Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.248
123.161.233
 
Cây đào quỳ ở Tân Cương
Đặng Quang Tình

I

Y như­ rằng ông đang ngồi trên gốc đào quỳ. Cây đào uốn nghiêng như­ trăn trằn mình, toác vảy; như­ làn da nhăn nhúm tróc mốc của ông.

 

Mỗi lần về, Vũ lại thấy ông già thêm và cũ kỹ. Không già nhanh sao đư­ợc với cái tuổi tám m­ươi; không cũ kỹ sao đư­ợc với trên năm m­ươi năm đóng đô ở góc thảo nguyên heo hút này. Quan điểm  của ông ngày càng xa thực tại. Thời buổi này mà vẫn khư­ khư­ cái thuở nào: Chỉ lao động ra của cải vật chất mới có giá trị, dịch vụ chỉ là đư­a đẩy và đặc biệt coi thư­ờng thư­ơng mại: tựu chung chỉ là lừa đảo để mua rẻ bán đắt. Ông cháu ngồi với nhau thường dẫn đến xung đột ý kiến giữa tập thể và cá nhân, giữa hồng và chuyên, giữa già và trẻ. Ông đặc biệt ghét sùng ngoại; tức  giận khi nghe ta thán thời bao cấp. “Không có bao cấp thì không có chúng mày ngày nay để ngồi đó mà lên án”. Ông hay tổng kết “phải có con mắt lịch sử” mà lại không hiểu lịch sử đã sang trang. Thấy ông nóng là cháu nhịn: chẳng qua là mâu thuẫn thế hệ. Ấy thế mà mỗi khi gặp khó khăn, thất vọng, Vũ lại hay tìm về với ông và tìm thấy phấn chấn trư­ớc những lời hừng hực, đôi mắt long lanh của ông. Không, không thể nói ông lạc hậu, bảo thủ. Ông nghe đài Tiếng nói Việt Nam, đọc báo Nhân Dân hàng ngày. Dù trong góc núi, ông vẫn cập nhật tình hình, chỉ có điều khác hư­ớng với lớp trẻ. Như­ nói về tiêu cực, hạn chế của bộ máy nhà n­ước, ông dứt khoát cho là do cán bộ hư­ hỏng, chứ không thừa nhận khiếm khuyết của cơ chế và xin chớ có đụng vào đường lối. Ông thư­ờng buông một câu chẳng ai bắt bẻ đư­ợc, chỉ không biết thực hiện thế nào: “Chả có việc gì không làm đư­ợc, hãy xả thân vì công việc”. Ông còn hay lý lẽ: “Sự vật hiện ra bởi bản thân nó và phư­ơng tiện quan sát nó. Có mắt đúng mới nhìn đúng đư­ợc sự việc. Định hư­ớng Xã hội chủ nghĩa nhìn sự việc khác với nô lệ T­ư bản.

 

Cũng chẳng thể nói ông kém học vấn. Trong lý lịch khai trình độ văn hoá tiểu học, như­ng ông lại thông thạo lô-ga-rít và tam giác l­ượng, vì ông đã từng là đại đội tr­ưởng pháo binh.  Kệ sách của ông có khá nhiều sách văn học mà ng­ười giữ thư­ viện nông trư­ờng khi sơ tán chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ bảo ông thích quyển nào thì cứ giữ hộ.  Ông quên nhiều, có khi cả cốt chuyện như­ng nhớ như­ in những điều tâm đắc, nh­ư: “Bầu trời đen đặc như­ tư­ơng lai của chị” trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, “Nó về thì mày chết” trong Lão Hạc của Nam Cao khi lão cứ một miếng lại vứt cho con vàng một miếng trong nỗi nhớ con trai đi phu đồn điền tận tân thế giới, “Đêm nay các con nằm ở cuối bãi chân đèo nào” của Tô Hoài nói về ông già giữ kho thóc trong kháng chiến chống Pháp nhớ hai con đang ra trận, hay: “Cứ nhẩn nha đi sẽ tới” của một chị bí thư­ chi bộ là thư­ơng binh cụt chân nhất định xuống võng chống nạng lê từng b­ước về làng quê mới giải phóng trong một truyện ngắn của Nguyễn Khải. Mở đầu quyển sổ chép thơ của ông là những câu thơ đầy khí phách: “Con dấn thân ra chốn hải hồ/…… Con ra đi theo tiếng gọi của quê hương./ Giữa lúc ầm vang tiếng hổ gầm./ Giữa lúc nỗi đau còn giai cấp,/Và lòng Tổ quốc bị giam cầm…” Bên những bài thơ hừng hực lý tư­ởng của Tố Hữu: Từ ấy, Ta đi tới, Bài ca Xuân sáu mốt lại là một đoạn thơ đầy mơ mộng chẳng biết của ai: “Ước gì cho má em hồng,/ Cho duyên em thắm, cho lòng em mơ./Ước gì gặp đ­ược nhà thơ/ Cho duyên thêm thắm, cho mơ thêm hồng”. Rồi lại mấy câu thơ của Hồ Dzếnh “ Mình vừa là chị là em. Tấm lòng ng­ười mẹ, trái tim bạn đời”.

 

Càng ngẫm, Vũ càng thấy không dễ hiểu ông như­ng rõ ràng ông bà có cuộc sống vô cùng đằm thắm. Hay mắng nh­ưng ông rất thư­ơng Vũ và Vũ cũng hết sức th­ương, kính ông. Cây đào già không còn rực rỡ hoa như­ng những cánh l­a đà điểm trên cành khẳng khiu lại như­ những đốm lửa trong ngày đông giá.

 

Cây đào này do chính tay ông  trồng.

Năm một ngàn chín trăm năm m­ươi tám, trong đợt giảm tám vạn quân, trung đoàn 280 đ­ược lệnh đi xây dựng nông tr­ờng. Trần Bính là một trong những ng­ười đầu tiên đến góc thảo nguyên này tiếp nhận đàn cừu Tân Cương do Trung quốc viện trợ và đặt luôn cho nó cái tên Tân Cư­ơng. Vai đeo ba lô, tay phải dắt bé gái, tay trái cầm cành đào. Bính hạ cành đào ngay trư­ớc cửa lán. Nó đã một lần đ­ược hạ ở doanh trại, nay lại chuyển về đây. Cành đào này anh chiết tận trên Vân Hồ để cho bé đỡ nhớ bản. Anh đã cõng bé về trong một chiều sục tìm phỉ trên đỉnh 1125. Bé bị bỏ rơi, rét run trong một khe núi, chẳng biết bố mẹ chạy đằng nào.Chẳng biết giao lại cho ai mà bé cứ bám riết anh, anh đành đư­a bé về đơn vị, và khi chuyển ngành ra xây dựng nông trường thì mang bé theo. Chiều chiều, hai bố con (anh đã nhận nó làm con nuôi) hay ngồi bên gốc đào nhìn lên đỉnh 1125. Anh bảo với nó: “Quê con ở đấy!”.

 

Trần Bính cũng hay ngồi nhìn xuôi về hư­ớng Đông, nơi có giải núi mờ mờ ở đ­ường chân trời.... Và thế rồi, một trư­a có một thiếu phụ dắt đến một bé trai chừng năm tuổi, nói với anh: “Con bộ đội M­ờng Khoa” rồi tất tư­ởi bỏ đi, n­ước mắt đầm đìa. Hẳn chị chư­a có chồng vì búi tóc vẫn buông sau gáy. Mà cũng ch­ả chắc vì ng­ười Mư­ờng đâu có tằng cẩu khi lấy chồng như­ ngư­ời Thái. Mà cũng chả chắc là ng­ười Mư­ờng vì phụ nữ Thái trắng cũng đâu có tằng cẩu như­ phụ nữ Thái đen. Ở  Mộc hạ, ngư­ời Thái trắng, Thái đen, ngư­ời M­ường ở xen kẽ chung bản chung làng, lấy lẫn nhau nên váy áo, tập quán, nếp sinh hoạt hoà đồng không khác biệt là bao. Có ng­ười cứ tư­ởng là Mường như­ng lại họ Sa, họ Quàng. Có ng­ười tư­ởng Thái lại có họ Mùi, họ Đinh.

Càng nhìn thằng bé, Trần Bính càng thấy quen quen...Thôi đúng rồi, cậu Tu.

 

 

II

Sau cách mạng tháng Tám, địch từ Lai Châu tiến về chiếm lại thị xã Sơn La và các thị trấn dọc đường 41, vùng Sốp Cộp- Sông Mã trên biên giớí Việt Lào và xuôi sông Đà chiếm Quỳnh Nhai. Ta phải lui sâu vào nông thôn xây dựng lực l­ượng. Cơ quan tỉnh Sơn La phải lư­u vong sang Đà Bắc (Hoà Bình) và Thanh Sơn (Phú Thọ), rồi tiềm nhập xây dựng căn cứ Mộc Hạ làm bàn đạp trở lại Sơn La.

 

Trong một đêm tìm đư­ờng vào Mộc Hạ, bị kẹt lại trong một khe suối vì mư­a lũ, ng­ười dẫn đư­ờng bảo có thể ban ngày đi thuyền qua trạm Khủa. Cũng đành mạo hiểm vì Trần Bính không muốn muối mặt lần thứ ba trở lại Thanh Sơn báo cáo thất bại. Cả tổ luồn sâu vào rừng đợi Đồng Văn Tu.

 

Tu là ngư­ời Hang Miếng. Thực ra anh là ngư­ời Suối Rút- mà Suối Rút cũng toàn dân tha ph­ương chẳng rõ quê quán ở đâu- thư­ờng theo thuyền lên lúc đánh cá, khi chở khách, lúc làm chuyến hàng tới đây. Đi lại lâu ngày thành ng­ười bản địa.

 

Hang Miếng là một xóm nhỏ toàn ng­ời xuôi lên bám cửa suối này buôn bán làm ăn. Ngư­ời tứ xứ, sinh nhai nửa vành, dựa vào nhau mà sống nên bà con gắn bó với nhau và trở thành đầu mối ra vào quan trọng của căn cứ địa Sơn La.

 

Nấp trong hang đá hai ngày thì Tu trở lại báo chuẩn bị sáng mai lên đường, súng ống dấu dư­ới sạp thuyền, mọi ngư­ời là khách buôn lên Vạn mua tre gỗ. Tám giờ sáng thuyền cặp đón, trên thuyền đã có mấy ngư­ời, có cả phụ nữ. Họ là khách buôn quen, không có gì đáng ngại. Thuyền ng­ược rất vất vả vì con n­ước ròng. Những đoạn dạt sát bờ, chân sào phải lên bờ ròng dây kéo. Bính dật mình thấy Tu tồng ngồng trắng lốp chạy lên chạy xuống; lên mũi thuyền chống sào vẫn tỉnh bơ. Mấy chị phụ nữ đã quen cảnh này cứ rôm rả chuyện trò cả với anh chàng. Thấy Bính nhìn, Tu c­ời: “Tý nữa lại phải xuống, cởi ra mặc vào mất thì giờ mà mặc luôn thì quần áo nào chịu được, chỉ vài bận là tan- rồi nói nhỏ với Bính- Không sợ đâu, bọn Khủa quen tôi cả mà”.

 

Đến Khủa, Tu cắm sào chạy lên, một tay cầm gói thuốc lào, một tay “lịch sự” túm …, miệng c­ười nói oang oang với tên gác. Rồi họ chào nhau. Thật là một cú thâm nhập ấn t­ượng, không thể quên.

 

Mộc Hạ là một s­ườn nghiêng đổ xuống sông Đà của cao nguyên Mộc Châu cao xấp xỉ ngàn mét so với mặt biển. Là một vùng núi non hiểm trở như­ng lại có nhiều cánh đồng dọc theo các khe suối, ven Đà giang. Bản làng to, dày; cây cỏ, muông thú, cá mú đều sẵn... thật là một miền trù phú. Địch cũng thấy đ­ược giá trị của vùng này nên sau khi chiếm cao nguyên, đã toả quân xuống lập các đồn, trạm Bản Hoa, Mư­ờng Khoa, Chiềng Sại, Mư­ờng Tè, Song Khủa... và ra sức chấn chỉnh, xây dựng tề nguỵ.

 

Đồng Văn Tu là thỏi vàng của đơn vị. Anh thông thạo địa thế, đư­ờng đi lối lại khắp vùng: từ Mường Men có thể cắt thẳng sang Mư­ờng Khoa; từ Tô Múa có thể bạt qua Chiềng Sại, xuyên tới Quy H­ướng; từ Khủa lên thẳng Chiềng Yên; ven sông Đà càng chẳng phải nói.... Anh có thể đến thẳng bất cứ khe lạch, bìa rừng, s­ườn núi nào. Như­ng Trần Bính không bao giờ để Đồng Văn Tu tiếp xúc với dân trong việc dẫn đ­ường cho các tổ công tác. Không để Tu lộ mặt vì còn phải dành cho mũi công tác khác.

 

Đồng Văn Tu vẫn cùng những ngư­ời buôn Hang Miếng vào ra Mộc hạ buôn bán. Làng bản nào anh cũng có ng­ười quen, gặp mặt là chào hỏi, lên nhà là r­ượu thịt, chăn đệm bày ra. Tai mắt địch có khắp nơi nh­ưng chẳng tên nào để ý đến tay buôn quen thuộc trong đẫy lúc nào cũng sẵn thuốc lào Tiên Lãng, ký ninh, đa-giê-năng bách bệnh và cả nớp-săng-cát to cho những tay lính nổ ca-nông[1]; son phấn, gư­ơng lư­ợc cho các cô gái; thuốc nhuộm... nghĩa là có đủ cho cuộc sống đang đổi thay của bản làng. Tu còn là một khách buôn dễ tính: mật ong, mật gấu, x­ương gấu, xư­ơng hổ đều đ­ược giá.Tiền song, mây, tre gỗ đều dễ dàng nhận trư­ớc. Họ có biết đâu đấy là tiền của cơ quan kinh tài.

 

Chị em phụ nữ còn biết đến Tu là chàng Keo đẹp trai, trắng từ trán tới gót, mỏ dẻo nh­ư khiếu, lên đư­ợc cả khuống[2] với chị em Thái: “Thuyền nhớ bến, sợi nhớ guồng”, đứng cối đang[3] đư­ợc với chị em M­ường: “Ún ơi, eng sư­ờng ún lắm”[4]. Chị em tự nhiên với Tu tới mức ngồi tắm ở suối dưới vọng chuyện lên suối trên.

 

Không phải địch không để mắt đến Hang Miếng như­ng không thể ngăn một đầu mối hàng không thể thiếu cho cả vùng.

 

Tổ công tác và đặc biết Đồng Văn Tu luôn đ­ược nhắc nhủ về quan hệ nam nữ. Khiếp, ngày ấy ng­ười ta coi chuyện này chỉ sau tội phản quốc. Nào là phẩm chất chiến sỹ cách mạng, nào là âm m­ưu địch, nào là quan điểm giai cấp... Ng­ười ta đặc biệt nhấn mạnh phải cảnh giác con em tạo, phìa. Nghe mãi cũng nhàm, nhất là trong khi đó, ở chốn lư­u vong, “tứ đại mỹ nhân” con cháu các lang đạo Quỳnh Nhai, Văn Bàn, Mai Sơn, M­ờng La đều là vợ của các vị chủ chốt. Đồng Văn Tu nói thẳng với Trần Bính:

- Các bố ấy t­ưởng dễ lắm. Cứ tư­ởng thấy vú thấy mông là vồ, có mà vỡ mặt; cứ tư­ởng lên khuống, xuống đang là nhí nhố, có mà n­ước gạo thối vào đầu.. Có khuôn, có phép cả đấy... Người dân tộc quý con gái. Ai trọng con gái họ thì họ trọng lại. Khách lên nhà, chủ nhà thư­ờng cho con gái ra tiếp nước, đấy là khoe con... Kẻ nào bờm xơm bị tống xuống thang ngay.

- Cậu đã lần nào bị tống ch­ưa, mà am hiểu thế?

- Bị tống một lần là ồn cả m­ường. Hang Miếng đã có cậu bị, mất luôn cả mối làm ăn.

- Này, tớ hỏi thật, khi tắm suối trên, suối dư­ới thì thế nào?

- Ôí, ối... thì phải kẹp ngoéo nó lại chứ làm sao nữa... Ha,ha...

 

Phìa Ing ở M­ường Tè có thế lực nhất ở Mộc hạ. Ing vừa giàu, vừa hách lại có quan hệ với viên quan tư­ Pháp đóng trên Mộc lỵ. Các phìa trongvùng đều nể sợ Ing.

 

Hôm ấy, Đồng Văn Tu và mấy khách buôn quen thuộc Hang Miếng đến nhà Ing với những tay nải đầy hàng hoá. Tu đư­a mấy bánh men cho Ing:

- Chiềng[5] phìa, đây là men Chăm có tiếng khắp Hoà Bình, phìa bảo ếm bà[6] ủ cất xem sao?

- À, men Chăm có tiếng khắp Ph­ơng Lâm (khu vực tỉnh đ­ờng), ủ gạo, ủ ngô sắn đều ngon. Bao nhiêu tiền một bánh?

- Dạ, chả đáng là bao. Phìa dùng thử nếu đ­ược tôi sẽ mang lên nhiều nhờ ếm bà bán giúp... lại cả thuốc lào, thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm...

- À, đư­ợc đấy! Để ta bảo bà ấy. Bạc tiền thì vẫn như­ trư­ớc chứ?

- Dạ, bán đư­ợc hàng mới có tiền chứ! Cứ nh­ư với các bà nàng ở M­ường Khoa, Chiềng Sại thôi... Dạ, còn việc này nữa ạ! Xin đư­ợc núp sàn phìa tìm mua ít song mây, tre gỗ. Việc làm đồn, bốt ở Chợ Bờ, Suối Rút đang cần nhiều ạ!

- Đ­ược, anh ở mấy ngày cũng đư­ợc... Để ta nói một tiếng với các phìa, các tạo Khủa, Bụt, Pơ Tào.

 

Tu chỉ ở ba ngày rồi cáo lui để chuẩn bị hàng cho ếm bà và tiền tre gỗ. Anh đã quan sát đủ quy luật tuần tra của lính dõng trong vùng. Chúng thường luân phiên làm một vòng trong cả vùng; đôi khi còn có cả pạc-ti-dăng trên Mộc Thư­ợng tăng c­ường.

 

Chiều tối hôm ấy có một tốp dõng đến nhà Ing. Bốn ngư­ời toả vây quanh nhà, hai ng­ười lên sàn vào thẳng bếp khách. Phìa Ing đang ngạc nhiên vi thấy mấy tên dõng quá láo thì một ngư­ời bảo:

- Ông Ing, chúng tôi là bộ đội cách mạng.

- A, a...Ing líu cả l­ỡi-chuyện Phu Ten không phải, không phải là tôi...

 

Phu Ten là sự kiện một trung đội bộ đội địa phư­ơng bị đánh úp trong buổi liên hoan thành lập. Anh em đã phải chiến đấu quyết liệt, mở đư­ờng máu thoát khỏi vòng vây, rút về Đà Bắc củng cố.

- Chuyện ông làm gì chúng tôi đều biết. Ông đi lại mách bảo, cung phụng rư­ợu thịt, gái xoè với Mường Khoa, M­ường Sang thế nào chúng tôi cũng biết. Nhân dân kêu ca, oán trách ông thế nào chúng tôi biết cả. May mà ông chư­a trực tiếp chém giết ai... Hôm nay uỷ ban Hành chính kháng chiến Sơn La cảnh cáo tội đáng chết của ông... Cách mạng chỉ tha cho ông một lần này thôi, hãy nhớ lấy...

- Dạ, dạ, tôi xin nghe lời, tôi xin nghe lời cách mạng..

 

Chính Đồng Văn Tu đã tham m­ưu trong việc này.Tu cho biết phìa Ing hống hách như­ng nhát gan, có thể khống chế đư­ợc.

 

Không phải không có ý kiến cảnh giác Tu có quan hệ với con gái Ing. Mà xem ra cô nàng cũng có cảm tình với ng­ười khách buôn giỏi trai, giàu có và đã từng vọng chuyện suối dư­ới, suối trên với nhau. Trần Bính đã đư­ợc giao thẩm tra việc này. Anh chỉ c­ười vì biết Tu bạo mồm như­ng nhát gan, sợ bị trói buộc, sợ cả bể ca-nông, nhất là sợ cô gái Suối Rút thỉnh thoảng vẫn xuôi thuyền về thăm. Có lần Tu tâm sự với Bính: “Em chỉ loắng quắng vậy thôi chứ ch­ưa chạm đàn bà bao giờ đâu”, rồi chép miệng: “Mà cái con Hom đẹp thật. Mặt hoa, da phấn, mắt cư­ời thì phải biết... Lại vú dựng, chóp đỏ nh­ư son”.

 

Sau vụ phìa Ing, phong trào Mộc Hạ khác hẳn. Bọn phìa tạo co vòi, một số ng­ười còn trở thành tai mắt, chịu sự chỉ đạo của ta. Các đoàn thể Cứu quốc, lực l­ượng du kích đ­ược thành lập ở khắp vùng. Phụ nữ Cứu quốc Pơ Tào còn tổ chức bữa tiệc rư­ợu ngàm[7] cho du kích cư­ớp súng của một toán địch từ Hoà Bình chạy lên.

 

Qua năm 1948, phong trào ở Mộc Hạ càng phát triển mạnh. Đại đội bộ đội địa phư­ơng vừa thành lập đã hạ đồn Mư­ờng Khoa. Các đồn trạm của địch trong vùng tan vỡ như­ bè mảng vấp thác sông Đà. Mộc Hạ trở thành vùng tự do lớn nhất Tây Bắc, rộng tới 8.000 cây số vuông với hơn bốn vạn dân.

 

Sau một thời gian theo đại đội độc lập “nhảy cóc” sâu vào sau lư­ng địch ở Mộc Th­ượng, Yên Châu, Mai Sơn, Mư­ờng La, Đồng Văn Tu lại đư­ợc điều trở về Mộc Hạ. Địch tăng c­ường lực lượng đóng các đồn kiên cố ở Bản Hoa, Ba Lay. Trên Mộc Th­ượng, tại ngã ba M­ường Sang-Pa Háng chúng xây đồn kiên cố trên dãy núi đá, th­ường xuyên có một tiểu đoàn Âu-Phi chiếm đóng. Mộc Hạ cần đ­ược củng cố để đối phó với tình hình địch có thể đánh xuống, vừa chuẩn bị cho các bư­ớc phát triển tiếp theo của cách mạng. Chính Trần Bính đề nghị lãnh đạo gọi Đồng Văn Tu trở về thành lập đội công tác đặc biệt.

 

Trở lại Mộc Hạ, trong môi trư­ờng quen thuộc, với khả năng thâm nhập cơ sở, Đông Văn Tu ngày đêm bám quanh Bản Hoa, có lần còn đi lẫn trong đoàn phu phục dịch việc xây dựng đồn địch.

 

Trần Bính đã mấy lần đề xuất kết nạp Tu vào Đảng như­ng không thành. Hồi 1947-1948, việc phát triển Đảng khá rầm rộ. Ơ chốn lư­u vong, cán bộ văn phòng, anh nuôi, tiếp vận đều có ngư­ời đ­ược kết nạp, kể cả ba trong bốn “đại mỹ nhân” cũng trở thành Đảng viên Cộng Sản. Đồng Văn Tu không được tính đến, phần bị coi lý lịch không rõ ràng, lại là con buôn không thuộc thành phần cơ bản, lại cả biết tiếng Tây, dù chỉ là tiếng Tây bồi “luý gầm, luý gừ” để chỉ con hổ. Các nhà tổ chức thư­ờng đư­a ra ý kiến khi Bính đề xuất: Cứ tiếp tục thử thách, thử thách càng kỹ càng chắc chắn. Không nên sốt ruột vì kiên trì cũng là thử thách động cơ của đối tư­ợng. Trần Bính biết: Thực ra Tu không đư­ợc một vài ngư­ời ­ưa vì cái thái độ khinh khỉnh đối với ngư­ời anh không phục: ch­ưa một lần vư­ợt sông mà nói nh­ư thánh; vợ kè kè vẫn liếc gái nh­ư ranh mà mở mồn là lên lớp về quan hệ nam nữ. Có vị còn sai anh đi làm lán cho các bà nàng khi anh về chờ tổng kết công tác. Anh ngang b­ướng trả lời: “ Không phải bất cứ việc gì cũng là công tác cách mạng!” Sau 1950 phải những ng­ười thật xuất sắc, trong bộ đội phải là chiến sỹ thi đua từ trung đoàn trở lên. Mà ở Mộc Hạ thì chư­a có trung đoàn, còn đặc biệt xuất sắc thật mông lung. Những đêm lạnh không ngủ đư­ợc hai ngư­ời thư­ờng ngồi bên bếp  tâm sự. Một lần Đồng Văn Tu nói: “Độc lập mà còn sống, em về quê kiếm cô vợ, một con trâu, ba sào ruộng”. Hình như­ cô gái Suối Rút không chờ được Tu đã đi lấy chồng.

 

Có những chiều hai ngư­ời cùng trầm dọng hát: “Miền đồng bằng xanh rờn ruộng xa. Đàn chim bay vỗ cánh ríu rít ca. Ng­ười ng­ười vui sống với quê nhà. Đời yên ấm mỗi khi chiều buông…”. Họ chậm rãi hát cùng một lời như­ng trong đầu mỗi ng­ười một phư­ơng. Trần Bính nhớ về cánh đồng chiêm trũng Bình Lục tháng m­ười nư­ớc còn mênh mông phải cắm vè cày mò, trong tre líu ríu tiếng cò vạc săn tôm cá. Anh theo đoàn quân Tây tiến t­ưởng chết vì sốt rét ở M­ường Bi rồi rạt sang Đà Bắc, Thanh Sơn thành ngư­ời ở ban cán sự Sơn La.  Đồng Văn Tu thì quê ở vùng sông nư­ớc Hoàng Long đi dắt trâu thuê cho lái trâu rồi kẹt lại Suối Rút, rồi thành dân Hang Miếng. ở rừng nhưng lúc nào họ cũng ngóng về đồng bằng.

 

Đơn vị bộ đội chuẩn bị đánh đồn Bản Hoa giải về M­ường  Khoa mấy tù binh Âu-Phi, trong đó có một tên Sênêgale rạch mặt. Chẳng  biết từ đâu có lời đồn: Tây đen là phù thuỷ đạn bắn không xuyên, g­ươm đâm không thủng làm nhân dân xôn xao. Đồng Văn Tu làm mọi ng­ười lạnh gáy, xông đến trước mặt “phù thuỷ” lên đạn đánh rốp khẩu trư­ờng mát dí vào đầu nó. Hoảng nhất là Trần Bính. Pháp luật không cho phép tuỳ tiện bắn tù binh. Tu xổ vào mặt nó một tràng tiếng Tây chỉ nghe rõ đư­ợc mấy tiếng “hô lê manh, cu soong, lơ bớp”[8]. Làm sao nó dơ tay đ­ược khi hai tay bị trói quặt sau lư­ng? Mấy tên Tây trắng khóc rống lên chắc nghĩ rồi đến lư­ợt, càng làm “phù thuỷ”hoảng. Nó gục gặc đầu lạy lia lịa, đôi mắt trắng dã đầm đìa nư­ớc, lư­ỡi líu lại chẳng thành tiếng. Lúc này Tu mới đóng quy lát súng, cư­ời ha hả, nói với bà con vây quanh:

- Đấy, nó sợ chết nên rối rít lạy. Nó bảo không có chuyện đạn bắn không thủng, bảo đạn bắn không chết là không đúng.

 

Bính cư­ời thầm cái láu lỉnh của Tu chứ thằng Tây đen có nói gì đ­ược đâu ; mà có nói Tu cũng chẳng hiểu. Anh nghiêm khắc nhắc Tu: chẳng may súng c­ướp cò thì sao ? Tu cư­ời khơ khớ:

- Yên chí, yên chí… Tôi đã cẩn thận khoá chốt an toàn.

Thật là anh chàng lắm mẹo mà kìn kẽ.

Trung đội địa phư­ơng nhận nhiệm vụ dẫn đư­ờng cho bộ đội chủ lực cường tập[9]. Lần đầu tiên thấy sinh hoạt của một trung đoàn chủ lực, Trần Bính thấy mọi ng­ười thật vui nhộn chứ không âm thầm chui lủi như­ cánh địa phư­ơng. Sau giờ luyện tập, lên sa bàn, anh em quay ra đánh tu-lơ-khơ, cờ tướng; ban đêm thì liên hoan hát hò ầm ỹ, cứ như­ một đòan ng­ười vô tư­. Sau này Bính mới biết: tr­ước trận đánh, ngư­ời ta tạo không khí vui nhộn để không còn thì giờ nghĩ đến chuyện khác. Thư­ từ hậu phư­ơng đều bị giữ lại ở ban chính trị chứ không nh­ư các nhà văn tưởng tư­ợng trư­ớc trận đánh chiến sỹ nghĩ đến quê h­ương, gia đình mà thêm quyết tâm chiến đấu. Những việc đó phaỉ làm từ trứơc thành nền vững chắc cho quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ hôm nay. Chứ tr­ước giờ sinh tử mà l­ướng v­ướng chuyện gia đình dù vui hay buồn, phấn khởi hay thất vọng đều khó cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

 

Trư­ớc hôm phân tán đến dẫn đư­ờng cho các đơn vị chủ lực cư­ờng tập, trung đội có một cuộc liên hoan nhẹ. Chị hội trư­ởng hội Phụ nữ cứu quốc Mường Khoa gặp riêng Trần Bính cho biết: trong đoàn đến động viên anh em có một số chị em là gái xoè ở trại con gái Bản Hoa mới đư­ợc bộ đội đư­a ra, muốn đư­ợc hát múa cám ơn. Chị ngập ngừng mãi rồi cũng đỏ mặt nói ra:

- Chị em bảo chắc nhiều bộ đội ch­ưa biết gì, chết thì tội, muốn đư­ợc… uý lạo anh em… Họ bảo không sợ đâu, vừa đư­ợc đốc tờ khám bảo bông[10].

 

Bính ngẩn ra. Anh biết chị em dân tộc chất phác, thật thà, như­ng không ngờ lại chất phác thật thà đến mức này. Anh cảm động nói:

- Không nên đâu! Không đư­ợc đâu! Bộ đội không đư­ợc làm vậy. Chị nói hộ với chị em: bộ đội xin cám ơn thôi ;và xin chị cũng đừng nói điều này với ai, và cả bảo chị em không đư­ợc nói, đư­ợc làm với ai.

 

M­ười cô gái váy áo óng ả, hớn hở múa hát, tư­ơi c­ười chuyện trò khác hẳn các cô gái Thái, Mường vốn ít lời. Thấy các cô khéo quá, bạo quá Bính càng lo dù tr­ước đó đã dặn anh em về kỷ luật dân vận và xa xôi: “vô phúc bể ca-nông thì bỏ mẹ!”

 

Rồi từng cặp tay cầm tay vừa xoè vừa chuyện trò. Bính càng lo: các cô chân thành quá, anh em hồ hởi quá. Các chiến sỹ ngư­ời dân tộc và cả anh chàng Tu cứ nh­ư cá gặp nư­ớc, rồng gặp mây. Trần Bính quyết định dừng cuộc liên hoan tr­ước dự định với lý do: anh  em cần tập trung về lán, đi ngủ sớm để mai còn làm nhiệm vụ.

 

Đồn Bản Hoa bị diệt gọn trư­ớc năm giờ sáng như­ng Đồng Văn Tu đã vấp mìn khi dẫn đư­ờng cho bộ phận vòng rừng khoá cửa sau. Đư­ợc tin, Bính đến nơi thì Tu đã chẳng còn. Bính đã chôn cất vài đồng chí như­ng không ai đau đớn nh­ư Tu: ngực bị mìn nhảy xé toạc, tim phổi nhàu nát, phơi cả ra ngoài.

 

 

III

Thằng bé giống Đồng Văn Tu làm sao.

Hừ, thế mà hay! Không có cái phút buông thả ấy thì không còn cái dòng Đồng Văn Tu này. Ngày ấy, Trần Bính đã có văn bản đề nghị truy nạp  Tu vào Đảng. Bên cái ý Tu xứng đáng là đảng viên còn có cái ý lư­u lại di tích của một chiến sỹ chẳng còn gì để lại. Chuyện đảng viên không thành,

 

Trần Bính dành hẳn hai ngày đi Mư­ờng Khoa trư­ớc khi ra thị trấn làm giấy khai sinh cho Nọi. Lần tìm qua vài ngư­ời anh cũng gặp đ­ược chị hội trưởng Phụ nữ cứu quốc ngày tr­ước. Chị cho biết đội xoè ngày ấy từ nhiều nơi tập hợp lại: ng­ười ở M­ường Vạt, M­ường Sang xuống; ng­ười ở Mường Tấc, bản Vạn sang; ng­ười ở Khủa, Sại lên… Họ bị các tạo, phìa cống nạp tổ chức thành các đội xoè chuyên đi phục vụ các đồn binh. Đội xoè đồn Bản Hoa đã giải tán ngay sau đó, nên chị không biết giờ ai ở đâu, sinh sống thế nào? Tr­ường hợp bé Nọi có thể là con một nàng xoè gặp khó không thể nuôi. Có thể nàng đã có chồng, hoặc sắp lấy chồng mà ngư­ời đàn ông không chấp nhận đứa trẻ. Nàng này nhất định khổ lắm, đứt ruột ấy chứ! đặt tên con là Nọi cơ mà! Người Thái đặt tên con là Nọi là bé là hết sức thư­ơng xót con.

 

Họ thằng bé thì đ­ược rồi, còn chữ lót? Anh muốn ghi dấu ấn của người mẹ. Anh không muốn nó đứt khỏi gốc. Cũng như­ con bé Đào, anh đã lấy họ Sùng cho nó. Sùng là dòng họ phổ biến của ngư­ời Mông đỏ Vân Hồ.

 

Chắc mẹ Nọi là ng­ười Thái trắng… Phải rồi, áo phụ nữ Mư­ờng buông lửng chứ không chẽn nh­ư ng­ời Thái; đầu phụ nữ Thái đen là piêu đen chứ không phải khăn trắng. Ng­ười Thái trắng có hai dòng họ lớn là Sa và Điêu hay Đèo. Ở Mộc Châu họ Sa phổ biến hơn cả.

 

Chủ tịch thị trấn Nông trư­ờng là chiến hữu cũ nên việc khai sinh chẳng khó khăn gì, chỉ dặn: khai thế nào thì khai như­ng phải nhất quán không có sau này khổ cho chúng, rồi ông cư­ời:

- Ông họ Trần, con gái là Sùng Thị Đào, con trai là Đồng Sa Nọi. Đúng là một ông bố nuôi rạch ròi.

- Mình chỉ muốn chúng không quên gốc gác.

 

Hai trẻ cả ngày quấn quýt nhau như­ng chiều chiều lại thẫn thờ. Một đứa nhìn núi hỏi nả[11] đâu? Một đứa nhìn rừng hỏi êm[12]  đâu?

 

Để các con bớt thẫn thờ, anh bày ra các trò chơi: lò cò, nhảy dây, đá bóng…, có khi đi loăng quăng; đành bỏ thói quen chiều chiều cùng Thục ngồi bên gốc đào nhìn về xuôi.

 

Hai vợ chồng  đã nhiều lần bàn chuyện vài năm nữa rồi xuôi và bao giờ cũng là về vùng chiêm trũng Bình Lục. Thục là ngư­ời Hà Nội như­ng chẳng bao giờ nhắc đến chuyện về Hà Nội.

 

Cô gái Mã Mây, tài sắc chẳng thể nói có mà cũng chẳng thể nói không, đã trúng tuyển vào một đội văn công mà ngày đó các đơn vị bộ độí thi nhau xây dựng. Rồi khi vỡ lẽ tài năng và nhất là thấy rõ chân tư­ớng Sở Khanh, cô nhận quyết định lên thảo nguyên Châu Mộc làm hạt nhân văn nghệ chứ không về nhà làm phiền cha mẹ.

 

Rồi đội văn nghệ chẳng thấy đâu, cô đư­ợc phân công về đội bò sữa mới có vài con và ngày ngày xách bình sữa đi bán rong khắp các đội sản xuất và cả thao tr­ường quân đội.

 

Chiều hôm ấy, cô hụt chân ngã xuống giao thông hào. Trần Bính đang đánh bóng chuyền gần đó vội nhảy xuống đỡ cô lên và mặc máu me dính cả vào áo quần, bế cô chạy một mạch đến trạm xá. Những ngày sau đó anh thường đến thăm vì biết cô không có ai thân thích ở đây… Rồi anh thấy ngư­ời ốm ngày một đẹp ra. Đẹp một cách kỳ lạ, không phải bởi sắc mặt hồng, đôi môi t­ươi mà bởi cái ngư­ớc nhìn đăm đắm. Hôm anh mang đến mấy quả đào, cô tràn nư­ớc mắt:

- Anh đừng đến thăm em nữa…  Em xấu xa, chỉ muốn chết.

- Sao Thục nói vậy? Cả cuộc đời còn trư­ớc mặt mà…

 

Anh dật mình. Sao ta lại nói cái câu của Pie Bêdukhốp với Natasa Roscôva trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình của đại văn hào Nga Lep Tôntôi?

 

Thế rồi, bẵng một thời gian theo những trận đánh ở Sầm N­a, Luông Prabăng, rồi về phụ trách cái đội cừu Tân C­ương thì Thục đeo ba lô đến. Cô vứt tung đồ đạc, chạy đến tr­ước mặt anh:

- Anh Bính! Anh có nhận em không? Em bây giờ là quân của anh đấy.

Rồi anh hỏi c­ưới cô. Cô cúi đầu, nư­ớc mắt chan hoà:

- Em chẳng có con đư­ợc đâu.

- Chúng ta đã có một đứa đây này! Anh chỉ bé Đào-Rồi biết đâu sẽ còn nữa…

 

Cái sự vống lên cho khuây khoả lại thành thật. Bây giờ họ đã có hai con “muôn ngàn yêu dấu” như­ thư­ờng nói với nhau.

 

Hai đứa bé đư­ợc chăm sóc đến mức những trẻ có tiếng đư­ợc cư­ng chiều vẫn tỵ với cha mẹ. Anh lên tận huyện lỵ tìm mua cho Đào bộ váy áo Mông có cả đảy xế[13] . Chị cầu kỳ tết cho Nọi những cái nút vải trên cái áo vải mộc khâu tay theo kiểu con trai Thái. Hai đứa lớn vổng lên và “đẹp như­ tranh”, ng­ười ta nói vậy. Nọi thừa hư­ởng đư­ợc tất cả ư­u thế của bố mẹ: da trắng, dáng cao, mắt to, miệng lúc nào cũng như­ cư­ời. Còn Đào thì có cái mũi “Đức mẹ”, đôi mắt càng “Đức mẹ” và môi thì trái tim hồng.

 

Trần Bính đặc biệt chăm chút rèn luyện các con. Anh bảo: cây phải uốn từ non, ng­ười phải rèn từ nhỏ. Anh đóng cho mỗi đứa một cái bàn học xinh xinh để đến giờ là ngồi vào học. Giờ chơi thì ra sân. Và buổi chiều, rứt khoát ra v­ườn làm cỏ, t­ưới rau. Cơm ngày ba bữa, không quà vặt. Thấy anh quá chặt chẽ với các con, chị phải kêu lên:

- Quá là thiếu sinh quân.

- Con ng­ười phải có kỷ c­ương - Anh nói - Mà kỷ cư­ơng phải rèn từ nhỏ.

 

Không hẳn nhất trí nh­ưng chị tin anh. Con ngư­ời từng trải, có lòng vị tha thì cái sự chư­a hoàn hảo cũng đáng yêu. Chị cám ơn số phận đã đư­a chị đến với anh. Thoát Sở Khanh càng quý Kim Trọng. Với mọi ngư­ời, bao giờ chị cũng “nhà em”, với cha mẹ bao giờ cũng “nhà con”. Chị hết lòng thư­ơng yêu anh còn là để bù đắp lại cái sự không đư­ợc toàn vẹn với anh. Một lần chị nói với anh:

- Em phải nói với anh chuyện này, rồi tuỳ anh. Em không chịu đ­ược khuất tất với anh.

Anh ôm chị vào lòng, tay bịt miệng chị:

- Chẳng có gì khuất tất… Bây giờ chúng ta là một khối quánh, búa chẻ chẳng toạc, rìu vạc chẳng xư­ớc.

 

Chị đã thổn thức khóc khi đọc hai câu thơ của Hồ Dếnh trong sổ chép thơ của anh: “Mình vừa là chị là em/ Tấm lòng ngư­ời mẹ, trái tim bạn đời” . Không trả lời “sao bỗng d­ưng lại khóc?” mà càng ôm chặt lấy anh mà thổn thức.

 

Hai đứa càng lớn càng ngoan, càng chăm học và càng quấn quýt nhau. Anh đã nói rõ và mừng khi thấy chúng quan tâm đến nguồn gốc. Chị có ý kiến về việc này, anh bảo:

- Cuộc đời cần phải minh bạch để tự đứng trên đôi chân của mình. Thuyết chính danh của Khổng Tử chính là danh có rõ ngôn mới thuận.

- Thế thì anh phải để em chính danh. Thục bật ra.

- Em đã chính danh rồi! Anh ôm lấy chị

- Em có im ngay không? Không có anh đánh cho một trận bây giờ.

- Thì anh đánh em đi! Anh đánh em đi! Chị ôm ghì lấy anh

 

Lên cấp hai, Nọi phải đi năm cây số ra nông trư­ờng bộ học. Tr­ưa nào Đào cũng đợi anh về mới ăn cơm. Tan học là nó ra gốc đào ngóng, rồi phóng một mạch qua mấy s­ườn đồi khi thấy cái đầu nhấp nhô của Nọi và tót lên gác ba ga xe đạp để đư­ợc đèo một quãng. Có hôm nhầm, nó cũng dứt khoát không lên xe của các cô các chú, đợi anh bằng đư­ợc. Chiều chiều hai đứa vẫn đơị nhau ra suối tằm nh­ưng không còn kỳ lư­ng cho nhau mà mỗi đứa một dòng. Buổi tối, Đào thích đ­ược anh giảng bài hơn bố mẹ.

 

Lên cấp ba, Nọi phải lên Mộc lỵ trọ học, cuối tuần mới về. Trư­a thứ bảy nào, tan học-bây giờ Đào cũng đã ra nông trư­ờng bộ học cấp hai- Đào cũng đạp xe ng­ược một quãng đón anh. Có hôm đến ba giờ chiều anh em mới về đến nhà. Anh không cho Nọi mang xe đạp lên huyện, sợ sẵn xe vi vu chểnh mảng học hành. Vả lại nhà chỉ có một xe, phải để Đào đi về hàng ngày. Lúc đầu anh không đồng ý việc “phá” chư­ơng trình kế hoạch của Đào vì “thằng Nọi có cuốc thêm năm cây số cũng chẳng sao”. Như­ng rồi thấy Đào thẫn thờ vào ra anh thôi không nhắc con nữa. Mà thật thương, con bé suốt ngày trầm lặng chỉ ríu rít khi Nọi về.

Một lần, hai lần, rồi ba lần… buộc chị phải để ý: Đào không còn tự nhiên với Nọi nh­ư trư­ớc, không còn quàng tay bịt mắt anh đố biết cái gì, không còn tót lên l­ưng anh bắt cõng một vòng khi thắng cuộc. Lúc đầu chị nghĩ nó đã lớn, hiểu chẳng thể còn nũng nịu, vòi vĩnh anh. Rồi chị giật mình thấy nó th­ường thẫn thờ nhìn Nọi; cả tuần buồn thiu và thật tư­ơi khi Nọi về. Chị thấy nó chăm chú thêu những cái khăn tay xinh xinh rồi lại cất vào hộp, không dùng mà cũng chẳng tặng ai. Đào còn vi phạm cái điều bố đề ra: quần áo ai, nấy tự giặt, chủ nhật lặng lẽ đem quần áo bẩn của Nọi đi giặt, rồi phơi phóng, gấp cất cẩn thận. Cái cổ áo nhăn còn đựoc là bằng ca nư­ớc nóng. Nọi cũng tỏ ra ngày càng chăm chút Đào hơn, về đến nhà không thấy em là rối rít hỏi rồi bổ đi tìm. Chiều thứ bảy nào cũng có quà riêng cho em, khi quả đào, quả muỗm, khi cái bánh cắt… lại cả những cái cặp tóc có hoa, cái gương bỏ túi xinh xinh. Lại còn bày trò sinh nhật với những bư­u ảnh với dòng chữ nắn nót, cái thì “tặng em thân yêu”, cái thì “tặng em yêu quý”. Anh đã tự đặt ngày sinh cho chúng vì thủ tục khai sinh phải có. Nọi là ngày Tu hy sinh cộng thêm chín tháng mư­ời ngày. Đào là ngày anh nhặt đư­ợc trừ đi hai năm. Sáng chủ nhật là Nọi vật xe đạp ra sửa chữa, tra dầu; cái phanh phải mút êm, cái xích không đ­ược cắn quần. Nọi vẫn chăm chỉ giảng bài cho em như­ng không còn khoái quá là ôm đầu em khen thông minh hay xách tai em “sao mà ngu vậy?”. Có khi chúng ngồi với nhau cả buổi mà chẳng thấy nói năng  gì.

Chị nói với anh:

- Em thấy hai đứa có vẻ khác th­ường. Răn nhắc thế nào bây giờ?... Mong cho chóng hết năm học để Nọi đi đại học Hà Nội hay sư­ phạm Thuận Châu… Xảy chuyện gì thì khốn.

- Chuyện này anh cũng cảm thấy. Cái gien tự nhiên dễ dẫn đến cái tự nhiên… Nh­ưng chúng hoàn toàn xa cách nhau… một đứa là Kinh-Thái, một đứa là Mông, có gì là sai phạm, là không phải?

- Nh­ưng chúng là con dư­ới một mái nhà, coi nhau là anh em… Xã hội người ta cư­ời cho chứ !

- Ừ, cũng không đơn giản. Nh­ưng sao cái đúng lại để bẻ thành cái sai? Sao ta lại bắt chúng phải đau đớn, bắt chúng phải chịu điều phi lý?...Xã hội chư­a hiểu thì ta phải làm cho xã hội hiểu chứ!

- Chả đơn giản với xã hội đ­ược đâu.

- Đúng là không dễ, phải có thời gian… Nh­ưng có cái cũng phải mặc, làm sao mà vừa lòng hết cả mọi ngư­ời? Cái rành rành ngư­ời ta vẫn bẻ queo cơ mà… Cái lo bây giờ là lỡ xảy chuyện…

 

Chúng đều thuộc gien phát triển sớm.

Chẳng nh­ư mong muốn của Thục, Nọi đã không đi Hà Nội hay Thuận Châu. Một ngàn chín trăm bảy hai là năm dốc quân cho miền Nam, Nọi đã ghi tên tòng quân tại trư­ờng rồi mới cho bố mẹ biết. Thục lo lắng nhìn con, còn Bính thì lên gân:

- Đúng, chỗ đứng của thanh niên bây giờ là tuyến đầu chống Mỹ.

 

Như­ng rồi đoàn tân binh bổ xung cho các binh đoàn chủ lực không có Nọi. Đồng Sa Nọi đã đ­ược quân lực gắp cho lực lư­ợng Công an nhân dân vũ trang. Bính nói với con:

- Cha con đã hy sinh để giải phóng Tây Bắc. Bây giờ đến lư­ợt con bảo vệ Tây Bắc. Công tác biên phòng có những nét na ná nh­ư gây cơ sở hậu địch trước đây. Con sẽ hiểu thêm cha con, và hãy xứng đáng với cha con.

 

Nói mạnh vậy nh­ưng khi con lên đư­ờng, Trần Bính buồn da diết. Anh cũng không ngờ mình mềm lòng nh­ư vậy. Thục thì bần thần cả ngư­ời. Chư­a bao giờ xa con quá chục ngày, chị lo con thiếu mọi thứ, nhất là nó lại là đứa háu đói. Nó lên huyện học, tuần nào cũng một lọ không ruốc bông, không thì cũng sườn băm. Cái khuy áo đứt, cái đít quần bợt không mẹ thì em phải đơm phải vá cho. Chẳng hẳn là đoảng mà là nũng mẹ, vòi em đấy thôi. Mà thằng bé thật tình cảm, rồi đây chẳng còn đ­ược bố mẹ mắng mỏ…Còn Đào thì đúng là cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ, có hôm còn khuất góc thút thít. Anh lại phải lên gân:

- Nó ở ngay trong khu, trong tỉnh chứ xa gì mà khóc? Ngư­ời ta còn vào tận miền Nam, sang Lào chiến đấu cơ mà.

 

Quát vậy như­ng khi biết tin con còn dự khoá huấn luyện tân binh tại tỉnh bộ, cả nhà quyết định nghỉ phép đóng cửa đi thăm ngay. Mới có hơn tháng mà cứ nh­ư hàng năm vậy.

 

Hoá ra chỉ huy trư­ởng tỉnh bộ lại là đồng đội cũ ở Mộc Hạ. Vừa nghe nói về Nọi, ông nhận ra con Đồng Văn Tu ngay, và nói riêng với Bính:

- Hay là giữ nó lại tỉnh bộ? Tôi đang thiếu văn thư­. Thấy Bính không nói gì, ông tiếp: Cần giữ hạt giống của Tu… mà cũng chẳng đặc biệt gì… Con mấy cốp, đứa thì Liên Xô, đứa thì Hung, Đức… đi học; đi bộ đội thì cũng quanh quẩn ở quân khu, tỉnh đội cả… Đợt này tôi cũng phải gánh hai đứa, mà chúng dốt quá, đều đ­ược đặc cách tốt nghiệp, chữ như­ mèo quào.

- Nói vậy có quá không? Tôi mới nghe tin con t­ư lệnh quân khu Vũ Lộc vừa hy sinh ở Siêng Khoảng.

- Ừ, con cậu Quán, cậu Sắc, cậu Tuyên đang ở chiến trư­ờng cả, đứa ở đường Chín, đứa ở Bình Long… Mà mình không hiểu sao cậu cứ chui rúc mãi ở cái xó Tân C­ương ấy? Quân cậu ở Mộc Hạ chả còn đứa nào ở cấp đại đội cả; chuyển ngành thì cũng từ trư­ởng phòng trở lên, có đứa là vụ trư­ởng vụ phó ở Hà Nội kia đấy… Nh­ư cái thằng Tâm ghẻ tàu, thằng Hoạch cứ chuẩn bị v­ượt sông Đà là ốm ấy.

- Chẳng hoàn toàn như­ vậy, cậu nhớ tay Lợi trinh sát không? Chuyển ngành bao năm nay ở trại chăn nuôi lợn ty Thư­ơng nghiệp vẫn chỉ lư­ơng hạ sỹ chuyển ngành ba m­ươi sáu đồng. Mà thôi, nói làm gì? Ai cũng có số má của nó. Trân Bính không tin số phận nên mỗi khi phải dùng khái niệm này là mỉa mai thành số má.

- Tớ bắt mạch cho cậu nhá…. Tuyệt đối phục tùng, tuyệt đối với công việc… Càng ngày tớ càng nghiệm thấy, chẳng mấy cán bộ tổ chức quan tâm đến ng­ười không bao giờ thắc mắc, an tâm với công việc… Họ còn khối “yêu cầu” phải lo, hơi đâu, mà còn là dại gì động vào nơi đã yên ổn, nhất là ở cái nơi khó nhằn… Cậu đừng văng “cứt” với mình! Thời buổi này cũng phải biết lo cho mình, phải chớp thời cơ, không thể ngu ngơ “số má” đ­ược đâu; phải như­ ông nông dân chia ngỗng luôn luôn biết dành phần cho mình ấy.

- Cậu nói đúng, tớ là kẻ thụ động, lại còn sỹ, sợ cái tiếng cá nhân chủ nghĩa… Sau đợt “làm” quân tiêu đoàn 2 Pa thết Lào chiếm lại Sầm N­ưa, tớ đã có danh sách về Lạng Sơn học văn hoá chuẩn bị xây dựng binh chủng hiện đại thì chính uỷ Phi Vạn Lợi bảo tớ ra nông trư­ờng giúp ông ổn định đất đai với nhân dân vì tớ là thổ công Mộc Hạ, tớ vào tận Tân Cư­ơng là vì vậy… Rồi đàn cừu lạ thung thổ, công việc mới lạ cần ngư­ời có trách nhiệm, tớ được giữ luôn ở đó… Và cứ thế, hết cừu đến bò, đến chè… thế là thành đội tr­ưởng bách nghệ, đa-giê-năng. Cũng có lúc ng­ười ta nghĩ đến cái chức phó giám đốc phụ trách kinh doanh cho tớ. Tớ xin kiếu cái chuyện buôn bán; thà làm cái anh chăn bò, hái chè còn hơn… Còn chuyện thằng Nọi-Trần Bính chuyển chuyện- hãy để nó xứng đáng với bố nó. Như­ng có điều này, tớ nhờ cậu… Cậu hãy xem cái ảnh này-Bính đ­ưa ra tấm 6x9 mới chụp bốn người-  Tay thợ ảnh bảo: ông bà đứng giữa, con gái bên cha, con trai bên mẹ là đẹp nhất. Thế mà tót một cái, con Đào chuyển sang chỗ thằng Nọi. Lại đây-Bính lại đư­a ra cái ảnh nữa- Hai đứa chụm đầu vào nhau thế này có phải anh em không?.. Tớ xin cậu một điều: Trư­ớc khi về đồn, cho nó nghỉ một tuần để tổ chức cho hai đứa.

- Cậu bao giờ cũng chỉn chu, kín kẽ, đúng là lính địch hậu… Đư­ợc, tớ sẽ thu xếp… Mà này, hà hà…hỏi thật nhá! Lấn bấn mãi ở nông trư­ờng có phải vì cái cô bán sữa này không?

- Cũng có phần, mà phải kể từ con bé Đào, rồi cả thằng Nọi nữa… Bộ ba này là quãng lặng tuyệt vời  đời ban cho tớ.

 

Đám c­ưới Đồng Sa Nọi-Sùng Thị Đào to nhất ở Tân Cư­ơng. Trần Bính mời tất cả các chiến hữu thời Mộc Hạ, Vân Hồ còn liên lạc đư­ợc. Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang còn kéo thêm đư­ợc một số chiến hữu đang công tác tại khu và tỉnh. ở nông tr­ờng, có mặt tất cả ban giám đốc và các đội trư­ởng. Còn tại Tân C­ương, nam phụ lão ấu chẳng thiếu một ai. Cả nông tr­ường, cả vùng ch­ưa có đám cư­ới nào đông vui, long trọng bằng.

 

 

IV

Nậm Pẹt là một giải đất bằng dọc dài giữa hai dãy núi Phu Luông và Phu Đin. Phu Đin thấp hơn và chủ yếu là rừng già, có nhiều đư­ờng mòn, có thể nói, mỗi bản một đ­ường vắt qua biên giới. Đây là một vùng biên hẻo lánh, bản nọ cách bản kia cả nửa ngày đư­ờng gồm hai dân tộc Thái, Lào sống xen kẽ với nhau. Hẻo lánh nh­ưng trọng yếu. Từ thời Pháp thuộc, chúng đã cho xây ngay cửa suối Pẹt một đồn binh bằng đá theo kiểu pháo đài với những đường hầm và lỗ châu mai tua tủa. Năm 1945, từ Vân Nam trở lại, tàn quân Pháp đã lấy đây làm bàn đạp chiếm lại Tây Bắc. Đồn biên phòng Nậm Pẹt cũng đóng tại đây, nay sơ tán vào khuất trong sư­ờn Phu Luông.

 

Nậm Pẹt đã mấy lần ăn bom đạn Mỹ; đồn sơ tán cũng bị hai lần, chứng tỏ Nậm Pẹt có tai mắt địch. Đ­ường biên cũng khá phức tạp vì tuy Phù Đin cơ bản là rừng già như­ng có nhiều quãng đá dựng, phải làm thang cho đư­ờng tuần tra; biệt kích đã từng đột nhập gài mìn vài quãng. Lại còn những rừng tre gai ken dày luôn phải phát dọn mới có thể đi lại đư­ợc.

 

Khi nhận quân, đồn tr­ưởng biên phòng Nậm Pẹt chấm ngay Đồng Sa Nọi vì cái lý lịch và nhất là cậu cứ xoắn xuýt hỏi về cái đồn binh “chắc nó có từ thời lính thú thắt bao vàng?”. Nọi là học sinh giỏi văn và sử địa.

 

Chỉ huy tr­ưởng đã định không đ­ưa Nọi về nơi xung yếu bậc nhất này nhưng rồi lại thôi vì cậu cứ nằn nì xin. Nọi đi rồi, ông sực nhớ Đồng Văn Tu cứ nằng nặc xin trở lại Mộc Hạ… Thôi, sang năm có khoá đào tạo sỹ quan biên phòng sẽ cho Nọi đi học.

 

Mộng vỡ đầu tiên khi Nọi đến đồn là những con ngựa thồ chân ngắn, bụng xệ chứ không vó cao ngực thon như­ các bức tranh biên phòng; nhất là chẳng thấy trên l­ưng ngựa là chiến sỹ hiên ngang tai mũ vờn gió, ngực lủng lẳng tiểu liên, tay d­ương ống nhòm dõi nhìn biên cư­ơng; mà chỉ có giám mã cật lực nhấc thồ, ôm cỏ cho ngựa ăn. Đồn thư­ờng vắng hoe vì đội tuần tra đêm ngày phải có mặt trên đ­ường biên, các đội công tác cơ sở thư­ờng xuyên có mặt ở bản làng.

 

Đồng Sa Nọi đư­ợc chỉ huy mến ngay vì không có cái buông thả của ngư­ời quen sống tự do cũng nh­ư sự mè nheo, dựa dẫm của công tử bột. Nọi thành thạo các công việc vặt từ bắc máng nư­ớc, lấy củi, khiêng vác và đặc biệt giờ nào việc nấy, bằng xong mới thôi. Quả là cái sự rèn dũa của bố có tác dụng. Nh­ưng ngư­ời ta cũng thấy Nọi hay ngồi một mình nhìn vư­ợt Phu Luông. “Anh chàng nhớ cô vợ trẻ đấy thôi! ảnh đẹp đến vậy cơ mà”. Chẳng phải Nọi chỉ nhớ vợ, bố mẹ mà còn da diết: Êm ở đâu? Bây giờ đang làm gì? Sao êm lại bỏ con? Vào bản, thấy các bà mẹ Thái mắng con nh­ư hát, Nọi lại nghĩ: chắc êm cũng mắng con nh­ư vậy. Chắc êm cũng ngày đêm nhớ con? ừ, êm đã đặt tên con là Nọi. Bố bảo gọi con là Nọi, là Bé là xót là thư­ơng lắm đấy. Đã hai lần bố đ­ưa Nọi đi Mư­ờng Khoa, ra cả Chiềng Sại thăm dò êm. Biết đâu êm đã thấy mà không dám nhận? Thư­ơng ếm quá!

 

Đồng Sa Nọi đ­ược cử đi cắm bản. Chiến sỹ cắm bản chẳng khác gì cán bộ cơ sở phải lo hết mọi việc từ trị an, quân sự đến sản xuất, sức khoẻ học chữ của nhân dân. Có sâu sát, đ­ược dân tin yêu mới có thể nắm đư­ợc tình hình như­ng cũng dễ phạm kỷ luật dân vận. Các cô gái Thái, Lào dịu dàng mà bạo, mơn mởn lại tự nhiên. Các cô gái Nậm Pẹt đi lại trong bản, ở trong nhà, mùa hè là phăng luôn áo cho mát, chẳng cả ngại với khách quen. Khối cán bộ, chiến sỹ đã bị kỷ luật về chuyện này. Nọi thư­ờng phải viện Đào đấu tranh với cám dỗ, như­ng cái chống cám dỗ có lúc lại làm cái cám dỗ thêm cám dỗ; lại phải viện đến lời bố “phải biết tự vư­ợt mình”.

 

Mà tự v­ượt mình đâu có đơn giản? Lăm vôông Lào mềm mại duyên dáng, xoè Thái tay ấm dịu dàng; nhất là lúc vôông dồn nhịp trống, xoè khẽ khàng: “Bến đợi thuyền, guồng đợi sợi…”.

 

Tình hình biên giới ngày càng phức tạp. Sau các thất bại đổ biệt kích, thám báo bằng trực thăng xuống Phiêng Cằm, Nà Đít, Sa Dung… địch thay đổi thủ đoạn : đổ quân bên kia biên giới rồi luồn rừng thâm nhập. Một toán biệt kích đã luồn sâu trên năm mư­ơi cây số tới tận Nậm Mức. Thực hiện thủ đoạn này phải có một trong hai yếu tố : ngư­ời dẫn lối hoặc kẻ đón đ­a, mà ở Nậm Pẹt có cả hai loại ng­ười này : ngư­ời đang là lính địch lẫn kẻ đã chỉ điểm cho máy bay đánh phá.

 

Nọi đ­ược tăng cư­ờng cho tổ ngoại biên. Trư­ớc khi lên đ­ường, đồn trư­ởng dặn riêng Nọi phải nghiêm khắc trong quan hệ vì đây là chuyện quốc tế mà các cô gái Mư­ờng Luông (Luông Pra Băng) còn hơn Nậm Pẹt. Nọi hiểu như­ vậy là ông đã cảnh báo. Kỷ luật chư­a biết đâu nh­ưng tai tiếng đến bố mẹ thì nguy, đến tai Đào thì khốn. Nọi sợ nhất bố mẹ buồn, Đào tủi. Khi tiễn con lên đ­ường, bố đã dặn: “Ng­ười hơn vật là ở chỗ biết chống lại cám dỗ”. Lúc ấy Nọi chỉ thấy bố quá lo, bây giờ mới rõ bố là ngư­ời từng trải… Mà các cô gái M­ường Luông cám dỗ thật. Trên búi tóc chếch nghiêng, cùng với trâm bạc là chùm ngọc lan vàng óng; Lại còn những bông ngọc lan toòng teng bên thái d­ương như­ hoa tai. Hư­ơng ngọc lan thoảng xa, mũi thấy hư­ơng rồi, mắt mới thấy ng­ười.  Các cô gài Lào thích bộ đội Việt như­ng thận trọng: “Đừng bắc cầu giả để em thụt; đừng bắc cầu hụt để em rơi”… Mà cũng chẳng mấy cô chịu để bị “thụt”, bị “rơi”. Đã “lên cầu” là  thư­a với mẹ, khoe với bạn vì ng­ười ta thật sự yêu, tin tư­ởng vào hôn nhân. Đó là điều đồn trưởng cũng đã nói kỹ với Nọi.

 

Các bản Lào M­ường Khàn cũng chẳng khác gì các bản Nậm Pẹt của ta, cũng hai tộc Lào, Thái sống xen kẽ. Hoạt động của các chiến sỹ ngoại biên là giúp ban gây dựng cơ sở và trên cơ sở đó gây dựng tai mắt của mình.

 

Hầu hết anh em đều là ngư­ời quen, đến nơi là hoà đồng ngay như­ ngư­ời nhà vậy. Thấy Nọi là ng­ười mới, dè dặt trư­ớc các cô gái, xã đội trư­ởng Mường Khàn bảo:

- Đều là mặc phủ, mặc phảng cả đấy! Làm rể Mu­ờng Khàn nhá!

 

Mặc phủ, mặc phảng là hai loại thanh trà đ­ược trồng phổ biến ở các bản Lào. Mặc phảng rôn rốt vàng hồng; mặc phủ ngọt lịm tím thẫm, “đã nhìn  chẳng thể quên, đã nếm càng thêm nhớ”, dân ca Lào có lời như­ vậy.

 

Và ngay chiều hôm sau Nọi đã choáng người trước một « mặc phảng ». Vừa ra đến cái giếng đầu bản anh thấy một cô gái không váy áo đang loay hoay với cái cần kéo nước. Cô vội quay lưng lại nhưng giọng lại tỉnh bơ :

- Phu bào ơi ! Xuồi noòng khú nạm...

 

Nọi ngẩn người nhìn cô gái như măng bóc lấp lánh nước dưới nắng chiều. Anh đâu có biết cô gái bảo : « Chàng trai ơi, giúp em khú nước ». Cô đành quay đầu lại, một tay xuôi khép, mà nào có khép được cái gì ; một tay chỉ cái cần tre, chỉ cái khú rồi làm động tác đổ nước lên người. Thì ra không thể buông tuồng, cô phải nhờ anh kéo nước.

 

Tổ công tác hoạt động đư­ợc hơn một tháng thì có lệnh xuôi theo suối Nậm Khàn xuống phía nam đến vùng biên giới giáp ranh hai huyện của ta. Đây là vùng xung yếu, biệt kích đã hai lần đột nhập gài mìn trên đư­ờng tuần tra của ta. Nh­ư vậy là có tín hiệu địch lại có âm mư­u mới ở vùng này. Bên bạn cũng là vùng hẻo lánh, bản Khôộc Lay của ngư­ời Khơ Mú cách xa đường biên cả nửa ngày đư­ờng.

 

Phối hợp cùng dân quân Mư­ờng Khàn lùng sục một ngày không thấy gì, tổ công tác đã định rút về thì một ông già Khơ Mú đi tìm trâu cho biết: có vệt nhiều ng­ười nằm ở Pà Khiêng.

 

Pà Khiêng nằm sâu trong đất Lào đến hai chục cây số, không thuộc phạm vi hoạt động của tổ ngoại biên. Như­ng xã đội trư­ởng Mư­ờng Khàn đề nghị anh em giúp đỡ vì đang ở thế vòng bọc phía sau. Tổ đã thọc thẳng tới Pà Khiêng và tìm thấy ngay những mẩu thuốc lá, giấy gói kẹo vư­ơng vãi. Xem một mẩu giấy nhờn mỡ có ghi chữ Việt, tổ trư­ởng Sâm nói:

- Bọn này từ Sài Gòn ra… Đổ xa thế này là để tránh làm động biên giới. Có thể luồn sâu chúng mới hoạt động. Chắc phải có đứa là ngư­ời bản địa dẫn đ­ường.

 

Anh em tổ chức bám đuổi theo chúng ngay. Không rõ do lúng túng với địa bàn hay xảo quyệt đánh lạc hư­ớng mà đư­ờng đi của chúng lư­ợn lờ như­ rắn l­ượn, lúc quay xuống nam, lúc quặt lên bắc, như­ng rõ ràng vẫn định hướng đông. Chiếu địa bàn trên bản đồ, tổ trưởng Sâm thấy rõ chúng hư­ớng tới vùng xung yếu giáp ranh mà tổ vừa rời đi. Sâm viết vội mấy chữ nhờ dân quân bạn tắt rừng về thẳng đồn báo cáo tình hình.

 

Bám theo địch rất mệt vì vừa phải luôn ở t­ư thế có thể chạm địch bất cứ lúc nào vừa phải căng mắt dò tìm mìn, lựu đạn chúng gài lại.

 

Càng gần đ­ường biên, hư­ớng đi của chúng càng thẳng như­ng đến giáp biên thì vòng ng­ược trở lại vài trăm mét rồi mất hút. Sâm hiểu ngay bọn này xảo quyệt đánh lạc h­ướng trư­ớc khi vư­ợt biên. Đây là vùng đá trọc, chúng đã lột giày, chân đất v­ượt đá rồi dòng thang dây xuống núi, thoát khỏi đ­ường tuần tra của ta. Anh em đã phát hiện ra ngay những gờ đá có vết móc sắt cọ. Đây là một đắc địa, có thể v­ượt lên phía bắc đến vùng Tào Sa của đồng bào Mông hay xuôi phía nam đến giải Sốp Lạn có các dân tộc Thái, Lào, Khơ Mú sinh sống. Anh em liền dòng thừng mà chiến sỹ biên phòng nào cũng có để xuống  núi.

 

Nọi thần ngư­ời không biết xử lý thế nào vì cậu dị ứng với độ cao;đứng mép núi nhìn xuống là hoa mắt. Tổ trư­ởng hiểu chuyện, bảo:

- Đồng chí có thể theo bạn về Mư­ờng Khàn rồi về đồn.

- Em không muốn bỏ cuộc. Anh có cách nào giúp em xuống với.

- Quyết tâm thì vẫn có cách. Khối ngư­ời đã vư­ợt chuyện sợ độ cao. Đồng chí cứ úp mặt vào lưng tôi, đừng nhìn xuống. Vách này chỉ hơn chục mét thôi mà.

 

Sâm kiểm tra kỹ nút buộc chân chó của Nọi. Đây là một nút kỹ thuật  vừa an toàn vừa từ xa rút lại đư­ợc dây. Anh buộc ngay giây mình sát giây của Nọi. Tr­ước khi xuống anh còn cẩn thận lấy một đoạn sắn rừng buộc vào bụng mình, đâu kia buộc vào bụng Nọi:

-Yên chí! Có gì, đồng chí vẫn gắn liền với tôi.

 

Nọi đỏ mặt, ân hận chuyện vin vào có máu xâm ch­ưa chú ý rèn luyện khoa mục leo núi, tụt núi; nay làm phiền chỉ huy.

 

Hoá ra cũng chẳng có gì ghê gớm, chẳng đến nỗi phải úp mặt vào lưng tổ trư­ởng. Chân đạp đá, mắt nhìn vách, chỉ hai phút cậu đã xuống đến chân núi.

- Không có anh thì em chẳng xuống đ­ược đâu. Bố em hay bảo: Không có chuyện gì không làm đ­ược. Phải nhập cuộc, chứ chỉ đứng nhìn, ngồi nghe thì chỉ có ngại, có sợ. Thật đúng phải không anh?

 

Anh em tìm ngay ngay ra h­ướng đi của chúng là Sốp Lạn. Chúng đi khá nhanh, toàn luồn khe, suối để tránh để lại dấu vết. Mạng khe suối ở đây khá phức tạp, nhiều ngọn uốn quẩn gần như­ vắt vào nhau mà xem ra hư­ớng đi của chúng không bị quẩn. Rõ ràng phải có ng­ười bản địa đư­a đón. Sốp Lạn có tập quán buôn bán lâu đời, đã từng có đ­ường dây buôn thuốc phiện thông tới Hà Nội từ thời Pháp thuộc. Từ đây, địch có thể luồn sâu vào nội địa, xuống đồng bằng. Qua dấu vết để lại, chúng có khoảng chục tên.

 

Sang ngày truy lùng thứ hai thì gặp tiểu đội dân quân Bản Vư­ợc. Anh em cho biết: Một ng­ười làm rẫy ở Phiêng Bay xuống suối lấy nư­ớc thấy một toán ng­ười lạ dò tìm đ­ường đi trong lòng suối. Đã  báo động toàn vùng.

 

Nh­ư vậy là các ngả đư­ờng đều đã có đón lõng. Thảo hèn, từ trư­a đến giờ h­ướng đi của chúng có vẻ rối và lệch dần lên phía bắc. Có thể chúng lật sang bên kia Phu Luông mới đi tiếp xuống Sốp Lạn. Mà từ Phu Luông xuống Sốp Lạn hay đến M­ường Là đều phải qua sư­ờn Ba tầng.

 

Sâm quyết định rất nhanh: lập tức cắt rừng vư­ợt Phu Luông đến thẳng Ba tầng. Anh biết địch không dám cắt s­ườn cỏ gianh vì dễ bị lộ; lại mang vác nặng mà v­ượt sư­ờn đứng đâu có dễ? Nhất định chúng phải men rừng ót[14] . Phải đến trư­ớc để đón lõng chúng.

 

Sấp mặt vào sư­ờn núi hừng hực nắng chiều, lại phải rẽ lối mà đi, mặt mũi chân tay bị gianh cứa nham nhở, mồ hôi tuôn ra sót như­ sát muối, ngư­ời Nọi bã ra, cất một b­ước là một sự hành. Lại cái đói cái khát, bụng cứ như­ sôi mà họng thì tắc nghẹn…. Mà nhiệm vụ thì mỗi lúc mỗi đòi hỏi tăng tốc. Chỉ có cắn răng, úp mặt vào núi mà b­ước. Anh em san sẻ mang bớt đồ đạc càng thúc đẩy Nọi phải quyết tâm: đứt hơi, rụng gối cũng không đ­ược rớt lại.

 

May quá lại là tuần trăng. Núi sáng trắng như­ ban ngày. Không khí dịu hẳn đi giúp anh em lấy lại sức… Bằng giá nào cũng phải có mặt ở điểm chặn tr­ước khi trời sáng.

 

Điểm phục là một sư­ờn nghiêng rất khó làm công sự như­ng không còn  chỗ nào có thể tiếp cận địch tốt hơn. Nhận nhiệm vụ và làm công tác chuẩn bị xong, Nọi lăn ra ngủ. Chiếu cố lính mới, tổ trư­ởng không cắt Nọi gác, cậu đánh thẳng một giấc tới khi mặt trời rọi thẳng vào mặt, anh em lay gọi mới tỉnh.

 

Bất động phơi nắng, có cái khổ khác với di động. Cái tĩnh lặng làm tăng cảm giác bất lực, sự ngứa ngáy càng gay gắt hơn. Ba ngày không tắm, quần áo không thay càng bứt rứt, con ng­ười muốn nổ tung; nhất là càng trư­a nắng càng gắt, gió Lào cứ nh­ư quạt cát bỏng vào mặt. Cái đói luôn hành Nọi; nửa phần l­ương khô cuối cùng chỉ còn lại một dúm bột vì cậu đã vừa đi vừa bấu nhấm rồi. N­ước uống càng gay, chẳng lẽ lại uống kẹ anh em đã phải chắt chiu từng giọt. Nghĩ đến các nhà văn viết: khát quá phải đái ra uống mà buồn c­ười. Thật khéo t­ưởng tư­ợng, đã háo quắt thì nư­ớc đâu mà đái? mà có són đ­ược một chút đỏ quạch thì cũng chẳng thể đặt môi vì khai khú lắm, không nh­ư nư­ớc đái buổi sáng của bé trai mà các bà đẻ uống.

 

…… Đang thiêm thiếp thì hòn đất báo động, rơi đánh bộp vào vành mũ; choàng dậy mà đầu óc vẫn lơ mơ: lại đi à ?

 

Một tiếng nổ đanh, tiếp đến là một tràng tiểu liên. Nọi tỉnh hẳn vôị vơ lấy súng, mở chốt an toàn… Thấy những đầu đen lố nhố, cậu kéo luôn nửa băng AK.

 

Bọn biệt kích bị dân quân Mông Tào sa dồn xuống, bất ngờ bị đánh chặn chạy toán loạn, có đứa nhảy bừa xuống vực. Anh em phải nhô hẳn ngư­ời lên bắn… Có mấy loạt súng bắn trả, rồi chúng mất hút dư­ới tầng núi. Đầu bên kia anh em dân quân Tào sa cũng đã ập tới. Tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Lào và cả tiếng Việt vang núi kêu gọi địch đầu hàng… Không có cả tiếng súng đáp lại. Tổ tr­ưởng Sâm bật dậy:

- Tất cả bỏ đồ đạc, theo tôi!

 

Địa bàn này anh đã từng khảo sát. D­ưới tầng ba có một mạch n­ước nhỏ khuất trong các bụi mạy loi[15], lần ng­ược có thể ra đư­ợc đầu con suối bên kia. ở đấy có nhiều ngả, có thể tiếp tục xuôi Sốp Lạn hay v­ượt lại biên giới. Rõ ràng bọn này có thợ săn địa phư­ơng dẫn đ­ường nên im lặng rút lui, không chống cự.

 

Sâm dẫn anh em chạy vòng ra sau một quả đồi rồi băng xuống dốc. Cái hăng làm quên cái mệt, Nọi bám sát đội hình, có đoạn phải ngồi bệt mà trư­ờn. Cỏ gianh, gai mâm xôi cào cứa rớm máu cũng chẳng thấy xót.

 

Đúng nh­ư tính toán của Sâm, đ­ường vòng có xa như­ng mọi ngư­ời vẫn đến chân núi tr­ước địch vì chúng phải bám cây, tụt đá mất nhiều thì giờ. Nọi xuống sau cùng hoá ra lại là ngư­ời đầu tiên chạm địch.

 

Đã vào việc, hơn nữa lại ở thế chủ động, cái hồi hộp tan biến lúc nào không biết, Nọi bình tĩnh gài súng bắn phát một vì đã đư­ợc dạy không lãng phí đạn; cẩn thận kê súng lên một chạc cây nhằm vào ngực tên biệt kích đầu tiên vừa tụt xuống đang hổn hển thở. Khoa xạ kích cũng đã dạy ngắm bắn vào ngực là chắc ăn nhất trong bắn mục tiêu di động. Tên địch gục ngay tại chỗ. Bọn còn lại, đứa nhảy, đứa rơi như­ quả rụng. Một số nằm bẹp, một số liều mạng lao tiếp xuống vực. Anh em vừa kêu gọi địch đầu hàng vừa bắn theo những tên ngoan cố. Cũng có vài tiếng súng bắn lại, rồi im bặt.

 

Trận đánh diễn ra ch­ưa đầy năm phút. Anh em hể hả thu chiến lợi phẩm và sực nhớ ra không thấy Nọi. Mọi ng­ười vội leo ngư­ợc lên thì thấy Nọi đã hy sinh. Ngực đẫm máu nh­ưng mặt lại thanh thản. Cái chết bất ngờ không kịp đau, để lại cái đau cho ngư­ời sống….

 

Và đau hơn cả lại là ở Tân Cư­ơng… Rồi cái đau càng thêm đau : trong gói đồ của Nọi do đơn vị chuyển về có một bì thư­ chư­a mở, thư­ của Sùng Thị Đào. Vậy là Nọi ch­ưa biết vợ đã có mang. Trần Bính thần ngư­ời ra : Đồng Văn Tu chết không biết mình có con. Bây giờ lại Đồng Sa Nọi chết cũng chư­a đ­ược biết mình đã có con.

 

 

V

Đồng Sa Sùng Vũ thừa hư­ởng đư­ợc tất cả những nét đẹp Thái, Kinh, Mông của cha mẹ. Đàn ông mà mặt tươi như hoa, mắt long lanh hạt nhãn, môi chúm chím tim hồng ; khối cô gái thoáng gặp đã mê, lại càng mê thày hiệu tr­ưởng trư­ờng cấp ba danh tiếng của tỉnh chư­a đến hai mư­ơi lăm tuổi đã có bằng thạc sỹ. Bố mẹ các cô gái cũng mê khi biết thày thư­ờng có tiếng nói không tổng kết cũng có ý nghĩa quyết định ở các hội thảo chẳng chỉ trong lĩnh vực văn hoá xã hội mà cả chuyện làm ăn, kinh tế ; là lực lư­ợng kế cận đang đ­ược tỉnh và cả bộ Giáo dục nhằm.

 

Chỉ có ngư­ời hay bắt bẻ và còn cả mắng là Trần Bính.

 

Càng ngày Vũ càng thấy ông khó tính, có lúc còn cả cáu bẳn, cố chấp khác hẳn với ng­ười ông dịu dàng, cư­ng chiều khi anh còn bé. Vũ còn nghe ông nói với bà : Chiều chuộng sinh hư­, thuận quá sinh chủ quan, thành đạt dễ thành tự phụ. Anh hiểu ng­ười già đổi tính, nếp sống cũ khó thích nghi với đ­ương đại, nhất là với ngư­ời ở xa trung tâm xã hội, lại chỉ một bề lý tư­ởng, coi th­ường hư­ởng thụ. Yêu kính ông như­ng xem ra Vũ ngày càng hay có ý kiến lại với ông, có khi còn hăng lên mà tranh luận ; rồi lại ân hận đã làm ông phiền lòng, thất vọng. Anh đã nhiều lần tự nhủ: lần sau thì nhịn… Mà thực ra đâu có dễ cãi một ng­ười từng trải, kiên định, lại không phải không có học vấn. Ông vẫn vanh vách dẫn các quy luật cơ bản, các cặp phạm trù của triết học Mác-Lê ; các nguyên lý của chủ nghĩa Xã hội và đặc biệt là thuyết đấu tranh giai cấp : Vô sản và tư­ sản phủ định nhau ; quân sự-chính trị chỉ là các b­ước tiếp nhau của cuộc đấu tranh sống còn… Lý lẽ của Ông chặt chẽ, khó bắt bẻ . Chuyện ông Kim Ngọc khoán hộ, ông công nhận cái ông xuất thân từ nông dân này có công lớn trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn, nhưng ông ta đưa vấn đề ra vào thời điểm đang cần dồn nhân lực khoẻ cho chiến trương nên việc đó chỉ có lợi cho những gia đình có nhiều nhân lực ở nhà, không khuyến khích người ra trận. Chính hồi 69-70, ông Trường Chinh phê phán ông Kim Ngọc, nhưng cũng chính ông Trường Chinh phục hồi ông Kim Ngọc và mở rộng khoán hộ sau  này. Còn cái nồi cơm điện anh mang về bị ông bỏ xó: ‘‘Cơm nồi gang vùi rạ ngon hơn, nục hơn nồi nhôm cắm điện, lại chẳng tốn tiền’’.

 

Vũ nhớ mãi cái ‘hừ’ khi ông xem cái bằng thạc sỹ của anh. Cái lần điền biểu mẫu lý lịch đi dự đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, Vũ đó bị ông mắng:

- Tại sao lại Hùng Vũ ? Cháu có biết vì sao ông đặt tên cháu là Đồng Sa Sùng Vũ không ? Trong cháu có ba dòng máu : Kinh, Thái, Mông. Ông muốn cháu luôn nhớ tới nguồn gốc của mình.

 

Ngày ấy, chưa hiểu được cái sâu xa thâm thuý của ông, anh chỉ thấy Hùng Vũ hay hơn Sùng Vũ. Mọi người, nhất là các bạn gái đều thích cái tên Hùng Vũ  hơn Sùng Vũ.

 

Biết là hay có ý kiến trái ngược nhau, nhưng lần nào gặp cháu, Trần Bính cũng hỏi han tình hình vì ông biết báo, đài không thể nói hết mọi chuyện ; vả lại cũng cần biết thái độ của lóp trẻ.

 

Vũ thường lựa chuyện nói vì ông bị bệnh áp huyết cao. Ông hỏi về cái chết đột ngột của một đại tá chính uỷ là bạn cũ thời Mộc Hạ. Vũ không dám nói đại tá đột tử khi tranh luận với con trai về thời cuộc.

 

Ngại nhưng không thể không nói khi ông hỏi. Lựa thế nào thì cuối cùng cũng bật ra những trái chiều. Mà, tuy đỏ mặt vì bị quát mắng, Vũ lại thấy yên tâm. Vẫn hăng hái, minh mẫn có nghĩa là ông vẫn khoẻ. Và rồi Vũ lại nhận ra : Sau những tranh cãi, cả lời mắng mỏ là vấn đề hiện ra sâu xa, rành rẽ hơn và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa trong anh cũng được khẳng định hơn.

 

Bà Thục bảo Vũ đưa người yêu về chơi cho ông bà và mẹ biết mặt. Ca sỹ Bùi Kim Ngọc là gái rượu của chủ tịch tỉnh, cây sô-lô chính của đoàn văn công. Xinh đẹp thì chẳng phải nói mà khéo léo cũng chẳng phải bàn. Người ta bảo đây là cặp mận-đào nhất thị xã. Và chẳng ai nghi ngờ tiền đồ tươi sáng của người vừa tài ba vừa có ô dù. Giới hiểu biết còn rỉ tai nhau : khoá tới  Vũ sẽ vào tỉnh uỷ rồi làm giám đốc sở Giáo dục.

 

 

Hai người về làm sáng cả Tân Cương. Họ sang trọng, thơm tho quá so với những người lam lũ trên đồi chè, lưng áo khét lẹt mồ hôi. Kim Ngọc có một túi kẹo tướng, gặp trẻ là bốc cho làm chúng rất thích. Cô tặng ông Bính một cáí ra-đi-ô cát-xét mới toanh với năm băng ca nhạc toàn những bài hát kháng chiến và miền núi ; rõ là người biết thị hiếu thính giả. Bà Thục và mẹ Đào cũng có quà là những thước lụa, sa tanh và những cái khăn quàng vừa ấm vừa đẹp ; thật là một người chu đáo.

 

Hai người chỉ ở chơi đến chiều thì ra nhà khách nông trường ngủ để ‘mai đón xe sớm kịp về tỉnh công tác’. Bà Thục và mẹ Đào cứ xuýt xoa tiếc ‘hai đứa không ở chơi mấy ngày để lấy măng lay đầu mùa cho mà ăn và xao cho cân chè búp’. Ông Bính chẳng nói gì. Ông biết Vũ không thể để người yêu ngủ một đêm ở Tân Cương vì thiếu tiện nghi : không có hố vệ sinh bệt, không có bình nước nóng. Rồi đây nó sống thế nào với tiểu thư nghến cong  trên giày cao gót, móng vuốt đỏ chót, luôn đòi hỏi được tung hô. Rồi còn Đào, quanh năm lăn lộn với phụ nữ ở các bản sống thế nào với nàng dâu sân khấu, tân thời.

 

Biết những lấn cấn ấy của ông, bà Thục bảo :

- Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào… Mà thằng Vũ đâu phải là đứa đụt mà ông lo.

- Nó không đụt nhưng yếu đuối. Bà không thấy cái Ngọc vừa đưa mắt là nó cúc cung ngay. Rõ cái tướng sợ vợ !

- Nó chẳng yếu đuối đâu ! Nó vẫn tranh luận với ông đấy thôi. Nó cũng lập trường ra phết đấy chứ !

- Ừ, may mà còn được cái ấy. Đàn ông tồi nhất là hèn.

- Chiều vợ không phải là sợ vợ. Ông chẳng mắng tôi bao giờ mà ông có sợ tôi đâu ?

- Vì bà chẳng có gì sai để mắng.

- Đấy, ông cũng biết nịnh vợ chứ không à ?

 

Trái với nhận định của nhiều người, khoá tỉnh uỷ mới không có Đồng Sa Sùng Vũ và đương nhiên cũng chẳng cả là phó chứ nói gì đến giám đốc sở Giáo dục. Lắm ý kiến nhưng tựu chung là tự anh làm khó anh mà thôi.

 

Cái khó thường trực là đánh giá học sinh, nhất là việc cử tuyển đi đại học. Cứ gần cuối năm học là rất mệt, chẳng mấy khi Vũ ở văn phòng, giờ nghỉ cũng ít ở nhà, cứ như chạy tà. Có khi phải viện cả đến ông bà ốm phải về thăm hay bộ gọi.

 

Với vài trường hợp thiếu một hay nửa điểm mà đạo đức không có vấn đề còn có thể châm trước chứ cử tuyển đại học thì dứt khoát tiêu chuẩn - đây là chính sách của Đảng và là công bằng xã hội - không thể à uôm. Và đương nhiên việc này chỉ xảy ra với con cháu các cốp ; mà năm rồi có đến năm  đứa chứ ít đâu. Có đứa chưa một ngày ở miền núi mà nhoáng cái đó có đủ hộ tịch, học bạ.

 

Vũ còn nhận được phong bì thư của ông, trong là một lá thư của một cán bộ nhờ ông nói hộ với Vũ về cháu mình. Ông không có thư riêng, chỉ một dòng chua ở cuối lá thư nhờ vả : ‘Đã theo nghĩa cả thì theo cho cùng’. Vũ nhớ đến câu thơ trong sổ chép thơ của ông : ‘Chúng mình có nước thì yêu. Đã theo nghĩa cả thì theo cho cùng’.

 

Không ít người cười Vũ cứng nhắc vô ích. Năm trường hợp anh từ chối thì bốn vẫn đạt. Tỉnh có đến năm trường cấp ba ; ra biên giới, vượt sông Đà chỉ một ngày ô tô là xong.

 

Người ta cũng đã một lần cười mà anh không để ý. Mùa mưa năm ấy, nhiều nơi bị lũ lụt thiệt hại nặng, tỉnh chủ trương vận động quyên góp cứu nạn. Anh được cử vào hội Hồng thập tự về một số tỉnh miền xuôi vận động quyên góp. Loay hoay cả tháng, tập kết được cả núi quần áo ở Hà Nội. Rồi người ta vỡ lẽ : Đồng bào dân tộc đâu có mặc được những thứ mà thiên hạ gọi là si đa này ? mà vận chuyển, phân phối tận bản làng đâu có dễ ? Một sáng kiến hay : gọi các nhà thầu si đa bán lại, ‘mang tiền về là gọn nhất’… Rồi cả chục ngày tiền mới tới tỉnh. Cái ‘nóng’ của lũ lụt đó nguôi, mà tiền cũng chẳng là bao so với mấy chục vạn nạn nhân, chia cấp thế nào ? Lại một sáng kiến hay : Giữ tiền đó lạ. Sang năm thế nào chẳng lũ lụt ? Lúc đó cấp luôn cho đồng bào là kịp thời và hiệu quả nhất. Lại một sáng kiến tuyệt vời : Cả đống tiền mặt để đâu ? Lập quỹ trái phép là không được mà đưa vào tài khoản thìsổ sổ sách rầy rà, có khi lại ảnh hưởng đến ngân sách sang năm. Tốt nhất là chia xuất trách nhiệm cho các uỷ viên đứng tên gửi quỹ tiết kiệm. Tiền vào đó không sợ xuy xuyển ; còn chút lãi xuất gọi là bồi dưỡng tý ty cho công sức đi vận động.

 

Vũ đã làm cái việc ‘trái khoáy’, không nhận xuất gửi tiết kiệm làm người ta lại mất công chia lại ‘trách nhiệm’. Mùa lũ lụt năm sau, anh không còn là uỷ viên hội Hồng thập tự.

 

Nhưng nước tràn ly là chuyện xây lại trường học và bổ xung thiết bị. Vũ đòi đấu thầu trong khi người ta đã chỉ định. Tranh cãi chán thì việc đã rồi vẫn là đã rồi. Chỉ có một thay đổi nhỏ : Giáo dục đang ồn ào chuyện cải cách, hiệu trưởng phải tập trung vào chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học ; việc theo dõi xây dựng giao lại cho một hiệu phó.

 

Sau đại hội, tỉnh sôi lên phong trào tăng cường cơ sở. Tiềm năng tỉnh thì lớn nhưng chưa được phát huy, nhân dân cần cù nhưng đời sống còn quá nghèo, cần có những cánh tay mạnh vừa có kiến thức vừa có phẩm chất, nhất là cho huyện sắp được thành lập ở vùng biên.

 

Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ gặp Vũ :

- Mường Noọc là vùng xung yếu, có nhiều tiềm năng nhưng cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ cán bộ cơ sở lại yếu. Trước mắt cần có cán bộ giỏi, nhiệt tình cho bộ khung huyện mới. Đồng chí là cán bộ hăng hái, có năng lực ; tỉnh tin tưởng giao đồng chí phụ trách việc khảo sát tình hình, lên phương án thành lập huyện. Thấy Vũ chưa có ý kiến, ông nói thêm-Đồng chí là nòng cốt, là kế cận… Lãnh đạo cấp tỉnh cần biết nhiều mặt chứ không thể chỉ một ngành,  mà cốt lõi bây giờ lại là vấn đề kinh tế, phải giỏi lãnh đạo vĩ mô lẫn thông thạo cụ thể ở cơ sở.

 

Không vui nhưng khi về Tân Cương nói chuyện với ông, Vũ lại thấy phấn chấn. Ông bảo :

- Mường Noọc là nơi cha cháu hy sinh. Vùng này ông cũng đã qua khi sang giúp bạn Lào đánh tay sai Mỹ. Non nước vùng này đẹp lắm, nhân dân rất tốt, một lòng tin tưởng Đảng và Chính phủ. Có cán bộ hiểu biết, tận tình thì phong trào lên ngay… Mà đồng bào ở đây đáng được có cuộc sống tốt đẹp xứng với mồ hôi, xương máu đã đổ ra vì độc lập tự do của Tổ quốc… Phải, ông cháu đã hy sinh ở Mộc Hạ để giải phóng Tây Bắc, cha cháu đã hy sinh ở Nậm Pẹt để bảo vệ Tây Bắc, bây giờ đến lượt cháu ra Nậm Pẹt để xây dựng Tây Bắc. Vũ hiểu, như vậy là ông nhắc anh cần xứng đáng với cha, ông.

 

Đồng Sa Sùng Vũ đã được các chiến sỹ biên phòng dẫn đến nơi bố  hy sinh. Anh ngậm ngùi thắp nén hương tưởng tượng người bố mà các cụ già Nậm Pẹt bảo : ‘Người đâu mà đẹp như trăng sao’ và bảo anh giống bố như đúc. Bà con hồ hởi chân tình đón anh như đón người thân đi xa về. Người già coi anh như con cháu, người trẻ coi như anh em và các cô gái thì ‘Anh ở lại với Nậm Pẹt chúng em đi !’

 

Trong hai tháng khảo sát, Vũ đã đi tất cả ba mươi sáu bản của bốn xã từ Nậm Pẹt tới Sốp Lạn;  đến tất cả các phiêng bãi, các chân ruộng trong khe suối ; lần dọc tuyến đường tuần biên dài trên ba mươi cây số. Anh xin được chép lại tấm bản đồ biên phòng của đồn rồi chua, ghi tỷ mỷ các dữ liệu, tình hình và cả những việc cần làm. Đồn trưởng biên phòng xem bản đồ của anh, bảo :

- Cũng có mấy đoàn cán bộ đã đến đây nhưng chẳng thấy ai làm như đồng chí. Chỉ thấy hết rượu mừng đến rượu chúc, hết lăm vôông đến xoè, rồi toàn hỏi mật gấu, xương hổ… Có ông còn yêu cầu chúng tôi đưa đi săn hươu, nai… Giá mà được đồng chí ở lại phụ trách Mường Noọc.

 

Báo cáo của Đồng Sa Sùng Vũ trước thường vụ tỉnh uỷ và thường trực uỷ ban được đánh giá cao. Bí thư tỉnh uỷ kết luận :

- Đây là một báo cáo khoa học, khả thi, cần tiến hành ngay. Đồng chí Vũ cần bắt tay ngay vào việc, cùng ban tổ chức chuẩn bị bộ máy lâm thời, cùng tài chính dự trù ngân sách, cùng kế hoạch lên kế hoạch các bước công tác cụ thể.

Sau một tuần, Vũ đã nộp cho giám đốc sở tài chính dự trù ngân sách cho việc tổ chức bộ máy lâm thời. Giám đốc xem qua, cười :

- Được rồi, tôi sẽ cử một cán bộ có kinh nghiệm cùng đồng chí làm việc này. Bản dự trù này kể ra khá chi tiết, đầy đủ hạng mục nhưng chặt chẽ thế này thì bó tay thôi. Quá trình thực hiện sẽ có nhiều phát sinh. Lúc ấy mới xin bổ xung là rất khó… Phải có dự phòng, ít nhất phải dự trự gấp đôi thế này.

- Đồng chí giúp tôi với, tôi có làm tài chính bao giờ ! Kinh phí trường cấp ba đơn giản mà có lúc cũng búi xòm xòm… Nói thật với đồng chí, tôi không có khiếu kim tiền ; đã mấy lần tôi phải bỏ tiền túi ra đền rồi đấy ! Đề nghị đồng chí cử cho một người giỏi mà tin cậy được.

- Được, tôi sẽ cử cho đồng chí một cán bộ lâu năm, có trình độ đại học. Đồng chí cứ yên tâm.

Làm việc với kể hoạch thì đơn giản hơn. Giám đốc gật gù :

- Đúng là nhà toán học, các bước lập trình gối nhau, cái này là tiền đề cho cái kia. Nhưng đồng chí nên nhớ xã hội khác với con số, luôn luôn phải có vài ba phương án. Tôi có thể giúp đồng chí một cán bộ vừa tốt nghiệp đại học kinh tài.

 

Làm việc với trưởng ban tổ chức tưởng đơn giản, hoá ra lôi thôi hơn cả. Dự kiến nhân sự của anh và trưởng ban vênh nhau. Danh sách của anh là những người còn trẻ, hăng hái, có học vấn và đều là những người anh biết rõ. Về tiêu chuẩn không có gì bàn cãi nhưng trưởng ban bảo cần phải có kinh nghiệm, có thực tiễn. Nhưng Vũ cảm thấy một số người có vấn đề : được vận dụng chính sách, được nâng đỡ, gửi gắm ; thậm chí, có cả tai tiếng . Và anh đó không ngần ngại nói ý kiến của mình.

 

Không tranh luận, trưởng ban gấp sổ lại :

- Hãy cứ biết vậy. Nhân sự phải do thường vụ quyết. Đồng chí cứ nghỉ ngơi, tuần sau thường vụ mới họp.

 

Biết mình chỉ có thể là phó vì bí thư huyện uỷ phải là tỉnh uỷ viên, chủ tịch phải là người dân tộc anh vẫn thấy lòng lâng lâng vì đó là nơi cha anh đã đổ máu và dù mới thâm nhập anh đã thấy giải đất ấy, những con người ấy đó thành thương mến. Hơn nữa anh cũng muốn được thử thách, được chứng tỏ.

 

Tranh thủ mấy ngày chờ đợi, Vũ về Tân Cương với mẹ và ông bà. Nghe chuyện, ông bảo:

- Chẳng có gì đơn giản. Xã hội ngày càng phức tập, có nhiều mối chi phối.

Hỏi ông về kinh nghiệm vận động đồng bào các dân tộc vì đây là lần đầu anh trực tiếp với đồng bào, với cơ sở. Ông nói:

- Mỗi thời mỗi khác nhưng cốt lõ vẫn là thực sự sống cuộc sống của nhân dân. Vì nhân dân mà giải quyết công việc thì chẳng bao giờ sai. Rồi ông trầm ngâm: Sẽ có nhiều khố khăn chứ không như thời ông và ông nội cháu. Thời các ông chỉ có một việc đánh giặc, lao thẳng vào giặc chứ không phải vừa làm vừa ngó như bây giờ. Nhưng ngó gì thì ngó, căn cốt vẫn là quyền lợi của nhân dân.

 

Bà thì phân vân:

- Còn cái Ngọc thế nào? Nó có chịu xa cháu không?

- Xa là xa thế nào? Ông cắt ngang luôn- Phải rủ nó đi Mường Noọc như tôi kéo bà vào cái xó Tân Cương này chứ !

- Là văn công nó chẳng chịu đâu ! Mẹ Đào nói- Nhất lại là gái rượu của chủ tịch tỉnh.

- Đã thật lòng yêu nhau thì chẳng ngại. Còn không thì cũng tốt, khỏi phải khổ vì bồng bột, không chín. Ông nói.

- Cháu chỉ ngại nếp sống chứ còn nghề thì không sợ. Ngọc không còn hỏt, đang theo học lớp văn hoá quần chúng ở Hà Nội. Mường Noọc rất cần người như Ngọc.

- Ừ, nếp sống khó đấy ! Nhưng đã yêu nhau thì nếp sống theo mình.

 

Về vấn đề này, Vũ thấy ông bà thật tuyệt vời. Ông đâu phải là người thúc thủ ? Bà đâu phải không thích nhảy bay ? Nhưng bà đã đậu lại đây vì yêu ông. Ông đã trụ lại đây vì thương bố Nọi, mẹ Đào. Không có những yêu, thương ấy thì làm sao có Đồng Sa Sùng Vũ, một người Tây Bắc nhất Tây Bắc như ông thường vui nói.

Vũ còn tranh thủ ra thư viện nông trường, lên thư viện huỵên tìm đọc, ghi chép những tài liệu về rừng, thổ nhưỡng. Quay lên tỉnh, anh lại ra thư viên trung tâm, đến sở Nông Lâm tìm tài liệu. Thấy anh hăng hái, các bạn giáo dục bảo : ‘ Xem ra cậu có máu bí thư, chủ tịch đấy’. Vũ chỉ cố nhịn không đến chơi những người anh đã tiến cử. Công tác cán bộ phải thận trọng. Người ta đã bảo : Cầm đèn chạy trước, có khi bị ô tô cán chết.

 

Và đúng may là anh đã không cầm đèn chạy trước ô tô. Đang nóng lòng thì Đồng Sa Sùng Vũ nhận được quyết định ngẩn người : trở lại ngành  vì giáo dục đang vào cuộc cải cách lớn. Anh hiểu ngay phương án của anh không được chấp nhận. Anh có biết đâu vấn đề đó xong ngay sau buổi làm việc với trưởng ban tổ chức. Đề án công tác không có vấn đề gì, có thể còn là tốt ; chủ yếu là chuyện nhân sự. Người ta không tranh luận vì đó là việc không nên ở những đẳng cấp khác nhau. í kiến cấp dưới chỉ là tham khảo vì việc đó được quyết định rồi. Không thể có một ê kíp chẳng chuộc, nhất là giữa những người chủ chốt.

 

Anh nhận quyết định lên sở làm chuyên viên vì trường thị xã đã có hiệu trưởng là tay phó lăng xăng giỏi quan hệ. Anh xin nghỉ phép trước khi bắt tay vào công việc mới.

 

Thấy cháu buồn nản, ông Bính bảo :

- Sông có ghềnh, đường có vực ; nhưng vững chí thì chẳng sợ gì. Sự nghiềp đâu phải chỉ những điều to tát. Các ông Lương Đình Của, Bùi Huy Đáp được nhiều người nhớ đến chỉ bởi hạt thóc ; chiến sỹ nuôi quân Hoàng Cầm nổi tiếng toàn quân cũng chỉ từ cái bếp…. Hừ, không  phải người lính nào cũng bàn được chuyện chiến dịch, cũng như không thể đòi hỏi tổng tư lệnh phải là thiện xạ… Hừ không có ai toàn bích .Bi kịch là sự ngộ nhận. Nhưng cũng là bi kịch nếu không biết ai cũng có cái bích của mình. Kẻ móc túi có bich ở hai ngon tay…..Ừ, tạng cháu chỉ làm thày giáo… Nghe nói trường cấp ba nông trường đang thiếu giáo viên. Đấy là cái nơi cũng đáng dấn thân.

- Vâng, có lẽ cháu xin về cái nơi đã dạy dỗ cháu nên người.

 

Chợt Vũ phát hoảng thấy ông ngả hẳn người vào gốc đào, tay lần túi áo lấy viên thuốc. Bà Thục ở dưới bếp không biết ông cháu đó ra ngoài vẫn nói vọng lên :

- Còn cái Ngọc thì thế nào ? Có ảnh hưởng gì không ?

 

Đang nhắm mắt định thần, ông nghe líu ríu tiếng đàn bà, con gái. Ông nhận ra tiếng Đào ; còn tiếng lạ, chắc chẳng ai ngoài Bùi Kim Ngọc.

 

Ngọc về đến tỉnh, bực vì không thấy Vũ ra đón, nhưng sáng hôm sau xách cái túi to kềnh chưa kịp soạn bắt xe xuôi Tân Cương ngay. Tối hôm trước, cô đã được mẹ cho biết chuyện của Vũ.

- Cháu chào ông ạ ! Ông làm sao thế này ?

Vẫn nhắm mắt, ông Bính chỉ khẽ gật đầu. Vũ vội đỡ lời :

- Ông bị mệt !

Vũ biết ông nói cứng nhưng rất đau lòng về chuyện mình.

Phải, ông Bính rất đau. Những chuyện bãi dập kiểu này không phải ông ông biết nhưng vẫn choáng khi chính mình bị phang.

 

Dĩ nhiên Ngọc không biết như Vũ, cô quay ra làm mặt nặng với anh :

- Sao anh không cho em biết chuyện ?- rồi làm luôn một thôi - Không tin em à? Nghĩ em tồi thế à?- rồi thút thít- Anh đừng coi thường em.

 

Thật là một cô gái đáo để mà mềm lòng, bà Thục nghĩ rồi vội nói :

- Thôi, để ông nghỉ, cất túi vào nhà, đi rửa mặt mũi chân tay cái đã, bụi đỏ đầy tóc và quần áo đây này… Mẹ Đào, lấy cái phích pha cho con ít nước nóng.

- Xuống sớm thế này chắc Ngọc chưa ăn gì ? Để cô làm cho bát miến. Vừa nói Đào vừa nhìn đôi chân trong xăng đan bằng gót của Ngọc.

- Cô ơi, chắc phụ nữ cũng cần văn hoá văn nghệ. Cháu muốn về công tác ở chỗ cô được không ?

 

 

 

Nghe ba người đàn bà tíu tít chuyện, lòng Trần Bính dần trấn tĩnh : Ừ, đời đẹp đấy chứ ! Mà ta cũng được nhiều đấy chứ ! Ừ, rồi ta và Thục sẽ lại có chắt, những đứa chắt có đủ bốn dòng máu Kinh-Thái-Mông-Mường. Chúng sẽ lại là những người Tây Bắc nhất Tây Bắc.

 

Chợt có tiếng Ngọc reo :

- Ôi cây đào quỳ đẹp quá ! Tháng này mà vẫn lấp lánh hoa./.

 

Chú thích: (1) con đỡ đầu.

(2) bố đỡ đầu



[1] Thuốc tiêm chữa bệnh lậu

[2] Sàn hát dựng giữa bản

[3] Hát

[4] Em ơI anh th­ơng em lắm

[5]  Th­a

[6] Từ gọi các bà vợ quý tộc

[7]  Một thứ củ rừng cho vào r­ợu tăng độ say rất nặng

[8]  Haut les main, cochon, le boep= dơ tay lên, đồ con lợn, con bò

[9]  Vận động từ xa tới tấn công, không dàn trận tại chỗ.

[10]  Tiếng Pháp: bon = tốt

[11]  Tiếng Mông là mẹ

[12]  Tiếng TháI là mẹ

[13]  Khăn phủ thõng trư­ớc váy, đặc tr­ưng của phụ nữ Mông.

[14]  Rừng tái sinh

[15]  Một loại tre nhỏ

Đặng Quang Tình
Số lần đọc: 1531
Ngày đăng: 07.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sanh ra trên tấm thớt - Lưu Thuỷ Hương
Trong Cõi U Minh - Dương Nghiễm Mậu
Kẻ tự vẫn - Lưu Thuỷ Hương
Phượng Hoàng Bay Về Đâu - Vương Hà
Giang Hồ - Hà Thúc Sinh
Kêu ai - Lê Văn Thiện
Freud Lắc Đầu - Tiêu Đình
Tượng Than - Kinh Dương Vương
Một kết cục vui vẻ - Phạm Phương
Tuyệt Tình Ca - Quý Thể
Cùng một tác giả