2.2.Âm điệu láy Mông.
Dân ca các dân tộc và toàn nhân loại thường xuất hiện hai loại âm luyến, âm láy. Âm luyến, một nốt dưới hoặc trên giữa hai âm là luyến lên hay luyến xuống. Loại luyến nhiều âm, ba âm đến sáu bẩy âm, luyến lên hoặc luyến xuống. Những loại âm luyến này, nhằm diễn đạt lời ca, hát rõ lời, hoặc luyến theo những âm điệu của bài hát. Âm láy, rất phong phú: láy rền, dài ngắn, loại một, hai ba âm láy lên hoặc láy xuống. Những âm láy khác âm luyến, cách ghi là những âm nhỏ rất phụ: É Ơ © (láy) õ âm luyến. Những loại âm láy biểu hiện đặc trưng âm điệu bài hát, không nhằm diễn tả lối hát riêng.
Những bài hát ru Mông thường thấy âm láy xuống: quãng 4, xuống quãng 2. Theo bài Dìa mi nhủa, do Hoàng Thọ ghi về người Mông vùng Nghệ An, Hà Tĩnh láy xuống: son rề, pha rề. Láy lên: pha son, lá son.
Những bài dân ca Mông phái bắc, láy xuống nhiều hơn thường gặp quãng 3, cá biệt quãng 4. Bài Tiễn hồn, mo Mông láy xuống phổ biến toàn bài phá rê, có một chỗ láy xuống son rề. Những âm láy lên: quãng 2, các âm láy: đồ rê, pha són. Toàn bài một chỗ láy lên đồ lá, quãng 6. Nét đặc biệt dân ca Mông phía Bắc láy xuống quãng 3, lên quãng 2, có hai âm láy xuống quãng 4 – quãng 6. Những âm láy tạo nét nhạc đặc trưng như những âm tắc, biểu hiện phong cách hát dân ca Mông phía Bắc. Bài Nhắn gửi, láy lên quãng 2, quãng 3. Toàn bài một chỗ láy xuống đố la, quãng 3. Qua khảo sát những bài dân ca Mông, loại miền núi phía Bắc hát ít âm láy, thường láy lên xuống quãng 2, quãng ba. Loại dân ca Mông vùng Thanh Hoá nghệ Tĩnh, láy quãng xa phức tạp hơn. Sự khác nhau âm điệu láy dân ca Mông, biểu hiện đặc điểm phong cách hát vùng miền mang bản sắc địa phương dân tộc.
Âm điệu láy dân ca Mông miền núi phía Bắc, âm láy quanh âm gốc hoặc từ âm trung gian, bài Nhớ em yêu, âm điệu láy trên thang âm:
Rề pha son la đô rế.
Các âm láy: pha rề, toàn bài chỉ láy pha xuống rề.
Bài Đìa mi nhủa, các âm láy lên xuống quanh thang âm:
Son la, si rê, mi són.
Những âm láy son mi, son rề… là những âm gốc quanh âm gốc, biểu hiện phong cách Mông vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Những âm láy, dân ca Mông mang âm điệu dân ca vùng miền người Mông. Âm điệu ấy, từ đặc trưng không gian xã hội, ngôn ngữ vùng miền xuất hiện lối hát riêng ngay trong cộng đồng xã hội người Mông.
2.3. Âm láy dân ca Tày Nùng.
Như dân ca Mông, những âm luyến chỉ biểu hiện lời hát, những âm láy diễn tả đặc trưng âm điệu dân ca vùng miền, trong tộc người. Dân ca Tày có những bài âm láy gần với Nùng, lại còn nhiều bài âm láy riêng âm điệu dân ca Tày.
Những âm láy dân ca Tày, bài Lượn cọi, láy lên, láy xuống quãng 2. Toàn bài một chỗ láy lên quãng 4 âm mì la. Những âm láy xuống; sí la, láy lên son la. Những âm láy lên quanh âm gốc, hoặc âm chính trên thang âm: Mì son la si mí. Bài này, đôi chỗ láy chùm gồm các âm láy lên: la phà la si la rế, đây là âm điệu đặc trưng rất Tày. Quãng láy xuống: son lá son mì. Những quãng láy biểu hiện rõ âm điệu, làn điệu và phong cách hát loại hát Lượn.
Hát Lượn dân ca Nùng, bài Luợn đối: láy lên, láy xuống quãng 3, một số câu láy lên, xuống quãng 2. Bài Lượn đối, dân ca Nùng khác dân ca Tày chỉ láy lên, láy xuống quãng ba. Láy lên, láy xuống liền bậc quãng hai trở thành cá biệt. Bài Lượn gốc, dân ca Nùng mở rộng âm láy hơn. Những âm láy lên, xuống quãng ba, quãng hai, một chỗ láy lên quãng bốn. Bài Lượn gốc nhiều âm láy giống hệt bài Lượn cọi, dân ca Tày. Đây là sự giao thoa hai bài gần giống nhau về âm láy, có thể coi hai bài như một phong cách hát. Bài Lượn cọi dân ca Tày, láy lên, xuống quãng hai, một chỗ lên quãng bốn. Bài Lượn gốc, dân ca Nùng chỉ khác bài Lượn cọi dân ca Tày bằng những âm láy quãng ba, đây là nét chung và riêng dân ca Tày Nùng. Nét riêng phong cách Nùng là quãng duy nhất láy lên quãng 4.
Dân ca Tày Nùng nhiều điệu hát giống nhau, khó phân biệt riêng, bởi nhiều âm điệu láy giống nhau. Quy luật cấu trúc giai điệu gần nhau, đôi bài những âm láy cá biệt quãng nhảy xa giống nhau. Dân ca Tày Nùng có mối quan hệ ngôn ngữ, âm nhạc, cách chung sống gần nhau, nên âm nhạc gần giống nhau. Phong tục, lề lối, hát những bài dân ca Tày Nùng khá gần nhau trên những nét bao quát như hát then, giao duyên… Dù đi vào tiểu tiết hoàn toàn khác nhau, khác nhau từ nghi lễ đến tên các điệu hát, giai điệu nhạc… nhưng những đặc điểm cơ bản gần nhau.
2.4. Âm láy dân ca Thái.
Âm điệu dân ca Thái phong phú, mang tính sinh hoạt biến hoá trên giai điệu các loại thể dân ca. Những làn điệu dân ca nhiều âm láy, láy đơn, láy kép, láy lên xuống nhưng ít quãng xa. Những âm láy chính liền bậc đi lên đi xuống, ngoài ra những âm láy quãng ba. Dân ca Thái khác biệt Mông Tày Nùng giai điệu hầu hết âm láy, những âm không láy trên giai điệu trở thành cá biệt, đây là nét riêng dân ca Thái.
Bài Pụmbe (ru con), hát trên thang âm: Là đô son lá. Các âm láy là âm gốc, âm ba, âm bốn, láy quanh âm ba, âm gốc. Toàn bài chỉ ba nhịp không âm láy, còn lại các âm láy liên tiếp. Nguyên tắc âm láy bài Ru con Thái, giai điệu mở đầu âm chung, âm gốc âm la, phát triển giai điệu đi lên, đi xuống kết câu, một âm la (âm mở đầu giai điệu). Âm mở đầu, luyến ngay son la, âm tiếp theo luyến kép đô rê đô, những âm tiếp nối giai điệu luyến hết, đến âm la kết âm cao, âm ba luyến đô rê đô.
Ví dụ:
Bài Lăm, dân ca Thái. Giai điệu mở đầu âm trung, âm năm, láy ngay từ sau âm mở giai điệu la si, la si, sau giai điệu đi xuống nhảy lên, đi xuống, kết âm gốc âm thêu mì. Câu nhạc kết bài, giai điệu đi lên, đi xuống, kết âm gốc mì trên thang âm: Mì son la si rê mí. Bài Lăm, là điệu Lăm thôn như múa lăm vông Lào. Nhưng người Thái không múa sinh hoạt bằng lăm mà múa sinh hoạt bằng xoè, đây là nét riêng người Thái Việt Nam. Nếu sang Lào, Thái, thường thấy múa Lăm vông, Lăm thôn, phổ biến một nét sinh hoạt văn hoá Thái, Campuchia Lào. Bài Lăm ít luyến láy hơn bài Pụmbe, nhưng so với những bài dân ca Mông Tày Nùng Thái, thì bài này còn láy quá nhiều. Những âm láy liền bậc lên, không láy liền bậc đi xuống thường thấy các âm la si, một số âm láy nhảy quãng ba đi lên, xuống như pha rề, son si, son mì. Những âm láy quãng rộng nhảy lên, toàn bài chỉ một âm láy nhảy xuống, nét đặc biệt dân ca Thái khác dân ca các dân tộc dù cùng ở miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, người Thái cư trú đặc biệt hơn, họ không ở trên sườn núi, cư trú theo các triền sông suối, bên thung lũng, có lẽ vì thế âm nhạc khác biệt với nhiều dân tộc cùng cư trú trên miền rừng núi. Bài Cô gái đẹp, đây là bài ít luyến hơn. Bài Pụm be, nhiều luyến nhất, bài Lăm thứ hai, bài này âm luyến ít nhất. Nhìn trên âm luyến gần giống dân ca Mông Tày Nùng bởi giai điệu nhiều âm thẳng, ít âm luyến dễ hát. Mở đầu âm trung, không luyến. Nét giai điệu từ âm gốc la, đi lên xuống là kết câu đi lên âm ba. Câu kết bài, âm gốc la, âm trung, nét giai điệu từ âm thấp đi lên âm trung. Những âm luyến phổ biến quãng hai liền bậc luyến lên, hoặc quãng ba lên. Một số quãng cá biệt luyến lên quãng bốn, xuống quãng sáu. Bài dân ca này không bình thường, so với nét giai điệu hơi hướng dân ca mông mông khá nhiều.
Dân ca Thái khá phong phú, tạm chọn ba bài phân tích trong số hàng trăm bài dân ca Thái để thấy sự chung riêng, quan hệ gần dân ca các dân tộc. Mỗi dân tộc có những làn điệu độc đáo riêng biệt, nhưng có những bài ảnh hưởng qua lại các mối quan hệ Mông Tày Nùng Thái khá phổ biến một số điệu dân ca. Xét cấu trúc giai điệu, âm điệu dân ca thang âm, âm luyến có những bài là bằng chứng sát thực ảnh hưởng ngôn ngữ âm nhạc. Qua nghiên cứu âm láy dân ca Mông Tày Nùng Thái mang đến cảm nhận dân ca Mông cổ nhất hoang sơ, xuất hiện sớm, tiếp đến Tày Nùng, sau cùng là Thái. Giai điệu dân ca các dân tộc từ tự nhiên hoang dã đến biến hoá và hoa mỹ. Dân ca Thái Hoa mỹ gần dân ca Việt, hát dân ca Thái phong phú giai điệu các hình thức luyến láy. Giai điệu dân ca Thái phóng khoáng, hoa mỹ, trữ tình mau lẹ, vui tươi, rộn ràng. Dân ca Thái hai biểu hiện cảm xúc trên giai điệu, loại cổ xưa trầm cảm sâu lắng những bài mo. Chất mo Thái không sầu thảm, buồn thương mà cổ kính, anh hùng ca trữ tình trong sáng. Những bài giao duyên, ca ngợi lao động trong sáng trữ tình thanh thoát, nhịp điệu rộn ràng. Nhiều bài ngợi ca thiên nhiên tươi đẹp, chất vui tươi rộn ràng thấm đượm thiên nhiên con người, lạc quan tươi trẻ. Dân ca Thái có phần trái ngược với hiện thực lịch sử dân tộc. Dân ca Thái ít phản ánh mất mát đau thương buồn khổ, gay cấn, chủ một tình yêu niềm tin tươi sáng đằm thắm, rộn ràng.
3. Đặc điểm âm điệu luyến láy dân ca các dân tộc.
Qua nghiên cứu âm điệu láy Mông Tày Nùng Thái, nét chung giống dân ca các dân tộc, hát có láy, nhưng mức độ láy khác nhau. Dân ca Mông láy ít thường hát thẳng từng nốt nhạc. Dân ca Tày Nùng láy nhiều hơn Mông. Dân ca Thái láy nhiều, các nốt cấu thành giai điệu thường láy. Có thể tạm kết: dân tộc nào đi xa xuống miền trung di, giai điệu dân ca nhiều hoa mỹ, luyên sláy. Người Mông ít đi xa, giai điệu dân ca cổ xưa.
3.1.Quan hệ âm điệu láy dân ca Mông.
Dân ca các dân tộc khác biệt giai điệu qua âm láy, âm láy thể hiện phong cách giai điệu, các âm láy mang phong cách hát. Kết hợp âm láy với những âm tựa quan trọng trên cấu trúc giai điệu là biểu hiện phong cách dân ca. Phần cấu trúc giai điệu, biểu hiện đặc trưng dân ca các dân tộc sẽ nói phần sau. Qua âm láy, một phần biểu hiện đặc trưng dân ca. Dân ca Mông, qua những phần nghiên cứu âm láy, nét chung: láy xuống pha rề, láy lên pha son, son lá, là nét riêng người Mông vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Dân ca Mông miền núi phía Bắc nhiều bài chỉ láy xuống quãng ba, pha rề. Một số bài láy lên, xuống quãng hai, xuống quãng bốn. Dân ca Mông từ nơi cư trú đầu tiên phía Bắc, cấu trúc âm láy khác biệt một chút khi phát triển xuống phía Nam. Những âm láy khác nhau, tạo dấu ấn dân ca Mông vùng miền, nhưng mang âm điệu chung giống nhau. Qua so sánh âm điệu láy hai vùng dân ca Mông phía Bắc, cấu trúc âm láy khác biệt một chút, khi phát triển xuống phía Nam. Những âm láy khác nhau tạo dấu ấn dân ca Mông vùng miền, dù mang am điệu chung giống nhau. Qua so sánh âm điệu láy hai vùng dân ca Mông phía Bắc và Miền Trung, dân ca Mông hai miền âm láy gần giống nhau:
- Ít âm láy.
- Láy xuống quãng ba, xuống quãng hai.
- Láy quãng rộng.
Sự khác nhau, dân ca Mông phía Bắc, loại láy về âm gốc, một số loại đi xa hơn về âm bốn, âm năm. Dân ca Mông miền khu IV, thường láy về âm gốc, cá biệt mới láy về âm khác. Những bài dân ca láy về âm khác, có thể là những giai điệu từ phía Bắc xuống còn giữ lại.
Âm điệu láy dân ca Mông trên thang 4 âm: Sòn la si rê són.
Láy trên thang 4 âm
Loại thang 3 âm: sòn la rề son, thường nhiều bài không âm láy, một số bài láy liền bậc lên quãng hai, xuống quãng ba. Những hình thức láy liền bậc nằm trong âm láy chung dân ca Mông.
Loại 5 âm: son la si rê mi son. Thường láy liền bậc quãng hai về âm gốc, không khác biệt.
3.2.Quan hệ âm điệu láy dân ca Tày Nùng.
Âm điệu láy dân ca Tày Nùng, những nét chung giống nhau, một số điệu những nét riêng dân ca Tày, dân ca Nùng. Dân ca Tày biểu hiện đặc điểm chung giống Nùng hoặc Nùng, âm điệu láy giống Tày, nhưng lại có những âm điệu láy riêng từng loại dân ca các tộc người.
Dân ca Tày, loại thang ba âm: Mì son la si. Âm điệu láy lên, xuống, phổ biến láy lên: son la. Một số láy xuống si la. Âm điệu láy quy luật riêng khác âm điệu láy Mông, láy âm chính, láy âm khác.
Âm điệu loại năm âm: Mì son la si rê mi, hầu như ít láy. Những loại có âm điệu láy phổ biến liền bậc đi xuống quãng hai, một số láy lên quãng hai.
Âm điệu láy thang bốn âm: Mì son la si mí, âm điệu láy: son la, si la. Láy liền bậc đi lên quãng hai như âm thanh đàn tính. Đặc điểm chung âm điệu láy dân ca Tày, láy từ âm gốc lên âm khác, phổ biến láy quãng hai đi lên, cá biệt láy quãng ba đi lên. Ngoài nét chung một số bài dân ca Tày, láy lên xuống quãng hai, ba, đây là những bài mang đặc điểm riêng. Dân ca Nùng nhiều láy, âm điệu láy giống dân ca Tày, láy lên liền bậc quãng hai, một số bài láy xuống quãng hai, xuống quãng ba. Dân ca Nùng có những âm điệu láy giống dân ca Tày là sự giao thoa như cây cùng một gốc, nhưng từ gốc phát triển xa những loại bài âm láy riêng, không giống dân ca Tày.
Những bài âm điệu láy khác dân ca Tày, thường láy xuống quãng ba, lên quãng bốn. Loại lay cá biệt thang bốn âm: la si mi son lá. Âm điệu láy; son la, son si, son mì. Những âm láy, âm tựa láy về âm bậc năm son. Những âm điệu láy cá biệt, tạo nét giai điệu âm điệu riêng dân ca Nùng, khác biệt dân ca Tày.
Dân ca Tày Nùng, hai loại cấu trúc đặc điểm âm điệu láy, loại chung giống nhau, loại riêng khác nhau. Dân ca Tày Nùng, gọi chung là một, nhưng thực chất là hai dòng dân ca khác nhau không bao giờ là một. Tác giả để chung nhóm dân ca Tày Nùng nghiên cứu mối quan hệ gần nhau, thực chất mỗi loại dân ca một phong cách làn điệu riêng, không được phép vơ đũa cả nắm nhầm lẫn. Mỗi dân ca một phong vị âm điệu láy dân ca Tày, Nùng là những phong cách âm nhạc khác nhau trong vốn dân ca các dân tộc.
3.3. Quan hệ âm điệu láy dân ca Thái.
Quan hệ âm láy dân ca Thái, nhiều khác biệt với dân ca Mông Tày Nùng, dù dân ca các dân tộc nét chung âm láy. Láy đến mức như là giống nhau, láy liền bậc quãng hai, đi lên, đi xuống, láy âm điệu quãng ba đi xuống, nhưng dân ca Thái phát triển hơn, mau lẹ, linh hoạt nàng nhiều âm láy. Nhiều âm láy liên tục trên các nốt giai điệu tạo sự phong phú ngôn ngữ âm nhạc, uyển chuyển âm giai điệu lời ca. Dân ca Thái, nhiều sự khác biệt từ âm điệu láy, biểu hiện nhịp điệu giai điệu nhạc nhiều diễn biến tiết tấu mầu sắc làn điệu.
Âm điệu láy dân ca Thái loại thang năm âm: Là đồ rê pha son lá, láy lên quãng bốn, xuống chùm hai ba, hoặc lên liền bậc. Những âm láy thường từ âm gốc về âm khác, hoặc cá biệt âm bảy về âm gốc: son lá, rế đô. Những âm láy từ các âm khác láy về âm gốc, đây là loại âm điệu Thái như giống âm láy chung dân ca các dân tộc, nhưng cái riêng là láy chùm không láy đơn. Láy chùm nốt hai, ba âm là nét riêng dân ca Thái phong phú mầu sắc, tiết tấu âm điệu láy. Dân ca Thái những nét riêng âm điệu láy:
- Láy chùm.
- Láy quãng rộng, ít quãng liền bậc.
Quan hệ âm điệu láy dân ca Thái, láy từ âm gốc đến âm khác, hoặc từ âm khác về âm gốc. Mối quan hệ âm điệu láy dân ca Thái, nét chung giống dân ca Mông Tày Nùng, láy quanh âm gốc. Nét riêng một số điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái, âm điệu láy các quãng nhảy xa quãng bốn. Phổ biến một số làn điệu dân ca các dân tộc, toàn bài có bước láy quãng bốn, đây là mối quan hệ giống nhau giữa các làn điệu dân ca. Dân ca Thái một số làn điệu giống âm điệu Mông, dân ca Tày Nùng một số điệu giống Thái. Mối quan hệ cộng cư Mông Tày Nùng Thái có những điệu âm dân ca chỉ phảng phất giống nhau ở một câu, một nét mấy nhịp, chắc chắn là sự gặp nhau giữa các điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái.
Âm điệu láy dân ca Thái phong phú nhiều âm láy trên giai điệu, láy chùm là sự phát triển phong phú làn điệu, không loại trừ nét chung dân ca các dân tộc.
4. Mấy đặc điểm âm điệu láy dân ca Mông Tày Nùng Thái.
Âm điệu láy dân ca các dân tộc, giữ vị trí quan trọng cấu trúc đặc trưng giai điệu các loại thể dân ca từng tộc người. Mỗi loại âm điệu láy tạo nét riêng giai điệu, gây ra những cảm nhận khác nhau quan hệ điệu thức, phong cách dân ca, sau này hình thành cấu trúc quãng đặc trưng phong cách dân ca.
So sánh các âm điệu láy với những giai điệu không âm điệu láy nổi bật phong cách hát, cấu trúc giai điệu khác nhau từng tộc loại dân ca. Dân ca Mông những bài không láy, quãng đặc trưng giai điệu nằm ở bước nhảy quanh âm tựa chính hoặc âm gốc. Những bài âm điệu láy xác định đặc trưng giai điệu riêng nhưng những âm láy son rề, pha son… mang đặc tính Mông ngay khi xuất hiện âm luyến. Dân ca Tày Nùng Thái, những âm láy khá rõ nét đặc trưng những âm láy liền bậc như nhìn lại những bước đi, cách gảy đàn tính. Âm điệu láy tạo cảm giác âm lửng thay đổi tính cách âm nhạc, dân ca Thái những chỗ giai điệu láy chùm. Láy chùm khác đến âm gốc:
Những âm điệu láy khác nhau, cảm giác thay đổi giai điệu âm láy thứ nhất, nét nhạc bỏ lửng: ụƠỳ . Âm điệu láy thứ hai giai điệu ổn định.
Âm điệu láy dân ca các dân tộc đặc điểm chung tạo thành:
- Những nét chung.
- Sự khác biệt.
- Mầu sắc giai điệu.
Âm điệu láy phản ánh một phần tính chất màu sắc giai điệu âm nhạc, dân ca các dân tộc âm điệu láy chung, láy một âm liền bậc, hoặc nhảy quãng. Dân ca Thái láy thêm chùm nốt từ hai ba âm, uyển chuyển tạo cảm giác mới trên những âm giai về âm gốc hoặc phát triển xa. Sự khác biệt âm điệu láy dân ca các dân tộc, phản ánh những làn điệu thể loại dân ca.
Loại hát ru dân ca Mông Tày Nùng Thái láy đơn âm, láy bậc.
Hát giao duyên các dân tộc láy đơn âm, đa âm, láy lên, xuống liền bậc, nhảy quãng ba. Một số làn điệu nhảy quãng bốn, cá biệt nhảy quãng sáu quãng bảy. Nét giống nhau âm điệu láy những bài giao duyên thường nhảy quãng rộng, phổ biến quãng bốn. Hát mo then ít âm láy, ít nhảy quãng xa, dàn đều cổ kính có phần hoang sơ.
Dù những bài dân ca Mông Tày Nùng Thái, có chung nét giai điệu nhảy quãng bốn thường một bước nhảy, hiếm thấy hai bước nhảy quãng bốn nhưng không vì thế mà giai điệu giống nhau. Sự giống nhau âm điệu láy về cấu trúc quãng chỉ một số bài, tạo cảm giác âm hưởng gần nhau. Đây là đặc điểm âm điệu láy, dân ca mang đến sự riêng biệt và những ảnh hưởng giao thoa một số làn điệu dân ca.
Dân ca Mông Tày Nùng Thái, mỗi loại thể một phác thảo giai điệu diễn tả nội dung, quy luật chung phát triển làn điệu mang phong cách ngôn ngữ, không gian xã hội các dân tộc. Những đặc điểm không gian xã hội, phong tục, lối sống quan hệ sản xuất là nguồn gốc ra đời làn điệu dân ca.
Dân ca các dân tộc có quy luật phát triển giai điệu đặc điểm chung:
- Loại không âm điệu láy.
- Loại láy đơn âm.
- Ít hát nói, phổ biến loại nhịp điệu.
Nét chung hình thức phác hoạ giai điệu, loại thứ nhất, ít âm điệu láy có thể là nhiều làn, điệu dân ca ra đời sớm nhất, cổ nhất, do ngôn ngữ tiếng nói ít phát triển âm nhạc mang tính nguyên sơ. Loại thứ hai, đơn âm phổ biến các loại hát ru, giao duyên, mo then.
Loại thứ ba, đặc điểm riêng láy đa âm từ hai ba bốn âm, thể hiện phong phú giai điệu nhạc. Dân ca Mông Tày Nùng thường láy hai âm, hiếm thấy ba âm. Dân ca Thái láy hai ba âm phổ biến hát ru, giao duyên, những bài hát lao động. Có thể đây là những điệu dân ca sinh sau, thể hiện phong phú ngôn ngữ tiếng nói và âm nhạc.
Bức phác hoạ chung quy luật phát triển dân ca các dân tộc Mông Tày Nùng Thái miền núi phía Bắc từng loại thể, biểu hiện nhiều hình thức cấu trúc âm điệu. Dân ca các dân tộc phong phú âm điệu ba bốn năm âm, là những thang âm cấu trúc giai điệu làn điệu. Mỗi thang âm phản ánh cấu trúc giai điệu phụ thuộc vào đặc điểm phát triển giai điệu, tạo thành âm điệu đặc trưng từng loại dân ca các tộc người. Quy luật chung phát triển giai điệu, âm điệu láy, những âm tựa chính, âm gốc. Quy luật cấu trúc giai điệu:
- Mở âm trung, kết về âm gốc.
- Mở âm thấp, kết âm gốc cao.
- Mở âm cao, kết âm gốc âm trung.
Đặc điểm giai điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái, tạo thành phong cách bằng những âm điệu cấu trúc giai điệu. Những âm điệu láy, âm điệu cấu trúc quãng giai điệu đặc trưng hình thành những làn điệu dân ca. Dân ca Mông cấu trúc những quãng âm điệu độc đáo, khác biệt Tày Nùng Thái. Dân ca Tày Nùng cấu trúc quãng đặc trưng khác Mông Thái. Dân ca Thái, cấu trúc quãng đặc trưng khác Mông Tày Nùng, là những nguyên tắc cấu trúc giai điệu riêng để nhận diện phong cách dân ca mỗi dân tộc./.