Mary Beth Warner, Spiegel, 2/9/2011
AP
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Diễn đàn Internet này đã mở tung tất tần tật những bức mật điện ngoại giao Hoa Kỳ mà nó có.
Việc tiết lộ toàn bộ hồ sơ lưu trữ của những bức mật điện chưa được biên tập của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đã bị các đối tác trước đây của WikiLeaks lên án và bị những người biên tập của các tờ báo lớn của Đức phê phán gay gắt. Một số người buộc tội Assange là đã lạm dụng quyền lực của mình.
Diễn đàn thổi còi trên Internet, WikiLeaks, hôm thứ Sáu lần đầu tiên đã công bố khoảng 250.000 bức mật điện Ngoại giao Mỹ mà nó có trong trạng thái gốc và chưa bị kiểm duyệt của chúng.
Trong một tuyên bố đưa ra trên Twitter, WikiLeaks nói : "Chiếu một ánh sáng lên 45 năm ngành ngoại giao Mỹ, đây là lúc để công khai vĩnh viễn những hồ sơ này."
WikiLeaks có nhiều đối tác trong giới truyền thông đã công bố bản gốc một số tài liệu rò rỉ cho các site huýt còi, tên và những thông tin nhạy cảm được xóa đi. Tuần này, tin tức lộ ra cho biết rằng có một file tồn tại trên Internet, chứa tất cả các tài liệu này, nhiều cái trong số đó được phân loại là "mật" dưới dạng nguyên gốc của chúng, và có thể truy cập được bằng cách dùng một tổ hợp mã khóa (mật khẩu) thích hợp.
Hôm thứ Sáu, các đối tác truyền thông đã làm việc với WikiLeaks trong quá khứ, kể cả SPIEGEL, the Guardian, New York Times và El Pais, đưa ra một tuyên bố chung lên án quyết định tung ra những tài liệu thô [chưa qua biên tập]. "Chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định của WikiLeaks công bố những bức mật điện của Bộ Ngoại giao chưa qua biên tập, điều này có thể gây nguy hiểm cho các nguồn [cung cấp tin] các tờ báo nói trên tuyên bố.
"Việc cộng tác trước đây của chúng tôi với WikiLeaks là dựa trên những cơ sở rõ ràng rằng chúng tôi chỉ công bố những bức mật điện đã được phối hợp biên tập và những quá trình sáng tỏ...Chúng tôi không thể biện hộ cho việc công bố không cần thiết những dữ liệu toàn bộ này - chúng tôi thật sự thống nhất trong việc lên án nó."
"Quyết định công bố ngày hôm nay là của Julian Assange và chỉ một mình ông ta."
Trên Twitter và những website của nó, WikiLeaks phê phán đồng nghiệp cũ là Daniel Domscheit-Berg vì đã kết nối mật khẩu (password) với một file ngẫu nhiên để công chúng truy cập được, và trách David leigh, một nhà báo của tờ báo Anh Guardian, vì đã công bố mật khấu.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assanger và Domscheit-Berg, người Đức, cựu phát ngôn viên của WikiLeaks đã hết sức suy sụp trong những tháng gần đây. Domscheit-Berg, người đã mở diễn đàn riêng của mình, OpenLeaks, đã viết một quyển sách trong đó ông ta mô tả nhà sáng lập WikiLeaks là ích kỷ và có khuynh hướng hoang tưởng tự đại ngầm.
Assange, 40 tuổi, đang ở Anh và đeo khóa tay điện tử, vì ông tiến hành một trận đấu pháp lý chống lại ý đồ của các công tố Thụy Điển yêu cầu dẫn độ để chịu thẩm vấn trong hai vụ án khác nhau về hành vi tình dục sai trái.
David Leigh của tờ Guardian viết một quyển sách nhan đề "WikiLeaks: Bên trong Cuộc chiến của Assanger về Bí mật" trong đó ông miêu tả Assanger đã chuyển các bức mật điện cho tờ báo này, và mật khẩu nào được dùng để truy cập file của ông ta. Tờ Guardian cùng với SPIEGEL, là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên hợp tác với WikiLeaks trong việc công bố những thông tin này. Gần đây mới biết rằng mật khẩu trong quyển sách đó có thể được sử dụng để mở một file chứa những tài liệu chưa biên tập có trên mạng.
Để đáp lại, Guardian đã nói trong một tuyên bố "Thật vô lý khi cho rằng cuốn sách WikiLeaks của Guardian đã thỏa hiệp với an ninh theo bất cứ cách nào. Cuốn sách của chúng tôi về WikiLeaks được xuất bản tháng Hai vừa qua. Nó có chứa mật khẩu, nhưng không có chi tiết nào về vị trí của các files, và chúng tôi được người ta bảo rằng nó là một mật khẩu tạm thời có thể hết hiệu lực và bị xóa đi trong vòng vài giờ."
Leigh nói với hãng tin AP rằng những cáo buộc chống lại ông là "vớ vẩn phí thời gian"
Hôm thứ Sáu, trước khi tin loang ra rằng WikiLeaks đang công bố những mật điện chưa biên tập trên mạng, các nhà bình luận Đức nhắm vào WikiLeaks và Assanger. Họ cho rằng hậu quả tệ hại nhất của việc các tài liệu này có trên mạng là mối nguy cho những nguồn tin ngoại giao cẩn mật của Hoa Kỳ mà tên tuổi bây giờ bị lộ ra trước công chúng.
Tờ Financial Times Deutschland (Thời báo Tài chính Đức) viết:
"Lịch sử của WikiLeaks chứng tỏ rằng một diễn đàn điện tử không thể thay thế cho sự tiếp xúc có trách nhiệm với các nguồn tin. Site này hứa phá vỡ kiểm soát của kẻ mạnh thông qua hiểu biết nội tình, và để đạt được dân chủ và minh bạch nhiều hơn qua việc bộc lộ của những tài liệu rò rỉ. Nhưng số lượng các tài liệu quá lớn vượt qua chất lượng của chúng, và người đọc phải rà tìm qua hàng trăm nghìn tài liệu để tìm kiếm tin tức và những vụ scandal"
"Và WikiLeaks sẽ không thể làm được gì nếu không nhờ có các nhà báo chuyên nghiệp sàng lọc tỉ mỉ qua tài liệu gốc. Nhưng điều thật sự có vấn đề ở đây lại là việc Assanger và đội ngũ WikiLeaks của ông ta tiến hành xử lý tài liệu như thế nào, tức là không hề minh bạch và dân chủ như họ đã tuyên bố. Assanger tự mình quyết định ai sẽ được giao thông tin. Hoặc ông ta đe dọa tung ra một đợt ồ ạt các tài liệu mật nếu người ta cố ngăn cản ông ta.
"Assanger lạm dụng quyền của ông ta và đặt bản thân ông ta lên trên công việc. Và không có vẻ gì là ông ta đã học được bất kỳ bài học gì từ việc rò rỉ dữ liệu. Hiện giờ ông ta đang đá việc đổ lỗi sang đồng nghiệp cũ của ông ta Daniel Domscheit-Berg và nhà báo David Leigh của tờ Guardian. Cái đó trông chẳng có vẻ gì là có tinh thần trách nhiệm cả."
Tờ nhật báo thiên tả Berliner Zeitung viết:
Nhiều người đã sẵn sàng hoan hô việc truy cập của WikiLeaks vào các bí mật chính trị như một thành tựu cơ bản cho dân chủ. WikiLeaks lột mặt nạ và phơi bày không ít những kẻ có quyền thế và tự trình bày bản thân mình như một cơ quan quốc tế về minh bạch."
"Nhưng bây giờ nó trông giống như một du kích thông tin đã trở thành nạn nhân của sự buông lỏng bảo vệ dữ liệu. Đối với những người làm chính trị và các nhà hoạt động trong những nước toàn trị sự luộm thuộm này có thể đưa mạng sống của họ vào nguy hiểm. Những rủi ro, bất cẩn, và tranh giành quyền lực trong nội bộ đã gây bối rối cho những người ủng hộ Julian Assanger. Sự kiện là những người có thông tin bí mật có thể không dang rộng cánh tay đến với WikiLeaks trong tương lai nữa không thể coi là bất lợi. WikiLeaks đã cho thấy tường lửa như vậy là chưa đủ."
Tờ nhật báo kinh doanh Handelsblatt viết:
"Các thám tử WikiLeaks chỉ chiếu một ánh sáng rực rỡ lên những ngóc ngách cuối cùng còn lại của bí mật cổ truyền. Hôm thứ năm họ ngượng ngùng thừa nhận rằng tất cả những mật điện ngoại giao của Mỹ họ chiếm được đã vô tình được làm cho có thể truy cập đầy đủ không có phần nào bị xóa đi. Điều này gây nguy hiểm cho mạng sống của những người đã tin tưởng vào chính quyền Mỹ. Và bây giờ Internet đang rộn lên về vai trò của những kẻ nổi loạn WikiLeaks."
Bây giờ câu hỏi này đang được hỏi: trong Thời đại Internet bao nhiêu minh bạch là đáng ao ước?
"Một xã hội dân sự cần càng nhiều tin tưởng lẫn nhau càng tốt' để có chỗ cho sự tin cẩn Điều đó áp dụng không chỉ cho những cuộc họp chính trị bí mật, mà còn để giúp bảo đảm rằng các ông chủ công ty không đọc mọi e-mail mà nhân viên của họ gửi. Các nhà chính trị và các nhà quản lý, ngay cả trong thời đại của WikiLeaks và Facebook cũng cần nói rõ đâu là nơi sự công khai phải kết thúc. Sự lương thiện này là điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận chung lòng tin cậy vào một thời mà mọi sự có thể công khai hoàn toàn trên Internet."
Tờ nhật báo bảo thủ Die Welt viết:
"Nguyên tắc chủ yếu của WikiLeaks đã chết. Julian Assanger đã sáng lập ra nó, và bây giờ, qua một sự kết hợp của sự luộm thuộm và ngạo mạn ông ta đã phá hủy nó đi không sao cứu vãn nổi."
"Do kết quả của một cách làm ăn luộm thuộm không thể tin nổi, các hồ sơ (của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) bây giờ bất cứ ai chỉ cần một chút cố gắng trên Internet cũng tìm được. Không biên tập và trong trạng thái nguyên gốc của chúng. Hoàn toàn có thể, cuộc săn lùng 'những kẻ phản bội' ở Trung Hoa và trong thế giới A Rập đã bắt đầu rồi. Có thể một số trong những người này thậm chí lúc này đã không còn sống nữa."
"Khi những thông tin tế nhị lâm nguy, cần có sự thận trọng rất lớn để thông tin không rơi vào những bàn tay nguy hiểm và do đó người liên quan không bị tổn thương. Khi người ta thấy do bất cẩn đến thế nào mà những hồ sơ ấy bị để cho truy cập dễ dàng trên Internet, người ta nhận ra rằng Assanger không quan tâm gì về sự an toàn của những người đã tin cậy ông ta"
"Ông ta đã không thèm để ý đến, nếu không phải là phản bội, và đặt vào vòng nguy hiểm chết người, thứ hàng hóa quí giá nhất của doanh nghiệp ông ta. Ngược lại, ông ta đã chọn tập trung vào cuộc đấu đá nội bộ của ông ta với những đồng nghiệp cũ. Trong tương lai sẽ gần như không thể tìm ra một ai có thể sẵn lòng tin cậy giao những thông tin của họ cho một cửa tố cáo. Nguyên tắc WikiLeaks là dựa trên sự tin cậy đó, đã bị người sáng lập ra nó phá hủy đi rồi."