III. Cải lương miền Trung
1. Sự ra đời cải lương miền trung.
Miền Trung là cửa ngõ thông thương nối ba miền văn hoá, nghệ thụât, Bắc – Trung – Nam, là cửa ngõ giao lưu với các nước láng giềng, Lào, Cam Bốt Đia, từ đó nối đến khu vực Đông Nam á. Nhưng Miền Trung lại không bộc lộ sự giao lưu ấy, đến Miền Trung chỉ gặp những điệu dân ca, những truyền thống sân khấu riêng, những dòng ca nhạc không lai tạp, giao lưu với bất kể nơi nào. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc chỉ tìm thấy sự ảnh hưởng những điệu dân ca Miền Trung tới các miền, không thấy chiều ngược lại, những năm đầu thế kỷ XX, mới thấy sự giao thoa các vùng ca nhạc, dân ca và sân khấu.
Miền Trung, có nhiều trung tâm văn hoá, du lịch thiên nhiên, văn hoá bản địa đặc sắc, tĩnh lặng như nếp sống người Miền Trung, dù ở đây thiên nhiên khắc nghiệt bão tố gầm gào nhưng con người bình lặng kiến tạo những truyền thống văn hoá nghệ thuật riêng. Miền Trung có nhiều truyền thống ca nhạc, nhiều làn điệu dân ca: Lý lu là, Lý chiều chiều, Lý kéo chài, Lý chuồn chuồn,… vào cải lương rất hay. Miền Trung có truyền thống sân khấu nằm ở các trung tâm văn hoá, sân khấu: dân ca Huế, hát múa cung đình, nhiều hình thức diễn xướng dân gian Huế, tuồng Huế… Đà Nẵng có những hình thức diễn xướng dân gian, dân ca, tuồng Đà Nẵng… tuồng Bình Định, Quy Nhơn, Nha Trang… Nhiều hình thức diễn xướng dân ca gắn nghề đi biển với các trò diễn sân khấu, dân ca Chăm, sân khấu Chăm. Văn hoá, nghệ thuật, ca nhạc, múa, sân khấu Miền Trung là một dòng văn hoá, âm nhạc bản địa đặc sắc, phong phú, độc đáo, nhưng không cởi mở giao thoa, hoà nhập. Nền văn hoá, nghệ thuật Miền Trung nói lên những nền văn hoá quá khứ khu biệt, sản sinh ra những truyền thống nghệ thuật riêng, bảo toàn phong cách nghệ thuật, Vì những đặc điểm ấy, các nhà nghiên cứu sân khấu, âm nhạc Miền Trung như Hoàng Châu Ký, Ngọc Liễn, Võ Bài, Nguyễn Có, Minh Quang, Thế Khoa, Hoàng Chương, Trần Hồng, Hải Liên , Trương Đình Quang… trong những bài khảo luận công trình nghiên cứu không nhắc tới sân khấu cải lương Miền Trung, hoặc có nhắc tới nghệ thuật ca nhạc cải lương nói chung ảnh hưởng bài chòi không nói tới sự ra đời nghệ thuật cải lương. Miền Trung coi như không có sân khấu cải lương. Thực tiễn Miền Trung có sân khấu cải lương, cải lương hấp dẫn công chúng đến mức, những bài Chòi của sân khấu bài Chòi, ca pha làn điệu cải lương. Có nghệ sĩ ca bài Chòi gắn với điệu Vọng cổ, hoặc sáng tác một số điệu mới gắn với làn điệu cải lương, nhưng nghệ thuật cải lương không nhắc tới sự có mặt một hình thức sân khấu của Miền Trung. Sân khấu cải lương Miền Trung ra đời trong hoàn cảnh từ ngoài ghép vào, nhưng không sôi nổi cắm rễ sâu như cải lương Bắc. Khi nào thuận lợi về kinh tế xã hội cải lương phát triển, gặp khó khăn tan biến ngay. Cải lương Miền Trung không có gốc tồn tại lâu dài, sự ra đời sân khấu cải lương không có gốc chỉ là sự lai ghép nên không bền vững. Cải lương Miền Trung ra đời từ những ban hát cải lương Nam ra Miền Trung diễn kiếm sống, có ban đi qua ra miền Bắc, hoặc trở về Nam. Một số ban ra diễn bị gẫy gánh, có ban tập hợp một số người địa phương liên kết thành ban hát cải lương. Sân khấu cải lương Miền Trung không có những ban hát tài tử cải lương. Sự khác biệt ấy, cải lương Miền Trung không phát triển, tồn tại trong đời sống công chúng. Gần như Miền Trung không có công chúng yêu thích cải lương, dù có nhưng chưa đủ sức nuôi dưỡng tồn tại cải lương Miền Trung từ xưa đến nay. Nhiều ban hát cải lương Nam, hợp tác với những người yêu cải lương tạo dựng những ban hát có người Miền Trung, Miền Nam nhưng cuối cùng tan rã. Sân khấu cải lương không có chỗ đứng trong công chúng yêu nghệ thuật Miền Trung.
Sân khấu cải lương Miền Trung tồn tại trong những điều kiện khó khăn ấy, nên chỉ là sự lai ghép, ít có phong cách riêng cải lương Miền Trung. Cải lương Miền Trung ra đời từ những ban hát cải lương Nam Bộ, diễn viên Nam Bộ, tác giả Nam Bộ, vì thế cải lương Miền Trung ít tồn tại lâu dài, không có nhiều đoàn cạnh tranh. Cải lương Miền Trung không phát triển mhư cải lương Bắc tạo phong trào công chúng yêu thích cải lương, nhiều ban hát tranh đua ra đời.
Cải lương Miền Trung có những ban hát từ Nam ra diễn, coi là sự xuất hiện cải lương, mở đầu Nghĩa Hiệp ban ra diễn ở Quy Nhơn, Đà Nẵng, sau đó ra Hà Nội. Tân Lập ban ra diễn Miền Trung qua sáu tỉnh, tiếp tục ra Hà Nội… Liên tục từ năm 1930, các ban hát cải lương lớn nhỏ ra Miền Trung, một số ban ở lại lập nghiệp cải lương tại các tỉnh: Đà Nẵng, Phú Yên, Quy Nhơn, Nha Trang… Ban Huỳnh Kỳ, Phước Cương, Trần Đắc, Phụng hảo, Nhạn trắng, Tân thinh… đã để lại nhiều đào kép tạo dung cải lương Miền Trung
Tại Phú Yên năm 1923, Đoàn Cải lương Tân lập có các nghệ sĩ diễn viên Nam Bộ và người địa phương: Tư Cao, Sáu Sang, Năm Siêu, Năm Thạch… diễn các vở: Lục Vân Tiên, Dưới mái tây hiên, Bèo nước duyên mây… Năm 1924 có thêm các đoàn: Phước hội, Phước lập…
Sân khấu cải lương Miền Trung ra đời năm 1921, do các ban hát Nam Bộ trên đường ra Bắc, dừng lại xây dựng đoàn bổ sung các diễn viên Miền Trung, một số đoàn ở lại xây dựng nghệ thuật cải lương, một số đoàn ra Bắc hoặc về Nam. Vì những điều kiện ấy, Năm 1940 – 1945, có các đoàn Nhạn trắng, Phụng hảo, Minh Phương. Năm 1921, ở Nha Trang có Phước hội ban. Diễn viên: Mai Lộc, Tư Cao, Ngọc Đáng, Ba Lợi, Tám Dậu, Tư Bơ… diễn cải lương đương đại. Các vở: Ai giết người, Người điên biết yêu, Toà án lương tâm… Ngoài ra còn một số vở cải lương tuồng cổ: Lục Vân Tiên, Phạm Công Cúc Hoa, Chiêu quân… Đây là đoàn cải lương gần như chính hiệu miền Trung vì có bầu chủ người Nha Trang, có một số diễn viên Nam Bộ, còn số đông người địa phương. Nghệ thuật diễn của Phước hội, gần với ca ra bộ, nhiều người còn đứng ca ít hành động, các nhân vật đi lại tự nhiên đời thường. Phong cách diễn cải lương đương đại gần với kịch nói, có xen những câu chọc cười như nghệ thuật ca ra bộ. Tại Nha Trang có hai đoàn, Đà Nẵng một đoàn Đồng ấu Hoà bình. Diễn viên Văn Tiếp, Ba Dưỡng, Tư Tráng, Hai Lịch, Thu Thủy… diễn các vở: Bảy chú lùn, Sơn hà xã tắc…
Tại Miền Trung năm 1921 – 1945, có tám đoàn cải lương,phần lớn từ Nam ra diễn, sau đó ở lại lập đoàn mới. Một số tỉnh Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, có đoàn do người địa phương bầu chủ, nhưng diễn viên thường có các nghệ sĩ Nam Bộ. Cải lương Miền Trung ra đời sớm, nhưng không phát triển mạnh, không có ban lớn tồn tại lâu dài.
2. Nghệ thuật diễn.
Nghệ thuật diễn cải lương từ Nam Bộ đến Bắc – Trung, những năm đầu phát triển thường diễn theo nghệ thuật ca ra bộ,hoặc theo điệu bộ tuồng nhẹ hoá gần với hành vi đời thường. Diễn theo nghệ thuật ca ra bộ, là hình thức diễn ca nhạc thính phòng, người diễn viên đứng ca, đi lại, chỉ tay nhẹ nhàng, ít hành động mạnh mẽ, cường điệu. Những hình thức diễn bộ là minh hoạ lời ca, hình thức này còn theo suốt chiều dài lịch sử cải lương, sau giải phóng, nhiều diễn viên Nam Bộ còn diễn theo nghệ thuật ca ra bộ. Đôi lúc xem bị phản cảm, vì tự nhiên một diễn viên bước lên đứng ca bài Cây sầu riêng trổ bông, như một đơn ca nhạc cổ điển thính phòng rất ít động tác diễn. Hình thức diễn bộ xưa nhiều ban hát Tân lập, Phước hội, Sáu Súng ra Hà Nội diễn đã bị vắng khách phải vội vã về Nam, nhưng nhiều diễn viên cứ giữ lối diễn ấy, họ dựa vào lối phục trang đẹp, khoe giọng ca hay. Diễn viên nào không đạt “tiêu chí” ấy sẽ bị mất công chúng.
Những ban hát Miền Trung diễn ít sáng tạo, phần lớn diễn theo các ban hát cải lương Nam Bộ, mặt khác họ diễn theo ca ra bộ. Sau những năm 20 của thế kỷ trước, hình thức diễn ca ra bộ bị coi là cổ hủ, thiếu hấp dẫn. Những nghệ sĩ bảo lưu hình thức diễn này họ là hạng sao, siêu sao mới đủ sức chinh phục khánh giả, chưa kể có những cô đào nghiêng nước, nghiêng thành chỉ cần bước ra sân khấu cả đám đông hỗn loạn. Những đào kép ấy, chỉ cần có tên của họ, ban hát đã hốt bạc, nên họ diễn gì, ca gì chẳng ăn khách. Những ban hát nhỏ, diễn viên bậc trung không thể diễn theo nghệ thuật ca ra bộ, nhiều ban hát phải quảng cáo diễn cải lương đánh “đồ thiệt” , diễn cải lương Triều Quảng… tìm đến sụ khác lạ hấp dẫn công chúng. Một số đoàn cải lương Miền Trung, Tân lập, Phước lập… đã tìm đến cái riêng trong ca nhạc đưa vào những điệu hò lý Miền Trung làm phong phú ca nhạc cải lương tạo phong cách riêng. Từ đó nghệ thuật diễn trở về diễn xướng dân ca Miền Trung, nhưng hình thức này chưa dược công chúng cải lương đón nhận. Các ban hát cải lương không tồn tại lâu, không có nhiều diễn viên ngôi sao Miền Trung.
Nghệ thuật diễn cải lương Miền Trung, diễn theo nghệ thuật ca ra bộ và những hình thức diễn xướng dân gian cải lương hoá, một hướng ứng dụng sáng tạo nghệ thuật diễn có tính bản địa mới lạ. Những hình thức ca diễn mới chưa đủ sức chinh phục công chúng, chưa tạo dựng phong cách lớn ở từng ban hát để kéo dài sự sáng tạo nghệ thuật trong công chúng. Nếu phong cách Miền Trung được nuôi dưỡng lâu dài chắc chắn sẽ thành công, bởi nghệ thuật là sự khác lạ, luôn tìm đến sự khác lạ nhưng phải giữ dược truyền thống, đó là bản chất cải lương.
3. Âm nhạc, mỹ thuật.
a. Âm nhạc
Âm nhạc cải lương, âm nhạc phụ thuộc vào vở diễn từng ban hát, cải lương Miền Trung khá hiền lành tĩnh lặng, phần lớn các ban diễn cải lương xã hội, một hai ban diễn tuồng Tầu. Từ đó âm nhạc ít phát triển, nhưng có những thành công đáng bảo lưu.
Âm nhạc cải lương Miền Trung có đặc điểm riêng, bảo lưu vốn bài bản cải lương, một số nghệ sĩ đưa dân ca vào cải lương tạo phong cách riêng. Những sáng tạo ấy, nuôi dưỡng dân ca vào cải lương là hợp với sự phát triển ca nhạc cải lương. Sau này nhiều điệu lý Miền Trung vào cải lương thành công, đây là bước đầu thử nghiệm đúng hướng, làm phong phú ca nhạc cải lương. Những ban nhạc cải lương Miền Trung ở các ban hát còn ít nhạc công tài năng để sáng tác những bái ca mới vào cải lương, nên ít phát triển. Ca nhạc ở các ban hát có ba hướng:
- Bảo lưu bài cổ
- Phát triển dân ca
- Ca tân nhạc vào cải lương.
Ca nhạc cải lương Miền Trung phát triển theo các ban hát, cải lương tuồng cổ, cải lương tuồng Việt, hoà tấu bài bản cổ. Các ban diễn cải lương hoà tấu bài bản cổ pha Quảng, hát đân ca, hoặc ca tân nhạc với bài bản cổ. Ca nhạc cải lương Miền Trung góp thêm mấu sắc mới vào cải lương, dù chưa thành công cao, nhưng có ý nghĩa tiếp nhận sáng tạo ca nhạc cải lương.
B. Mỹ thuật.
Những ban hát cải lương Miền Trung chưa có hoạ sĩ chuyên trang trí sân khấu cải lương, theo nghệ sĩ Tấn Tài kể lại, thời còn nhỏ nghe các nghệ sĩ kể lại có gì diễn ấy. Cảnh trí lấy những vở cũ phù hợp treo lên diễn, một số ban thuê hoạ sĩ vẽ phong cảnh…
Mỹ thuật các ban hát vẽ theo tả thực, cải lương tuồng cổ vẽ như trang trí tuồng bộ, cải lương đương đại vẽ tranh thuỷ mặc tả thực. Mỹ thuật phục trang mỗi ban hát ít có phong cách riêng vì hướng diễn cải lương không ổn định, luôn thay đổi, mỹ thuật cốt làm đẹp vở diễn. Mỹ thuật tả thực ban Phước hội, Tân lập… đôi vở đưa đồ thật như vở Bảy người hiền… Hình thức vẽ tranh tả thực chi tiết, kết hợp bằng đồ thật trên sân khấu. Tạo cảm giác thật, không phải ảo giác. Trang phục các diễn viên mặc theo các nhân vật cải lương tuồng cổ, những vở đương đại có gì mặc ấy theo mốt thời trang, theo quan niệm làm đẹp nhân vật và sân khấu. Mỹ thuật cải lương Miền Trung phần lớn theo các ban hát cải lương Nam Bộ, có các hướng:
- Tả thực - đồ thật
- Ước lệ - tả thực.
Mỹ thuật nhiều ban hát chưa có phong cách riêng, chưa lộng lẫy hoành tráng, còn đan xen giữa tả thật và đồ thật, nên sân khấu chưa hấp dẫn qua mầu sắc mỹ thuật.
IV. ý nghĩa phát triển cải lương ba miền.
1. Khẳng định vị trí nghệ thuật cải lương.
Sự phát triển cải lương Nam Bộ lan rộng đến mọi miền đất nước, tạo sự ra đời một hình thức sân khấu mang đặc trưng nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Sân khấu cải lương trở thành sản phẩm văn hoá, tinh thần số đông công chúng.
Nghệ thuật cải lương được công chúng cả nước hâm mộ, ra đời cải lương Nam – Bắc – Trung, mỗi vùng miền có đặc trưng chung, đặc tính riêng cải lương dân tộc các vùng miền. Mỗi giai đoạn phát triển cải lương mở rộng đội ngũ diễn viên, tác giả, các khuynh hướng cải lương và công chúng. Sân khấu cải lương phản ánh thẩm mỹ đa chiều, đa phong cách, đáp ứng đa tâm lý khán giả. Những hình thức diễn cải lương tuồng cổ, tuồng Việt, cải lương tuồng Tầu (4), tuồng Tây, cải lương hương sa, Sắc mầu, kiếm hiệp kỳ tình, trinh thám, bí hiểm, cải lương tuồng cổ, tuồng đương đại, cải lương xã hội… là những khuynh hướng phong phú của sân khấu cải lương. Tuy cách gọi khác nhau rất nhiều, nhưng có khuynh hướng chung và khynh hướng riêng. Sân khấu cải lương có hai khuynh hướng lớn: cải lương tuồng cổ, cải lương đương đại. Từ hai khuynh hướng chung đi vào hai khuynh hướng nhỏ, riêng biệt: cải lương tuồng cổ có cải lương tuồng cổ, tuồng Việt, cải lương tuồng Tầu, tuồng Tây cổ điển. Cải lương
…………………………………………………………………………………………
(4*) Chữ “tuồng” nghệ nhân xưa sử dụng là kịch bản hoặc vở diễn sân khấu đương đại có: cải lương xã hội, trinh thám, lãng mạn, hương sa, sắc mầu, tuồng tây đương đại, lãng mạn… Sự phát triển cải lương đa phong cách, khuynh hướng nổi bật cải lương hai miền Nam – Bắc, Sân khấu cải lương từng bước phát triển đề xuất luận điểm nghệ thuật cải lương, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật âm nhạc, trang trí sân khấu, phục trang, hoá trang… Từng bước hoàn chỉnh nghệ thuật sân khấu, sân khấu cải lương ra đời từ tự phát, của những nghệ sĩ tài tử, thành ý thức văn hoá dân tộc. Nghệ thuật cải lương góp phần nâng cao giá trị tinh thần, giải phóng con người, tố cáo xã hội thực dân phong kiến, nêu cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước giác ngộ số đông công chúng hướng về cách mạng. Vị trí quan trọng của sân khấu cải lương trở thành diễn đàn văn hoá xã hội, được công chúng đồng tình trở thành sức mạnh, góp phần đổi mới nền dân chủ xã hội.
Mỗi giai đoạn phát triển cải lương củng cố vững mạnh nghệ thuật cải lương trở thành hình thức sân khấu cả nước, mỗi hình thức cải lương đem đến giá trị thẩm mỹ mới.
2.Giá trị nghệ thuật sân khấu cải lương.
Sự phát triển cải lương đem đến công chúng những giá trị văn hoá tinh thần mới, nâng cao khiếu thẩm mỹ âm nhạc, nhận thức xã hội, cải tạo nếp sống văn hoá, hướng tới xã hội văn minh.
Sân khấu cải lương giai đoạn 1930 – 1945, khởi xướng tư tưởng thời đại, chống áp bức bóc lột, vạch mạnh kẻ thù là xã hội thực dân phong kiến, nhân dân khổ cực, bị áp bức bóc lột, chỉ một con đường duy nhất đi theo cách mạng dành chính quyền mới. Mỗi giai đoạn tồn tại sân khấu cải lương từng bước tác động chung, hướng tới nền dân chủ. Giai đoạn 1918 – 1930, tố cáo xã hội, giải phóng người phụ nữ, vạch mặt kẻ thù, đứng lên dành lại cuộc sống mới. Chỉ có đường cứu nước là cứu mình. Bên cạnh những vở diễn có ý tưởng xã hội, những vở cải lương nghệ thuật phát triển đa phong cách, khuynh hướng, trở thành một hình thức sân khấu công chúng cả nước. Từng bước nâng cao nghệ thuật ca, nghệ thuật diễn. Mỗi miền có phong cách riêng cải lương Nam Bộ, cải lương Bắc Bộ, Trung bộ. Sân khấu cải lương mang đặc tính dân tộc, bản địa.
Tính dân tộc là phong cách chung biểu hiện qua hệ thống bài bản, nghệ thuật ca diễn, vũ đạo cải lương. Tính bản địa là sự sáng tạo đưa vào những bản dân ca, điệu múa các vùng miền, ngôn ngữ hành động diễn từng vùng, từng dân tộc làm cho sân khấu cải lương giầu bản sắc văn hoá, bản địa.Giá trị nghệ thuật qua mỗi giai đoạn phát triển cải lương vững mạnh toàn diện, nghệ thuật biên kịch, nội dung phản ánh hiện thực xã hội, hướng tới nền văn hoá, tư tưởng tiến bộ thời đại. Nghệ thuật ca diễn cao xuất hiện những đào kép ngôi sao cải lương, cuốn hút công chúng để cải lương xuất hiện trên mọi miền đất nước. Nghệ thuật cải lương thành một hiện tượng chính trị xã hội, buộc mọi người phải quan tâm.
3. Những thành quả sân khấu cải lương.
Ngày nay, ở vào cái thời xã hội công nghệ điện tử siêu dẫn, con người trong nền kinh tế tri thức, quan hệ đa chiều, đa hình thái nghệ thuật. Sự phong phú đời sống văn hoá tinh thần đến những năm đầu thế kỷ mới nghệ thuật đã quá đủ, không còn hình thức nào hấp dẫn, khó nhận biết giá trị văn hoá quá khứ.
Nghệ thuật hiện đại ra đời cùng với xã hội công nghiệp đem đến cái đẹp chân – thiện – mỹ. Nghệ thuật hậu hiện đại đã lật nhào mhững quan niệm mỹ học mẫu mực, đem đến thẩm mỹ đa chiều, thiết lạp hệ thẩm mỹ mới: Thô mộc - độc lập – cá thể. Nhiều hình thức nghệ thuật hậu hiện đại biểu hiện phong phú sự mô tả, sắp đặt, hành động… Nghệ thuật cùng sa lộ thông tin choáng ngợp trong mỗi con người, hôm nay nhìn lại quá khứ mới thấy cái thời bị bao vây trong lạc hậu, nghèo đói thì giá trị tinh thần là thiêng liêng cao quý. Sân khấu cải lương ra đời, phát triển là một thành quả văn hoá tinh thần của dân tộc. Sự xuất hiện hàng loạt các hình thức nghệ thuật mới ra đời, chèo cải lương, chèo văn minh, kịch nói,… là những bước tiến lịch sử. Sân khấu cải lương góp thêm sức mạnh, tạo ra động lực phát triển xã hội, cải cách nghệ thuật, cải cách văn hoá văn minh. Những thành quả nghệ thuật cải lương đạt được:
- Tập hợp công chúng cả nước hướng tới một hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật.
- Cải tạo nhận thức lối sống xã hội tân thời, chống phong kiến thực dân, bảo vệ văn hoá dân tộc.
- Tạo ra sản phẩm văn hoá nghệ thuật trên thị trường kinh tế tư bản.
Trong xã hội thuộc địa phong kiến thực dân, sân khấu cải lương tồn tại phát triển là một sản phẩm hàng hoá, tồn tại theo quy luật thị trường. Ban hát nào có công chúng tồn tại, khuynh hướng nào không có công chúng sẽ tan rã, nhưng sân khấu cải lương đã phát triển toàn diện, vững mạnh về nghệ thuật và công chúng là một sản phẩm hàng hoá, đáp ứng cung cầu của nhân dân cả nước trong nền kinh tế thuộc địa.
Chương IV
Sân khấu cải lương từ năm 1945 đến năm 1965
I. Hoạt động của cải lương Nam Bộ
Sau năm 1945, đất nước chia thành hai chính quyền, phần lớn thành thị do Pháp kiểm soát, chính phủ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà làm chủ nông thôn và các huyện thị, xây dựng nền dân chủ thực hiện cuộc kháng chiến giải phóng Tổ Quốc. Nhiệm vụ hàng đầu sau khi dành chính quyền về tay nhân dân, Nhà nước xây dựng nền kinh tế chính trị, văn hoá mới, con người mới là sản phẩm bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân. Đó là bước ngoặt lịch sử, sân khấu cải lương phản ánh hiện thực xã hội mới.
Hội nghị Văn hoá lần thứ hai 1948, xác định bản chất nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, khoa học, đại chúng nhằm xây dựng tâm hồn tình cảm con người cách mạng. Nhà nước tập chung hai mục tiêu: diệt giặc dốt, xây dựng nền kinh tế nông nghiệp làm hậu phương kháng chiến. Nhân dân vùng giải phóng thi đua yêu nước, xoá bỏ hủ tục phong kiến lạc hậu, xây dựng nền văn hoá mới đạt hiệu quả, động viên sức người, sức của đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Từ năm 1946, cuộc chiến bùng nổ, tại Hà Nội nhiều văn nghệ sĩ tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Các nghệ sĩ cải lương tham gia tự vệ thành, chiến đấu ở chợ Đồng Xuân, bảo vệ đường phố Hà Nội như Sĩ Cát, Ngọc Dư, Tuấn Sửu… Số nghệ sĩ còn lại ở các đoàn cải lương chạy lên Sơn Tây, vào Thanh Hoá - Liên khu III. Cả nước hình thành hai trận tuyến văn hoá đối trọng, văn hoá nghệ thuật Nhà nước dân chủ nhân dân, văn hoá nô dịch thực dân xâm lược. Miền Nam sau ngày toàn quốc kháng chiến, nhiều ban hát cải lương tan rã, những ban cải lương Phước Cương, Huỳnh Kỳ, Nhạn trắng chạy loạn từ Nam Bộ, Sài Gòn ra Quy Nhơn, Vinh và tan rã ở các địa phương Hà Nội, Miền Trung. Số còn lại bám trụ trong lòng địch, biểu diễn kiếm sống chờ thời, nhiều nghệ sĩ như Ba Du, Tám Danh, Chi Lăng, Năm Nở… đi ra vùng kháng chiến cùng một số đoàn thành lập cải lương kháng chiến Nam Bộ. Sân khấu cải lương đang hưng thịnh phát triển đa phong cách nghệ thuật, bỗng chốc tan tác mỗi người một nơi sống trong gian khổ hy sinh. Những ban hát cải lương vùng tạm chiếm ít người xem, nhiều ban hát tan rã, hoặc thu nhỏ lại đàn ca tài tử… Trước tình thế bất ổn, nghệ thuật cải lương cả nước mất phương hướng hoạt động, các đoàn hát bắt đầu xây dựng lại đường lối nghệ thuật và khuynh hướng cải lương. Cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt trên khắp chiến trường cả nước, tạo thành hai chiến tuyến có phần ổn định, bên kia chính quyền thực dân, bên này là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mỗi bên có hậu cứ riêng là điều kiện xây dựng nếp sống, hưởng thụ văn hoá nghệ thuật. Sân khấu cải lương phát triển trở lại hình thành hai khuynh hướng nghệ thuật. Những đoàn cải lương của Nhà nước dân chủ, xây dựng nền nghệ thuật mới phục vụ nhân dân lao động, đây là bước ngoặt lịch sử sân khấu cải lương. Những đoàn cải lương dưới chế độ Pháp, phần lớn ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ… phát triển cải lương dân tộc, nhiều đoàn giữ được phẩm cách nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ, tác giả tỏ lòng yêu nước, chống đối chế độ thực dân qua vở diễn. Nhưng có những đoàn, những nghệ sĩ do hoàn cảnh đem đến trở thành công cụ phục vụ chế độ xâm lược, diễn những vở cải lương xâm hại văn hoá nghệ thuật dân tộc. Tuy hình thành hai khuynh hướng cải lương, có những đặc điểm nội dung, hình thức khác nhau, tuỳ từng giai đoạn lịch sử, nhiều lúc gặp nhau trong tiếng nói chung cải lương dân tộc, góp phần xây dựng tình cảm con người Việt Nam. Đây là thành tựu cải lương dù dưới thể chế chính trị nào, nghệ thuật dân tộc hướng thiện là phẩm chất của cải lương. Những biểu hiện ấy là trách nhiệm lương tâm người nghệ sĩ, những nghệ sĩ chân chính, dũng cảm hy sinh vì nghệ thuật đã không sợ bạo lực, cường quyền, hướng nghệ thuật tới những điều tốt đẹp đến với chân lý thời đại.
Nghệ thuật cải lương giai đoạn kháng chiến, là thời cơ điều kiện đổi mới nghệ thuật, xây dựng nền văn hoá nghệ thuật, phục vụ nhân dân, người chiến sĩ với hệ giá trị mới trong sáng tác, biểu diễn sân khấu cải lương. Đó là điều kiện lịch sử phát triển cải lương Nam – Bắc – Trung, trên mọi miền đát nước.
1. Sự phát triển cải lương kháng chiến Nam Bộ
1.1. Sân khấu cải lương từ 1945 đến 1955.
Cải lương Nam Bộ, sau cuộc khủng hoảng tan rã năm 1945, bắt đầu xây dựng lại từ đầu trên hai trận tuyến cải lương, cải lương cách mạng kháng chiến, cải lương vùng tạm chiếm. Mỗi vùng có khuynh hướng cải lương riêng, phục vụ đối tượng công chúng và mục đích nghệ thuật khác nhau.Sân khấu cải lương cách mạng, kháng chiến có những tiêu chí đổi mới nghệ thuật cải lương. Nghệ thuật cải lương vùng tạm chiếm tuân theo sự kiểm duyệt của chế độ thực dân, bằng không sẽ giải tán hoặc tù đầy luôn chờ đón nghệ sĩ nào không khuất phục. Nhiều khó khăn thử thách người nghệ sĩ, nhưng mỗi nơi có hướng phát triển cải lương hợp quy luật nghệ thuật để tồn tại.
Những đoàn cải lương vùng kháng chiến lúc đầu chưa tập hợp được các diễn viên để diễn cải lương, mặt khác còn bị cấm ca cải lương sau Hội nghị Văn hoá Việt Nam lần thứ hai, năm 1948 tại căn cứ Việt Bắc. Nhiều diễn viên cải lương ca hát vụng trộm bài Vọng cổ, ước mong sao có ngày ca diễn, đến năm 1950 cải lương được phục hồi vùng kháng chiến Nam Bộ. Phong trào sân khấu Nam Bộ hoạt động mạnh, năm 1950 thành lập chi hội văn nghệ Nam Bộ, những nghệ sĩ của hội đầu tiên: Nguyễn Ngọc Bạch, Phan Vũ, Chi Lăng, Trương Bỉnh Tòng, Quách Vũ... Tại Sài Gòn thành lập Hội Nghệ sĩ ái hữu, tập hợp nhiều nghệ sĩ uy tín: Phùng Há, Năm Phỉ, Trần Hữu Trang, Năm Châu... Hai hội nghệ sĩ đại diện cho hai vùng, Nam Bộ chỉ đạo hoạt động sân khấu, hướng theo cách mạng kháng chiến.
Năm 1951, cải lương Đoàn Cửu Long Giang – Quân khu IX dựng vở Trần Hưng Đạo bình vương của Trần Bạch Đằng. Đoàn có các diễn viên: Thanh Hương, Văn Khởi, Nguyễn Sơn, Ngọc Bạch, Can Trường, Phi Nga... cùng sinh hoạt có nhóm tác giả: Chi Lăng, Trương Bỉnh Tòng, Ngọc Cung, Nguyễn Ngọc Bạch, Phan Vũ, Quách Vũ...
Đoàn Cửu Long Giang, đại diện tiêu biểu cho lực lượng cải lương kháng chiến Nam Bộ, tập hợp lớp nghệ sĩ nổi tiếng, tác giả trẻ tuổi viết vở. Đoàn đã dựng nhiều vở cải lương lịch sử và kháng chiến. Những vở tiêu biểu: Trần Hưng Đạo bình vương - Trần Bạch Đằng, Huyết lệ thù, Chi Lăng, Bạch Mao Nữ... của Trương Bỉnh Tòng.
Quân khu VII, nhóm cải lương diễn vở: Vệ Quốc chiến của Thiếu Linh, diễn viên: Ba Du, Tư Xe, Tám Danh, Thanh Hương, Thanh Loan... Cải lương kháng chiến vùng giải phóng Nam Bộ có hai đoàn với nhiều diễn viên nổi tiếng của Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ đi theo cách mạng như: Ba Du, Tám Danh, Mộng Vân, Ngọc Thạch, Bảy Vân, Thanh Hương, Thanh Loan, Tư Xe, Ba Thừa, Chín Châu, Bích Lâm, Thiếu Linh, Nguyễn Ngọc Bạch, Tường Trâm, Can Trường, Phi Nga... Hai đoàn cải lương kháng chiến có đội ngũ tác giả khá đông và tên tuổi: Trần Bạch Đằng, Chi Lăng, Phạm Ngọc Truyền, Trương Bỉnh Tòng, Phan Vũ, Ngô Y Linh, Nguyễn Phương, Thiếu Linh... Đạo diễn thường do diễn viên lâu năm hoặc tác giả dựng, nhưng có hai đạo diễn chính dựng vở: Vũ Hoàng, Thanh Hương...
Hoạt động cải lương kháng chiến Nam Bộ, sau năm 1950 phát triển mạnh đem đến cái mới về nghệ thuật ca diễn, nhiều vở diễn nói về tinh thần thi đua yêu nước, kháng chiến chống Pháp. So với cải lương ngày Pháp tạm chiếm, đây là sự đổi mới sân khấu cải lương, những vở cải lương đương đại được công chúng hào hứng đón nhận. Hai hội văn nghệ: Hội ái hữu và Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, hoạt động khích lệ giới cải lương. Năm 1950 trao giả thưởng của Chi hội Văn nghệ cho vở cải lương Trần Hưng Đạo bình vương, động viên các tác giả sáng tác cho đoàn. Cải lương vùng kháng chiến có những vở: Trần Hưng Đạo bình vương, Người mặt cháy, Hai bó rơm, Anh Chị ăn mày, Huyết lệ thù, Bạch Mao Nữ, Kiều Nguyệt Nga, Thái Hậu Dương Vân Nga, Nàng tiên mẫu Đơn, Dệt gấm... Năm 1951, Chi hội Văn nghệ kháng chiến Nam Bộ lại trao giải cho vở Hai bó rơm của Ngọc Cung, càng động viên mạnh mẽ tác giả, diễn viên cải lương đi vào đề tài cách mạng, kháng chiến.
Hai đoàn nghệ thuật cải lương: Cửu Long Giang khu IX, Đoàn cải lương khu VII, hoạt động khắp các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, diễn phục vụ dân công, bộ đội và nhân dân vùng tự do (vùng chính quyền cách mạng). Các đoàn được công chúng hâm mộ, những vở diễn của đoàn góp phần phần động viên nhân dân vùng kháng chiến, động viên nhân dân đánh giặc, giải phóng quê hương, xây dựng cuộc sống mới. Hai đoàn cải lương kháng chiến đại diện cho sân khấu cải lương cách mạng, ngoài việc diễn cải lương đoàn còn diễn kịch nói phục vụ nhân dân, bộ đội, dân công. Đội ngũ tác giả, diễn viên của đoàn đại diện cho sân khấu cách mạng đem đến công chúng nhịp sống mới, sân khấu nghệ thuật cách mạng. Nhiều vở diễn đi sâu phản ánh cuộc kháng chiến, đặt niềm tin chiến thắng, đổi mới nghệ thuật diễn, âm nhạc, mỹ thuật... phản ánh con người kháng chiến anh bộ đội, chị dân công và nhân dân lao động.
1.2 Nghệ thuật diễn.
Cải lương vùng kháng chiến Nam Bộ, đến với công chúng lao động, người nông dân, anh bộ đội, chị dân công... biểu diễn nhiều vở nói về cuộc sống con người mới. Cải lương kháng chiến đổi mới nội dung vở diễn, nghệ thuật diễn.
Những hình thức diễn mới có phần hấp dẫn công chúng lôi cuốn khán giả vùng cận chiến đến xem,bởi cải lương nói về những chuyện đời thường của lớp người mới. Sân khấu kháng chiến đơn sơ, nghèo nàn, giới hạn không gian bằng cái phông trời, ánh sáng đèn bão, đèn măng sông. Nếu diễn ban ngày còn đơn sơ hơn nhiều, bù lại bằng lối ca diễn chân thành lành mạnh, khí thế. Trong lúc cải lương nội đô còn chìm đắm trong lối ca diễn sướt mướt, cải lương kháng chiến đem đến công chúng tình cảm thật, lối ca diễn chân thực, ca bài ca cách mạng kháng chiến làm thay đổi nghệ thuật cải lương. Nhiều nghệ sĩ đi sâu lối diễn cải lương nội tâm, nhập vai xúc cảm, chân thực. Các diễn viên: Văn Khởi vai Trần Hưng Đạo, Can Trường, Nguyễn Sơn vai Trần Bình Trọng, Nguyễn Ngọc Bạch, Văn Phước vai Thoát Hoan, Thanh Hương, Hà Vân vai công chúa... Mỗi vai diễn giản dị xúc động đem đến công chúng hào khí lịch sử, làm sống lại tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ Nhà Trần. Sau vở Trần Hưng Đạo, vở Hai bó rơm, nói về cuộc chiến đấu của người cách mạng ở nông thôn Nam Bộ, bắt đầu cuộc chiến tranh du kích. Sự khái quát một mảng hiện thực kháng chiến, các diễn viên diễn chân thực làm công chúng say mê, không còn giới hạn giữa sân khấu và khán giả. Người xem và nhân vật hoà đồng, vì sự gần gũi chân thực ấy, diễn viên Can Trường trong vai địa chủ hãm hiếp Bạch Mao Nữ, bị ném đá, còn nhiều người căm thù ông. Đó là hiệu quả nghệ thuật diễn chân thực, xúc động. Các diễn viên nhập vai bằng nghệ thuật diễn bình dị, công chúng trực tiếp với sân khấu. Những cái mới của nghệ thuật cải lương kháng chiến, động tác diễn ngôn ngữ hành động chân thật, ca trong sáng lành mạnh. Những mâu thuẫn xung đột kịch có hành động diễn như người thật việc thực chinh phục công chúng. Cải lương kháng chiến bước đầu thành công nghệ thuật diễn, có đội ngũ diễn viên ngôi sao, nhiều vở diễn về các loại đề tài. Các diễn viên nhanh chóng đổi mới nghệ thuật diễn:
- Diễn chân thực bình dị
- Diễn nội tâm giao lưu cùng khán giả
- Sân khấu diễn về cuộc sống mới.
Nghệ thuật diễn mới của cải lương kháng chiến mở ra hướng cải lương hiện thực cách mạng, kháng chiến. Những nghệ sĩ diễn viên cải lương kháng chiến Nam Bộ, đặt nền móng cải lương cách mạng có ba đoàn: Cải lương Cửu Long Giang, cải lương Quân khu VII và Đoàn cải lương Nam Bộ. Đay là lực lượng cải lương kháng chiến Nam Bộ có hàng loạt vở mới, đáp ứng lớp người kháng chiến.
1.3Âm nhạc, mỹ thuật.
a. Âm nhạc.
Âm nhạc cải lương kháng chiến bắt đầu từ dòng cải lương yêu nước những năm 30, tiếp tục ca cải lương lành mạnh, trong sáng, nên cao tinh thần chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương mới. Đây là sự khác biệt giữa cải lương vùng tạm chiếm với cải lương kháng chiến. Ca nhạc cải lương kháng chiến có hai trạng thái tình cảm âm nhạc trong ca diễn, đạt hiệu quả tình cảm thẩm mỹ âm nhạc dân tộc trong sáng, lạc quan.
Âm nhạc các vở cải lương lịch sử, dân gian huyền thoại như Trần Hưng Đạo bình vương, Thái Hậu Dương Vân Nga, Kiều Nguyệt Nga, Lê Lợi khởi Nghĩa, Tống Trần Cúc Hoa... Ca diễn ngọt mùi, trong sáng, không vàng vọt õng ẹo, sướt mướt, ngọt mùi, không bi lụy, tang thương... Những làn điệu ca bài bản cổ đem đến công chúng chất âm nhạc cổ điển Việt Nam, thanh cao, mạnh mẽ. Vào thời gian từ năm 1948 cuối năm 1950, bài Vọng cổ bị cấm ca diễn trong các vở cải lương vùng kháng chiến Nam Bộ. Vì thế, ông Tố Hữu tổ chức cuộc họp chuyên đề về cải lương tháng 9 – 1950, sau đó cải lương mới được phục hồi. Nên cải lương kháng chiến có điều kiện vứt bỏ những hình thức ca diễn cũ, tạo dựng hình thức ca nhạc mới. Ca bài bản cổ ca đúng tình cảm, thẩm mỹ bài bản, không vàng vọt lai căng. Ca bài bản mới trong sáng lành mạnh, mang hơi thở con người nhịp sống cách mạng kháng chiến. Đó là tiêu chí ca nhạc cải lương đạt được, ca chân thực với tình cảm nhân vật và bài bản cải lương, đó là bước chuyển mới ca nhạc cải lương kháng chiến khác với ca nhạc cải lương vùng tạm chiếm lại quay về lối ca uỷ mỵ, sướt mướt, lai căng, ca cải lương nhạc Tầu, nhạc Tây... Ca nhạc buồn thương tan nát để câu khách, về mặt nào đó đây là chỗ mạnh cải lương đánh vào tâm lý con người tình cảm mềm yếu. Nhưng đây lại là điểm yếu nhất của ca nhạc cải lương, thời nào cải lương thường sa đề vào lối ca bi luỵ, tang tóc, lấy nước mắt mủi lòng của công chúng. Vì những hạn chế ấy, ca nhạc cải lương kháng chiến ca trong sáng, lành mạnh, như một cuộc cách mạng đổi mới kỹ thuật ca, chủ yếu là ca Vọng cổ và cả nghệ thuật cải lương, không dễ gì để có được hình thức ca cải lương trong sáng, ngọt mùi. Thời chiến, sinh hoạt khá nghiêm ngặt, không ít những cuộc họp kiểm điểm một số văn nghệ sĩ khiến họ theo cách mạng rồi thấy cuộc sống khó khăn gian khổ, lại có phần căng thẳng tinh thần, không ít người đã từ bỏ đội ngũ về thành. Những nghệ sĩ đi theo kháng chiến là những người trung kiên lắm: không sợ gian khổ, hy sinh, biết chịu đựng những cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân, kiểm điểm, phê phán, quy xét chụp mũ tư sản, phong kiến, Việt gian... Vì những hình thức đấu tranh phê bình khắc nghiệt ấy, ca nhạc cải lương lại giữ được chất nhạc anh hùng ca, trong sáng trữ tình, đúng bản chất thẩm mỹ ca nhạc cải lương dân tộc bản địa. Ca nhạc cải lương có bốn đặc tính:
- Hùng tráng
- Trữ tình
- Bi ai
- Cái hài
Nhưng khi ca vào vở diễn hầu hết các nghệ sĩ chỉ phát triển hai đặc tính cái bi lên hàng đầu, sau đó là trữ tình và bi, nên nghe cải lương ảo não sốt ruột.
Vì những lý do ấy, lúc đầu cải lương bị cấm, dù có những hình thức đấu tranh găy gắt, nhưng không ít nghệ sĩ cải lương đi theo kháng chiến còn ca diễn sướt mướt, ca pha Quảng... Nhưng những hình thức bi thảm, lai căng rất ít, nên ca nhạc cải lương thực sự đổi mới, lấy lại giá trị thẩm mỹ bài bản cải lương. Ca nhạc cải lương kháng chiến đổi mới kỹ thuật ca:
- Chân thực hiện thực
- Ca đúng tình cảm bài bản.
Những nghệ sĩ: Ba Du, Tám Danh, Thanh Hương, Ngọc Bạch, Phi Nga, Tường Trân, Văn Phước, Trần Lâm, Thanh Loan... đã đổi mới ca nhạc cải lương kháng chiến cùng nhiều nghệ sĩ, diễn viên xây dựng nghệ thuật cải lương mới.
b. Mỹ thuật.
Mỹ thuật kháng chiến hết sức nghèo nàn, các đoàn cải lương không có hoạ sĩ, nhiều vở diễn không có trang trí, thường treo phông hậu nền trắng, cách gà vải nâu, hoặc xanh... Đó là giới hạn sân khấu và khán giả, nhưng sân khấu ngoài trời thì cái giới hạn ấy chỉ là tượng trưng sân khấu và người xem.
Do những khó khăn ấy, mỹ thuật ít có trang trí, nên diễn những vở cũ lấy cảnh cũ treo lên, chỉ thay cảnh rất ít, không lộng lẫy nhưng không quá sơ sài. Những vở đương đại, có hai hình thức, một là vẽ ước lệ hai đống rơm, căn nhà lá, hai là không trang trí cứ diễn mộc như kể câu chuyện có thật. Ngoài ra có một số vở kết hợp vẽ tả thực với cảnh thực đưa lên sân khấu, một cảnh có thể diễn qua nhiều màn. Mỗi vở diễn không thay đổi cảnh trí nhiều, trang trí sân khấu kháng chiến thường thấy:
Ước lệ
Tượng trưng
Hai hình thức này đơn giản phù hợp với điều kiện kháng chiến, đáp ứng sân khấu vùng tự do. Nghệ thuật theo sát hiện thực, ca diễn , mỹ thuật phù hợp thực tiễn sân khấu. Phục trang những vở cổ mặc như những vở trước đã có, các tướng văn võ theo cải lương cổ, không thay đổi,các tướng mặc giống nhau. Các đào cũng tương tự, phục trang theo các mẫu nhân vật có sẵn, quan trọng là sử dụng đúng chỗ từng nhân vật. Còn những vở cải lương đương đại nói về người dân công, bộ đội, trang phục như những mốt con người ở ngoài đời. Cô gái Nam Bộ quần áo bà ba, khăn rằn, tóc dài, cặp ba lá... Những mẫu người ấy khá hấp dẫn, người nông dân Nam Bộ gần gũi như lão nông, chân chất, hồn nhiên. Những hình thức phục trang ấy, đưa sân khấu cải lương kháng chiến đến với đời sống hiện thực, công chúng cảm nhận xúc động. Sân khấu kháng chiến đơn giản, không hào nhoáng mầu mè, gần gũi công chúng, đây là sự đổi mới cải lương cách mạng được công chúng yêu thích. Sân khấu cải lương Nam Bộ, giai đoạn đầu cách mạng kháng chiến đã thành công là sân khấu dân tộc, đại chúng.
2.Cải lương kháng chiến giai đoạn 1955 – 1965
2.1 Các đoàn cải lương Mặt trận Dân tộc giải phóng.
Bước đầu xây dựng căn cứ kháng chiến, cải lương Nam Bộ thành công theo hướng đổi mới nghệ thuật cách mạng, phản ánh hiện thực cuộc sống mới. Cải lương kháng chiến đã kiện toàn: đội ngũ tác giả, tác phẩm, đội ngũ diễn viên cải lương, đổi mới nghệ thuật diễn. Tại Nam Bộ vùng kháng chiến có hai đoàn cải lương, diễn viên thành công hai hướng cải lương, những vở cổ, những vở cải lương đương đại. Sân khấu cải lương kháng chiến, ổn định phát triển tiếp tục phục vụ nhân dân, anh bộ đội đến ngày kháng chiến thắng lợi.
Cải lương kháng chiến tiếp tục phát huy thắng lợi đạt được, nhiều tỉnh có bộ phận cải lương trong đội tuyên truyền kháng chiến tỉnh huyện,... Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh... Mỗi tỉnh có một đội cải lương, Khme, Việt, Chăm... Sau năm 1955, các đoàn cải lương vùng kháng chiến có biến động lớn, đoàn Cửu Long Giang, Quân khu IX, đoàn Văn công Đồng Tháp mười... giải tán, nhiều nghệ sĩ tập kết ra Bắc, số còn lại về địa phương đến năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng ra đời, các đoàn văn công thành lập lại biểu diễn phục vụ bộ đội giải phóng. Năm 1961, một số đoàn cải lương ra đời nằm trong đội tuyên văn của tỉnh, các đội vừa sản xuất, biểu diễn, tuyên truyền đường lối mặt trận trong nhân dân. Ngày ấy, nhân dân sống dưới luật 10 – 59, hết sức khắc nghiệt, chính quyền Sài Gòn ban hành luật hoạt động văn hoá nghệ thuật. Tất cả các ban hát dưới sự kiểm soát của Bộ Thông tin Sài Gòn, trực thuộc thành phố. Bộ máy chính quyền Sài Gòn phân cấp quản lý tập chung, mỗi vở diễn của mỗi đoàn muốn công diễn phải có giấy phép: giấy phép dựng vở, giấy phép công diễn vở mới. Các Ty Thông tin chỉ có quyền theo dõi, kiểm tra giấy phép khi các đoàn trong tỉnh có hoạt động biểu diễn. Chính quyền Sài Gòn đề ra các loại thuế cụ thể, các đoàn, các ca sĩ không thể trốn thuế, bằng cách thu trực tiếp các loại phải nộp ngay khi cấp giấy phép. Thuế quảng cáo, thuế vui chơi giải trí, thuế lợi nhuận, ngày nay người ta gọi là thuế giá trị gia tăng. Thuế vui chơi, giải trí bao gồm các hình thức hoạt động vui chơi, riêng về biểu diễn nghệ thuật đánh trực tiếp vào từng vé bán ra ở Ty Tài chính bao nhiêu vé nộp bấy nhiêu phần trăm. Thuế lợi tức thu vào các bầu chủ, các diễn viên có catse cao, mọi người phải tự giác nộp dưới sự giám sát chặt chẽ của các ban ngành liên quan, thu thuế ngay tại gốc. Bằng phương thức quản lý nghiêm nhặt ấy, những ban hát nào diễn không có phép bị xử theo luật.
Trước tình hình ấy, sân khấu cải lương từ năm 1955 đến năm 1960, chưa có tổ chức hoạt động, từ năm 1961 – 1962 có các đoàn hoạt động diễn cải lương, kịch nói, ca nhạc, ở các vùng do mặt trận Dân tộc kiểm soát.
Năm 1962, đoàn cải lương Đồng Nai ra đời tên là đoàn Văn công Giải phóng khu uỷ Miền Đông Nam Bộ, đoàn ra đời có hai nhiệm vụ: biểu diễn phục vụ và chiến đấu trên toàn bộ chiến trường Miền Đông. Đoàn có nhiều diễn viên hy sinh trong cuộc chiến, và những đêm diễn phục vụ đội đặc công rừng Sác tiếp sức cho các chiến sĩ lập công. Đoàn diễn các vở: Võ Thị Sáu, Đâu có giặc là ta cứ đi, Mùa xuân... Đoàn Văn công Đồng Tháp thành lập tháng 3 – 1960, tại căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười, nhiệm vụ biểu diễn, chiến đấu, sản xuất. Những vở diễn đầu tiên: Chiếc máy đuôi tôm... Diễn viên mười lăm người có những nghệ sĩ Sài Gòn cũ: Minh Thành, Thanh Tùng, Ngọc ánh, Thu Nguyệt... Những diễn viên này là hạng sao của nhiều ban hát Sài Gòn những năm 40 đã vào đoàn cải lương Đồng Tháp. Nghệ thuật diễn của đoàn khá hấp dẫn, được công chúng hâm mộ.
Đoàn cải lương Tân Thành thành lập tháng 9 – 1960, tại Tây Ninh gọi là Đoàn Văn công Tây Ninh. Diễn viên đầu tiên: Hai Thọ, Tài Linh, út Nghiêm... Đoàn diễn những trích đoạn, hoạt cảnh cải lương phục vụ nhân dân, bộ đội giải phóng.
Đoàn cải lương Long An, thành lập tháng 9 – 1960, có một số diễn viên từ các ban hát cũ ở tỉnh vào đoàn. Đoàn diễn một số vở như: Hai bó rơm, Rùa và thỏ, Võ Thị Sáu...
Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, xưa là Đoàn Văn công giải phóng ra đời năm 1960, diễn viên: Hồ Châu, Tư Đại, Chí Trần, Tám Được, Cẩm Linh diễn các vở Máu thắm đông Nọc Nạn, Võ Thị Sáu của Phạm Ngọc Truyền, Kiếp làm dâu của Hoàng nghệ... Đoàn lưu diễn ở các vùng ven tỉnh thuộc khu giải phóng kiểm soát, nhiều diễn viên dũng cảm diễn dưới làn bom dận giặc. Số diễn viên trên đến năm 1976, chuyển nghành không tham diễn cải lương.
Đoàn cải lương Cửu long thành lập năm 1960, xưa là Đoàn Văn công ánh Hồng – Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Diễn viên có: Hồng Thắm, Tư Trần, Năm Trinh... Đoàn biểu diễn dọc miền duyên hải Trà vinh, phục vụ nhân dân, bộ đội.Diễn các vở: Mùa xuân - Đất nước của Nguyễn Vũ (Chuyển thể cải lương), Cờ giải phóng... Đoàn cải lương Bến Tre, ra đời tháng 5 – 1962, tại xã Thanh Phong, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre. Các diễn viên: 15 người. Đoàn diễn các vở: Em bé Tân Thanh, Tỉnh cơn ác mộng của Minh Thuỳ năm 1962 – 1963, Trăng lên khỏi núi của Phan Thế – 1964 phục vụ nhân dân và bộ đội giải phóng.
Bến Tre là tỉnh đầu tiên nổi dạy, đồng khởi dành chính quyền về tay nhân dân năm 1960, nhưng sau hai năm mới xuất hiện đoàn cải lương. Một số tỉnh đến năm 1963, hoặc 69 – 70 mới có đoàn cải lương, như vậy các đoàn trưởng cho rằng tỉnh mình ra đời cải lương từ năm 1960, liệu có nhầm không? Nhưng dù sớm hay muộn, sau ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời, các tỉnh Đồng Bằng Nam Bộ xuất hiện nhiều đoàn cải lương kháng chiến. Thông thường mỗi tỉnh có một đoàn, một số tỉnh có hai đoàn, gọi là đoàn cải lương, nhưng không phải là đoàn độc lập, các đoàn biên chế trong đoàn Văn công gồm ca múa nhạc, kịch, cải lương. Mỗi bộ phận chuyên môn đi diễn thành các mũi xung kích riêng, thậm chí chia nhỏ diễn cải lương ca nhạc, hoặc ca – kịch – cải lương... Một số tỉnh có đoàn cải lương riêng, còn đa phần là các đoàn Văn công tổng hợp ca múa nhạc – kịch – cải lương.
Dưới Đồng Bằng Nam Bộ có 12 đoàn cải lương, Liên khu Sài Gòn, Gia Định có hai đoàn Văn công: T 4, Văn công giải phóng... Tổng số các đoàn cải lương kháng chiến toàn Nam Bộ là 14 đoàn. Các đoàn cải lương có đội ngũ tác giả: Trương Bỉnh Tòng (Hoài Linh), Phạm Ngọc Truyền, Phạm Trần, Phi Hùng, Kim Thạch, Mai Quân, Thanh Tuyền, Thanh Nha, Kinh Lăng, Bẩy Vân, Bích Lâm, Anh Phong, Xuân Phong, Ngọc Cung Liên Tâm, Ngô Y Linh( Kịch nói), Nghuyễn Vũ (Kịch nói)... Hai tác giả này có một số vở kịch chuyển thể sang cải lương, tính vào đội ngũ tác giả sân khấu kháng chiến Nam Bộ.
Các đoàn cải lương kháng chiến Nam Bộ có đội ngũ diễn viên tên tuổi, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng từ các ban hát cải lương cũ đi theo kháng chiến như: Bẩy Vân, Tám Củi, Thanh Hương, Bích Lâm, Chín Châu, Thanh Loan, Kim Cúc, Mỹ Ngọc, Kim Anh, Kim Chi, Cẩm Linh, Tám Được, Chí Trần, Tám Thạnh, Hai út, Mười Hạnh, Hai Bông, Ba Lan, Hồng Thắm, Năm Trinh, Tư Trần, Hai Thọ, út Nghiêm, Tài Linh, Minh Thành, Thanh Tùng, Ngọc ánh, Thu Nguyệt... Số diễn viên công chúng yêu thích, có tên tuổi 40 người, đó là vị trí quan trọng được công chúng yêu thích cải lương kháng chiến Nam Bộ.
2.2. Nghệ thuật diễn.
Văn nghệ cải lương giai đoạn này vững mạnh về nghề, các diễn viên diễn chân thực, ca diễn đúng tình cảm vở diễn, dù là cải lương tuồng cổ hoặc cải lương đương đại. Mỗi nghệ sĩ nắm vững nghệ thuât diễn, đây là bước ngoặt lịch sử cải lương kháng chiến, nghệ thuật diễn cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những thành công bước đầu đổi mới nghệ thuật diễn có nhiều nguyên nhân từ phía vở diễn mới, thực tiễn mới mà người nghệ sĩ trải nghiệm trên chiến trường, mặt khác sự góp mặt nhiều tác giả, đạo diễn, diễn viên cải lương Bắc bổ xung vào chiến trường đem đến sự đổi mới nghệ thuật cải lương.
Nhệ thuật diễn đổi mới, từ đội ngũ diễn viên bản lĩnh nghề nghiệp, tiếp thu lý luận, thực tiễn nghệ thuật diễn hiện thực xã hội chủ nghĩa dẫn đến đổi mới cải lương. Nhưng sân khấu kháng chiến lại hết sức khó khăn, nghèo nàn, đây là mâu thuẫn giữa nghệ thuật biểu diễn với hình thức sân khấu. Sân khấu dã chiến, mấy năm đầu nhiều đoàn cải lương không có máy điện, chỉ diễn bằng đèn măng sông, đèn bão, những đoàn có máy phát điện nhiều khi không dám thắp sáng vì sợ máy bay, sợ bên kia pháo kích... Nhưng từ năm 1965, gần hết các đoàn cải lương có máy phát điện, diễn ở chiến trường có máy điện, nhưng nhiều đoàn chỉ có hai micrô, một treo lên để ca diễn, một đứng dưới dàn nhạc. Một số đoàn từ Bắc vào như Văn công Nam Bộ, Văn công Trường Sơn, hoặc Văn công tổng hợp Tây Ninh, Văn công đường IX... có máy nổ to, có dàn micrô, bốn cái nhiều nhất là sáu cái. Những đoàn ca múa tổng hợp chính quy mới có trang bị mạnh, còn các đoàn cải lương chỉ có hai micro, ánh sáng hai đèn, hoặc bốn đèn cho dàn nhạc và sân khấu. Mỗi khi chuyển cảnh có tắt đèn, hoặc lấy giấy bóng màu bịt vào bóng đèn chiếu lên màu vàng, màu xanh, màu tím, màu đỏ... Biểu diễn dã chiến lâu ngày rách hết giấy màu chỉ còn một màu sáng trắng chiếu lên sân khấu cùng với cái phông trời trắng. Sự nghèo nàn của sân khấu kháng chiến trang bị âm thanh, ánh sáng và cảnh trí không hấp dẫn, nhưng sân khấu kháng chiến rất hấp dẫn bộ đội giải phóng, nhân dân vùng địch hậu và vùng giải phóng vì sự mới lạ. Mới lạ vở diễn mới, nhiêù vở nói về cuộc sống, chiến đấu, sự đổi đời như các vở: Cờ giải phóng, Chiếc máy đuôi tôm, Võ Thị Sáu, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Hòn Đất, Cánh chim soi gương, Cây sầu riêng trổ bông (Trương Bỉnh Tòng), Bên rào ấp chiến lược, Rừng cao su, nhuộm máu – Mai Quân, Đánh tàu chiến – Anh Phong. Nói về nghệ thuật diễn các diễn viên diễn chân thực, bình dị, nhưng xúc cảm như người thật, việc thật, tự nhiên như cuộc sống, chiến đấu của nhân dân đang diễn ra ngay trên sàn diễn hay trên mảnh đất này làm bao người phải rơi nứơc mắt. Nghệ thuật diễn chân thật, sống thực với hoàn cảnh sân khấu bằng cảm xúc thực người diễn viên đã trải nghiệm, thì những cảnh nghèo nàn không màu mè hào nhoáng nhung lụa của sân khấu kháng chiến lại hấp dẫn hơn bao giờ hết, có phần hợp với hiện thực vở diễn. Trong khó khăn nghèo nàn ấy, thậm chí có nơi diễn bằng lời ca tiếng nói tự nhiên không qua micrô, lại hấp dẫn công chúng như họ thấy đó là cuộc đời thực. Nhớ lại những năm tháng Trường Sơn tôi thổi sáo đệm cho nghệ sĩ Tường Thụ ngâm thơ, độc tấu sáo cho thương binh nghe giữa rừng săng lẻ trong bộ quân phục giải phóng đỏ bụi đường, đồng bào dân tộc và bộ đội ngồi, đứng xem rất cảm động. Cuộc biểu diễn nào cũng đầy nước mắt, đây là sự thành công của người diễn viên biểu diễn với nhiệt tình chân thực. Những diễn viên cải lương không nằm ngoài sự tự nhiên chân thực ấy, khi mỗi diễn viên vào vai diễn chỉ có mình tự nhập vai diễn với công chúng, sự hỗ trợ phối cảnh rất ít. Sự nghèo nàn ấy lại tăng thêm tính hiện thực vở diễn, háp dẫn công chúng bằng tình cảm tự nhiên. Đó là một thời đã qua, ngày nay không thể coi đó là nghệ thuật hôm nay, nhưng có một thời chân thật, ngây ngô như thế, sân khấu cải lương kháng chiến đã chiếm lĩnh công chúng bằng nghệ thuật diễn chân thực nghèo nàn. Các diễn viên diễn hết mình bằng cảm xúc:
Chân thực, tự nhiên, đối thoại cùng công chúng
Nghệ thuật diễn hiện thực xã hội chủ nghĩa
Đó là quá trình đổi mới sân khấu cải lương kháng chiến Nam Bộ, đưa nghệ thuật đến công chúng bằng tình cảm chân thực từ hiện thực đời sống cách mạng. Những tiến bộ ấy, là đổi mới nghệ thuật ca diễn và trang trí, phục trang mỹ thuật sân khấu cải lương vùng giải phóng Nam Bộ.
2.3. Âm nhạc, mỹ thuật.
a. Âm nhạc
Sân khấu nghèo nàn, âm nhạc đơn sơ, mỗi đoàn cải lương có hai, ba nhạc công, đàn bầu, nhị, ghi ta lõm, hoặc ghi ta thường... dàn nhạc cọc cạch, ít đoàn có đủ đàn nhạc tam tứ, lục tài tử cải lương. Nhạc cụ đánh chung quanh một chiếc micrô đứng, âm nhạc lúc to, lúc nhỏ, chỉ nghe thấy đàn bầu, hoặc đàn nhị... cứ như cả dàn nhạc chỉ có một nhạc cụ độc tấu. Nhưng công chúng vẫn lắng nghe không tiếng rì rầm, nhiều khi người diễn còn nghe thấy tiếng thở của mình, công chúng im lặng lắng nghe.
Âm nhạc thường đệm theo làn điệu bài bản ít có nhạc phối khí, sáng tác mới, trừ những buổi biểu diễn chính quy phục vụ cả đại đội hoặc đồng bào cả xã mừng chiến thắng mới có đủ âm thanh áng sáng, cảnh trí và dàn nhạc đệm cho ca. Còn diễn xung kích, đôi khi chỉ có một hai nhạc cụ đệm theo ca diễn, chẳng có cao trào, chuyển cảnh... Công chúng lắng nghe bồi hồi, người diễn viên ca chân thực ngọt ngào, nói lời thoại hồn nhiên như cuộc đời bởi không có sân khấu hào nhoáng lấy đâu sự cường điệu khoa trương, các diễn viên chỉ có giọng ca xúc cảm ngọt mùi, với tiếng đàn bầu, hoặc ghi ta đệm theo hốt vào những chỗ nghỉ của lời ca. Đó là những điểm nhấn của người đàn, người xem khâm phục biết tay đàn giỏi, biết người ca hay, những sự mộc mạc hay hồn nhiên ấy là thành công của ca nhạc cải lương kháng chiến. Tuy nhiên, nhiều đoàn cải lương có những danh cầm nổi tiếng như: Mười Đờn, Thanh Hùng, Sáu Chí, Mỹ Ngọc, Ngọc Hoa,... thường hoà tấu theo bài bản, những đoạn chuyển cảnh, cao trào có hai hình thức: một là hoà tấu các nhạc cụ bằng giai điệu bài bản, hai là lấy những đoạn nhạc quen thuộc hoà tấu. Một số vở mới có sáng tác tại chỗ, hoặc của các nhạc sĩ đã viết trước đưa vào vở diễn. Phần ca khúc mới, thường lấy những bài ca khúc nổi tiếng như một đoạn bài Gải phóng miền nam đưa vào kết vở, hoặc bài Khúc quân hành hát mở màn, hay kết thúc, hoặc giữa vở... Tuỳ hoàn cảnh mỗi vở chọn nhạc và bài hát phù hợp đưa vào vở diễn. Tuy là chọn nhạc, hoặc hoà tấu bài bản, nhưng đã tạo ra những lớp khí nhạc, những ca khúc đúng hoàn cảnh vở diễn, nghe nhạc và xem diễn có không khí thời sự xúc động, nóng bỏng hơi thở cuộc sống chiến đấu, đầy khí thế quật khởi. Sân khấu đơn sơ, âm nhạc đơn sơ, khó khăn, nghèo nàn, nhưng diễn viên diễn xúc động, nhạc công hoà tấu nhập hồn giai điệu say mê từng một nhạc diễn tấu hết mình, tạo tình cảm mới cho ca nhạc cải lương. Đó là âm nhạc: lạc quan, trong sáng, vui tươi đầy không khí chiến trường, đây là chất âm nhạc mới của sân khấu cải lương kháng chiến. Âm nhạc sân khấu cải lương kháng chiến diễn tả hiện thực cuộc sống mới của nhân dân vùng giải phóng, anh bộ đội, chị thanh niên xung phong... mang bầu không khí hừng hực tinh thần chiến đấu chiến thắng của lớp người mới. Đây là sự khác biệt giữa ca nhạc cải lương kháng chiến với ca nhạc vùng tạm chiếm. Ca nhạc cải lương mang lại bầu không khí:
Vui tươi, lạc quan trong sáng, lành mạnh
Biểu diễn hoà tấu dàn nhạc chân thực, mang không khí mới.
Ca nhạc cải lương còn nhiều hạn chế, thiếu những nhạc công tài hoa,
chỉ có sự diễn cảm chân thành, kỹ thuật không cao nhưng bù lại bằng tình cảm cảm xúc cảm mới của các nhạc công, nhạc sĩ đem đến ca nhạc cải lương bầu không khí mới. Ca nhạc của người kháng chiến lạc quan, chiến thắng, trong sáng lành mạnh, là giá trị thẩm mỹ ca nhạc cải lương sân khấu mới.
B. Mỹ thuật.
Mỹ thuật cải lương nghèo nàn như sân khấu vốn có, trang trí hết sức hạn chế, có hai ba hoạ sĩ Hữu Đức, Thế Quyền... vẽ cho các đoàn Văn công giải phóng. Các hoạ sĩ phải làm nhiều việc vẽ tranh biếm hoạ, thiết kế các trang báo, vẽ quảng cáo, trang trí sân khấu... chỉ ít đoàn có hoạ sĩ.
Mỹ thuật cải lương kháng chiến chắp vá, nhiều vở diễn nổi tiếng như Hát bên bờ rào ấp chiến lược của Anh Phong chỉ có mấy cảnh tượng trưng hàng rào, tháp canh, cứ chuyển qua chuyển lại, hoặc vở Cánh chim soi gương của Hoài Linh, cảnh trí chỉ có rừng, dòng suối... Cảnh trí ít, vẽ trên vải, đôi vở có bục bệ, nhưng bục bệ rất nhỏ, như vở Đâu có giặc là ta cứ đi... có mấy gốc cây, lính ngồi... Những bục bệ ngày ấy đóng khung gỗ vẽ trên vải một người bê được hai ba cái bục xếp ra sân khấu, không đồ sộ như bây giờ (những năm cuối thế kỷ XX), bục bệ năm sáu người khiêng mới nổi choáng ngợp sân khấu. Do hoàn cảnh chiễn trường, mỹ thuật cải lương trang trí gọn nhẹ, cảnh trí có ít cảnh tượng trưng mang chất chung tính, những cảnh ấy có thể ứng dụng trang trí cho nhiều vở khác nhau. Phương châm trang trí cải lương gọn nhẹ, thuận lợi vận chuyển, bài trí sân khấu. Mỹ thuật cải lương vùng giải phóng tả thực đơn giản, tạo không khí vở diễn, sân khấu đến với công chúng như người thực việc thật, tạo không khí giao cảm công chúng với diễn viên. Nếu âm nhạc, nghệ thuật diễn chân thực, mỹ thuật tạo sự tiếp cận công chúng của sân khấu hiện thực. Mỹ thuật sân khấu vùng giải phóng mang đặc tính:
- Tả thực tượng trưng
- Chung tính, gợi tả.
Mỹ thuật cải lương gợi tả là chính, tạo không khí vở diễn, người xem coi đó là sân khấu, không phải diễn trên bãi trống bên sân chùa, hoặc ven làng quê Nam Bộ. Điều chính yếu mỹ thuật thời kháng chiến tạo cảm giác giới hạn sân khấu và công chúng, đôi khi diễn cải lương, ca nhạc, kịch nói, múa, tấu hài... từ đầu đến cuối chỉ có cái phông trắng, mấy tấm ván kê trên bãi cỏ, đó là giới hạn khác biệt sân khấu với bãi cỏ. Tuy hoàn cảnh diễn nghèo nàn, nhưng người xem đông có đêm diễn ven các huyện trong ấp, Củ Chi... ba, bốn, năm, sáu ngàn người xem. Nghệ thuật thời chiến dễ hấp dẫn, nhiều buổi hành quân đến diễn luôn, chẳng có giới hạn sân khấu, khán giả, người xem, người diễn quây quần bên nhau hoà đồng vỗ tay và nước mắt. Nhiều chàng lái xe, anh lính, các vị tá... chỉ thích gặp mặt được nhìn các cô văn công là sướng cả đêm không ngủ được nói gì đến xem diễn. Nên mỹ thuật sân khấu ở chiến trường sơ lược giản đơn, hoá trang trang phục còn hạn chế. Phần nhiều các diễn viên chỉ bôi phấn cho có hoá trang, ít khi vẽ my, đắp mặt, phần lớn là trang điểm, trừ những nhân vật đặc biệt như: kép xanh, kép đỏ mới vẽ mặt. Nhiều diễn viên trên căn cứ phải tiết kiệm son môi, phấn bôi mặt, dưới đồng bằng thoải mái hơn. Do hoàn cảnh khó khăn, các nhân vật cải lương hoá trang, trang phục đơn giản,hợp nhân vật ít có đặc tả phục trang đặc biệt.
Mỹ thuật phục trang, hoá trang mang tính tự nhiên chân thực, bình dị. Sân khấu kháng chiến chinh phục công chúng bằng: nghệ thuật chân thực giản đơn từ tình cảm, hơi thở cuộc sống, khoảng cách nghệ thuật và hiện thực cuộc sống như hoà vào nhau, tạo cảm xúc chân thực, mộc mạc. Nghệ thuật cải lương đáp ứng kịp thời khát vọng văn hoá, nghệ thuật về cuộc sống mới của nhân dân, bộ đội vùng giải phóng. Đó là thế mạnh của sân khấu cải lương vùng gải phóng Nam Bộ.
2. Sân khấu cải lương vùng tạm chiếm.
3.1 Giai đoạn 1945 – 1955.
Sân khấu cải lương kháng chiến nghèo nàn, mất cân đối nhiều mặt, nhưng đổi mới nghệ thuật. Còn sân khấu vùng tạm chiếm, dù các đoàn thành lập lại, đổi hướng nghệ thuật diễn... Nhưng cải lương vùng tạm chiếm các tỉnh Nam Bộ, chủ yếu ở Sài Gòn và các thành phố lớn là sân khấu thành thị, cải lương thương mại, đáp ứng công chúng hướng thẩm mỹ mới hoàn chỉnh các mặt.
Sân khấu cải lương thành thị các tỉnh Nam Bộ, không có tư liệu dẫn giải, nhưng sân khấu Sài Gòn khá phong phú, các đoàn hát đua nhau ra đời sau khi chính quyền tạm thời ổn định các mặt kinh tế chính trị, văn hóa xã hội. Các đoàn cải lương ra mắt phục vụ lớp công chúng thành thị, như một bước ngoặt nghệ thuật mới, cải lương phục vụ chính quyền mới, theo luật pháp kiểm duyệt văn hoá, nghệ thuật và các chế độ khác tại Sài Gòn. Hàng chục ban cải lương ra đời, tạo không khí sân khấu mới.
Năm 1949, đoàn Thanh Minh, Thanh Nga ra đời diễn những vở cải lương kiếm hiệp của Mộng Vân. Diễn viên: Năm Nghĩa (bầu chủ), Chí Hiếu, Ngọc Nuôi, Việt Hùng, Thuý Nga... Sau một số vở của Mộng Vân không ăn khách, đoàn chuyển hướng diễn cải lương xã hội như Lửa lòng thiếu phụ, Hoàng tử gù, Những viên Ngọc...
Đoàn Phụng Hảo tồn tại từ trước năm 1945, đến năm 1947 đi diễn bên Lào, năm 1950 ra Hà Nội diễn. Năm 1951 về Sài Gòn, đổi tên là đoàn Con tằm, diễn viên: Kim Lan, Kim Cúc, Năm Châu, Tư Anh, Ba Vân... Năm 1952 nghệ sĩ Năm Châu thành lập đoàn cải lương Việt kịch Năm Châu. Diễn viên: Kim Cúc, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Bảy Cao, đoàn diễn một số vở: Tây Thi, Nát cánh hoa rừng, Hậu chiến trường...
Năm 1949, đoàn Nam Trinh của Bảy Cao, đổi thành Con Tằm, diễn viên: Bảy Cao, Năm Châu, Kim Cúc, Tư Anh... diễn các vở: Anh chị ăn mày, Máu lệ đồn điền... Năm 1950 tan rã vì bị chính quyền liệt vào loại có tư tưởng chống đối xã hội. qua một số vở phê phán hiện thực xã hội, nói về những người cạo mủ cao su bị bóc lột, cuộc sống nghèo khổ không lối thoát... Đoàn Con Tằm, góp một tiếng nói tố cáo xã hội đương thời.
Năm 1950, đoàn cải lương Hoa Sen ra đời, diễn viên: Kim Thanh, Kim Thuỷ, Thuý Nga... Đoàn diễn các vở: Ai bán nước, Chiếc áo mùa đông, Đêm lạnh trong tù, Người nữ gián điệp, Đoàn chim sắt, Cô giáo làng... Những vở diễn của đoàn phản ánh đời sống thôn dã, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
Năm 1950, đoàn Kim Thanh có các diễn viên: Thuý Nga, út trà Ôn, Kim Chưởng, Thanh Cao, Việt Hùng, Ngọc Nuôi, ánh hoa... Đoàn diễn các vở: Cô giáo làng, Ai bán nước...
Đoàn cải lương Hương hoa, diễn một số vở của các ban hát khác như Giai nhân và ác quỷ, Người thợ rèn, Ai bán nước...
Năm 1952, Đoàn Phụng Hảo của nghệ sĩ Phùng Há, diễn viên có: Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam... Đoàn diễn các vở: Chốn hậu cung, Giai nhân và ác quỷ... Đoàn thường diễn cải lương tuồng cổ, tuồng Tầu, tuồng Việt.
Đoàn cải lương Kim Thoa của nghệ sĩ Tư Chơi, có các diên viên: Kim Thoa, Tư Chơi, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Kim Cúc... Đoàn diễn các vở: Chiếc áo thiên nga, Sấm sét đêm mưa, Hận chiến trường,...
Tại Sài Gòn và các thành phố dưới đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đoàn cải lương chưa có điều kiện sưu tầm đầy đủ, nhưng qua mười đoàn cải lương kể trên cho thấy các khuynh hướng diễn cải lương khá phong phú. Các đoàn diễn cải lương tuồng cổ, cải lương xã hội, nổi bật hai đoàn cải lương Việt kịch Năm Châu, Kim Thoa... diễn một số vở cải lương có tinh thần yêu nước, một số vở tố cáo xã hội thực dân cũ, bóc lột công nhân, nhân dân lao động. Đây là bước tiến bộ, biểu hiện lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước của các bầu chủ, diễn viên, tác giả đã nhìn thấy sự bất công của xã hội hiện tại, hé mở tinh thần tố cáo xã hội, bày tỏ sự cảm thông với người lao động, hướng về quê hương dân tộc.
Cải lương vùng tạm chiếm giai đoạn đầu cuộc kháng chiến có đội ngũ tác giả viết nhiều vở diễn thành công, nói tới hiện thực xã hội và lòng yêu nước như các vở: Anh chị ăn mày, Đoàn chim sắt, Đêm lạnh trong tù... Nhiều tác giả là diễn viên được công chúng yêu thích như Ba Du viết vở: Chàng ngốc... Năm Nở vở: Anh chị ăn mày, Ngày về, Nỗi lòng chị Bếp, Ông huyện hàm hàm, Ông Táo 30 tết, Thử làm bé, Vó ngựa truy phong, Những kẻ vứt đi, Hội yêu chồng... Đội ngũ tác giả: Năm Châu, Mộng Vân, Trần Hữu Trang, Bảy Nhiêu, Thu An... sáng tác nhiều vở mới góp phần đổi mới cải lương giai đoạn đầu sống trong lòng địch. Những vở diễn có tính dân tộc, yêu nước. Cải lương tạm chiếm còn những đoàn ca diễn bi lụy, diễn câu khách... nhưng đã có bước tiến mới, hướng về nghệ thuật dân tộc truyền thống. Dù đâu đó, các ban hát, các nghệ sĩ còn lối ca diễn sáo mòn lai căng, khoa trương hình thức...
3.2. Nghệ thuật diễn.
Nghệ thuật cải lương Sài Gòn và các thành phố vùng tạm chiếm, đổi mới nghệ thuật diễn, có số ban hát ổn định các khuynh hướng diễn ít lộn xộn. Mấy năm đầu cải lương quay về diễn tuồng Việt, cải lương lãng mạn, nhiều ban hát thành lập lại lớp diễn viên mới xuất hiện nghệ thuật diễn tươi trẻ.
Thế hệ diễn viên gạo cội Năm Phỉ, Phùng Há, Kim Cúc, Năm Châu, Bảy Nhiêu... còn lung linh trên bầu trời cải lương, nhưng thế hệ mới được công chúng hâm mộ không ít như út Trà Ôn, Chí Hiếu, Việt Hùng, Ngọc Nuôi, Khánh Hồng, Mỹ Dung, Kim Thanh, Thanh Sơn, Kim Hà, Hề Sáu Tỵ, Ba Tét, Vân Lạng, Ba Hai, Kim Thoa, Ngọc Lợi, Kim Anh, Kim Lan, Hai Nữ, Tố Nữ, Bảy Nam, Năm Nghĩa, Nguyệt ánh, Năm Nhỏ, Duy Liên, Hai Khương, Hai Thành, Ba Đời, Tư én, Mười Bửu, Sáu Nết, Ngọc Anh, Tư Sanh, Bảy Nhỏ, Văn Lãng, Hai Dậu, Sáu Ngọc, Tư út, Kim Lan, Thanh Tòng, Thanh Hương, Bảy Bình... Thế hệ mới diễn chân chất, ca diễn cải lương tuồng Việt, một số ca tân nhạc hát nhảy những điệu valse, tăngo... Nghệ thuật diễn nghiêng về âm nhạc Tây, nhiều diễn viên ảnh hưởng lối trình diễn opera. Từ năm 1950, nhiều hình thức ca tân nhạc vào cải lương. Các diễn viên ca trưng mốt thời trang, khoe giọng ca. Nghệ thuật diễn phá bỏ hình thức cải lương tuồng cổ, carabộ. Hình thức sân khấu, thanh nhã, gần với cuộc sống con người thành phố. Tại Sài Gòn có ba khuynh hướng diễn cải lương:
- Cải lương tuồng Việt
- Cải lương chuyển thể tác phẩm phương Tây.
- Cải lương tuồng Tầu.
Cải lương tuồng Việt nhiều vở lịch sử, con người đương đại như: Nửa chừng xuân, Em muốn tự do,Khúc ru ca, Hoa cuối mùa, Người điên biết yêu, Tấm lòng trinh, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc Trưng Nhị, Mỵ Châu Trọng Thuỷ... Diễn viên diễn những vở đương đại gần với hơi thở con người xã hội mới, nhiều lớp thoại như kịch nói, diễn tự nhiên. Những vở cổ diễn viên cách tân động tác vũ đạo, đi điệu bộ chuyển sang đi đứng ra bộ cách điệu nhẹ hơn. Nghệ thuật diễn gần với nhịp sống mới so với hình thức diễn cải lương tuồng cổ những năm 30. Nghệ thuật diễn những vở cải lương chuyển thể tác phẩm phương Tây, hoặc những vở đương đại có cảnh nhảy đầm... diễn hoàn toàn như sinh hoạt đời thường mang tính hiện tại. Những vở cải lương tuồng Tầu, diễn viên diễn theo hình thức cải lương tuồng cổ, cách tân đôi chút, những giọng ca Triều Quảng ca đậm chất Quảng, hát nhiều bài sáng tác mới hơi Quảng. Những động tác diễn ra bộ còn giữ phong cách cổ, tại Sài Gòn có đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ năm 1950 của bầu Khánh Hồng – Minh Tơ, đoàn diễn nhiều vở tuồng Việt như Kiều, Kiều Nguyệt Nga, Mỵ Châu Trọng Thuỷ... Nhưng khuynh hướng tuồng Tầu nổi bật hơn cả.
Nghệ thuật diễn cải lương đổi mới, cải lương cổ, cải lương đương đại cách tân theo nhịp sống thời đại mới, ca diễn ngọt mùi, ngôn ngữ hành động diễn gần với những động tác sinh hoạt cuộc sống đời thường. Các diễn viên hoá trang, phục trang đẹp, sân khấu lộng lẫy, hoành tráng, xem cải lương đương đại, hay tuồng cổ bị chinh phục bởi sự lộng lẫy lung linh, kim sa, kim tuyến, ánh sáng đen màu. Đặc biệt sự tôn nghiêm của không khí sân khấu, các diễn viên, các ban hát chinh phục người xem đầu tiên bằng hình thức bài trí sân khấu, những đào kép đẹp. Sau phần hình thức bên ngoài, nghệ thuật ca diễn, những đào kép chính diễn sâu sắc có xảo thuật, ca kỹ thuật... Nghệ thuật diễn, hình thức sân khấu tạm chiếm tiến bộ hơn những năm trước, dù còn những vở hoà theo chế độ tay sai, có nghệ sĩ đã tô vẽ cho chế độ ấy muốn nó tồn tại, có phần thoả hiệp của cải lương vùng tạm chiếm.