Múa rối là nghệ thuật tạo hình không gian, biểu cảm thông qua ngôn ngữ hành động con rối. Múa rối giống như âm nhạc, xiếc có đặc tính dân tộc và quốc tế, tồn tại dưới nhiều hình thức trình diễn rối dây, rối que, rối bóng… chia thành hai loại: rối cạn, rối nước.
Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, múa rối ra đời từ thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương, năm 255 trước công nguyên, là giả thuyết muốn nói múa rối một hình thức nghệ thuật cổ xưa. Còn theo sử sách, văn bia ghi lại múa rối nước ra đời năm 1121, diễn các trò múa rối, con rối cử động như người thật, đây là bằng chứng xác thực múa rối ra đời trong triều đại phong kiến Việt Nam phát triển vững mạnh. Nghệ thuật rối nước phát triển trò diễn khá hoàn chỉnh các mặt tạo hình con rối, kỹ thuật biểu diễn sống thực. Múa rối lúc mới ra đời mang biểu tượng tâm linh cả hai hình thức rối nước, rối cạn. Nghệ thuật rối nước gắn với lễ hội đình chùa, diễn phục vụ nghi lễ, sau là vui chơi giải trí trước mọi đối tượng khán giả tham dự hội làng. Rối cạn xuất hiện ở hầu hết các dân tộc thiểu số, con rối là vật hiển linh trừ tà ma treo trước cửa nhà, mộ người mới chết, trong các lễ hội… Các dân tộc phía Bắc Tầy, Nùng, Thái… có rối dây, rối que, thường diễn các trò Trung Quốc cổ xưa như Quan Công, Trương Phi, Sơn Hậu, Ngọc Phù Dung… Đây là nghệ thuật rối do các dân tộc di cư từ Trung Quốc sang nước ta vào thế kỷ III sau công nguyên. Các dân tộc phương Nam, Miền Trung và Tây Nguyên, người Chăm có rối tay, rối bóng, nguồn gốc Ấn Độ giáo thường diễn các tích thần thoại Ấn Độ. Đồng bào Tây Nguyên, Khơ Me Nam Bộ có các trò rối que, rối dây, mang dấu tích văn hoá vùng Đông Nam Á. Qua khảo sát thực tiễn, múa rối các dân tộc đã mai một gần hết bởi nhiều nghệ nhân giỏi đã ra đi, rối cạn chỉ còn lại trong các đền chùa, ngôi mộ cổ, một số lễ hội các dân tộc treo con rối biểu trưng, ít có nghệ thuật diễn. Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long như Đào Thục, Đạo xá - Huyện Đông Anh, chùa Nành - Gia Lâm và nhiều phường rối ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Dù nguồn gốc văn hoá dân tộc bản địa, nhưng rối nước bị quên lãng gần nửa thế kỷ. Cac đoàn, nhà hát chỉ dựng và diễn rối cạn của các dân tộc nâng lên thành vở diễn hoành tráng, kịch nói hoá rối cạn như một phát hiện mới, đánh mất bản thể, đặc trưng múa rối. Vào những năm cuối thế kỷ XX, năm 1992, Nhà hát Múa rối Thăng Long phục hồi 17 trò rối nước trở thành trào lưu sống dậy múa rối nước trên toàn quốc. Nhiều đoàn, nhà hát lưu diễn ra nước ngoài khán giả khâm phục nghệ thuật độc đáo, khác lạ hấp dẫn, kỳ ngộ cuốn hút họ đến xem múa rối nước. Nghệ thuật rối nước lấy mặt nước làm sân khấu trình diễn, các nghệ nhân chỉ diễn trò vui giải trí , mô tả lại những nét sinh hoạt người nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, Nhà hát sưu tầm phục hồi 17 trò múa rối nước:
1. Bật cờ
2. Chú Tễu
3. Múa rồng
4. Em bé chăn trâu
5. Cày cấy
6. Cậu ếch
7. Bắt vịt
8. Đánh cá
9. Vinh quy bái tổ
10. Múa sư tử
11. Múa phượng
12. Lê Lợi trả gươm
13. Nhi đồng vui chơi
14. Đua thuyền
15. Múa lân
16. Múa tiên
17. Tứ linh
Liên kết 17 trò rối nước thành một chương trình hấp dẫn luôn thay đổi không khí, hình thức trình diễn. Chú Tễu giữ vai trò nổi bật là người dẫn truyện nói rằng: Thấy sự đời bối rối đa đoan, nên tôi phải lặn lội để lo toan sự rối! Đấy bà con ạ. Chú Tễu đã gỡ rối cho nhiều đoàn nghệ thuật múa rối, sống dậy bằng văn hoá Việt Nam, nghệ thuật rối dân tộc. Múa rối dù là rối nước hay rối cạn phương thức trình diễn sân khấu, kỹ thuật khác nhau nhưng có chung những nét đặc trưng:
- Nghệ thuật xếp trò
- Nghệ thuật tạo hình con rối
- Kỹ thuật điều khiển con rối sống thực kỳ ngộ.
Dù là rối nước hay rối cạn, múa rối chung một khoảng không gian trình diễn, âm nhạc phù trợ chắp cánh cho con rối biểu cảm nội tâm, tình huống sân khấu. Âm nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo, hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Âm nhạc rối cạn do nghệ nhân ghép nhạc có trích đoạn nhạc tuồng theo các trò diễn tuồng, nhạc dân ca các dân tộc theo trò diễn dân gian. Hiện nay, các đoàn, nhà hát trình diễn những vở rối cạn, sáng tác nhạc mới kết hợp với dân ca vào vở diễn.
Nghệ thuật múa rối đang sống dậy mạnh mẽ dưới hai hình thức rối nước, rối cạn, phát triển hài hoà đặc tính dân gian hiện đại. Mỗi hình thức thể hiện nhiều hướng nghệ thuật khác lạ, đổi mới phương thức sân khấu ngang tầm nghệ thuật thế kỷ, đáp ứng công chúng thời đại.
PUPPETRY CHARACTERISTICS
Puppetry is the spatial graphic art, expressing feelings through the verbal language of the puppet. Puppetry is like music, circus, which bears national and international characteristics, existing in many types of performance such as rope puppetry, stick puppetry, shade puppetry and is divided into two kinds: land puppetry and water puppetry.
According to legends and historical myths, puppetry came into being since the period of building Co Loa Citadel, King An Duong Vuong in 255 BC, is the theory which wish to denote that puppetry is a form of ancient art. Whereas up to historical books, epitaphs recorded that puppetry was born in 1121, when different plays of puppetry, puppets moved like real humans. This is the authentic proof that puppetry was born in Vietnamese strongly developed feudalism. Water puppetry art develops the performance role quite completely of different graphic aspect of the puppet, live performance technique. Puppetry at the time when it just came into being bore spiritual symbols in both two forms of land puppetry and water puppetry. Water puppetry connects with communal house and pagoda festivities, performing to serve ceremonies, and then was recreational entertainment in front of all kind of audience attending the village festivals. Land puppetry appear in most ethnic minority groups, the puppet is the spiritual things to drive away ghosts and is hung at the front of the house, tombs of the people who newly die, in festivals. Northern ethnic groups of Tay, Nung, Thai, there are rope puppetry, stick puppetry, which often act ancient Chinese plays such as Legal Mandarin, Trung Phi, Son Hau, Ngoc Phu Dung. This is the art of ethnics immigrating to Vietnam from China in 3rd century AD. Ethnic groups of the South, Central parts and Tay Nguyen, Cham ethnic group there is hand puppetry, shade puppetry which dated back to Hinduism often perform Indian mythological tales. People in Tay Nguyen, Khme in the South have plays of stick puppetry, rope puppetry, which bear cultural traits of South East Asian region. Through actual exploration, puppetry of different ethnic groups has mostly subdued as many good artists have died, land puppetry only exists in temples and pagodas, ancient tombs, some festivals of ethnic groups hang symbolic puppets, there is few performance art. Water puppetry art is the cultural specialty of Viet nation, developing in most villages and communes around Thang Long imperial city such as Dao Thuc, Dao Xa – Dong Anh district, Nanh pagoda – Gia Lam and many puppetry troupes in most Northern delta provinces. Although its origin was of native national culture, water puppetry was forgotten for nearly half a century. The troupes, theatres only staged and performed land puppetry of ethnic groups upgraded to imposing performance plays, verbalizing plays as a new discovery, losing the essence, characteristics of puppetry. By the years at the end of XX century, in 1992, Thang Long Puppetry Troupe recovered 17 water puppetry plays which become a live movement of water puppetry nationwide. Many troupes and theatres have had performances abroad where the audience admires the unique, exotic, intriguing art attracting them to go and watch water puppetry. Water puppetry takes the water surface as the stage for performance, artists only perform funny, recreational plays, depicting activities of the farmers in Northern delta. Currently, the troupe collects and recovers 17 water puppetry plays:
18. Raising flags
19. Uncle Teu
20. Dragon dance
21. Buffalo raising boy
22. Farm work
23. Mr. Frog
24. Catching ducks
25. Catching fish
26. Returning to one’s village to make a thanksgiving to ancestors
27. Lion dance
28. Phoenix dance
29. Le Loi returns the Sword
30. Playing children
31. Boat racing
32. Kylin dance
33. Fairy dance
34. The four supernatural creatures
Connecting 17 water puppetry plays into an attractive performance, one has to change the atmosphere and forms of performance frequently. Uncle Teu hold the stand out role as the tale teller, who says: Seeing life events full of confusing and complicated things, I have to travel uphill and down dale to deal with the problems! There you see. Uncle Teu has eased the complications for puppetry troupes, making it lively by Vietnamese culture, national puppetry art. Puppetry whether water or land one, the method of performing the stage and techniques are different; however, they have common characteristics such as:
- Play arrangement art
- Puppetry graphic art
- The funny lively puppet controlling technique.
Whether it is land or water form, puppetry shares the same performance space, accompanying music which adds wings to the puppets to express inner feelings, situations on stage. Water puppetry music often employs traditional operetta tunes or folk songs of Northern delta. Land puppetry music which is accompanied with music has classical drama melodies according to melodrama plays, folk songs to accompany folk plays. For the time being, the troupes, theatres perform land puppetry plays, composing new music combining with folk songs into the plays.
Puppetry art is living again vigorously in two forms of water and land puppetry, developing harmoniously of modern folk characteristics. Each form expresses many exotic artistic tendencies, renovating stage method which is comparable to the century art, meeting contemporary audience.
Tuan Giang
Translate in to English, Pham Xuan Huy