Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.114
123.139.379
 
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1
Hiếu Tân

Michael J. Green, National Interest, 2/9/ 2010

http://nationalinterest.org/commentary/china-the-aggressor-4017?page=show

 

Tiến sĩ Michael J. Green là cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế & Chiến lược (CSIS) đồng thời là phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown.  

 

Việc gần đây Trung Hoa khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Biển Nam Trung Hoa và dọc theo biên giới Ấn Hoa đã làm dậy lên cuộc tranh cãi căng thẳng. Phải chăng Bắc Kinh cuối cùng đã để lộ tham vọng thật về lãnh thổ của nó? Phải chăng đây là sự phô bày ngắn hạn của chủ nghĩa dân tộc khi những lãnh đạo đảng tranh đua giành những vị trí trong Bộ chính trị và ủy ban trung ương vào năm 2012? Hay là những đoạn ngắt quãng này chỉ biểu thị tính liên tục hơn là thay đổi? Một cách để đóng khung chính suy nghĩ của chúng ta là hãy tưởng tượng ngay bây giờ cường quốc Hoa Kỳ được nhìn từ Bắc Kinh  như thế nào.

 

Dưới đây là  một huấn thị tưởng tượng của quốc vụ khanh Đới Bỉnh Quốc cho Tiểu ban  Lãnh đạo về Ngoại giao vào tháng Mười 2010.

 

Nhắc nhở Tiểu ban lãnh đạo công tác ngoại giao, CCP

Một chính sách ngoại giao dựa trên Xã hội Hài hòa và Phát triển Hòa bình.

                

 

Tôi xin bắt đầu bằng nhấn mạnh rằng bối cảnh của quan điểm ngoại giao của chúng ta dựa trên những cột trụ cơ bản của chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm Trung Hoa, phát triển hòa bình và tạo ra một xã hội hài hòa. Ưu tiên cao nhất của chúng ta ngay cả trong chính sách đối ngoại là củng cố những cột trụ này ở trong nước. Mối hiểm họa lớn nhất cho ổn định mà chúng ta phải đối đầu vẫn là nội bộ. Tôi không cần nhắc các thành viên của tiểu ban này rằng mỗi năm có trên hai mươi triệu người di cư đến thành phố này  để tìm việc làm; rằng chúng ta đang đối phó với tình trạng chênh lệch ngày càng tăng về kinh tế giữa các tỉnh miền biển với các tỉnh miền Tây; rằng bức tranh dân số sẽ lớn lên nghiêm trọng trong thập kỷ tới; rằng các vấn đề sinh thái và môi trường đang tăng lên; rằng nguồn vào năng lượng và hàng tiêu dùng trong những năm tới vẫn còn chưa chắc chắn; và rằng chúng ta phải liên tục cảnh giác với những ảo tưởng và sự quá nhiệt trong chiến lược tăng trưởng.

 

Mối đe dọa lớn nhất về toàn vẹn lãnh thổ của Trung Hoa vẫn còn là ở bên trong, nhưng có những liên hệ nguy hiểm với bên ngoài. Tôi muốn nói đến những nguy hiểm của chủ nghĩa bè phái ở Tân cương, Tây Tạng và Đài Loan. Cách đây hai năm báo cáo của tôi bắt đầu bằng Đài Loan. Nhưng tổng thống Mã Anh-Cửu đã quay ra khỏi những hoạt động độc lập nguy hiểm của chế độ DPP và bây giờ chiến lược của chúng ta nhấn mạnh phát triển hòa bình để thúc đẩy tái thống nhất đã có những bước tiến bộ. Tuy nhiên chủ nghĩa bè phái ở Tân Cương và Tây Tạng vẫn còn những vấn đề khẩn cấp mặc dầu tình hình trong năm qua đã yên tĩnh hơn. Kiềm chế và đảo chiều những khuynh hướng bè phái này sẽ tiếp tục thấm nhuần chiến lược ngoại giao của chúng ta ngay cả khi các đồng nghiệp của chúng ta ở Cục Mặt trận Thống nhất và Nha các Vấn đề Đài Loan làm việc để bảo đảm 'một nước Trung Hoa' và ngăn ngừa sự đảo ngược các khuynh hướng thuận lợi trong năm thập kỷ qua.

 

Chiến lược chính sách ngoại giao xuất phát từ các nguyên tắc phát triển hòa bình và một xã hội hài hòa. Chúng ta sẽ tận dụng các thiết chế và diễn đàn quốc tế như Hội đồng Bảo an LHQ, ASEAN+3, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và Cuộc Đàm phán Sáu Bên để kiềm chế chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ và các cường quốc khác và bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và duy trì một xã hội quốc tế hài hòa và một thế giới đa cực. Đồng thời chúng ta sẽ khẳng định những quyền lợi cốt lõi của Trung Hoa ở Biển Nam Trung Hoa và các vùng liền kề phù hợp với sức mạnh tương đối đang tăng lên của chúng ta.

 

Mối quan hệ gay cấn nhất: Hoa Kỳ

 

Như chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố trong cuộc họp mặt các đại sứ của chúng ta năm ngoái, xử lý thận trọng mối quan hệ Hoa- Mỹ vẫn là trụ cột trung tâm cho thắng lợi của chiến lược chính sách ngoại giao. Về lâu dài, chúng ta sẽ tiếp tục tìm một "quan hệ đối tác chiến lược" với Washington, mặc dầu chúng ta thừa biết chính quyền Obama không sẵn lòng sử dụng danh hiệu đó hơn Bush. Chúng ta sẽ phản đối những lời kêu gọi từ các chuyên gia bên ngoài để tạo ra một G-2 giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, vì điều đó sẽ bẫy chúng ta vào những trách nhiệm quốc tế có thể sẽ can thiệp vào quá trình phát triển hòa bình và vào sự thiết lập một xã hội hài hòa quốc tế. Tuy nhiên chúng ta sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng một chế độ quản lý chung song phương với Washington dựa trên sự tôn trọng những lợi ích cốt lõi của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ và thừa nhận rằng Trung Hoa đang trở thành trung tâm quyền lực quan trọng nhất ở châu Á.

 

Chúng ta cũng phải thận trọng đánh giá chính quyền Obama. Mọi ứng cử viên Tổng thống Mỹ từ phe đối lập từ thời Nixon đều đã sử dụng "con bài Trung Hoa" – hứa hẹn một đường lối ngoại giao cứng rắn hơn về nhân quyền hay Đài Loan nếu được bầu. Các ứng cử viên Mc Cain và Obama đã không viện đến chiến lược mối đe dọa Trung Hoa này, và hóa ra sau khi trở thành Tổng thống, Obama đã có thể tin cậy vào mối quan hệ ổn định do Bush để lại. Tín hiệu ban đầu từ Washington gợi cho ta thấy rằng Obama có thể cam kết tự kiềm chế do nhận thức được gánh nặng khổng lồ ở Iraq và Afghanistan và khuynh hướng đi xuống trong  kinh tế Mỹ. Obama dường như cũng quá bận tâm đến những mâu thuẫn trong nước như hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ. Lời hứa của ông về tái bảo đảm về chiến lược và việc ông hoãn cuộc gặp mặt với Dalai Lama và bán vũ khí cho Đài Loan dường như tỏ rằng ông đã hiểu tương quan quyền lực mới của Hoa Kỳ và Trung Hoa từ cuộc khủng hoảng tài chính. Bản tuyên bố chung tháng Mười Một 2009 với thỏa thuận tôn trọng "những lợi ích cốt lõi" của nhau là một thành tích to lớn khi chúng ta tìm cách luật lệ hóa những kiềm chế đối với Hoa Kỳ còn để lại từ Thông cáo thứ ba.

 

Tuy nhiên cũng có thể chúng ta đã hiểu nhầm chính quyền Obama. Dấu chỉ thứ nhất về một đường lối cứng rắn hơn là bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates tại cuộc đối thoại hằng năm Shangri-la ở Singapore hồi tháng Sáu, nó mở lại cái gọi là lý thuyết "Mối đe dọa Trung Hoa". Cuộc Đối thoại Chiến lược & Kinh tế Hoa-Mỹ  là một thành công, nhưng lập trường của chính quyền còn cứng rắn hơn trước. Điều phiền toái nhất là sự tham gia của Bộ trưởng ngoại giao Clinton vào Diễn đàn Khu vực ASEAN nơi bà ta không mời mà đến nhân danh Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để chống quyền lợi cốt lõi của Trung Hoa ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng ta sẽ có khả năng trung lập hóa Philippines trong cuộc tranh chấp này bằng cách sử dụng các kênh và các quỹ thường lệ của chúng ta, nhưng Việt Nam, Malaysia và thậm chí cả Indonesia có vẻ đang hoan nghênh sự can thiệp không có cơ sở của Clinton và cái logic Chiến tranh Lạnh của bà ta về tự do hàng hải. Quan điểm mặt trận thống nhất để ổn định các mối quan hệ với Washington cũng đang biến đổi. Trong quá khứ, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ hiểu rõ lập trường của Trung Hoa và chống chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ các phần tử bè phái hoặc các chính sách cô lập ở Mỹ. Tuy nhiên gần đây, nhiều bộ phận của cộng đồng doanh nghiệp đã hùa vào lý thuyết mối đe dọa Trung Hoa, phàn nàn rằng các chính sách phát triển kinh tế hợp pháp như sự cách tân bản địa là một hình thức của chủ nghĩa bảo hộ.

 

Nói chung, chúng ta phải phán xét sức mạnh Mỹ một cách thận trọng. Trong quá khứ chúng ta đã có lúc đã đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ - chẳng hạn sau chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Nhưng cũng có thời gian chúng ta đã đánh giá quá thấp sức mạnh Mỹ. chúng ta đã ngạc nhiên rằng chỉ một vài năm sau khi Mỹ rút ra khỏi Somalia chính quyền Clinton đã động viên một lực lượng do NATO dẫn đầu tấn công Serbia dưới danh nghĩa quyền tự quyết và quyền con người cho Kosovo. Đó là một tiền lệ đáng lo ngại. Bài học cho chúng ta là Mỹ đã là một sức mạnh dẻo dai về mặt lịch sử. Những cái yếu của Mỹ xuất phát từ tình hình tài chính hiện nay và các cuộc chiến tranh IraqAfghanistan rõ ràng sẽ mau chóng dẫn đến đa cực. Chúng ta có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình đó, nhưng không phải mạo hiểm đối đầu với Mỹ. Chúng ta cũng không nên trông đợi quá nhiều vào bên trong rằng bây giờ chúng ta có thể bẻ cong Hoa Kỳ theo ý chí của chúng ta. Việc chúng ta mua quốc trái của Ngân khố Hoa Kỳ đã tạo ra một chiếc bẫy bấp bênh hơn nhiều đối với chúng ta hơn là đối với Bộ Tài chính ở Washington. Chúng ta đã cho phép một số điều chỉnh giá trị đồng nhân dân tệ, nhưng chúng ta chưa sẵn sàng chuyển động đến một hệ thống tỉ giá hối đoái dựa trên thị trường hay tăng nhu cầu tiêu thụ trong nước để bù lại tỉ lệ tiết kiệm cao hơn Mỹ. Giả định vạch ranh giới hiện thực của chúng ta phải là Hoa Kỳ vẫn là trung tâm mạnh nhất trong một thế giới đa cực trong ít nhất một thập niên nữa và Trung Hoa vẫn còn phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Do đó chúng ta phải tiếp tục trung thành với nguyên tắc chỉ đạo chiến lược của Đặng Tiểu Bình là "che dấu những khả năng của chúng ta và chờ thời cơ của chúng ta" trong khi vẫn đi tìm những cơ hội để "hoàn thành được một điều gì đó".

 

(còn tiếp)

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2268
Ngày đăng: 28.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bắc Kinh qua cặp kính màu hồng: Tại sao dân chủ không thể thuần hóa được Trung Hoa. - Hiếu Tân
Nhà nước đỏ - Hiếu Tân
SPIEGEL phỏng vấn Bộ trưởng Kinh tế Rösler: Tôi đã từng mơ tôi là một hoàng tử Việt Nam - Hiếu Tân
Bắc Kinh nổi giận vì Obama tiếp Đức Dalaï-Lama. - Hiếu Tân
Nổi dậy ở Belarus: Thế hệ Internet chấp nhận thách đấu của nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 7 - Phạm Nguyên Trường
Nỗi cô đơn của một siêu cường: tại sao Trung Hoa cần Hoa Kỳ. - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 6 - Phạm Nguyên Trường
Tự do báo chí ở Hungary: Thủ tướng phát động một cuộc tấn công mới chống lại các nhà báo - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 5 - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)