trống, đây là thiếu quan tâm chỉ đạo nghiên cứu sưu tầm. Một số dân ca các dân tộc chưa biết đến, sưu tầm phổ biến. Dân ca Mông Tày Nùng Thái tương đối được chú ý bởi thời còn căn cứ kháng chiến bộ đội dân công hát, bản chất các thể loại dân ca quá hay tự thân các điệu đến với công chúng. Lối sống đan xen cộng cư kinh Tày Nùng Thái, họ trình diễn dân ca ngay trong đời sống ngày thường, vì thế nhiều bài hay bị các nhạc sĩ người Việt lấy vào sáng tác thành tác phẩm của mình. Một số bài dân ca nổi tiếng, ông này nhận là mình, ông kia nhận là tôi như bài Mưa rơi, dân ca Thái cho đến nay chưa hết bức xúc. Bản đề Tô Ngọc Thanh, bản đề tên người Thái, bản chẳng đề ai cả. Thực tiễn dân ca các dân tộc chưa được quan tâm, sưu tầm nghiên cứu hệ thống hoá các làn điệu, dù là những đặc phẩm tinh thần văn hoá bản địa. Hệ thống làn điệu dân ca, quan niệm làn điệu thuật ngữ từ ghép. Nhiều người chưa phân biệt rõ làn và điệu. Làn và điệu là hai thể loại âm nhạc khác nhau, mỗi thể loại một hình thức cấu trúc âm nhạc riêng. Âm nhạc dân gian, những điệu dân ca toàn nhân loại thường có hai thể loại. Mỗi thể loại diễn tả đặc trưng âm nhạc tính chất tình cảm, cấu trúc tiết tấu giai điệu thoả mãn một nhu cầu biểu cảm. Phổ biến âm nhạc dân ca Việt Nam chỉ có hai hình thức làn và điệu. Mỗi thể loại làn có hàng trăm bài, thể loại điệu hàng trăm bài, chưa kể các dị bản khác nhau. Một làn có thể có hàng chục dị bản khác nhau, một điệu cũng tương tự. Khái niệm làn trong âm nhạc mang tính hình thức cấu trúc, dù nhiều làn dân ca các dân tộc giai điệu tình cảm, hình thức diễn tả khác nhau nhưng gọi chung là hệ thống làn. Khái niệm điệu, phân biệt khác làn do đặc tính cấu trúc âm nhạc khác làn, gọi là điệu. Vì thế các dân tộc có nhiều làn điệu khác nhau, chưa kể hệ thống điệu rất nhiều trong một tộc người nhưng gọi chung là điệu. Làn là nguồn gốc âm nhạc ngẫu hứng đầu tiên toàn nhân loại. Làn là nguồn gốc phát triển từ sơ khai đến điệu mang tính khoa học, hoặc theo các nhà folklore từ làn điệu là âm nhạc dân gian chuyên nghiệp. Điệu quy định trình thức, nên mỗi khi trình diễn theo quy tắc luật lệ chuyên nghiệp. Làn phóng khoáng tự do, dân gian ngẫu hứng. Là âm nhạc dân gian, nhưng làn và điệu có bước phát triển khác nhau, phân biệt, loại biệt riêng. Khái niệm làn dân ca, theo tác giả quan niệm:
- Làn là những bài dân ca không có nhịp, cấu trúc bởi âm thanh tiết tấu giai điệu là hình thức hát nói.
Khái niệm trong dân ca:
- Điệu là những bài dân ca có nhịp, cấu trúc âm thanh tiết tấu giai điệu, ghi số nhịp trên từng bài, có vạch nhịp – xác định nhịp điệu.
Từ những hình thức cấu trúc âm nhạc khác nhau, dân ca các dân tộc có hai loại thể làn và điệu. Hệ thống làn điệu dân ca các dân tộc phần sưu tầm cơ bản chưa xong, tác giả đưa ra những con số ước lượng võ đoán còn khá khiêm tốn, vì vốn tư liệu thực quá ít.
Hệ thống bài dân ca Mông khoảng 20 làn là những loại hát ru, hát đồng dao, hát mo.
Hệ thống điệu: 100 điệu, chưa kể các dị bản khoảng trên 150 điệu.
Hệ thống bài dân ca Tày Nùng theo con số Viện Âm nhạc sưu tầm năm 1978 là: 200 làn, không kể dị bản.
Hệ thống điệu 650 điệu kể cả các dị bản.
Dân ca Thái số làn điệu:
Hệ thống điệu 150 bài, chưa kể các dị bản
Hệ thống làn điệu dân ca các dân tộc, Mông Tày Nùng Thái, nếu sưu tầm đầy dủ, số lượng chắc sẽ tăng gấp nhiều lần. Số làn có thể ít, nhưng điệu sẽ nhiều gấp bội. Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc vô cùng hấp dẫn, phong phú, độc đáo. Mỗi dân tộc một mầu sắc dân ca, biểu hiện bản chất âm thanh thời gian thiên nhiên, con người thời hoang sơ. Dân ca các dân tộc nhiều hình thức phân loại, phân theo vòng đời người, phân theo nội dung… Trong công trình nghiên cứu Đặc điểm không gian xã hội dân ca Mông Tày Nùng Thái, tác giả phân theo vòng đời người, cấu trúc hình thức âm nhạc. Phần phân loại theo đời sống hiện thực xã hội có năm loại:
- Hát ru.
- Hát đồng dao.
- Hát giao duyên.
- Hát lao động sản xuất.
- Hát mo then.
Mỗi loại thể dựa theo nội dung lời ca, đan xen nhiều hình thức âm nhạc trong một loại thể hát, diễn xướng với những lề lối hát khác nhau. Nhưng xét theo cấu trúc hình loại âm nhạc, hai hệ thống làn và điệu, mỗi làn điệu mang đặc trưng loại thể diễn tả biểu cảm khác biệt âm nhạc. Khi nghiên cứu thang âm điệu thức, đơn thuần cấu trúc âm nhạc, tác giả phân chia theo bốn loại thể âm nhạc:
- Hát ru.
- Hát đồng dao.
- Hát giao duyên.
- Hát mo then.
Bốn hình thức âm nhạc, bốn nội dung biểu cảm quá trình phát triển đời người. Mỗi hình thức một nội dung cấu trúc giai điệu âm nhạc, lời ca diễn tả cảm xúc con người. Mỗi loại thể âm nhạc, một hình thức lề lối trình diễn, mang lại hiệu quả giá trị tâm hồn con người. Những hình thức hát ru, đồng dao, giao duyên, hát mo then là hệ thống làn điệu âm nhạc Mông Tày Nùng Thái, mang nội dung xã hội hình thành hai hệ thống làn và điệu dân ca các dân tộc, phong phú đặc sắc, dân tộc, bản địa./.
Đón đọc bài tiếp theo
QUY LUẬT PHÁT TRIỂN GIAI ĐIỆU LOẠI THỂ DÂN CA CÁC DÂN TỘC.