Trong vụ việc biển đông, mọi người Việt Nam đều mong muốn có một câu trả lời chính thức về mặt Pháp lý về Biển Đông và Hải đảo. Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam đã thành lập Ban Nghiên cứu Pháp lý về Biển Đông và Hải đảo là một điểm son đáp ứng đúng nguyện vọng của mọi người. VCV đã từng nói lên điều mong muốn ấy. Xin ghi nhận sự kiện này và có vài lời gửi gắm:
Ngày 16.6.2011
VCV mong Việt Nam sẽ có một Trung tâm nghiên cứu về biến động lịch sử biển đông
Và nội dung:
Nhà nghiên cứu, thạc sĩ Đinh Kim Phúc đã viết cho VCV 54 tác phẩm, bài đầu tiên là: 100 năm nhìn lại DUY TÂN HỘI và phong trào ĐÔNG DU của PHAN BỘI CHÂU, vào ngày 26.3.2006
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=3446&LOAIID=17&LOAIFID=5&TGID=814
Như vậy anh đã cọng tác với VCV từ những bài viết nghiên cứu về lịch sử, trong đó hết 52 bài về biển đông từ 01.4.2006, khi mà vấn đề biển đông còn là một điều không được nói đến. Như chủ trương xuyên suốt của VCV là cung cấp những tư liệu cho mọi đối tượng và tự xem đó là một trách nhiệm, hôm nay nhận bài Phỏng vấn của anh, VCV xin ghi thêm vài giòng và gửi lời cám ơn của bạn đọc đến anh, mong Việt Nam sẽ có một Trung tâm nghiên cứu về biến động lịch sử biển đông để làm rõ, chúng tôi cho rằng đó là nhiệm vụ khẩn thiết trong tình hình hiện nay, và hy vọng anh sẽ là nòng cốt trong trung tâm này.
Bạn đọc có thể đọc thêm các bài viết của anh:
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=814
VCV
Nguồn:
ngày 16.6.2011
Ngày 20.6.2011
Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam thành lập Ban Nghiên cứu Pháp lý về Biển Đông và Hải đảo gồm 12 thành viên
Ngày 04.7.2011
Vài vấn đề
Trong vấn đề biển đông hiện nay, có rất nhiều điều chúng ta không nên im lặng nữa, vì đã có nhiều cách giải thích và cách hiểu làm cho vụ việc trở nên rối rắm, ít nữa là cần một cuộc trao đổi để, cách nào đó chúng ta làm sáng tỏ chúng.
Trước hết, một bộ hồ sơ pháp lý đầy đủ về vấn đề này để dành cho việc giải thích và sau đó là việc tranh tụng tại Tòa án quốc tế khi cần.
Việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Trong số đó, các vụ kinh điển thường được viện dẫn là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, vụ Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp, vụ đảo Clipperton giữa Mexico và Pháp, vụ Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch…
Gần đây, tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo nhỏ giữa Malaysia và Singapore, giữa Indonesia và Malaysia cũng đã được giải quyết bằng các phán quyết của Tòa án quốc tế La Hay (ICJ).
Do đó, những việc cần, chúng tôi nghĩ, chúng ta nên:
- Nghiên cứu những nội dung gì?
- Mời thêm các học giả trong và ngoài nước không?
- Xác định các tư liệu trong và ngoài nước về Biển Đông và Hải đảo qua những biến động
- Kinh phí nghiên cứu từ nguồn nào, có cần huy động thêm từ phía nhân dân hay không?
Và có những nội dung cần thiết đưa ra làm cơ sở cho các vấn đề, cũng nên làm rõ:
- Tổ chức hội thảo khoa học: Giá trị lịch sử và pháp lý đối với bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Tổ chức biên soạn: Tổng tập về Hoàng Sa-Trường Sa
(tập trung vào những vấn đề mà giới khoa học chưa làm sáng tỏ như:
Bản dịch các thư tịch cổ của VN đã chính xác chưa, mức độ nào?
- Vua chúa triều Nguyễn và Chính phủ Pháp ở Đông Dương liên tục thực thi chủ quyền của VN ở HS-TS ra sao?
- Những nội dung liên quan đến HS-TS mà Hội nghị San Francisco 1951 bỏ ngõ
- Tại sao có bản đồ hình lưỡi bò xuất hiện vào năm 1947 mà không là thời điểm khác?
Tin yêu và gửi gắm vào Ban Nghiên cứu Pháp lý về Biển Đông và Hải đảo, chúng tôi có những ý kiến nêu trên và hy vọng vào các bạn: 12 thành viên của Ban và các tổ chức liên quan cũng như bạn đọc và các nhà nghiên cứu, mong rằng mọi việc sẽ được làm sáng tỏ.