Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.278
123.158.750
 
Bản Quyền Lục Bát 2-Trong-1, Tại Sao Không?
Bùi Hoằng Vị

Hôm nay các nhà thơ Việt Nam có thể không còn hào hứng nữa với lục bát khi cầm bút, vì nhiều lẽ khác nhau. Tôi có người bạn (bút danh Pierre Bùi) hiểu rõ điều ấy nhưng vẫn làm, đơn giản vì người này  không là thi sĩ, mà chỉ là một người “làm văn thể”. Loại lục bát hắn quan tâm không phải loại mọi người từng biết: Trước hắn không ai làm nó: Lục Bát 2-Trong-1, một loại Lục Bát Thuận Nghịch Độc, cho phép đọc hai chiều xuôi, ngược. Thí dụ cặp câu sau:

 

ơi trời chán quá đi thôi

bông lông ngày tháng của tui mô còn 

 

cũng có thể đọc là:  

 

thôi đi quá chán trời ơi

còn mô tui của tháng ngày lông bông

 

Ý tưởng về thơ thuận nghịch độc không phải điều mới mẻ. Bất kỳ ai đã qua những giờ học Văn Thể (Cổ Văn) lớp 8 (miền Nam trước 75) cũng biết những bài Đường luật thất ngôn bát cú thuận nghịch độc của một vài thi nhân xưa. Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy một bài hay của Phạm Thái trong tiểu thuyết Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Khái Hưng. Tạp chí Văn (SG trước 75), số tưởng niệm Hàn Mặc Tử, cũng có một bài do nhà thơ này làm. 

 

Người bạn tôi thoạt cũng làm vài bài thất ngôn bát cú thuận nghịch độc như vậy (http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=16381&LOAIID=15&LOAIREF=5&TGID=2412), nhưng không gửi báo, vì thấy nó đã cổ lỗ; chỉ về sau, hắn mới nảy ý định đem trò này thí nghiệm lên lục bát. Hắn sẽ không gọi nó là thơ, bởi đã hẳn không thể xem ấy là nghệ thuật; chẳng qua chỉ là kỹ thuật, hay xảo thuật - một trò chơi, không hơn; tuy vậy, hắn muốn “đăng ký bản quyền” trò chơi này. Để hiểu rõ hơn điều hắn làm, mời bạn theo dõi cuộc “phỏng vấn” sau: 

 

Người phỏng vấn (PV): Anh đã đặt ra luật “Lục Bát Thuận Nghịch Độc 2-Trong-1”; đề nghị cho biết khởi đầu của ý tưởng này.

 

Pierre Bùi (PB): Ý tưởng về thơ thuận nghịch độc đã có ở những người làm thơ Đường từ rất lâu. Trước đây tôi cũng đã … bắt chước thực hành nó với thất ngôn bát cú (sau khi tình cờ đọc được một bài của Hàn Mặc Tử, trong tạp chí VĂN trước 1975, số tưởng niệm nhà thơ này), nhưng chỉ đến 1988 mới nảy ý định áp dụng trò chơi vào lục bát.  

 

PV: Sao gọi là “Thuận Nghịch Độc 2-Trong-1”?

 

PB: Vì một bài như thế cho phép đọc 2 chiều xuôi, ngược. Thí dụ bài này:

 

      CANH TÀN 

 

đòi cơn ỉa mót thâu đêm

trăng hồn rọi bóng trời bên thụp ngồi

sông ngoài toả ngất mù khai 

hoa như vàng xổ kứt đời nên thơ

ra rồi bảnh mắt banh mơ

về ngõ xa chừ thấy đếch mông mênh

nghe ai đứng sục tàn canh

mùa theo đi kặk lõ cành buồn trơ

 

đọc từ phải sang trái, sẽ là:

 

      TÀN CANH

 

đêm thâu mót ỉa cơn đòi

ngồi thụp bên trời bóng rọi hồn trăng

khai mù ngất toả ngoài sông

thơ nên đời kứt xổ vàng như hoa

mơ banh mắt bảnh rồi ra

mênh mông đếch thấy chừ xa ngõ về

canh tàn sục đứng ai nghe

trơ buồn cành lõ kặk đi theo mùa

 

PV: Còn có loại nào khác không?

 

PB: Tôi e là còn. Loại thứ nhì - cho phép đọc ngược bài thơ, cũng từ phải sang, nhưng không bắt đầu từ trên xuống như loại vừa rồi, mà từ dưới lên.

 

PV: Thí dụ?

 

PB: Bài này:

 

      BIẾT RĂNG

 

mau cho mệ chịu chưa nì

tau thôi thà đặng nớ ni khoan ừ

mà ri miết cũng rằng nư

là có mi chừ biết đách mô ai 

chi ra rứa riết răng coi

 

cũng có thể đọc là           

 

      RĂNG BIẾT

 

coi răng riết rứa ra chi

ai mô đách biết chừ mi có là

nư rằng cũng miết ri mà

ừ khoan ni nớ đặng thà thôi tau

nì chưa chịu mệ cho mau

 

PV: Vậy có thể có loại “3-Trong-1”, nghĩa là đọc 3 cách: Một - đọc xuôi, hai - ngược từ phải sang trái, và ba - cũng từ phải sang, nhưng bắt đầu từ dưới lên, hay không?

 

PB: Tôi e là không.

 

PV: Tại sao?

 

PB: Vì không tránh khỏi phạm luật. Anh làm thử sẽ thấy.

 

PV: Cũng vui đấy, nhưng … tôi thấy trò này khó có thể gọi là thơ, phải không? Nghe giống như … “xiếc thơ” thì đúng hơn?

 

PB: Xiếc thơ? Vâng, cũng có thể, song không phải là không có ý nghĩa: Có lẽ chỉ tiếng Việt, với tật lỏng lẻo cố hữu ở các mối nối từ cũng như câu, mới cung cấp một trò hi hữu, mà phần lớn chúng ta đã bỏ qua, chẳng màng tận dụng. Dù sao thì dù, tôi vẫn thích “đăng ký tác quyền” cái trò này.

 

PV: Để làm gì? Có đáng không?

 

PB: Tôi e là đáng. Hãy hỏi trò Rubic, cả triệu người chơi, thậm chí điêu luyện, song chỉ một người duy nhất được xem là tác giả - ông kỹ sư đã thiết kế ra cái khối vuông ấy. Với các trò khác, cũng vậy thôi.

 

PV: Nhưng trò của anh thì có ý nghĩa gì?

 

PB: Tôi e là có. Người Việt Nam làm lục bát đã bao thế kỷ, có truyền thống, có biến thể, có cách điệu, có thể nghiệm, cũng lại đã có đủ các thương hiệu: lục bát ca dao, lục bát Nguyễn Du, lục bát Nguyễn Đình Chiểu, lục bát Tản Đà, lục bát Huy Cận, lục bát Nguyễn Bính, lục bát Bùi Giáng, lục bát Phạm Thiên Thư, thậm chí cả lục bát Bút Tre, … Nay tôi muốn “trói” nó lại, đặt vào một “góc chết”, như thế này, để từ nay có ai yêu lục bát, sẽ phải lao động nhiều hơn, không hồn nhiên như trước nữa.

 

PV: Chà, có nên tham vọng quá không?

 

PB: Tôi e là nên.  

 

PV: Nhưng mà, ai sẽ quan tâm đến trò này của anh?

 

PB: Tôi sẽ ra giải thưởng. Ai làm xong một bài, cứ công bố; đọc được, tôi sẽ khao … một chầu nhậu.

 

PV: Đấy có phải một lời hứa không?

 

PB: Tôi e là phải.

 

 

 

BÙI HOẰNG VỊ

SG, 12/2006

____________________

PHỤ LỤC

 

LỤC BÁT 2-TRONG-1 THUẬN NGHỊCH ĐỘC

CANH TÀN    
(1988)    TÀN CANH

dài cơn gió trở sang đêm                                        đêm sang trở gió cơn dài
trăng hồn rọi mái trời bên lạnh ngồi        ngồi lạnh bên trời mái rọi hồn trăng
song ngoài tạnh ngất mù khơi                         khơi mù ngất tạnh ngoài song
hoa như vàng rụng nửa đời thờ ơ              ơ thờ đời nửa rụng vàng như hoa
qua rồi tỉnh giấc tan mơ                                            mơ tan giấc tỉnh rồi qua
về nẻo xa mờ dội tiếng mông mênh       mênh mông tiếng dội mờ xa nẻo về
nghe thầm khắc điểm tàn canh                     canh tàn điểm khắc thầm nghe
mùa theo đi lá trụi cành buồn trơ                trơ buồn cành trụi lá đi theo mùa



      EM ĐI    (2006)      ĐI EM

đầy năm tháng phủ rêu rồi                                vàng thu bước ngẩn ngơ tìm
mây ngàn chìm khuất với tôi theo về       sương mù lá cỏ thì thầm gót quen
quên đường đá sỏi em đi                                       đi em sỏi đá đường quên
quen gót thầm thì cỏ lá mù sương        về theo tôi với khuất chìm ngàn mây
tìm ngơ ngẩn bước thu vàng                                rồi rêu phủ tháng năm đầy

 

 

      HẾT BIẾT     (1988)     BIẾT HẾT

 
đù cha đéo mẹ mày ra                                              ra mày mẹ đéo cha đù
con nhà mồ bắt quỷ tha ma vồ                     vồ ma tha quỷ bắt mồ nhà con
sông trôi chợ lạc về mô                                           mô về lạc chợ trôi sông
chơi thời đùng cái rũ tù răng chơi            chơi răng tù rũ cái đùng thời chơi



      CANH TÀN      (2006)      TÀN CANH

đòi cơn ỉa mót thâu đêm                                           đêm thâu mót ỉa cơn đòi
trăng hồn rọi bóng trời bên thụp ngồi    ngồi thụp bên trời bóng rọi hồn trăng
sông ngoài toả ngất mù khai                              khai mù ngất toả ngoài sông
hoa như vàng xổ kứt đời nên thơ               thơ nên đời kứt xổ vàng như hoa
ra rồi bảnh mắt banh mơ                                         mơ banh mắt bảnh rồi ra
về ngõ xa chừ thấy đếch mông mênh  mênh mông đếch thấy chừ xa ngõ về
nghe ai đứng sục tàn canh                                   canh tàn sục đứng ai nghe
mùa theo đi kặk lõ cành buồn trơ               trơ buồn cành lõ kặk đi theo mùa



      BIẾT RĂNG      (2006)      RĂNG BIẾT

mau cho mệ chịu chưa nì                             coi răng riết rứa ra chi
tau thôi thà đặng nớ ni khoan ừ          ai mô đách biết chừ mi có là
mà ri miết cũng rằng nư                            nư rằng cũng miết ri mà
là có mi chừ biết đách mô ai          ừ khoan ni nớ đặng thà thôi tau
chi ra rứa riết răng coi                             nì chưa chịu mệ cho mau

 

______________________

Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=8871&rb=0402

               http://buihoangvi.free.fr/baiviet/DangKy.html

               http://bhvsg.blogspot.com/2009/06/ang-ky-ban-quyen-cho-luc-bat-2-trong-1.html

               http://bhvsg.multiply.com/journal/item/123

 

Bùi Hoằng Vị
Số lần đọc: 1965
Ngày đăng: 01.08.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bát Cú 6-Trong-1, Tại Sao Không? - Bùi Hoằng Vị
Thông báo: Về lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh - Nhiều Tác Giả
Tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng đã từ trần vào lúc 11 giờ 00, ngày 22 tháng 7 năm 2011 - Nhiều Tác Giả
Thân mẫu thi sĩ Lê Vĩnh Tài qua đời. - Lý Đợi
Chia buồn Nhà thơ Văn Hữu Tứ vừa đột ngột qua đời tại Huế - Nhiều Tác Giả
Tập tuyển thơ 672 trang của Nhà thơ Tường Linh sắp ấn hành, mong bạn hãy ủng hộ hoặc đặt mua trước tuyển thơ này. - Nhiều Tác Giả
Tin buồn: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đào Thái Tôn đã từ trần - Nhiều Tác Giả
Suy tưởng, Giấc mơ, Viết… - Khánh Phương
Nhà văn Trần Hoài Dương từ trần gần hai ngày sau mới được phát hiện! - Nhiều Tác Giả
Mời góp sức in sách cho cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng - Nhiều Tác Giả