Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.080
123.138.442
 
Từ Bắc Kinh, nhìn về phía trước đến cuộc bầu cử 2012 ở Đài Loan
Hiếu Tân

Tổng thống Đài Loan Mã Anh-Cửu đã làm cho những quan hệ tốt với Trung Hoa thành một nền tảng của chính quyền ông, nhưng ở cả hai bên eo biển Đài Loan, những nghi ngờ vẫn còn đang được nén lại.

 

Economic Observer/worldcrunch, 09/7/2011, Gong Ling

Bản tiếng Anh trên worldcrunch:   http://www.worldcrunch.com/looking-ahead-taiwan-s-2012-election-beijing/3426

 

 

Ảnh: Prince Roy

 

Từ khi tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nhậm chức năm 2008, các mối quan hệ giữa Trung Hoa lục địa và Đài Loan đã có tiến bộ, một bước tiến quan trọng trong câu chuyện dài về những mối quan hệ xuyên-eo-biển. Đài Loan đã nêu lên khả năng đàm thoại để ký kết một hiệp định hòa bình, nhưng cho đến nay chưa có gì xuất hiện từ đề nghị ấy.

 

Tuy nhiên những tín hiệu về thay đổi trong nhiều thập kỷ là rõ ràng. Số lượng những thành phố có chuyến bay thường kỳ đang tăng lên, du khách lục địa nay có thể đến thăm Đài Loan một cách tự do, và hai chính phủ đã ký Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế ("ECFA").

 

Tuy vậy, liệu Mã Anh Cửu, người đã thúc đẩy những thành tựu này, có thể ngồi lại và chờ tái cử vào năm 2012 không? Nó sẽ là hòn đá chuẩn để thử sự phát triển nhanh chóng hiện tại của chính sách xuyên eo biển. Khi Mã vận động tranh cử vào năm 2008, vấn đề cải thiện các quan hệ giữa hai chủ thể chính trị hai bên eo biển Đài Loan là một trong những hứa hẹn quan trọng nhất về chính trị của ông. Chính sách của ông là thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế và văn hóa, với hy vọng nâng cao thu nhập của người dân Đài Loan.

 

Khi Mã mới lên nhậm chức, chi tiêu cá nhân sụt giảm mạnh và chính phủ của ông thậm chí đã phải đối phó bằng cách phát hành phiếu thưởng (khuyến mại) cho từng công dân để khuyến khích tiêu dùng. Nhưng rồi năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Đài Loan lên đến 8% - một sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên trong những cuộc bầu cử địa phương tại năm thành phố lớn ở Đài Loan năm ngoái, người Đài Loan đã trừng phạt Mã Anh-Cửu bằng phiếu bầu trong những cuộc thăm dò ý kiến. Nhiều người Đài Loan tin rằng ngoài chính sách xuyên-eo-biển, ông đã không làm được gì nhiều. Những người khác lo rằng sự phát triển nhanh chóng này sẽ làm hại quyền tự trị của Đài Loan và gây nguy hiểm cho tương lai của nó.

 

Người lục địa có thể tự hỏi tại sao người Đài Loan không tỏ ra biết ơn nhiều hơn, khi thực tế phản ứng này không đáng ngạc nhiên như thế. Hai bên có hai chế độ chính trị hết sức khác nhau và nhân dân của chúng bỗng nhiên xáp lại với nhau. Bước trượt nhanh về phía trước như vậy nhất định sẽ gây ra cả đống vấn đề.

 

Từ quan điểm địa lý, Trung Hoa là một anh khổng lồ và Đài Loan là một chú tí hon. Về dân số cũng thế: Trung Hoa có 1,3 tỉ dân và Đài Loan có 23 triệu. Ở vào tình cảnh của Đài Loan, bất kỳ ai cũng phải sợ đối mặt với con quái vật khổng lồ này.

       

Ngoài ra, Trung Hoa khăng khăng một mực về "chính sách một nước Trung Hoa" mà không đề cập chính xác trong thực tế điều ấy hàm ý gì. Vấn đề tái thống nhất nằm trong  cốt lõi của giáo dục và trong tình cảm của nhân dân của nó. Đối với người Đài Loan, những người mong muốn giữ nguyên lối sống của họ và một mức độ tự trị nhất định, sự khuyến khích lòng tin cậy đối  với Trung Hoa của Mã, dưới bốn năm ủy trị, quả là một thách thức to lớn.

 

Có một sự việc không bao giờ nên bỏ qua, là những mối quan hệ xuyên-eo-biển đã gặp một bế tắc và ý thức của người Đài Loan đã nâng lên trong hơn mười năm Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển nắm quyền. Từ một lập trường chính trị, sự cởi mở mà Mã đã đạt được không phải là không có cố gắng, và không dễ gì thay ngựa giữa dòng. Và việc bộ phận lãnh đạo Quốc Dân Đảng không có tiếng nói  cuối cùng ở Đài Loan cũng không giúp được gì.

 

Thái Anh Văn, ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập, muốn phát triển những quan hệ song phương bên trong những quan hệ đa phương. Đó là một dấu hiệu cho thấy số lớn người Đài Loan vẫn còn cảnh giác về cái "dục vọng" của những người lục địa.

 

Những cổ vũ từ Bắc Kinh cho Mã

 

Nhiều người biết rằng Trung Hoa hy vọng Mã tái đắc cử. Chính sách mỗi tháng cử từ mỗi tỉnh một "đoàn mua sắm" sang Đài Loan đã được cách quan chức Trung Hoa khuyến khích như một sự hỗ trợ cho chính sách xuyên-eo-biển. Nhưng ở Đài Loan người ta không nhìn theo cách đó. Đối với họ "Mặt trận thống nhất của Trung Hoa hoạt động quá mạnh."

 

Đây chính xác là chỗ thế tiến thoái lưỡng nan của chính sách xuyên-eo-biển nằm. Cho dù cả hai bên nói rằng họ phải tạm gác lại những khác biệt  về chính trị, thì chính sách của họ luôn luôn dựa trên những vấn đề chính trị. Trong những hoàn cảnh như thế, nếu Mã Anh-Cửu thất bại cuộc tranh cử hay thắng với tỷ số sát nút, nó sẽ là biểu hiện của sự "không  tin tưởng" đối với tiến bộ hiện có.

 

Đó là lý do tại sao các nhà cầm quyền Trung Hoa tránh can thiệp về mặt chính trị vào những cuộc trao đổi phi-chính phủ tự phát hiện nay. Dẫu sao Đài Loan vẫn khác với Hồng Kông và Macao. Việc đưa ra những sáng kiến và nêu lên những ý tưởng mới là tùy thuộc người Trung Hoa, tính đến tình trạng hiện thời theo cách thực dụng.

 

Các chính sách của Mã Anh-Cửu không chỉ đáp ứng công luận Đài Loan. Điều mà Đài Loan quan tâm là sự chuyển đổi và tiến bộ ở Trung Hoa lục địa. Nêu lên được những ý tưởng mới có thể mang lại thanh thản cho đầu óc người Đài Loan và giúp họ tin cậy ở Trung Hoa, là cách thực sự hữu hiệu để giúp Mã Anh-Cửu.

 

Các nhà cầm quyền Trung Hoa có thể không quen với việc đếm xỉa đến ý kiến của nhân dân, nhưng ở Đài Loan vấn đề này là quan trọng. Và các cuộc bầu cử có thể là thảm khốc.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2344
Ngày đăng: 11.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giới thiệu nhà văn Chile Isabel Allende: Giải thưởng văn học Hans Cristian Andersen 2011 - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn Henry Kissinger: Mao có thể coi Trung Hoa hiện đại là quá thiên về vật chất - Hiếu Tân
Rời bỏ Trung Hoa: đi tìm nhân công giá rẻ, các doanh nghiệp quay sang Việt Nam - Hiếu Tân
Thomas Jefferson kể về quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập (Hoa Kỳ) tiếp theo. - Hiếu Tân
Artjom Ivanovski - Rồng Trung Hoa đang tiến về phương Tây - Phạm Nguyên Trường
Thomas Jefferson kể về quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập (Hoa Kỳ) - Hiếu Tân
Tại sao nước Mỹ bị ghét - Hiếu Tân
Tôi sợ rằng Mạng sẽ trở thành một khu vực chiến tranh - Hiếu Tân
Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa.Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa. 1 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)