Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.107
123.143.876
 
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 2
Nguyễn Quỳnh USA

MỞ

 

Để tiếp-tục khai-triển chuyên-luận Quyền-lực và Tự-zo / Power and Freedom, tôi đã quyết định chọn một số đề tài Đọc và Fê-bình, chủ-iếu fân-tích kĩ-lưỡng tư-tưởng của một số triết-ja trong thế-kỉ 20, ví-zụ Husserl, Heidegger, Derrida, Levinas, Haberma và những triết-ja được coi như có ảnh-hưởng trong ngành chính-trị và xã-hội từ sau thập-niên 60. Đây là khoảng thời-jan bao gồm hai jai-đoạn: Thời-mới (Modernism) và Hiện-đại (Contemporary/ Post-modernism).Năm 2009, tôi đã có zịp trình-bày vấn-đề suy-tư của Heidegger trong một chuyên-luận ngắn Zur Besinnung. Hôm nay, tôi xin trình-bày Đọc và Fê-bình tường-tận cuốn  Sein und Zeit của Heidegger. Bài đọc này, cũng như bài Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận của Jacques Derrida, sẽ được chia thành nhiều kì.

 

 

 

HẠN-TỪ VÀ Í-NIỆM

 

Í-ngĩa của những hạn-từ và í-niệm sau đây được hiểu riêng trong bài “Đọc và Fê-bình” này. Ở những bài có nội-zung khác, ngĩa của chúng cũng có thề khác đi, theo nhận-thức học, thần-học hay siêu-hình học.

 

Sein: Nguồn-sống/Bản-thế

Dasein: Lẽ-sống hay Cái-đang-có-mặt-ở-kia/Hữu-thể tại-thế/Con-người-ở-kia

sein: Lẽ-sống/Hữu-thể

seindes: Cái-đang-có-mặt

Historicity: Tính-sử

Dialectic (Dialectics/ Dialektik)*: Biện-chứng Fáp

Negative Dialectic (Dialektik): Khước-từ Biện-chứng

Logos: Sự Biểu-thị hoặc Nguyên-lí của tư-tưởng hay lí-trí

Ontic: Nguồn-sống hay já-trị đích-thực

Ontology: Môn-học về bản-chất

Teleology: Fương-fáp học cựu-truyền tìm-hiểu nguyên-lí tất-định (cause) của thiên-nhiên.

Entelechy: Sức hay nguồn-lực sinh ra nguyên-nhân (cause)

 

*Zanh-từ “Dialektik” trong cuốn Sein und Zeit của Heidegger không tận cùng bằng chữ “s”, như trong tiếng Anh “Dialectics”. Zo đó bản Anh-ngữ cũng không có “s” (Dialectic), nhưng vẫn fải hiểu là zanh-từ. Bảng Hạn-từ và Í-niệm trên sẽ được bổ-túc thêm khi chúng ta bước vào một lãnh-vực khác trong Triết-học.

 

KÌ HAI

 

A.      Nỗ-lực từ-bỏ (Destruktion) Quan-niệm về Bản-chất (Ontology) của Lịch-sử.

 

Trước hết chúng ta cần fân-biệt hai từ Zerstörung và Destrucktion trong tiếng Đức. Cả hai chữ trên đều có ngĩa là “Đập-fá”, “Đập-tan” hay “Hủy-ziệt”. Tuy Heidegger zùng chữ “Destruktion” trong bài này, nhưng ông không có zụng-í “Đập-fá”, “Đập-tan” hay “Hủy-ziệt”. Ngược lại, chữ “Destrucktion” có ngĩa từ-bỏ Quan-niệm về Bản-chất (Ontology) của Lịch-sử (History), để truy-tầm ra “Tính-sử” (Historicity), vì quan-niệm Ontology có tính siêu-hình cổ-điển.

 

Điều trên khiến người đọc Sein un Zeit zễ hiểu lầm í của Heidegger. Thực ra, trong hai chữ đó chữ Zerstörung rất Đức và đúng ngĩa là “Đập-fá”…Còn chữ Destruktion gốc từ Latin được Heidegger zùng như chữ Deconstruction sau này chúng ta thấy nhiều trong fương-fáp fê-bình hay khai-mỡ cấu-trúc của Jacques Derrida. Trong lí-thuyết cũng như thực-hành, Derrida có nói rõ khai-mở hay fê-bình cấu-trúc là một hành-động vi-fạm (violence) cấu-trúc hay nội-zung. Nhưng  nếu không vi-fạm không thề tìm ra ẩn-số (hidden variables). Destruktion của Heidegger tuy không “đập-fá” nhưng có í “chống lại” hoặc “từ-bỏ”.

 

Vậy thì, chữ Destruktion trong tư-tưởng của Heidegger ngoài í-ngĩa “khước-từ” hay “từ-bỏ” nó còn có ngĩa “Truy-tầm Í-ngĩa về bản-chất”. Hơn nữa, Destruktion còn nhấn mạnh vào chữ Ontology, tức là fương-fáp luận trong siêu-hình học, nhằm truy-tầm bản-chất của cỗi-nguồn (bất cứ cái jì). Chúng ta sẽ bàn-thêm điểm này sau fần Biện-chứng Fáp.

 

Mới đọc qua, chúng ta có cảm-tưởng rằng i-niệm về lịch-sử của Heidegger khá gần với quan-niệm Biện-chứng Sử-quan của Hegel. Zựa vào khởi-điểm (standpoint) của hiện-tại để hiểu tính lịch-sử (historicity) trong Nguồn-sống (Sein) tôi xin tạm gọi Biện-chứng của Heidegger là Biện-chứng Ngịch-đảo để fân-biệt í-niệm này với í-niệm Khước-từ Biện-chứng (Negative Dialectics) của Adorno. Fương-fáp Biện-chứng Ngịch-đảo có thể được coi là fương-fáp luận đặt ra những câu hỏi ngược-lại, zùng minh-chứng thực-tiễn của sự-sống-đang-có-mặt-ở ngay-kia (Dasein) để biết sự có mặt của tính-sử (historicity) và Nguồn-sống/Bản-thề (Sein). Cuối cùng Heidegger đã ra khỏi Biện-chứng Fáp của Hegel một cách rất tự-nhiên, khỏi cần tranh-luận; ngĩa là, khác với niềm-tin tuyệt đối vào lí-trí (rational) tuyệt-đối trong Triết-học Lí-tưởng Đức (German Idealism) mà Hegel là một tư-tưởng ja vĩ-đại. Í-niệm về cái-đang-có-mặt (Dasein) của Heidegger zựa hoàn-toàn vào kinh-ngiệm, chứ không zựa vào thuyết chân-lí tuyệt-đối của Hegel. Bởi vậy, nhìn vào sơ-đồ sau đây, chúng ta nên đọc jòng thứ ba (B) trước rồi từ đó tiếp-tục đọc ngược lên. Như thế, chúng ta có thể tạm gọi là “cách truy-cứu về bản-chất hay về-nguồn”:

 

 

Tuy Heidegger ra khỏi í-niêm Biện-chứng Sử-quan của Hegel, nhưng ông không hoàn-toàn gạt bỏ Biện-chứng Fáp. Điều này có thể thấy rất rõ trong bài-jảng Ontologie, 1923 của ông như sau:

 

Biện-chứng Fáp cho rằng về mặt í-thức cao sâu nó hơn hẳn Hiện-tượng Luận vì:

 

1.       Theo Biện-chứng Fáp thì Hiện-tượng Luận chỉ mới có khả-năng nắm bắt được í-thức một cách trực-tiếp (cái vỏ bên-ngoài). Í-thức trực-tiếp ấy cần fải hiểu rõ sự-kiên (bekannt). Song le, cái gọi là í-thức (Erkennen) vẫn còn xa tắp mù khơi. Zo lẽ đó, Hiện-tượng Luận chưa thể đạt tới cái biết trực-tiếp ở lãnh-vực cao hơn. Điểm tốt nhất của Hiện-tượng Luận là đã nhìn ra cái vỏ của Tinh-thần ở jai-đoạn í-thức ban đầu. Trong khi ấy cỗi-rễ của Tinh-thần chỉ có Tinh-thần biết nó mà thôi và đó là điều Hiện-tượng Luận không sao biết được.

 

2.       Hơn nữa, bàn về tính trung-thực và cao hơn của í-thức thì chỉ có Biện-chứng Fáp mới có khả năng đi sâu vào những jì ra ngoài lí-trí hơn là zùng fương-fáp Hiện-tượng Luận. Cái ra ngoài lí-trí là cái vừa cao lại vừa có tính siêu-hình.

 

Heidegger xác định rằng Hiện-tượng Luận là jai-đoạn khởi-thủy của í-thức nếu zựa trên tiến-trình về í-thức của Biện-chứng Fáp, ngĩa là nếu trường-hợp hiểu-biết ban đầu của Hiện-tượng Luận hoàn-toàn tuân-theo tôn-chỉ của Biện-chứng Fáp. Chúng ta không thể đi tới kết-luận khi mọi câu hỏi chưa có lời jải-đáp. Zo đó, Hiện-tượng Luận là fương-fáp nêu lên jới-hạn của í-thức hay nói một cách khác Hiện-tượng Luận jả-thiết về một điều có thể biết được mà thôi. Điếu này được thảo-luận rất rõ ràng trong cuốn Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes của Husserl (bản Việt-ngữ của Nguyển Quỳnh, Quantic Universe, USA, 2006).

 

Cứ cho Biện-chứng Fáp là fương-fáp cao hơn hay bỏ xa Hiện-tượng Luận vì Biện-chứng Fáp có khả-năng nâng cao í-thức, Heidegger vẫn có câu hỏi về nền-tảng của lí-trí zựa trên những í-niệm về “tính-thể” (form-content) và về “hữu-hạn với vô-biên” (finite-infinite) nếu trường-hợp lí-tính (rationality) đi cùng với cái không-lí-tính (irrationality) [Xin hiều Irrationality rất khác với Illogicality/fi-lí hay vô-lí], như trường-hợp Thẩm-mĩ. Thẩm-mĩ là cái không có lí-tính. Thế thì, theo Heidegger lí-tính có jới-hạn vì không thể bàn tới được những vấn-đề hoàn-toàn trống rỗng. Chữ “trống rỗng” ở đây fải hiểu là cái chúng ta không thấy được chứ không fải là cái “không-có-nội-zung”, ví-zụ nội-zung không hiện ra rõ rệt hay không thể ziễn-tả bằng lời vì kinh-ngiệm Thẩm-mĩ luôn-luôn chập-chờn như khoảnh-khắc.

 

Nhân tiện nhắc tới trường-hợp của Thẩm-mĩ, chúng ta nên xét qua Triết-học Thẩm-mĩ của Hegel. Như Adorno đã nhận định rât xác đáng là Thẩm-mĩ của Hegel không theo đúng con đường Biện-chứng Fáp mà Hegel đã nêu rõ trong các sách của ông. Đó là chưa kể đến vấn-đề Hegel không nhìn ra sự có mặt của nhiều vấn-đề độc-đáo, khiến cho sau này nếu Hegel có hiệu-đính cũng đã muộn rồi (T. W. Adorno, Aesthetic Theory, t. 471). Cũng theo Adorno, zùng thuyềt  Thẩm-mĩ zựa trên Biện-chứng Fáp ở thời đại-mới để lập ra môn Siêu-hình Học ngiên-cứu về tinh-thần là một điều không ổn. Adorno nhận thấy lí-thuyết Thẩm-mĩ của Kant thích-hợp hơn ở thời-đại chúng ta (Thế-kỉ 20) bởi vì Kant tìm cách fối-hợp í-thức thiết-iếu với những jì còn tiềm ẩn (cái rõ-ràng và cái u-ẩn). Ngĩa là tiến-trình của Thẩm-mĩ jống như mù-lòa, từ trong bóng tối bước ra rồi đễ mặc cho sự-vật quyết-định. Sự-vật ở đây là cảm-quan có tính quyết-định của cảm-quan, chứ không fải zo suy-tư Biện-chứng mà ra.    

 

Heidegger luận rất đúng là khi đương đầu với cái-không-trưng-ra-lí-tính (negative fashion as something irrational), thì Biện-chứng Fáp trở thành mù-tịt chỉ vì zữ-kiện thiết-iếu (decisive factor) không fải là cái nhìn căn-bản rõ-ràng hướng về nội-zung. Hai chữ nội-zung viết ngiêng theo Heidegger vì theo Heidegger nội-zung chính là lí-tính căn-bản. Lí-tính căn-bản ấy fải luôn luôn đúng (tests itself) và chứng tỏ rằng tự nó là minh-chứng không cần cái jì khác chứng minh cho nó. Để được như thế lí-tính căn-bản fải hướng về nội-zung chứ không hướng về Biện-chứng. Đây chính là một trong những điểm quan-trong cho Adorno lập ra thuyết Khước-từ Biện-chứng (Negative Dialectic).

 

Chắc chắn Adorno đã thấy Heidegger đúng, trong trang 36, với nhận xét thế này: “Bảo rằng một fương-fáp Biện-chứng có nội-zung fong-fú về nhiều hiện-tượng trong cuộc-đời mà trên thực tế fương-fáp ấy lại đóng-góp qúa ít vào vấn-đề xét-lại tính-chất cụ-thể của hướng-đi Biện-chứng thế thì hướng đi của Biện-chứng “sai” khi đối ziện với một vấn-đề trong cuộc-sống.”

 

Thực ra, trong Triết-học, Biện-chứng Fáp luôn luôn cần sự hỗ-trợ của nhiều fương-fáp khác. Chúng ta chỉ cần nhìn vào luận-lí của Hegel thì rõ. Luận-lí của Hegel zựa vào luận-lí cựu-truyền rồi xuất-hiện một cách qúa vội-vàng. Zầu sao, chính Hegel cũng đã nhấn mạnh rẳng fương-fáp luận-lí của ông là fương-fáp của Plato và Aristotle, vốn có sẵn nội-zung vô-cùng quan-trọng và là điều-kiện cần-thiết cho tiền jả-thiết (presupposition). Nhưng Hegel vẫn không nói rõ fương-fáp trình-bày kiến-thức trong khoa luận-lí của ông.

 

Thế thì, Biện-chứng Fáp không có nền-tảng vững vàng (lacks radicality) vì không đúng tinh-thần Triết-học trong hai í-ngĩa: cần thực-tiễn và fải có khả-năng hiểu rõ vấn-đề đã an-bài. Nếu zùng Biện-chứng Fáp của Hegel chúng ta sẽ thấy fương-fáp này còn non iếu nên nó sẽ làm hỏng tinh-thần sắc bén của Triết-học. Zo lẽ ấy, Brentano là người đầu tiên châm ngòi cho Hiện-tượng Luận đã nêu rõ “Tinh-thần Lí-tưởng Đức (German Idealism) – mà Hegel là một nhân-vật chính trong trường-fái ấy – là sự suy-toái nặng-nề nhất trong Triết-học.” Sau này các học-jả ủng-hộ thuyết Khước-từ Biện-chứng Fáp của Adorno, đều fân-tích kĩ những sai-lầm trong Biện-chứng Sử-quan của Hegel. Trong khi Heidegger công nhận khoa luận-lí của Hegel rất đáng kể, một fần vì cả hai đều hướng-về lẽ Tinh-thần (Geist), coi đó là căn-bản của Siêu-hình học mới, nhưng chính luận-lí của Hegel không chuyên-chở nồi tính mâu-thuẫn (contradiction) trong Biện-chứng Fáp của Hegel, nên trong thực-hành Biện-chứng Fáp của Hegel không thành công. Theo Hegel, Biện-chứng Fáp của ông – còn được gọi là Khoa-học của Triết-học – ziễn-ra trong một vòng tròn, thường được gọi là “Vòng biện-chứng”. Hegel đã viết như sau:

 

“Trong Vòng biện-chứng ấy, bất cứ cái jì cũng có cái-trước (predecessor), và cái sau (successor). Triết-học về lẽ Thiên-nhiên (Nature) của tôi trong cuốn Encyclopedia fải hiểu là Thiên-nhiên chỉ có một vòng-tròn nằm trong đại-thề. Ngĩa là Thiên-nhiên hiện ra từ cõi-nguồn vĩnh-cửu (Eternal Idea), hay buổi sáng-tạo ban-đầu (Khai-Thiên, Lập-Địa), Như vậy, rõ ràng fải có Thiên-nhiên rồi mới có nguyên-nhân (cause/foregoing).” (Hegel, Introduction (Encyclopedia).

 

Câu hỏi cho Hegel là Khoa-học về Thiên-nhiên theo chủ-ngiệm nào thực-sự cho thấy lẽ “thiết-iếu/necessity” nầy-sinh ra cái gọi là Thiên-nhiên? Rõ ràng, Khoa-học về Triết-học của Hegel còn đắm chìm trong Thần-học, khiến cho tư-tưởng của Hegel (Biên-chứng Fáp) trở thành méo mó, cho nên con người Mác-xít theo suy-tư của Hegel  không tính ra nổi vận-hành vòng Biện-chứng của Hegel, để chứng-minh cho thuyết Zuy-vật Biện-chứng (Xin đón đọc, Nguyễn Quỳnh, Đọc và Fê-bình Hiện-tượng Luận và Thuyêt Zuy-vật của Trần Đức Thảo (Đức-Thảo).

 

Nếu nhìn tư-tưởng của Hegel theo fương-fáp Teleology/Bàn-về Lẽ Tất-định của Thiên-nhiên, thì suy-tư của Hegel có fần hợp-lí, nhưng chỉ hợp-lí ở Tiền Jả-thiết (Presupposition) mà thôi. Với điều-kiện “Tiền Jả-thiết” fải đứng vững (constant) để cho cái gọi là tư-tưởng có tính tất-định (universal) hay rõ-ràng và trở thành cụ-thể. Nói khác đi, “Tiền Jả-thiết” muốn trở thành cụ-thể fài ra khỏi tất-định để trở thành những trường-hợp cụ-thể rồi mới trở thành nguyên-lí (principle). Tuy nhiên, khi trở thành những trường-hợp cụ-thề, thì “cong-thức/formula” của Hegel lại rất mơ-hồ vì nó lẫn-lộn với í-ngĩa Tinh-thần (Geist), hay nói chung là suy-tư theo kiểu Thần-học. Suy-tư theo kiểu Thần-học là lối ziễn-jải theo í-niệm lấy đức chí-tôn làm khuôn mẫu, chẳng hạn “Theo Vua thì vua ví như Chúa (the Christ), hay ví như Mặt trời có Thái-zương Hệ. Áp-zụng suy-tư theo lí-tính này vào cơ-cấu chính-trị và xã-hội thì zân là thành-fần thấp, theo kiểu “con Vua thì lại làm Vua, con nhà Sãi-chùa lại quét lá đa.” Suy-ngĩ thế không fải là lí-tính theo Tam Đoạn-Luận – Hegel gọi là “The Tree “Logical Moments”, vì Tiền Jả-thiết (pesupposirion) không rõ ràng, nên chúng ta chỉ thấy một fần rất nhỏ và rất hình-thức của Tiền Jả-thiết (subsumption) trong Triết-học của Hegel mà thôi.

 

Áp-zụng luận-lí của Hegel vào Biện-chứng Fáp là một điều không ổn, cho nên, Marx đã không tiếc lời chê Biện-chứng Fáp của Hegel trong cuốn Fê-bình Lí-thuyết về Nhà-nuớc của Hegel. Các nhà Mác-xít hiện nay vì không đọc kĩ cuốn sách này, và vì khi đọc kĩ Hegel lại không biết bỏ Tiền Jả-thiết, cho nên, nên trong ứng-zụng Biện-chứng Fáp của Hegel hóa thành vô-ngĩa (senseless), i-như một thứ trò chơi chính-trị trong fòng-khách mà thôi.   

 

Chúng ta sẽ có zịp bàn thêm về Biện-chứng Sử-quan của Hegel. Ngay bây jờ chúng ta nên xét đến khoa luận-lí của Hegel vì nó chính là nền-tảng cho Biện-chứng Fáp của Hegel. Theo nhận xét rất xác-đáng của Rosenthal trong bài “Interventions: Hegel Decode” trong Historical Materialism 9: Research in Critical Marxist Theory, năm 2001, trang 124 – 136, thì luận-lí của Hegel (ảnh-hưởng của Plato và Aristotle) tuy khởi đi từ cơ-cấu jản-zị nhất nhưng cũng rất trừu-tượng, mang nặng tính bất-định (indetermination), nên Hegel gọi nó là lẽ-sống (sein/being) tinh-ròng (pure). Thế rồi, cũng theo Hegel, qua những nỗ-lực truy-tầm, tính bất-định trở thành tất-định (determinate) trong tinh-thần luận-lí. Nói một cách khác, tính tất-định (determitate) từ tính bất-định (inderterminate) mà ra cho nên Hegel đã viết rất rõ rệt thế này: “Từ chúng sinh ra chúng hay là một tiến-trình rất cần-thiết để tự ra đi vì có sự xung-đột hay mâu-thuẫn (self-sublating) jữa bất-định và tất-định.”

 

Vậy thì lẽ-sống (sein/being) không sinh ra jì hết mà ngược lại vì căn-bản jống nhau nên tất-địnhbất-định trở thành đối-ngịch đến độ chúng fải ra đi để sống còn hay để trưởng-thành  (sublated in becoming), thế rồi, tất-địnhbất-định đứng-lại-cùng-nhau (unity) và trở thành lẽ-sống rõ-ràng (determinate) hay trở thành một cái jì đó có liên-hệ jữa cái này và cái khác. Chúng ta gọi sự-đứng-lại-cùng-nhau-ấy sinh ra lẽ-sống-cho-chính-mình, và còn tiếp-tục sinh-ra.

 

Chính Hegel cũng đã viết thế này: “Tiến-bộ đi xa hơn nữa để tạo ra lúc ban-đầu gọi là lẽ tất-định tuy xa nhưng vẫn gần. Đi xa hơn để cho bất-định trở thành tất-định là “vòng biện-chứng” của Hegel.”   

 

Chúng ta sẽ trở lại đề-tài này khi đọc và fê-bình Hiện-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng của Trần Đức Thảo (Trần Đức-Thảo). Bây jờ chúng ta lắng nge kết-luận của Heidegger: 

 

Để đúc-kết lại những jì vừa được trình-bày ở trên, chúng ta thấy rằng câu hỏi liên-quan jữa Biện-chứng Fáp và Hiện-tượng Luận fải là mục-đích rõ ràng của Triết-học. Nói rõ hơn đó là việc làm cụ-thể khi đặt ra câu-hỏi và làm thế nào để biết đó là câu hỏi đúng. Biện-chứng Fáp không có khả-năng làm chuyện đó vì fương-fáp này không có khả-năng nắm vững vấn-đề cụ-thể, và cũng không có khả-năng nắm trọn vấn-đề, cũng như thiếu khả-năng trưng ra những jới-hạn của vấn-đề. Câu hỏi có đường-hướng rõ-ràng của Triết-học không fải là cách suy-tư tàm-tạm vụ vào hình-thức. Suy-tư như thế là một chủ-trương ù-lì và fiến-ziện (Dilettanism), mà Heidegger trình bày rất rõ trong bài jảng khóa Mùa Đông, có tên là Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles (1921 – 1922).

 

Theo Heidegger, mọi vấn-đề thoát ra từ trọng-tâm của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) đều zựa trên kinh-ngiệm hay hiểu-biết về lẽ-sống (ontic) của Cái-đang-có-mặt-ở-ngay-kia, trong không-jan  và thời-jan của nó, tức là Dasein. Heidegger nhắc lại: Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của Cái-đang-có-mặt-ở-ngay-kia (Dasein) cho thấy rõ í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thề (Sein) chính là thời-jan vô-thường hay khoảnh-khắc lung-linh. Điều này cũng đúng với thời-jan khoảnh-khắc trong Vật-lí (Khoa-học). Chỉ có một điều khoa-học không bàn được tới chuyện siêu-hình và con người hay nhân-bản.

 

Zựa trên í-niệm thời-jan là khoảnh-khắc trong Nguồn-sống/ Bản-thể (Sein), Heidegger nhìn lịch-sử  là tính tất-định hay rõ-ràng (determination) có trước những biến-cố lịch-sử ở thế-jan. Ngĩa là lịch-sử là một sự xuất-hiện bừng-sáng (constitution) của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) nằm trong Cái-đang-có-mặt-ở-kia-trong-thời-jan-và-không-jan (Dasein). Muốn hiểu rõ í-niệm “constitution” là sự xuất-hiện bừng-sáng, chúng ta fải đọc kĩ í-niệm này trong triết-học của Husserl theo đó “constitution” có ngĩa là mở ra toàn vẹn, linh-động và khách-quan đã  được Heidegger triệt-để khai thác. [Chữ “constitution” khi hiểu là “hiến-fáp” là tinh-thần mở ra rõ-rệt và liên-tục mở ra trong vận-hành (process). Cho nên “hiến-fáp/constitution” cũng có ngĩa là “nguồn-sống” chứ không fải là chữ-ngĩa hay í-niệm “vô-hồn”.]

 

Heidegger nói thêm: lịch-sử là nền-tảng jống như qui-luật (discipline) của “lịch-sử thế-jan” cho tất cả những jì xảy ra trong lịch-sử. Như vậy, lịch-sử chính là Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) rõ ràng. Bởi vậy Cái-đang-có-mặt-ở-ngay-kia-trong-không-jan-và-thời-jan (Dasein) luôn luôn là cái đã an-bài. Sau này, trong tác-fẩm  Ontologie (Hermeneutik der Faktizität, 1923), Heidegger bàn thêm nữa về í-niệm lịch-sử chính là Dasein, tức Cái-đang-có-mặt-ở-kia, như sau:

 

“Hiện-tượng hay nhận-thức về “cái trống-không/empty” khiến chúng ta “fải nhìn ra mọi thứ” bởi trong “không” fải có cái jì. Theo Heidegger, nhận-thức về cái trống-không là đi tìm qúa-khứ của lịch-sử. Câu này có ngĩa là sự tò-mò của chúng ta đưa chúng ta đi theo sự-kiện cụ-thể của lich-sử. Đọc Sein und Zeit chúng ta không thể lướt qua hai chữ “determination” và “historicity” trong câu: “As a determination, historicity is prior to what is called history (world-historical occurences)” trong trang 63 của cuốn Sein und Zeit. Như ở trên, “determination” nên hiểu là “tất-định” zo minh-chứng cụ-thề (fact) trong í-ngĩa Cái-đang-có-mặt (seindes) tạo ra, để tránh hiểu lầm với thuyết định-mệnh (determinism). Trong thuyết định-mệng chữ “determination” hiều theo ngĩa thần-học, tức là niềm-tin của tôn-jáo: “Mọi-sự đã an-bài hay đã có số-fận”.

 

Theo Heidegger, mọi truy-tầm hay ngiên-cứu tìm hiểu về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) đều mang kinh-ngiệm về lẽ-sống (ontic) đang-có-mặt (Dasein), và Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của Cái-đang-có-mặt (Dasein) chính là thời-jan lấp-loé (nên lưu-í thời-jan lấp-loé, vô-thường, ngay cả khi chúng ta nói “ngừng ở đây”). Như vậy, khoảnh-khắc hay thời-jan-lấp-loé tạo điều-kiện cho tính-sử (historicity), tức là muốn tìm bản-chất của lịch-sử chúng ta fải vào thời-điểm khi zữ-kiện (fact) của lịch-sử thành-hình, từng jây fút, theo tính-toán, zi-động, và đổi-thay trong zòng chuyển biến của tư-tưởng và hành-động. Với người Việtnam, chúng ta có thề hình-zung ra tính-sử tức thời-jan lấp loé qua mọi zữ-kiện xảy ra liên-tục, ví-zụ trong trận Đống-đa, 1789 cũng như cuộc Tổng Công-kích mùa Xuân, 1975. Hoặc chúng ta cũng có thể hình-zung ra tính-sử tức thời-jan lấp loé (khoảnh-khắc) của biến-cố trong những câu thơ sau. Những chữ gạch zưới miêu-tả thời-jan khoảnh-khắc.

 

Hồn tử-sĩ jó ù ù thổi,

Mặt chinh-fu trăng zõi zõi soi.

……

eo óc gáy sương năm trống

Hòe fất-fơ rủ bóng bốn bên,

Ngoài tường thước chẳng mách tin

Trong màn nhường đã có đèn biết chăng.

Chinh-fụ Ngâm

 

Fan Huy-Ích (chép theo Chinh-fụ Ngâm Bị-khảo, Minh-Tân, Paris 1953 của Hoàng Xuân-Hãn)

 

Ví-zụ rất độc-đáo về không-jan và thời-jan khoảnh-khắc trong văn-học Nam-Việt ở cuối thế-kỉ 20 là hai bài thơ của Bùi-Giáng (Bùi-Jáng), như sau:

 

Liễu ban-sơ, hạnh ngân-zài,

                              Cổng-sô còn vọng điệu tài-tử qua.           

 

Thời-điểm (không-jan, thời-jan, biến-cố) được trình-bày như đứng lại cho í-thức Cái-đang-ở-kia (Dasein) hay sự-kiện-đang-ở-kia (Dasein) có mặt (Parousia/ Ousia hay presence/present) như sau:

 

Chào nhau ở jữa con đường,

Mùa xuân fía trước, miên-trường fía sau.

Tóc xanh zù có fai mầu

Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

 

Xin chào nhau jữa lúc này,

ngàn năm đứng ngó cây cối và

trời mây xuống lân-la,

Bên bờ nước có bóng ta với người.

 

Xin chào ở jữa bàn tay,

Có năm ngón nhỏ fô bày ngón con.

Thưa rằng những ngón thon thon,

Chào nhau một thủa vẫn còn nhớ nhau.

 

Xin chào ở jữa làn môi,

Có hồng tàn lệ khóc đời chưa cam

Thưa rằng bạc-mệnh xin kham,

Jờ vui bất-tận xin làm cỏ cây.

 

Xin chào nhau jữa bụi lầy,

Nhìn xa có záng bóng mây ngiêng đầu.

Hỏi rằng, “Người quê đău?”

Thưa rằng, “Tôi ở rất lâu quê nhà!”

Hỏi rằng, “Từ bước chân ra,

Vì sao có jó zàn xa zặm zài?”

Thưa rằng, “Nói nữa là sai,

Mùa xuân đang đợi gót ai đi vào?”

Hỏi rằng, “Đất Trích chiêm bao,

Xá jì ngẫu nhĩchào đón nhau!”

Thưa rằng, “Li-biệt mai sau,

trùng-ngộ jữa muôn mầu Nguyên-xuân.”

 

Chào Nguyên-Xuân

Bùi-Giáng (Bùi-Jáng)

 

Cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein), trong trường-hợp suy-thoái của kinh-tế USA, xét theo tính-sử (historicity) fải bao gồm nhiều con toán áp zụng vào (to square) từng jây fút jằng-co jữa những thế cờ như: a) vay thêm nợ (debt ceiling), b) cắt chi-tiêu (cut spending), hoặc c) chấp-nhận thất-bại nên bắt buộc fải ngưng trả tiền cho xã-hội và quân-đội (default) để sống còn. Dasein hay Cái-đang-có-mặt-ở-kia gồm ba thành-fần (a,b,c) tức là ba cách suy-tính  (interpretations) và ba cách áp-zụng (squaring-up and squaring-with). Nói cho cùng “Sống-ở-kia”/Dasein là liên-tục suy-tính –điều-ngiên cho đúng, gỡ rối cho đúng và fân-tích cho đúng để tiến thủ và biện-hộ, như một bài toán có cách tính fải “square” cho đúng luận-lí, nhưng không bảo đảm “đúng” trong thực-tại. Bởi thế, Heidegger đã luận về Cái-đang-có-mặt-ở-kia/Dasein có thói quen biện-minh cho chính nó (interpretation) và vươn lên theo biện-minh của nó. Hiểu như thế tức là biết những cái jì đúng là Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của Cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein). Trở lại nhìn vào cơn khủng-hoảng hiện-nay của kinh-tế USA, tức là nhìn vào tính-sử (historicity) chứ không chỉ nhìn vào cách gi-chép sự-kiện (history), ví-zụ:  ngày August 01, 2011. Vậy thì, những iếu-tố (possibilities) có trong Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) đã có qúa-khứ của chính Nguồn-sống. Quá-khứ này hiện ra theo thứ-lớp hay tiến-trình fát-triển từng thế-hệ (“generation”) của Nguồn-sống, cho nên qúa-khứ ấy không theo Cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) mà fải nói “nó luôn luôn có mặt” trước Cái-đang-ở-kia (Dasein), ngĩa là sự suy-thoái của kinh-tế USA đã manh nha từ lâu, nếu ta trở lại jòng lịch-sử, đặc biệt trong hai nhiệm-kì của Bill Clinton.

 

Tính-sử căn-bản của Cái-đang-ở-kia (Dasein) vẫn có thể bị che đậy. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy tính-sử của nó và khai-thác nó ra. Theo Heidegger, Cái-đang-ở-kia (Dasein) [ở đây Dasein có ngĩa là con-người-đang-ở-kia] có khả-năng tìm-tòi, zuy-trì và khăng-khăng bám vào truyền-thống. [Chúng ta sẽ bàn đến sự khai-mở và truyền-bá của truyền-thống trong một chuyên-luận riêng.] Để làm việc đó, Cái-đang-ở-kia (Dasein) đặt ra câu-hỏi và truy-tầm lịch-sử. Nhưng để là một khoa-học, sử-học fải là tính-sử để tìm tòi Cái-đang-ở-kia (Desein). Và như thế Dasein zo tính-sử mà ra bởi vì tính-sử có Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) riêng của nó. Nói gọn và rõ hơn, Cái-đang-ở-kia hay con-người-đang-ở-kia (Dasein) là kết-qủa nằm trong không-jan, thời-jan và mọi hoàn-cảnh của tính-sử (historicity). Những zữ-kiện, tình-cảm và không-jan trong mấy vần thơ trên  cũng không ra khỏi thời-jan của tính-sử.

 

Heidegger viết rõ hơn trong trang 64: “Nếu Cái-đang-ở-kia (Dasein) có khả-năng trình-bày sự có mặt của nó thật rõ-ràng (perspicuous) thì nó mới có thể tìm ra í-ngĩa về lẽ-sống ngay lúc này (existentiality) của nó, và như thế nó mới tàm tạm hiểu được í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Khi khả-năng đi sâu vào tính-sử của Cái-đang-ở-kia (Dasein) đã rõ ràng thì mặc nhiên tiếp theo đó sẽ là câu hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Một câu hỏi quan-trọng và thiết-iếu như thế cần đến hai fương-fáp: a) Ontic – tức là fương-fáp tìm-hiểu já-trị đích-thực, và b) Ontological – tức là fương-fáp truy-tầm bản-chất. Như vậy, câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein) là câu hỏi về Cái-đang-ở-kia (Dasein) trong khỏanh-khắc (temporality) và trong tính-sử của Dasein.” I như biểu-đồ Biện-chứng Ngịch-đảo mà tôi đã trình-bày ở fần đầu của đọan A.

 

Cái-đang-ở-kia hay con-người-đang-ở kia (Dasein) và vấn-đề Truyền-thống trong thế-jan.

 

Nếu Cái-đang-ở-kia hay Con-người-đang-ở-kia biết về ngĩa-sống (existentiality) và đặt ra câu hỏi về Nguồn-sống (Sein) thì con-người có khả-năng lựa-chọn và làm chủ đời mình. Khốn thay sự thức-tỉnh đó lại bị Truyền-thống jam-cầm. Heidegger viết rõ hơn: Con-người-ở-kia (Dasein) bị lôi cuốn vào Truyền-thống. Truyền-thống tước bỏ khả-năng làm-chủ và lựa-chọn của con người. Truyền-thống lấy đi cái hiểu-biết chân-thực về NGUỒN của Dasein hay Con-người-đang-có-mặt-ở-kia, tức là lấy mất đi Sự Hiểu-biết về Truy-tầm Bản-chất (Ontological understanding).

 

Như vậy, Truyền-thống ngự-trị tất cả và chỉ bố-thí tí nào hay tí đó mà thôi. Cái jì Truyền-thống để lại hay truyền lại cho (hậu-thế/con-người) chỉ là hình-thức zễ-hiểu bề ngoài, chứ không cho fép con người trở lại suối-nguồn nguyên-thuỷ, là nơi sinh-ra những í-niệm và những fạm-trù cơ-bản. Truyền-thống làm chúng ta quên mất cội-nguồn (provenence) và kìm-hãm chúng ta khi chúng ta có í-thức muốn trở về điểm ban đầu. Cho nên, Heidegger đã viết rõ ở trang 65: “Truyền-thống làm tiêu-ma hay cướp đi (uproot) Tính-sử của Cái-đang-ở-kia/hay con-người-đang-sống-ở-kia (Dasein) và chỉ để lại cho con-người-ở-kia những cái vỏ bề ngoài của sự-thực, những đường-hướng ù-lì, những đức-tin cố-định triết-lí viển-vông vào những nền văn-hóa xa-vời và lạ-ngoắc để con người quên mất nền-tảng của chính mình. Cuối cùng, mặc zù thích-thú và đam-mê vào lịch-sử để có một tinh-thần fân-tích xác-đáng theo triét-học, con-người-ở-kia (Dasein) không còn hiểu được những jì là căn-bản để đưa người đó trở về với qúa-khứ tìm cho ra fương-thức uyển-chuyển sáng-tạo.”

 

Ngay từ những trang đầu của chuyên-luận Sein und Zeit, Heidegger đã nhận-định rằng chúng ta chưa hiểu í-ngĩa của Nguồn-sống/ Bản-thể (Sein), chưa biết cách đặt câu hỏi, và còn quên luôn cả cỗi-rễ “Siêu-hình”. Heidegger trở lại cỗi-rễ Siêu-hình Học như sau: Môn-học về Bản-chất (Ontology) và lịch-sử môn-học này của người Hi-lạp xuyên qua những đổi-thay về quan-niệm cho tới Triết-học ngày nay, cho thấy cái-đang-có-mặt-ở-kia hay con-người-ở-kia (Dasein) hiểu nó và cũng hiểu rõ Nguồn-sống trong í-ngĩa chung chung là “Thế-jan”. Theo đó Môn-học về Bản-chất (Ontology) bị Truyền-thống bóp ngẹt. Truyền-thống biến Bản-chất (Ontology) trở thành một í-niệm vật-chất tầm-thường, ví-zụ trong Triết-học của Hegel. Thế là Fương-fáp Học về bản-chất (Ontology) của người Hi-lạp đã chết để trở thành jáo-điều cứng nhắc trong Thời Trung-cổ. Tuy nhiên, fương-fáp của jáo-lí suy-tàn này chỉ là cách ráp-nối những iếu-tố trong Truyền-thống lại với nhau để tạo-thành môn-học mà thôi. Trong sự vay-mượn hay chắp vá fương-fáp suy-ziễn về Nguồn-sống/ Bản-thể (Dasein) của Hi-lạp fương-fáp này có đôi-chút tiến-bộ. Ví-zụ, trong khuôn-mẫu Kinh-điển (scholastic) của nó, thì Fương-fáp Học về Bản-chất (Ontology) của Hi-lạp đã tạo-nên một biến-thể quan-trong gọi là Bàn-cãi Siêu-hình (Disputationes metaphysicae) của Suarez, biến nó trở thành một thứ Siêu-hình Học và một thứ Triết-học có í-thức cao hơn  trong thời mới, ảnh-hưởng đến cả nền-tảng luận-lí của Hegel.  

 

Những khám-fá nhằm hiểu-biết các khía-cạnh của Nguồn-sống/Bản-thể (Dasein) trong lịch-sử đã rõ ràng, ví-zụ cái-ta i-thức (ego cogito) trong Triết-học của Descartes. Nhưng vì Triết-học của Descartes thiếu câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) nên ba iếu-tố như: lí-tính, cá-nhân, và tinh-thần vẫn chưa được jải-đáp. Trong khi ấy nội-zung xét theo thể-loại của fương-fáp tìm-hiểu bản-chất (ontological) trong triết-học cựu-truyền (truyền-thống) lại được chuyển sang những lẽ-sống (sein) hoặc là theo hình-thức (formalizations) với những jới-hạn fản tiến-bộ (negative) hoặc là theo fương-fáp biện-chứng cũng zựa vào cách fân-tích bản-chất cựu-truyền (ontological interpretations).

 

Theo nhận xét của Heidegger, mục-đich đặt ra câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) là làm sáng tỏ lịch-sử của Nguồn-sống, làm cho Truyền-thống bớt khô-cằn (sclerotis) và làm tan đi những bóng mây mù. Chúng ta gọi fương-fáp này là cách bỏ-đi (đập-tan/Destruktion) nội-zung của Truyền-thống của fương-fáp tìm-hiểu bản-chất theo lề-lối cựu-truyền (ancient ontology). Fương-fáp bỏ (Destruktion)Truyền-thống cũ có đường-hướng rõ ràng khi chúng ta nêu lên câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein). Nền-tảng của fương-fáp ấy (Destruktion) zựa trên kinh-ngiệm mới nhất về cỗi-nguồn để júp chúng ta thấy Nguồn-sống/Bản-thể (Sein).  

 

Trưng ra hay chứng-minh cho thấy điểm ban đầu (provenance) của những í-niệm tìm-hiểu bản-chất (ontology) là xét lại cho rõ ‘jấy khai-sinh” (cỗi-nguồn) của những í-niệm ấy có thật hay không. Tìm-hiểu này cho chúng ta thấy minh-chứng ấy chẳng zính-záng jì tới những liên-hệ không tốt vì chúng là những í-niệm đã iếu zần nên không có khả-năng truy-tầm bản-chất. Sự từ bỏ (Destruktion) qúa nhỏ bé như thể chỉ tổ khiến chúng ta zễ lãng-quên những jì làm chúng ta bực-minh với Truyền-thống tìm-hiểu bản-chất (ontology) mà thôi. Đúng ra, chúng ta cần trưng ra những điều tốt trong Truyền-thống. Điều tốt là những điều júp chúng ta sửa lại những biên-cương [sai-lầm] của Truyền-thống. Như vậy, Heidegger nê gi rõ ngay lúc này là Truyền-thống có hai loại: Truyển-thống tốt (positive/radical) và Truyền-thống xấu (negative/pernicious).

 

Theo Heidegger, những điểm tốt trong Truyền-thống thực sự trưng ra cơ-cấu rõ-ràng júp chúng ta đặt ra câu hỏi, và có đường-hướng sáng-sủa để chúng ta truy-tầm bản-chất. Như vậy, sự từ bỏ (Destruktion) không mang í-ngĩa khước-từ qúa-khứ. Thế thì, sự từ-bỏ này (Destruktion) không nhằm chối bỏ qúa-khứ hoàn toàn. Với í ấy, Heidegger thực-sự muốn hành-động khước-từ (negative) của sự từ-bỏ (Destruktion) chỉ có tính ján-tiếp và iên-lặng mà thôi. Í ông nói rằng nên khéo léo áp-zụng fương-fáp Destruktion và đừng biến nó thành hành-vi bạo-động.

 

Cũng theo Heidegger, sự từ-bỏ (Destruktion) lịch-sử truy-tầm bản-chất (ontology) theo Triết-học cổ-truyền là cách đặt câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Mục-đích của luận-cương này là trình-bày rõ câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein), và fương-fáp từ-bỏ (Destruktion) chỉ có thể áp-zụng vào những jai-đoạn rõ ràng trong lịch-sử mà thôi. (Zeit und Seit, trang 67).

 

Để áp-zụng fương-fáp xây-zựng (tốt) của í-niệm từ-bỏ (Destruktion) thì trước hết câu hỏi chúng ta cần fải đặt ra là ở thời-điểm nào fương-fáp truy-tầm bản-sắc (ontology) được zùng để tìm hiểu hay ziễn-jải Nguồn-sống (Sein)? Thời-điểm đó, xét theo đề-tài hay thể-loại (thematically), fải zính-liền với hiện-tượng thời-jan mà Heidegger gọi là khoảnh-khắc (temporality). Nói một cách khác, lúc chợt nhận ra Nguồn-sống (Sein). Sau đây Heidegger fê-bình fương-fáp tìm-hiểu bản-chất (ontology) trong Triết-học của Kant, Descartes, và Hi-lạp cựu-truyền. Tức là đi-từ Cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) ngược trở về điểm gần với Nguồn-sống/Bản-thể (Sein)

 

a)       FÊ-BÌNH FƯƠNG-FÁP TÌM-HIỂU BẢN-CHẤT (ONTOLOGY)

            TRONG TRIẾT-HỌC CỦA KANT

 

Thế thì, theo Heidegger, chúng ta fải đặt ra câu hỏi về những vấn-đề liên-quan đến Thời-jan Khoảnh-khắc (Temporality). Khoảnh khắc là lúc khi chúng ta chợt nhận ra Nguồn-sống như thế nào. Ví-zụ nhận ra thời-jan khoảnh-khắc trong những vần-thơ của Chinh-fụ Ngâm và vần-thơ của Bùi-Giáng (Bùi-jáng). Chính Kant là Triết-ja đầu-tiên zấn-thân vào tìm-hiểu chiều-sâu của Khoảnh-khắc. Khi zấn-thân như thế, Kant biết rõ là ông bước vào lãnh-vực khó-khăn u-ẩn (obscure area), cho nên ông đã viết trong Critique of Pure Reason ở trang 180-81 thế này: “Fương-fáp tìm-hiểu của chúng ta là nhận ra những hình-thái bên-ngoài ẩn-núp zưới chiều sâu cùa linh-hồn nhân-loại. Những hình-thái hiện ra bên ngoài ấy thực sự là những hiện-tượng hay devices, tức máy huyền-vi mở đóng khôn-lường của hóa-công (Kant zùng chữ Nature) hiện ra trước mắt chúng ta.”  Heidegger đặt ra câu hỏi là “Đã thấy thế sao Kant lại khựng lại ở đây?” Heidegger đề-ngị: “Thế thì chúng ta fải tìm-hiểu cho ra lẽ từng vấn-đề một (thematically) để biết sự biểu-thị í-ngĩa rõ ràng của Nguồn-sống (Sein). Những biểu-thị ấy là những hiện-tượng có thể cắt ngĩa được sau khi biết rõ Thời-jan Khoảnh-khắc (Temporaliy) là những fán-đoán rõ ràng theo hiểu-biết (lí-trí) thông-thường (Xin đọc lại những đoạn thơ Việt trích zẫn và ziễn-jải ở trên). Kant luận rằng mọi fán-đoán để hiểu biết hiện-tượng trong Thời-jan Khoảnh-khắc fải là việc làm của Triết-ja. Những zòng sau đây Heidegger bàn thêm về biểu-đồ ziễn-tả Thời-jan Khoảnh-khắc của Kant. 

 

Zùng fương-fáp từ-bỏ (Destruktion) chúng ta sẽ thấy vì sao Kant không bao jờ đi sâu vào í-niệm Thời-jan Khoảnh-khắc. Có hai vấn-đề: Thứ nhất, câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein) đã bị bỏ rơi. Thứ hai, thiếu fương-fáp truy-tẩm bản-chất (ontology) về lẽ-sống hay con-người-đang-ở-kia (Dasein) – hay nói theo Heidegger, vì thiếu fân-tích tình-trạng chủ-quan của vấn-đề, nên Kant lại theo fương-fáp suy-luận jáo-điều (dogmatic) của Descartes rồi quên mất những tư-tưởng tiến-bộ của mình. Thay vì coi hiện-tượng là vấn-đề cần jải-quyết, Kant lại đưa fân-tích vào hiểu-biết theo lẽ thông-thường và truyền-thống. Cuối cùng fương-fáp của Kant đã không júp Kant fân-tích hiện-tượng là iếu-tố quyết-định của Thời-jan Khoảnh-khắc trong hai í-ngĩa “cơ-cấu” và “vận-hành”. “Cơ-cấu” và “vận-hành”, theo Heidegger, mối đúng là hệ-qủa [không tốt] của truyền-thống vì chúng jam thời-jan và cái “tôi tư-zuy” trong bóng-tối, nên chúng ta không thể  nào nhìn ra vấn-đề.  

 

b)       FÊ-BÌNH FƯƠNG-FÁP TÌM-HIỂU BẢN-CHẤT (ONTOLOGY)

            TRONG TRIẾT-HỌC DESCARTES

 

Fương-fáp tìm-hiểu bản-chất (ontology) của Descartes là “Tôi tư-zuy (Cogito Sum)”. Theo Descartes Cogito Sum sửa-soạn cho một nền-tảng mới và vững vàng trong Triết-học. Nhưng ông không rõ ràng ở điểm ban-đầu của fương-fáp gọi là độc-đáo ấy, tức là hông rõ í-ngĩa của Nguồn-sống. Có tìm ra được những nền-tảng của bản-chất(ontology) về cái-tôi-tư-zuy (Cogito Sum) mới hiểu được vai-trò của sự-từ-bỏ (Destruktion) Truyền-thống và để trở về fê-fán lịch-sử  tìm-hiểu bản-chất (ontology). Điều này còn cho thấy Descartes không chỉ quên câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein) mà còn cho chúng ta thấy Descartes coi cái-tôi tư-zuy (Cogito) là tuyệt-đối, cho nên ông không cần để í tới í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) trong cái tôi (sein). Cũng chính vì cái tôi tuyệt-đối (Cogito Sum) nên Husserl, đi trước Heidegger, sau khi ca-ngợi Descartes, đã tuyên bố rõ trong cuốn Cartesianische Meditationen/ Cartesian Meditations của ông – ngay từ trang đầu – là ông fải bỏ fương-fáp chỉ-đạo zùng lí-tính của Descartes. (Xin đọc Edmund Husserl, Cartesianische Meditationen/ Suy-Tư Trong Tinh-thần Descartes. Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, Quantic Universe, USA, 2007).

 

Heidegger nhận xét rằng trong cuốn Meditations, Descartes ziễn-tả tư-zuy nòng-cốt bằng cách áp-zụng fương-fáp tìm-hiển bản-chất (ontology) của thời Trung-cổ vào cái-tôi (sein) coi đó như nền-tảng vững như thành (fundamentum inconcussum) cho nên suy-tư về cái jì riêng-tư (res cogitans) như là lẽ-sống hay fù-sinh trong í-ngĩa trừu-tượng (ens) theo bản-chất (ontology) và theo fương-fáp tìm-hiểu bản-chất (ontology) trong thời Trung-cổ. Trong thời đó, suy-tư có ngĩa là Nguồn-sống (Sein) của hữu-thể (sein) nói chung hay trừu-tượng (ens). Bởi vậy, Nguồn-sống(Sein) là sáng-tạo theo lẽ trừu-tượng (ens). Cũng theo suy-tư đó, khi nói Thượng-đế vô-biên trong ngĩa trừu-tượng (ens) là nói tới sáng-tạo con-người hay sự-kiện nói chung mà thôi (ens increatum). Như vậy, bàn-về tinh-thần sáng-tạo theo cách chỉ vào “cái jì đó được tạo ra” chính là í-niệm về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của thời Trung-cổ. Bàn như thế là mất cỗi-nguồn.

 

Fương-fáp Triết-học mới ngay từ lúc-đầu đã có tinh-thần cởi-mở, [không trói buộc vào định-ngĩa] chống lại ảnh-hưởng của hệ fán-đoán bất-công và nguy-hiểm. Trong những thời-đại về sau, nền-tảng của hệ fán-đoán bất-công này không màng tới chuyện tìm-hiểu bản-chất (ontology) theo thể-tài. Tức là không zùng trí-tuệ để fân-loại (Gemüt), và đặt ra câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Những thời-đại ấy không có tinh-thần fê-fán fương-fáp cổ-xưa về vấn-đề tìm-hiểu bản-chất (ontology). Ai cũng rõ Descartes bị ảnh-hưởng của học-thuật thời Trung-cổ (medieval scholasticism), ngay cả cách zùng từ-ngữ. Xét về mặt Triết-học, sự khám-fá học-thuật Trung-cổ của Descartes không có jì quan-trọng vì khám-fá ấy còn tối tăm zo ảnh-hưởng fân-tích bản-chất (ontology) của thời Trung-cổ, nên không có khả-năng thấy bản-chất (ontology) chính là cái ngã suy-tư cụ-thể (res cogitans). Chúng ta không thể lường được ảnh-hưởng tư-tưởng của thời Trung-cổ nặng thế nào cho tới khi chúng ta trình bày rõ ràng í-ngĩa và jới-hạn của fương-fáp tìm-hiểu bản-chất trong thời-cổ. Nhờ hiểu thế này, nên chúng ta mới có đường-hướng rõ-ràng júp chúng ta đặt ra câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein).

 

Cuối cùng, Heidegger fê-bình rằng cái-nhìn của Descartes về bản-chất (ontology) bị ảnh-hưởng của truyèn-thống Trung-cổ và của cái tôi đang sống và có í-thức (Cogito Sum) như sau: “Chỉ có i-thức từ-bỏ (Destruktion) mới cho chúng ta thấy fương-fáp từ-bỏ là cách trình bày thật rõ nền-tảng tìm-hiểu bản-chất (ontology) trong ánh-sáng của Thời-jan Khoảnh-khắc. Nhờ thế chúng ta biết cách trình-bày í-niệm cổ-xưa về Nguồn-sống (Sein) của mọi fù-sinh (sein). Í-niệm cổ đem bản-chất vào“thế-jan” mà thế-jan ấy chính là “thiên-nhiên” – hiểu theo tư-tưởng của Kant. Như thế là sai. Fải hiểu rằng Nguồn-sống (Sein) đến từ “thời-jan” chứ không fải từ “thiên-nhiên” hay “tự-nhiên”. Hiện-tượng này cho chúng ta biết í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) đồng ngĩa với Parousia hay Ousia. Cả hai từ này có ngĩa là “sự-có-mặt” (Anwesenheit). Cho nên fù-sinh và con người (sein) “có mặt” vì được gói trọn trong Nguồn-sống. Vậy nên, fù-sinh hay con người (sein) chính là cách ziễn-tả của thời-jan, và thay vì nói “có-mặt” chúng ta nên nói là lúc này đây. Lại xin độc-jả đọc lại những vần-thơ Việt trích-zẫn ở trên.

 

c)       FÊ-BÌNH FƯƠNG-FÁP TÌM HIỂU BẢN-CHẤT (ONTOLOGY)

            TRONG TRIẾT-HỌC HI-LẠP

 

Vấn-đề fân-tích bản-chất (ontology) trong tư-tưởng Hi-lạp đến từ chính cái-có-mặt-ở-kia (Dasein), trong í-ngĩa bình-thường cũng như trong í-ngĩa Triết-học. Cái-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) chính là Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của con người thể-hiện ra trong ba chữ zoon lagon echon ngĩa là khi Nguồn sống (Dasein) nằm trong fù-sinh (hữu-thể hay lẽ-sống) thì fù-sinh hay con người (sein) mới có thể thốt lên lời, theo ngôn-ngữ riêng của từng thể-loại. Rõ ràng tư-tưởng về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của Heidegger gần gũi với Plato và Aristotle. Chuyện còn lại chúng ta fải làm là đặt câu-hỏi cho đúng về Nguồn-sống (Sein) để thấu-triệt Nguồn-sống (Sein) trong Thời-jan khoảnh-khắc (Temporality).

 

Heidegger bàn đến một í-niệm nữa là Legein. Legein hiểu trong ngĩa Cáí-biểu-tượng-cho (Logos) có ngĩa như Legomenon, tức là nền-tảng hay đường-hướng júp chúng ta thấy được những cơ-cấu hiện ra của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) nằm trong fù-sinh/hữu-thể/con-người (sein). Đây chính là đề-tài đang được thảo-luận của chúng ta hôm nay. Điều này cũng cho chúng ta thấy vì sao Plato nhìn fương-fáp tìm-hiểu bản-chất (ontology) cựu-truyền như là một Biện-chứng Fáp (Dialectic). Tiếc rằng Biện-chứng Fáp là cái vớ-vẩn trong Triết-học. Aristotle cũng không hiểu chuyện này nên trước hết ông jả-thiết Biện-chứng Fáp là nền-tảng độc-đáo rồi mới vuợt ra khỏi Biện-chứng Fáp. Chữ Legein cũng như chữ noein, jản zị có ngĩa là nắm bắt được cái jì đó ngay trong chính lẽ-sống (sein) tinh ròng (Vorhandenheint) của nó. Chính Parmenides  đã sử-zụng í-niệm này để fân-tích Nguôn-sống/Bản-thể (Sein) theo Thời-jan Tinh-ròng hiện ra ngay lúc này. Thời-jan là thì hiện-tại cho mọi fù-sinh (sein) zo đó fù-sinh (sein) mới đúng là fù-sinh xét theo ngĩa hiện-tại của Ousia hay Nguồn-sống.

 

Heidegger nhận thấy Triết-học cổ Hi-lạp fân-tích Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) đến thế là hay, nhưng vẫn còn thiếu nhận-thức (cognizance) chỉ-đạo cho đường-hướng thực-hành nhất là chỉ rõ iếu-tố của thời-jan. Triết-học cổ Hi-lạp cũng thiếu hiểu biết sâu-xa về nền-tảng chân-thực của vận-hành. Triết-học ấy cũng không hiểu rằng, thời-jan mới đúng là một hữu-thể (fù-sinh/sein) trong vô-vàn hữu-thể (fù-sinh/sein). Nỗ-lực của Heidegger nhằm chứng-minh thời-jan chính là cơ-cấu của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Heidegger đặt nỗ-lực ấy vào chân-trời í-thức về Nguồn-sống hướng tới thời-jan mờ-ảo (inexplicit/implicit) và hồn-nhiên. Tuy có fương-fáp (sau đây) làm sáng tỏ nền-tảng cho câu hỏi Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) chúng ta vẫn chưa có thể nào đưa ra một lí-jải chi-tiết về thời-jan coi nó như nền-tảng tìm-hiểu bản-chất (ontology) trong Triết-học cổ-truyến, đặc-biệt ở lãnh-vực đòi hỏi sự tinh-xác và khoa-học nhất, như trong Triết-học của Aristotle. Vậy thì, chúng ta có thể thử zùng fương-fáp fân-tích thời-jan của Aristotle, vì fương-fáp này júp chúng ta thấy rõ nền-tảng và jới-hạn của Triết-học cựu-truyền về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein).

 

Heidegger nhận ra răng, chuyên-luận của Aristotle về thời-jan là bài viết chi-tiết nhất và là một hiện-tượng của thời cổ, để lại cho thế-hệ chúng ta. Bài viết ấy cũng là iếu-chỉ cho mọi ngiên-cứu khác về sau, kể cả ngiên-cứu về thời-jan của Bergson. Nhìn sâu hơn nữa, chúng ta thấy công-trình của Aristotle đã ảnh-hưởng tới hướng đi và cấu-trúc tư-tưởng của Kant. Tuy nhiên, hướng đi của Kant vẫn là ảnh-hưởng của Triết-học Hi-lạp thời cổ, trông khang khác nhưng cũng chẳng rõ-ràng.

 

Để kết-luận fần này, tác-jả - noi theo Heidegger, xin nhắc lại một lần nữa, câu-hõi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) chỉ rõ rệt sau khi chúng ta từ bỏ (Destruktion) lối suy-ngĩ về bản-chất (ontology) cổ-truyền. Có thế, chúng ta mới hiểu là chúng ta không thể nào tránh được câu-hỏi về í-ngĩa của Nguồn-sông/Bản-thể (Sein). Heidegger gọi sự-kiện này là “hồi-sinh” câu-hỏi về cội-nguồn, tức: “Nguồn-sống/Bản-thể(Sein) là jì?”. Kì tới, Chúng ta sẽ thấy vấn-đề này rõ hơn khi đọc “Fương-fáp Hiện-tượng Luận trong việc tìm ra í-ngĩa về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein)” của Heidegger.

 

August 5, 2011.

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2645
Ngày đăng: 07.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976) - Nguyễn Quỳnh USA
Cha đẻ của hai hệ phái triết học ngược chiều nhau - Lê Hải*
Cha đẻ của triết học hiện đại - Lê Hải*
Vài Chi Tiết Về Cuốn Connaissance Du Vietnam Của Hai Đồng Tác Giả Pierre Huard Và Maurice Durand Thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ - Vũ Anh Tuấn
Hồi Chuông Tắt Lửa Và Cái Nhìn Hiện Tượng Luận - Huỳnh Như Phương
Thời hoàng kim và Thời khải huyền - Hamvas Béla
Vài cảm nghĩ về thơ Thanh Tâm Tuyền - Thường Quán
Từ Hiểu biết thông thường đến Kiến thức khoa học xã hội - Lê Hải*
Thể loại văn-chương: các thể loại ngắn - Nguyễn Vy Khanh
Thơ Đường Luật Trong Dòng Chảy Của Thơ Việt Đương Đại - Bùi Công Thuấn
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)