MỞ
Để tiếp-tục khai-triển chuyên-luận Quyền-lực và Tự-zo / Power and Freedom, tôi đã quyết định chọn một số đề tài Đọc và Fê-bình, chủ-iếu fân-tích kĩ-lưỡng tư-tưởng của một số triết-ja trong thế-kỉ 20, ví-zụ Husserl, Heidegger, Derrida, Levinas, Haberma và những triết-ja được coi như có ảnh-hưởng trong ngành chính-trị và xã-hội từ sau thập-niên 60. Đây là khoảng thời-jan bao gồm hai jai-đoạn: Thời-mới (Modernism) và Hiện-đại (Contemporary/ Post-modernism).Năm 2009, tôi đã có zịp trình-bày vấn-đề suy-tư của Heidegger trong một chuyên-luận ngắn Zur Besinnung. Hôm nay, tôi xin trình-bày Đọc và Fê-bình tường-tận cuốn Sein und Zeit của Heidegger. Bài đọc này, cũng như bài Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận của Jacques Derrida, sẽ được chia thành nhiều kì.
KÌ BA
Fương-fáp Hiện-tượng Luận
trong việc tìm ra í-ngĩa về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein)
Hiện-tượng Luận của Husserl là fương-fáp fê-bình triệt-để một vấn-đề để chúng ta có hiểu biết cao-hơn (transcendental) về vấn đề ấy sau khi đã lọai bỏ những hình-thái bên ngoài (appearances) che khuất nội-zung của vấn-đề. Heidegger ngưỡng-mộ Husserl, nhưng có một lí-jải về hình-thái bên ngoài hay hiện-tượng của vấn-đề bằng cách đi sâu vào ngữ-nguyên, như sau:
a) Í-niệm về Hiện-tượng Luận
Trước hết có hai chữ liên quan đến hiện-tượng. Chúng bổ-túc cho nhau. Những chữ này tới từ cổ-ngữ Greek (Hi-lạp): Đó là: Phainesthai và Phainò. Cả hai từ này tạo nên Phainomenon (Phenomenology) mà người đọc thường gọi là Hiện-tượng Luận. Về mặt ngữ-âm, Phainesthai chính là tiếng nói làm trung-jan cho Phainò có ngĩa là đưa ra jữa ban-ngày hay đặt vào nguồn sáng. Bởi vậy, theo Heidegger, chữ Phainò thuộc vào bộ pha, như phòs, có ngĩa là ánh-sáng hay nguồn-sáng (sự chói-sáng). Zo đó, từ-ngữ “phenomenon” hay hiện-tượng có ngĩa là cái jì đó tự hiện ra hoặc tự biểu-thị - zù đúng hay sai. Mọi biểu-thị (manifestations) hay mọi hiện-tượng (phainomena) đều trưng ra trong ánh-sáng ban ngày. Một đôi khi người Greek (Hi-lạp) thay chữ phainomena bằng chữ ta onta, có ngĩa mọi fù-sinh (beings/sein). Thế có ngĩa fù-sinh (sein) chỉ là ảo-ảnh, khác với Nguồn-sống (Sein) là cái có thực. Bởi vậy mới có hai nhận-xét thế này: “fù-sinh như thế nào hiện ra như thế ấy” và “fù-sinh cũng có thể hiện ra cái không có thực trong fù-sinh.” Tóm lại, hiện-tượng là cái jì trông i-như cái jì, hoặc hình-như thế (Scheinen). Xin xem chữ Schein( có ngĩa là hư hoặc như hư cấu, trong thành-ngữ ‘Thực Hư/Sein und Schein’ gi ở Kì Một của Chuyên-luận Đọc và Fê-bình Nguồn-sống và Thời-jan (Sein und Zeit).
Thông-thường, chúng ta chỉ jản-zị cho rằng cái ở bên-ngoài (appearance) là hiện-tượng (Phenomenon). Điều ấy tuy không sai, nhưng không sâu. Cho nên, Heidegger bàn tới ba trường-hợp của cái gọi là ở bên-ngoài (appearance/appearing) như sau:
1). Cái bên-ngoài (appearance/appearing) trong í-ngĩa “triệu-chứng” (symptom), như khi ta nói “Triệu-chứng của đau-iếu”. Khi nói thế chúng ta muốn nói cái jì hiện ra bên ngoài cơ thể cho biết “triệu-chứng” bất-thường trong cơ-thể. Ví-zu: Đau răng nhăn mặt. Nhăn mặt là “triệu-chứng” của đau răng. Thế thì “đau răng” tự hiện ra trên nét mặt. Thế nhưng, có những cái sướng làm chúng ta nhăn mặt thì sao? Khi “đau răng” chúng ta nhăn mặt, và than: “Đau qúa!” Khi “sướng” chúng ta cũng nhăn mặt, và rên: “Đã qúa!” Cho nên chính ngôn-ngữ (speech) mới có khả-năng biểu-thị vấn-đề tương đối rõ ràng hơn.
2). Cái gọi là bên-ngoài (appearing) không bao jờ tự hiện ra trong í-ngĩa hiện-tượng. Chính nội-zung của vấn-đề mới tự hiện ra. Cái bên ngoài cho chúng ta biết nội-zung. Cho nên fải nói chính nội-zung hay vấn-đề hiện ra. Nếu chúng ta bảo cái bên ngoài chỉ vào cái bên trong vì cái bên trong không thể hiện ra, thì chúng ta nên hiểu rằng như vậy í-niệm về hiện-tượng chỉ là tiền jả-thiết (presupposed). Tiền jả-thiết cho rằng cái jì jì đó là thế thế, nhưng trên thực-tế chúng ta không thấy cái đó, vì theo Heidegger, cái đó vẫn còn bị che mờ. Và Heidegger đã nhấn mạnh rằng, cái jì lộ ra ngoài là cái nằm bên trong mà Hiện-tượng Luận đi tìm, chứ không fải cái bên ngoài. Nếu tìm căn-cơ của vấn-đề mà lại tóm lấy cái vẻ bên ngoài của vấn-đề thì Hiện-tượng Luận trở thành “lộn tùng fèo”.
3). Zo những nhận xét trên, chúng ta mới thấy cái gọi là ở bên ngoài có thể có tới hai ngĩa khác nhau. Ngĩa thứ nhất, cái jì tự nó hiện ra cho chúng ta thấy đâu cần fải fô-trương. Ngĩa thứ hai là cái jì tự nó cho chúng ta biết thì tự nó trưng ra cho thấy khỏi cần fải fô-trương. Cả hai ngĩa này đều na ná như nhau nên chúng ta cần suy ngẫm kĩ càng. Zo đó, chúng ta zùng từ-ngữ cái vỏ bên ngoài hay cái hiện ra bên ngoài (appearing) để chỉ í-ngĩa chân-thực của hiện-tượng và chúng ta bảo rằng cái jì hiện ra bên ngoài là cái tự nó hiện bày. Tuy nhiên, Heidegger đã lưu í chúng ta là, nói như thế không tránh khỏi hiểu-lầm.
Sự hiểu-lầm này sẽ rõ ràng hơn khi “cái-vỏ bên-ngoài” hay “sự hiện-ra bên ngoài” còn có một í-ngĩa khác nữa. Ví-zụ, nếu chúng ta đã biết cái jì chúng ta biết thì cái đó đâu cần fải trưng ra (nonmanifest) mới thấy. Cái jì đã rõ ràng là cái sáng trưng chẳng bao jờ cần fải fô bày. Nếu chúng ta hiểu được điều này thì hình-tướng bên-ngoài (appearance) đồng-ngĩa với sự rõ-ràng hay sự-thật (không còn là hiện-tượng). Tuy nhiên, vì sự-thật hay sự rõ ràng này vẫn không fải là Nguồn-sống/Bản-thể (Sein), cho nên “hình-tướng bên-ngoài” vẫn chỉ là “cái vỏ bên ngoài mà thôi”.
Cái jì cho chúng ta thấy thì cái đó tự nó lòi ra. Thế nhưng, theo Heidegger, cái trưng ra cho chúng ta biết vẫn còn cái jì ẩn náu đâu đây. Và cái “không-hiện-ra” với cái “bị che mờ” (ẩn náu) là hai chuyện khác nhau. Chính Kant là triết-ja zùng chữ “cái-vỏ bên-ngoài” trong hai í-ngĩa này, bởi vì Kant luận rằng mọi hình-tướng bên ngoài là kinh-ngiệm về sự-vật bằng trực-jác (loé lên, nhưng không qua kiểm-chứng). Cho nên, Heidegger nhận-định: Cái loé ra cho ta biết nằm trong fạm-vi trực-jác, và nó chính là hiện-tượng. Thứ đến, theo Kant, hình-tướng bên ngoài khiến vật hiện ra cho ta thấy, nhưng vẫn chỉ là hình-tướng bên-ngoài mà thôi. Ngĩa là chúng ta không biết jì hơn ngoại trừ cái vỏ bên ngoài.
Zo đó, hiện-tượng chính là cái vỏ bên ngoài. Bây jờ, chúng ta nên quay sang ngiên-cứu í-ngĩa của biểu-tượng cho một thực-thể. Chúng ta gọi biểu-tượng này là logos. Có logos, theo Heidegger, Hiện-tượng Luận mới có tinh-thần “khoa-học”.
b) Í-niệm về biểu-tượng trong ngĩa logos.
Theo Triết-sử, í-ngĩa của logos rất đa-zạng trong tư-tưởng của Plato và Aristotle. Để tránh hiểu lầm “biểu-tượng” mang nhiều nội-zung khác nhau, tôi chủ-í jữ chữ “logos” đi kèm với “biểu-tượng”, như Heidegger đã lưu-í là í-niệm về “biểu-tượng” hay “biểu-thi” logos có nhiều ngĩa khác nhau, cho nên “logos” tự nó không trưng ra nền-tảng rõ ràng là nó sẽ đưa ta về đâu. (trang 77). Tôi xin thêm, biểu-thị logos chỉ rõ ràng khi logos nằm trong nội-zung đích-thực của vấn-đề thảo-luận. Nếu không, í-niệm biểu-tượng hay biểu-thị logos chỉ là một ảo-tưởng cho chúng ta suy ziễn mà thôi. Người đọc ngĩ jì khi có người viết bỗng nhiên “lòe” ra thế này “cái télé, cái logos, cái ontic …” Người trong ngành Triết cũng không hiểu người viết ấy muốn nói ji! Triết-học là khoa-học fê-bình tư-tưởng, chứ không fải là “xảo-thuật khoe-khoang” ngôn-ngữ viển-vông. Heidegger nói thêm, “Ảo-tưởng không thề júp chúng ta nắm vững í-ngĩa cụ-thể (basic) của nội-zung căn-bản (primary). Nếu bàn đến chữ-ngĩa như thế này thì Heidegger nhận-định rất xác-đáng là – trong trường-hợp này, biểu-tượng logos có ngĩa là tiếng-nói. Rõ hơn nữa, coi biểu-tượng logos là tiếng-nói thì logos có ngĩa là dèloun. Chữ dèloun có ngĩa là “ziễn ra thật rõ ràng cái jì chúng ta nói”. Đi vào Triết-sử, Heidegger viết, Aristotle đã nói rõ chức-năng của tiếng-nói là apophainesthai, tức biểu-tượng logos là cách trình-bày rõ ra để thấy (phainesthai) chính người nói, và đồng-thời cũng là để nói với nhau. Như vậy, nói là “cách làm cho chúng ta thấy (hiểu)” bằng chính tiếng nói gọi là apophainesthai. Heidegger bàn thêm, trong tiếng-nói đích-thực, người nói chỉ là một cơ-năng vận-chuyển (medium) hay chuyển í mà thôi. Như vậy, trong cách truyền-thông hay trao đổi với nhau bằng tiếng nói chúng ta fải làm cho rõ những jì đang nói để júp người nge hiểu. Cấu-trúc hay cách truyền-thông của biểu-tượng logos này gọi là apophansis. Không fải cách nói nào cũng đạt tới chỉ-tiêu sáng tỏ (manifestation) bằng cách chỉ vào sự-vật. Fương-fáp nói bằng cách gợi tới sự-vật được gọi là euchè.
Vậy thì, biểu-thi logos là cách fát-âm (phonè), và đúng ra fải nói là phonè meta phantasia – tức là fát âm hay nói thế nào để cho sự-vật như thể hiện ra trước mắt. Heidegger đặt ra câu hỏi: “Liệu biểu-tượng logos có fải là cấu-trúc tổng-hợp (kinh-ngiệm) không?” Heidegger trả lời logos không fải là những cách trình-bày thâu tóm lại để điều-hợp những vấn-đề liên-hệ đến tâm-thần (psychical). Chữ “syn” trong “synthesis” chỉ có ngĩa trình-bày rõ những jì gắn-bó với nhau (togetherness) nằm trong vấn-đề.
Để cho sự-vật tự nó trưng ra có ngĩa là sự-vật trưng ra cả cái “đúng” cũng như “cái sai”. Cái “đúng” của biểu-tượng logos gọi là alètheuein, tức là không còn jì che zấu (alèthes). Cái “sai” gọi là pseudesthai, tức là lừa zối hay làm như thật đối với chúng ta. Như vậy, chúng ta chớ lầm là biểu-tượng logos luôn luôn có ngĩa là chân-thực. Ví-zụ một lá cờ có biểu-thi logos “cách-mạng và jải-fóng” nhưng trên thực-tế không có jì gọi là cách-mạng và jải-fóng hết. Đây chính là trường-hợp của người Francais (Fáp), năm 1989, kỉ-niệm hai trăm năm Cách-mạng 1789, đã thú-thật rằng lí-tưởng Bình-đẳng, Tư-zo, và Huynh-đệ của “cuộc cách-mạng ấy chưa thành”. Zo đó, khi nhìn lá cờ Francais (Fáp), chúng ta nên ngậm-ngùi và hiểu cái logos ấy là jấc-mộng chưa thành, mặc zù khi sinh ra, logos này là chân-thực, tuyệt vời như khi chúng ta ăn bát fở.
Ngày nay, nếu có người ngĩ rằng nói tới chân-tính là nói tới fán-xét (judgment), và nếu có thề, người đó xin Aristotle ủng-hộ nhận-định của mình. Ước mong ấy chắc không thành, vì í-niệm về chân-tính của người Greek (Hi-lạp) ngày xưa có thể zễ bị hiểu-lầm. Hai chữ “chân-tính” trong tiếng Greek (Hi-lạp) có ngĩa “chân-thực” hơn cả biểu-tượng logos. Biểu-tượng logos mà chúng ta đang bàn đến có ngĩa là aesthesis, tức là chúng ta hiểu cái jì đó theo lẽ gợi-cảm (sensuous). Ví-zụ thấy cái jì hấp-zẫn chúng ta nhẩy tưng tưng. Như vậy, chân-tính của biểu-tượng logos (aesthesis) ngắm tới cái jì thuộc về nó, gọi là idia mà con người chỉ tới hay hiểu chân-tính của logos qua cái jì thuộc về logos mà thôi. Ví-zụ, thấy mầu sắc thế nào thì hiểu mầu-sắc ra thế ấy. Nếu chân-tính qủa là thực, không có jì che zấu nữa, ta gọi chân-tính ấy là noein. Heidegger gọi điều này là í-thức về những đẳng-tính then chốt (determinations) đơn-jản nhất của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) cho mọi fù-sinh (sein). Ở đây fù-sinh có ngĩa là người (sein). Thế thì, cũng theo Heidegger, noein hay chân-tính bộc-bạch jữa ban-ngày, chẳng bao jờ sai, chẳng bao jờ xấu. Chân-tính cũng là cái chúng ta không hiểu hay không thể nào có được, nên tiếng Greek (Hi-lạp) gọi chân-tính là agnoein.
c) Í-niệm ban-đầu về Hiện-tượng Luận.
Khi bàn đến Hiện-tượng Luận và biểu-tượng logos, chúng ta ngạc-nhiên thấy liên-hệ nòng-cốt jữa í-ngĩa của hai í-niệm này. Người Greek (Hi-lạp) gọi “Hiện-tượng Luận” là legion ta phainomena. Thế nhưng legein cũng có ngĩa là apophainesthai, tức là biểu-tượng logos qua chức-năng của tiếng nói (xin xem logos trong fần “b” ở trên). Zo đó, Hiện-tượng Luận trong tiếng Greek (Hi-lạp) có ngĩa là apophainesthai ta phainomena – hoặc cái jì thế nào thì nó tự hiện ra như thế ấy. Điều này khiến Heidegger gọi tắt là “Đến với chính vấn-đề” hay “đến với chính sự-kiện”. Sự-kiện ở đây có ngĩa là fù-sinh (người hay sự-vật). Í-niệm “Đến với chính vấn-đề” khiến chúng ta liên-tưởng tới í-niệm “Ding an sich” của Kant. Chúng ta sẽ bàn đến liên-hệ tư-tưởng của Kant và Heidegger trong tương-lai.
Đồng thời, chúng ta cũng nên biết hạn-từ “Hiện-tượng Luận” ở đây khác ngĩa với “Hiện-tượng Luận” trong Thần-học cũng như trong các môn-học khác. “Hiện-tượng Luận” trong Thần-học cũng như trong các môn-học khác định-ngĩa đối-tượng theo nội-zung của tôn-chỉ (disciplines) và zạy cho chúng ta thấy làm thế nào để trình-bày (demonstration) và jải-quyết vấn-đề (treatment) đã được tôn-chỉ cho fép mà thôi. Trong khi ấy, “khoa-học” ngiên-cứu hiện-tượng quan-niệm rằng những jì nằm trong vấn-đề cần được bàn-cãi fải được nêu ra và được trình-bày trực-tiếp. Theo Heidegger, í-ngĩa cụ-thể hay í-ngĩa rõ-ràng của biểu-tượng logos chỉ có thể có nếu nó zựa vào bẩm-tính then-chốt của sự-vật (Sachheit), rõ ràng i như ta thấy.
Thế thì, í-niệm ban-đầu (formal) về hiện-tượng cần fải được mở tung ra để thấy sự khác biệt jữa í-niệm khoa-học về hiện-tượng và í-niệm hiện-tượng fổ-thông. Zo đó, Hiện-tượng Luận có ngĩa là “mở ra để thấy”. Đến đây, Heidegger quan-niệm rằng Hiện-tượng Luận là fương-fáp đưa tới vấn-đề bản-chất (ontology); và chúng ta chỉ hiểu bản-chất (ontology) là Hiện-tượng Luận mà thôi. Mọi hiện-tượng đều có thể bị che mờ. Trước hết, nó có thể bị che mờ vì nó chưa được fát-hiện. Thứ đến, một hiện-tượng có thể bị chôn vùi đi. Heidegger thấy rằng, điều này xảy ra khi một hiện-tượng đã được khám-fá nhưng lại bị che mờ, và có thể bị che mờ toàn vẹn. Sự che mờ này có thể đưa tới “méo mó”, xảy ra hoài hoài và rất nguy-hiểm, vì những í-niệm về Nguồn-sống/Bản-thể(Sein) tuy có mặt nhưng lại bị che mờ.
Con đường chạm-mặt với Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) và thấy được những cơ-cấu của Nguồn-sống theo Hiện-tượng Luận trước hết fải hiểu rõ những mục-tiêu của Hiện-tượng Luận. Heidegger gọi đây là 1) điểm khởi-hành của fân-tích luận (không fải là Analytic Philosophy), 2) đi vào hiện-tượng, 3) fải zuy-trì sự ngiên-cứu hay truy-tầm về những tiết-mục khai-triển chính-iếu (prevalent), và 4) fải fân-biệt các í-tưởng độc-đáo, tự-nhiên (intuitive) ra khỏi những í-tưởng tầm-thường, ngây thơ, và thiếu suy-luận.
Thế thì, theo Heidegger, Hiện-tượng Luận chính là khoa-học về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) của mọi fù-sinh hay mọi vấn-đề, và cũng là khoa-học về bản-chất (ontology). Để rõ điều này, cái gọi là bản-chất (ontologically) hay kinh-ngiệm đích-thực về lẽ sống (ontically) fải xuyên qua lẽ-sống-đang-có-mặt-ở-ngay-kia, tức Dasein. Nói rõ hơn và nôm na: “fải qua chính-chúng-ta-đây-đang-sống-lúc-này-và-tại-đây” mà cụ Heidegger gọi là Dasein.
Đến đây, Heidegger tuyên-bố: “Biểu-tượng logos của Hiện-tượng Luận về lẽ-sống-ở-kia (Dasein) lại mang tính-chất hermèneuein, hay hermeneutics để biết rõ í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Hiểu Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) là hiểu lẽ-sống-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein) và cũng là hiểu Hiện-tượng Luận về Dasein vì Hiện-tượng Luận chính là hermeneutics trong í-ngĩa uyên-áo nhất của ngôn-từ và của công-trình suy-ziễn. Khám-fá ra í-ngĩa của Nguồn-sống/Bản-thể (Sein) và mọi cơ-cấu của Dasein (cái-đang-ở-kia) là trưng ra chân-trời cho mọi ngiên-cứu xa hơn nữa ở những chương-trình ngiên-cứu về mọi fù-sinh (sein), khác hẳn với Dasein (cái-đang-ở-kia), mang tính hermeneutic lúc này, vì hermenrutics hay Tổng-hơp Luận, một fương-fáp ziễn-jải bao gồm nhiều iếu-tố như: tham-zự, tiến-tới, đánh já-trị, đặt ra cău hỏi, và jải-thích sư-kiện, luôn luôn hướng-về Dasein, cho ta thấy những điều-kiện khai-mở từng vấn-đề bản-chất (ontological investigations). Như vậy, Heidegger nói, như chúng ta đã biết, Dasein có vai-trò ưu-việt tìm về bản-chất hơn hẳn mọi hữu-thể/fù-sinh. Và hermeneutics là cách ziễn-jải về Nguồn-sống (Sein), cũng như trình-bày rõ-rệt tính-sử của những-jì-đang-có-mặt-ở-kia (Dasein), trong í-ngĩa về bản-chất (ontological), và kinh-ngiệm đích-thực trong lẽ sống (ontic).
Heidegger đi zần tới kết-luận của fần-đầu zẫn-nhập vào Nguồn-sống và Thời-jan (Sein und Zeit) với xác-định thế này: Nguồn-sống (Sein) là nguồn-mạch, tinh-khiết, và đơn-jản rất cao (transcendens). Chúng ta gọi tính-chất sâu-sắc và cao (transcendence) của Nguồn-sống (Sein) nơi Dasein (cái-đang-ở-kia) là một cỗi-nguồn độc-đáo. Cho nên, khám-fá ra Nguồn-sống là một í-thức cao. Chúng ta cũng gọi chân-tính của Hiện-tượng Luận là sự mặc-khải ra Nguồn-sống hay veritas transcendentalis – tức là chiều-sâu cao hơn của chân-tính.Triết-học là một bộ-môn ngiên-cứu hiện-tượng có tính bao quát, khởi đi từ lẽ-sống-hay-con-người-đang-có-mặt-ở kia (Dasein). Thế thì cái học về Dasein là fân-tích lẽ-sống hay sự hiện-hữu (existence). Truy-tầm trong Triết-học khởi đi từ điểm Triết-học nêu lên, đễ rồi truy-tầm ấy lại quay trở về điểm ban đầu. Nếu không có nền-tảng Hiện-tượng Luận trong cuốn Truy-tầm Luận-lí của Husserl, chúng ta không thể nào tới được điểm này.
Tới đây kể như chấm zứt bài jới-thiệu hay hành-trình vào Sein und Zeit của Heidegger. Tiếp theo sẽ là công-trình ngiên-cứu Nguồn-sống/Bản-thể và Thời-jan mà Heidegger fác-họa như sau:
Fần Một
Jải-thích Dasein (cái-đang-ở-kia) trong thời-jan khoảnh-khắc. Thời-jan chính là chân-trời đưa tới câu-hỏi về Nguồn-sống/Bản-thể (Sein). Fần này có ba chương:
1. Fân-tích theo nền-tảng từng bước một về Dasein (cái-đang-ở-kia)
2. Cái-đang-ở-kia (Dasein) là khoảnh-khắc thời-jan
3. Thời-jan và Nguồn-sống/Bản-thể (Dasein)
Fần Hai
Những điểm căn-bản nhằm bỏ đi cái vỏ bên-ngoài của lịch-sử ngiên-cứu theo truyền-thống cũ về bản-chất (ontology). Fần này có ba chương:
1. Học-thuyết của Kant trong vấn-đề fác-họa ra í-thức và thời-jan: jai đọan đầu trình bày vấn-đề Thời-jan Khoảnh-khắc
2. Nền-tảng cái học về bản-chất (ontology) trong í-thức tư-zuy (cogito sum) của Descartes và cách đưa môn-học về bản-chất (ontology) ở thời Trung-cổ vào í-thức về cái-ngã suy-tư cụ-thể (res cognitans)
3. Luận-cương của Aristotle về thời-jan nhằm fân-tích nền-tảng có vẻ bên ngoài hay hiện-tượng và những jới-hạn của fương-fáp học cổ-điển vể cách truy-tầm bản-chất.
Kỉ tới: Fần Một.
September 8, 2011