Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
502
123.195.673
 
Sự Chuyên Nghiệp
Nguyễn Thị Hậu

Năm 2005 trong chuyến đưa hiện vật Văn hóa Champa qua Pháp trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Guimer tại Paris, lần đầu tiên tôi có một nhận thức rõ ràng về “tính chuyên nghiệp” trong công việc.

 

Từ trước vẫn hiểu đơn giản, sự chuyên nghiệp là được học hành bài bản về một nghề nào đó, một công việc nào đấy, được làm đúng nghề đào tạo (có một thời gian dài ta có Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp – tức là các trường dạy nghề). Nhưng còn tính chuyên nghiệp trong công việc là như thế nào… thì tôi vẫn hiểu mù mờ, không thể phân định rạch ròi. Có lẽ vì chưa biết hay không quan tâm đến điều này chăng?

 

Ngay từ lúc mới đặt chân đến Paris tôi đã nhận thức được ngay “tính chuyên nghiệp” trong quy trình công việc và trong tác phong làm việc của những người đồng nghiệp. Đây là một vài ghi chép của tôi lúc ấy.

 

“…anh bạn đồng nghiệp làm việc ở bảo tàng Guimet đã đón tôi ngay khi tôi ra khỏi  máy bay và đưa tôi ra ngoài bằng cửa an ninh, không phải qua khu vực làm thủ tục. Lý do: vì tôi đi “áp tải” những cổ vật đưa sang Pháp trưng bày nên cần phải nhanh chóng đến khu vực hàng hóa để nhận những kiện hàng đặc biệt này.

 

Thủ tục nhận lô hàng quan trọng như vậy không ngờ rất đơn giản và nhanh chóng, nhanh chóng và đơn giản hơn khi chúng tôi làm thủ tục gửi hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất (có lẽ vì đây là nhận chứ không phải xuất cổ vật chăng?). Cùng với anh bạn đồng nghiệp người Pháp và một số công nhân của một hãng chuyên đóng gói và vận chuyển hàng hóa, chỉ trong khoảng  30 phút chúng tôi đã hoàn tất mọi giấy tờ, đưa 30 thùng hàng rất nặng lên 4 chiếc xe tải “chuyên dụng” rồi về thẳng Paris.” (Paris, mùa thu tím)

 

“Cùng làm việc với chúng tôi là những nhân viên các bộ phận nghiệp vụ bảo tàng, công nhân của một công ty chuyên vận chuyển và đóng gói cổ vật. Họ có phong cách làm việc hết sức chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp thể hiện ở chỗ, mỗi người đều thành thạo công việc của mình,  thực hiện đúng chức trách đồng thời tự giác về kỷ luật lao động. Dù công việc phải tiến hành khẩn trương, hầu như không ai nói chuyện phiếm trong giờ làm việc mà chỉ có vài trao đổi ngắn gọn, nhưng không khí làm việc vẫn khá thoải mái vì mọi người đều có trách nhiệm, quan hệ giữa những người đồng nghiệp hầu như không vướng bận điều gì. Do đó mọi việc nhỏ hay lớn luôn được tiến hành một cách suôn sẻ, hoàn thành đúng thời hạn, kết quả tốt và hiệu quả lâu dài.” (Tản mạn về người Paris)

 

Đơn giản hơn, như mình vẫn nói: người nào việc nấy (nhà thơ Bùi Chát sửa lại “người nào việc nào, người nấy việc nấy” – cho chính xác hơn!). Ngay cả khi tôi ngỏ ý muốn tham quan kho hiện vật thì người phụ trách trưng bày nhã nhặn nói: Xin lỗi bà  việc ấy thuộc một bộ phận khác, còn  tôi chỉ  làm việc với bà về cuộc trưng bày sắp tới. Nghe vậy tôi hiểu ngay giới hạn công việc của mình trong chuyến công tác này, và nếu cần thì đề nghị việc này với ai.

 

Như vậy, có lẽ “tính chuyên nghiệp” – theo cách hiểu của tôi – là:

 

-    Làm đúng việc của mình 1 cách có trách nhiệm. Muốn vậy phải nắm vững chuyên môn. Không can thiệp vào việc của người khác khi không có chức trách, không có yêu cầu, và khi mình không biết, không vững về việc ấy.

-     

-    Quy trình kế hoạch làm việc phải hợp lý, chặt chẽ, rõ ràng. Có thể thảo luận với nhau trước khi tiến hành, nhưng khi đã làm thì tuân thủ cấp trên và các quy trình, kỷ luật lao động. Tôn trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc khi có yêu cầu để công việc chung hoàn thành tốt nhất, tức là vì mục đích chung nên không coi đó là việc làm ơn hay chịu ơn.

 

-    Một công việc khi vạch ra kế hoạch đầu tiên người ta đã phải biết ngay ai là người thực thi và cuối cùng, ai là người chịu trách nhiệm! Không ai “nhảy” vào việc của người khác nên không có việc phê bình và quy trách nhiệm lòng vòng, người này ngành này chỉ phê người khác ngành khác mà không nghiêm túc tự phê.

 

Dông dài chuyện “chuyên nghiệp” cũng vì câu chuyện sau.

 

Trong chương trình bồi dưỡng kiến thức về an ninh quốc phòng, những bài giảng về “nền quốc phòng toàn dân” lại làm tôi phải suy nghĩ về “tính chuyên nghiệp”. Đại thể quan điểm “quốc phòng toàn dân” vẫn là những khái niệm: chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, kháng chiến toàn diện, kháng chiến trường kỳ, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, ai có súng dùng súng có giáo mác gậy gộc thì dùng… (lại nhà thơ Bùi Chát: có gì dùng gì có nấy dùng nấy)… Nói chung nói về sự chuẩn bị cho tình huống chiến tranh (nếu xảy ra) trong thế kỷ 21 mà như là (kể) chuyện chiến tranh của thế kỷ 19, 20!

Huy động sức mạnh toàn dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quôc là điều tất nhiên, lịch sử nước ta đã chứng minh rằng mỗi khi đất nước bị ngoại xâm là toàn dân đánh giặc! Nghệ thuật quân sự Việt Nam “chiến tranh nhân dân” là một đặc trưng quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế kỷ 21 cách thức tiến hành chiến tranh, các loại vũ khí từ xa, vũ khí hủy diệt hàng loạt mang tính quyết định, không còn như trước là các loại vũ khí “giáp lá cà”, vũ khí phòng ngự hay tấn công trực diện. Vì vậy, có thể nào trong chiến tranh ở thế kỷ 21 nhân dân vẫn chỉ có tầm vông vạt nhọn, giáo mác gậy gộc hay súng trường, AK… được không?! Chiến đấu chống trả các loại vũ khí hiện đại và quân đội chuyên nghiệp của giặc ngoại xâm cũng phải bằng bằng vũ khí và quân đội chuyên nghiệp: vũ khí hiện đại, tư duy chiến tranh hiện đại và kỹ thuật kỹ năng hiện đại từ tướng đến lính. Có lẽ đấy phải là điều tiên quyết?

 

Còn nhân dân? Trong bối cảnh tự nhiên có những biến đổi khó lường, chiến tranh cũng không còn như trước, có lẽ đầu tiên là phải rèn luyện cho từng người dân những kỹ năng cần thiết,  đồng thời cung cấp cho họ những phương tiện tốt nhất để ứng phó với thảm họa của thiên tai và chiến tranh. Khi những người dân sử dụng những kỹ năng này một cách thành thục, chuyên nghiệp… thì sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả của thảm họa, của chiến tranh, bảo toàn nhân lực. “Người còn thì của còn” ông bà mình đã dạy. Con người là vốn quý nhất, để dân cứ chết oan “anh dũng hy sinh vì lớ ngớ” là điều không thể chấp nhận được. Không thể đối phó với phương thức giết người hiện đại bằng những cách thức thô sơ lạc hậu. Người dân tự bảo vệ mình một cách chuyên nghiệp cũng là cách giúp cho quân đội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

 

Khi chiến tranh xảy ra, trong những hoàn cảnh cụ thể thì chắc chắn  “toàn dân là lính”, nhưng dù có vậy cũng không thể thay thế vai trò của quân đội chuyên nghiệp. Để bảo vệ đất nước “quân đội nhân dân” phải được chuyên nghiệp hóa và thể hiện tính chuyên nghiệp ngay cả trong thời bình. Khi cần thiết quân đội sẽ bảo vệ nhân dân một cách chuyên nghiệp, nếu chiến tranh xảy ra quân đội sẽ đối phó một cách chuyên nghiệp.

 

Dân quân biển hoặc ngư dân và những người làm việc trên biển được trang bị vũ khí cũng chỉ để tự vệ trong trường hợp cần thiết. Quân đội chính quy (hải quân, tàu ngầm, không quân…) phải là lực lượng chính bảo vệ ngư dân, bảo vệ từng tấc biển đảo, bảo vệ chủ quyền của chúng ta ở biển Đông.

 

Nguyễn Thị Hậu
Số lần đọc: 1936
Ngày đăng: 09.08.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Buổi Trưa Trong Quán Café (Hay Là Mơ Ghe) - Nguyễn Thị Hậu
Lan Man Chuyện Giày Dép - Hà Thúc Sinh
Người viết lịch sử báo chí đã ra đi - Huỳnh Như Phương
Nhớ Mẹ - Hồ Thị Mộng Loan
Tản Mạn Tháng Bảy - Lê Đức Thịnh
Thư Gửi Nguyễn Thị Từ Huy - Nguyễn Hồng Nhung
Làm ơn, làm phúc, xin đừng… - Phạm Toàn
Tháng Ba Tây Bắc Hoa Ban Nở - Minh Nguyễn
Lan Man Chuyện Qua Tàu... - Hà Thúc Sinh
1 Ngày Của Hắn - Phạm Ngọc Ánh
Cùng một tác giả
Những mảnh vỡ (26) (truyện ngắn)
Café một mình (tạp văn)
Những mảnh vỡ… (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (2) (truyện ngắn)
Truyện rất ngắn (3) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (4) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (5) (truyện ngắn)
Sông gốm (tạp văn)
Những mảnh vỡ (6) (truyện ngắn)
Happy end (tạp văn)
Những mảnh vỡ (7) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (8) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ 9 (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (10) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (31) (truyện ngắn)
Say bờ (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (11) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (12) (truyện ngắn)
Nhà thờ (tạp văn)
Những mảnh vỡ (13) (truyện ngắn)
Nắng lạnh (tạp văn)
Chùa trong phố (tạp văn)
(tạp văn)
Những mảnh vỡ (14) (truyện ngắn)
Sân bay (tạp văn)
Tháng tư về (tạp văn)
Những mảnh vở (15) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (16) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (17) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (18) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (19) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (21) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (20) (truyện ngắn)
Mùa Thu Berlin (tạp văn)
Cà Phê Mùa Thu (tạp văn)
Mùa Thu Xanh (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (22) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (23) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (24) (truyện ngắn)
Cao Nguyên (tạp văn)
Những mảnh vỡ (25) (truyện ngắn)
Bạn Xa Xứ (tạp văn)
Vùng Biên (tạp văn)
Sơ Tán (tạp văn)
Những mảnh vỡ (27) (truyện ngắn)