Assange - Phạm Nguyên Trường lược dịch
Nguồn: New Scientist
Julian Assange, người sáng lập Wikileaks đã bảo vệ quyết định công bố 251 ngàn bức điện tín mà không biên tập tên nguồn tin được nhắc tới trong những bức điện này.
Trong bài phỏng vấn với New Scientist Assange nói các thủ tục nhằm “hạn chế tối đa thiệt hai” đã mất hết ý nghĩa sau khi các websites khác đã công bố toàn văn các bức điện tín chưa được biên tập.
Việc công bố toàn văn các bức điện tín đó đã trở thành khả thi sau khi cuốn sách WikiLeaks: Inside Julian Assange's war on secrecy do hai nhà báo của tờ The Guardian, có trụ sở ở London chấp bút, ấn hành vào tháng 2 năm nay. Cuốn sách đã tiết lộ cách mở khóa tập tin chứa toàn bộ các bức điện tín của bộ ngoại giao Hoa Kì đã bị WikiLeaks nắm được.
Các nhà báo ở Guardian nói họ tin là chìa khóa đã hết hạn – nhưng không phải như thế.
“Cách giải mã không phải hết hạn”, Assange nói. Vị trí của tập tin là tạm thời. Nhưng mật mã thì không sử dụng cho website, mà sử dụng để mở tập tin.
“Chúng tôi đã giao cho The Guardian toàn bộ 251.000 bức điện tín để học đọc và sử dụng trong quá trình tác nghiệp báo chí”, Assange nói. “Công tác bảo mật của chúng tôi là hoàn hảo, với điều kiện là mật mã không được tiết lộ. David Leigh của tới The Guardian được giao cho một bản ghi cách giải mã – cùng với một từ mà ông ta phải nhớ để đưa nó vào đúng vị trí trong khi giải mã.
David Leigh đã đưa những chi tiết này vào cuốn sách WikiLeaks mà ông ta là đồng tác giả.
Việc công bố cách giải mật mã và từ khóa trong tác phầm của The Guardian làm cho không chỉ WikiLeaks mà cả các kĩ sư an ninh mạng phát hoảng.
Lí do? Ngay cả nếu mật mã đã hết hạn – trong trường hợp này thì không phải như thế - nhưng nguyên tắc xây dựng nó, cùng với cách sử dụng từ bí mật sẽ cung cấp cho những kẻ tấn công manh mối của khóa và mật mã. “Nó tiết lộ cơ chế bảo mật của chúng tôi”, Assange nói.
Ba tuần sau đó các sites khác đã biết rằng từ được The Guardian công bố giúp mở khóa tập tin – và những bức điện tín của Mĩ bắt đầu xuất hiện trên các sites không phải của WikiLeaks. “Chúng tôi đã liên hệ với bộ ngoại giao Mĩ, với tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International) và tố chức nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) và nói với họ những chuyện đã xảy ra”, Assange nói – có lẽ họ có thể thông báo cho những người cung cấp tin những rắc rối có thể có.
Tuần trước WikiLeaks công bố toàn bộ các bức điện tín chưa được biên tập. “Lí do là có một cuộc chạy đua giữa những chính phủ cần cải cách và những người dân sử dụng các tài liệu này để buộc chính phủ phải cải cách”, Assange nói.
“Ngoài ra - để giảm đến mức tối đa thiệt hại – có những người cần phải biết rằng họ có tên trong tài liệu này trước khi các cơ quan tình báo biết chuyện đó, hay ít nhất là cũng biết sau đó càng nhanh càng tốt”.
“Trước khi chúng tôi công bố thì tài liệu đã xuất hiện trên hàng chục websites rồi”, Assange nói thêm.
Assange tuyên bố rằng một lí do nữa cho việc công bố toàn bộ là cho người ta thấy nguồn gốc đáng tin cậy của những thông tin bị lộ. Trong việc công bố tin tức bị lộ thì WikiLeaks đã trở thành nhãn hiệu được tin cậy. Mặc dù những bức điện tín đã được biên tập từng xuất hiện trên mạng, nhưng “đấy không phải là các bức điện có cơ sở chính đáng (authorised) mà xã hội có thể tin cậy”, ông nói.
Ông nhấn mạnh rằng những câu chuyện được đăng ở Tajikistan và Pakistan là dựa trên những điện tín giả. “Xin để các nhà báo cũng như công chúng kiểm tra xem những câu chuyện dựa trên các bức điện tín có phải là thật hay không. Họ có thể vào website của chúng tôi để kiểm tra. Chúng tôi có tài liệu chính xác 100%”, ông nói như thế.
Nguồn: New Scientist