Pierre Tiessen / Le Temps / Worldcrunch, 05/7/2011
http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2081532,00.html
Công nhân nhà máy ở đổi ca ở khu công nghiệp Thang Long, ngoại thành Hanoi, Vietnam, ngày Thứ Năm, 16/6/2011.
Ảnh: Justin Mott / Bloomberg / Getty Images
Mục này với sự cộng tác của Worldcrunch, một site tin tức thế giới mới chuyên dịch những chuyện đáng chú ý từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Anh. Bài dưới đây lấy từ nguồn Le Temps.
Trên con đường từ Móng Cái, một thành phố phía Bắc Việt Nam sang Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây ở miền nam Trung Hoa, xe cộ không lúc nào ngớt. Những chiếc xe tải lao ầm ầm với tốc độ cao trên quãng đường dài 150 kilomet mới được làm lại cách đây vài năm. Đây là những xe tải chở quần áo giầy dép và những đồ tầm tầm đem bán ở địa phương này cũng như Quảng Đông, một tỉnh lân cận.
Một doanh nhân địa phương Trung Quốc giải thích: ở Việt Nam "mọi thứ đều rẻ hơn, vì lao động ở Trung Quốc ngày càng đắt hơn." Qua biên giới, anh ta nói thêm: "kinh doanh vẫn còn đáng làm." Trung Hoa – cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới - không còn là một nơi sản xuất mà tại đó những người lao động chân tay làm quần quật trong các nhà máy với đồng lương rẻ mạt nữa.
Tại thành phố Thâm Quyến miền nam Trung Hoa, công nhân tiếp tục đình công, họ đứng gác trước cổng nhà máy của chủ nước ngoài không cho ai vào làm. "Nhưng mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn," Qiang Li, người sáng lập tổ chức theo dõi lao động Trung Hoa (CLW), một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ nói. Ông ước tính tại những nhà máy này, 85% công nhân đã được tăng lương trong năm 2010.
Qiang Li nói áp lực về tiền lương đã có một tác động đáng kể: công nhân nhà máy kiếm được 141$ mỗi tháng, tăng đột xuất 21% trong vòng một năm. Tuy nhiên, Li cho rằng "điều kiện lao động thường là không chấp nhận được."
Ngày càng nhiều công ty Trung Hoa và quốc tế quay sang Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, để tìm nguồn lao động rẻ hơn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghệp lớn mức lương tối thiểu không vượt quá 85$ một tháng.
Muốn chứng kiến xu hướng chuyển dịch này, bạn chỉ cần đến Bắc Ninh, một thành phố cách Hà Nội 40 cây số về phía bắc. Cách đây vài năm, nơi đây là những cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhưng bây giờ chúng được thay thế bằng những công ti đa quốc gia và những nhà thầu phụ của chúng ở địa phương.
Nhà máy Samsung đặt cơ sở ở Bắc Ninh là nhà máy lớn nhất thế giới của nó, thuê 9.600 công nhân. Canon thuê 8.500 công nhân, còn Foxcom, một nhà máy chế tạo điện tử Đài Loan thuê 5.600. Nó là nhà chế tạo linh kiện điện tử lớn nhất thế giới và là công ty tư nhân lớn nhất ở Trung Hoa, thuê 420.000 người.
"Việt Nam đã trở nên một nước rất cạnh tranh và năng động," một cố vấn truyền thông làm việc tại trụ sở Foxcom nói. Từ năm 2000, công nghiệp Việt Nam đã phát triển rất nhanh, đã vượt GDP của nó 6 điểm trung bình. Tuy nhiên, không thể biết được chính xác số công ty Trung Hoa gần đây đã chuyển nhà máy của chúng đến Bắc Ninh hay thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế lớn nhất Việt Nam.
Có một điều chắc chắn là: thương mại và đầu tư giữa Trung Hoa và Việt Nam đang ngủ yên bỗng nhiên bắt đầu cất cánh, như một kiều dân châu Âu chịu trách nhiệm kiểm tra tại các nhà máy trong khu vực xung quanh Hà Nội nói. Vào tháng Giêng 2011, Trung Hoa đầu tư nhiều tỉ đô la vào hai dự án. Nó đứng thứ 8 trong số những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Nhờ có hiệp định tự do thương mại Trung Hoa ASEAN, được thực hiện từ đầu năm 2010, Việt Nam đă tăng xuất khẩu sang Trung Hoa 49% trong vòng mười hai tháng, mặc dầu thiếu hụt thương mại với Trung Hoa lên gần đến 9 tỉ ơrô năm 2010.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam được lợi nhiều nhất trong cơn bùng phát này. Ở Đông Hưng, một thành phố nằm gần Móng Cái, những băng rôn lớn chào mừng tự do thương mại đạt được giữa Trung Hoa và Việt Nam. Chúng loan báo việc xây dựng thị trường biên mậu lớn nhất ASEAN đã hoàn thành. Khu vực 52 rộng hecta này tốn hết 200 triệu ơrô, và sẽ sớm mở cửa cho các doanh nhân và thương gia mua bán tất cả những sản phẩm mà Việt Nam có thể sản xuất với giá rẻ.
Câc công ti Trung Hoa đang giành được chỗ đứng chân ngày càng vững tại thị trường Việt Nam: CSGEC, công ty quốc doanh khổng lồ trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở và công trình công cộng đang xây những khu liên hợp công nghiệp khổng lồ ở Móng Cái. Nhiều môi giới từ Quảng Đông sang cũng có trụ sở riêng của họ ở đây.
Nhân dân tệ, đồng tiền chính thức của Trung Hoa, được dùng làm chuẩn trong khi tờ tiền đồng Việt Nam, đồng tiền chính thức của Việt Nam bị mất giá vào tháng Hai vừa qua, lần thứ tư trong vòng mười lăm tháng. Các nhà quan sát địa phương cảnh báo rằng Việt Nam đang rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Hoa. Thực tế Trung Hoa đang là nước nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam cũng như là nhà cung cấp quan trọng các thiết bị công nghiệp, các sản phẩm điện tử, các sản phẩm thép và dầu.
"Thị trường địa phương của chúng ta đầy ăp hàng hóa do Trung Quốc sản xuất" Vietnam New, trang tin hàng ngày bằng tiếng Việt, viết năm 2011.
Việt Nam hiện nay đang ngừng nhập khẩu 15.000 loại sản phẩm, trong đó có rượu và một số mặt hàng công nghệ. Các nhà quan sát địa phương đã nhận xét rằng thuế hải quan đánh vào một số sản phẩm đã tăng lên. Cuối cùng, đầu năm 2011, chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch tuyên truyền động viên nhân dân mua hàng do Việt Nam sản xuất./.