Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.030
123.137.620
 
Giới thiệu sách: Giải thích Ý thức
Lê Hải*

Daniel Dennett, Lê Hải dịch[1]

 

Quyển sách này trình bày một lý thuyết vừa là thực nghiệm lẫn triết học, và do nhu cầu về lý thuyết như vậy có khác nhau mà sẽ có hai phụ lục trực tiếp đề cập đến các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ cả góc nhìn khoa học lẫn triết học. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang câu hỏi rằng một giải thích về ý thức nên như thế nào, và liệu chúng ta có muốn pha trộn các bí ẩn về ý thức hay không.

 

 

Trong những chương tiếp theo, tôi sẽ thử giải thích ý thức. Chính xác hơn, tôi sẽ giải  thích các hiện tượng khác nhau tạo ra cái mà chúng ta gọi là ý thức, sẽ chỉ ra làm thế nào mà tất cả đều là các hiệu ứng vật lý từ hoạt động của não, và các hoạt động đó tiến hóa như thế nào, và tạo ra ảo giác ra sao bằng chính các thuộc tính và năng lượng riêng. Rất khó tưởng tượng bằng cách nào mà tư duy của bạn lại có thể là não bộ của bạn, nhưng đó không phải là điều không thể làm được. Để thực hiện điều đó bạn cần thực sự biết khá nhiều những gì khoa học đã khám phá về hoạt động của não, nhưng quan trọng hơn nữa là bạn phải học cách tư duy mới. Có thêm dữ kiện giúp bạn mường tượng ra các khả năng mới, nhưng các khám phá và lý thuyết từ ngành khoa học tế bào não không đủ - ngay cả các nhà khoa học nghiên cứu tế bào não cũng bị ý thức làm lẫn lộn. Để tăng cường trí tưởng tượng, tôi sẽ đưa ra - cùng với các dữ kiện khoa học cần thiết - các câu chuyện, ví dụ tương tự, thí nghiệm tư duy, và các thiết bị khác được thiết kế để cung cấp cho bạn những góc nhìn mới, phá vỡ tập quán tư duy cũ, và giúp bạn sắp xếp các dữ kiện thành một cái nhìn liền lạc, đơn nhất, khác một cách đáng ngạc nhiên so với các góc nhìn truyền thống về ý thức mà chúng ta thường tin tưởng. Thí nghiệm tư duy về não bộ trong bể chứa và phép tương tự về cuộc chơi phân tâm học là các bài tập khởi động cho mục tiêu chính là phác thảo một lý thuyết về cơ chế sinh học và phương pháp suy nghĩ về các cơ chế đó để bạn có thể xem những điều trái ngược và bí hiểm từ trước đến giờ về ý thức có thể được giải tỏa như thế nào.

 

Trong phần Một, chúng ta khảo sát các vấn đề của ý thức và thiết lập một số phương pháp. Chuyện đó quan trọng và khó khăn hơn là người ta thường nghĩ. Nhiều vấn đề đã được các lý thuyết khác tiếp xúc là kết quả của chuyện bắt đầu sai chỗ, mà tìm cách đoán các câu trả lời cho câu hỏi lớn quá sớm. Các giả định cơ sở mới từ lý thuyết của tôi giữ vai trò lớn đối với những gì tiếp theo, cho phép chúng ta tạm ngưng nhiều gút mắc triết học truyền thống từng các lý thuyết gia khác va vấp, cho đến sau khi chúng ta đã khái quát được một lý thuyết dựa trên thực nghiệm, sẽ được giới thiệu trong phần Hai.

 

 

Mô hình ý thức Các bản nháp nhiều lần (Multiple Drafts) được trình bày trong phần Hai là mô hình thay thế cho mô hình cổ điển, mà tôi gọi là Sân khấu Đề-cát (Cartesian Theater). Điều đó đòi hỏi phải xét lại triệt để về ý tưởng quen thuộc về “luồng ý thức”, và ban đầu ngăn trực giác rất sâu, nhưng phát triển dần trong tư duy của bạn, và giúp bạn xử lý các dữ kiện về não mà cho đến nay các triết gia và khoa học gia vẫn luôn bỏ qua. Bằng cách cân nhắc đến một mức độ chi tiết nào đó về chuyện ý thức đã tiến hóa như thế nào, chúng ta sẽ nhìn được vào bên trong các đặc điểm mà trước đó còn lộn xộn trong suy nghĩ. Phần Hai cũng đưa ra phân tích về vai trò của ngôn ngữ trong ý thức của loài người, và mối quan hệ của mô hình đã đưa ra với một số ý tưởng quen thuộc về tư duy, và các nghiên cứu lý thuyết khác trong lãnh vực liên ngành của khoa học nhận thức (cognitive science). Suốt con đường chúng ta phải kháng lại cám dỗ của cách nhìn đơn giản cổ điển, cho đến khi chúng ta đạt được một nền tảng mới.

 

Trong phần ba, được trang bị các phương pháp mới để hướng dẫn trí tưởng tượng, cuối cùng thì chúng ta đã có thể đối đầu với các bí ẩn truyền thống về ý thức: các thuộc tính lạ lùng của “trường hiện tượng,” bản chất của xét lại (introspection), các phẩm chất của trạng thái trải nghiệm, bản chất của cái tôi hay ego và mối quan hệ với suy nghĩ và cảm giác, ý thức về các hình thể không phải là người. Sự trái ngược mà các cuộc tranh luận triết học truyền thống đề cập quanh các vấn đề này sẽ được nhìn thấy xuất hiện từ thất bại trong tưởng tượng, chứ không phải là “đi sâu”, và chúng ta sẽ có thể giải đáp các bí ẩn đó.

 

 

 



[1] Trích dịch từ chương giới thiệu trong tác phẩm của Daniel Dennett 1991, [Giải thích Ý thức] Consciousness Explained, The Penguine Press. Độc giả muốn đọc toàn văn tiếng Anh có thể tự tìm và download từ các trang mạng ví dụ như

http://torrentz.eu/49395469d053408004e40a5867f474ebd57e6646, hay

http://atheistmovies.blogspot.com/2008/08/daniel-c-dennett-consciousness.html hoặc liên hệ trực tiếp với người dịch. Đây là tác phẩm được viết rất dễ hiểu dành cho những ai muốn tiếp cận với triết học đương đại, phần bàn về nhận thức. GS Daniel Dennett được đánh giá là một trong số tứ trụ thế giới về triết học vô thần (atheism) bên cạnh GS Richard Dawkins nổi tiếng với quyển sách đã được dịch sang tiếng Việt The Selfish Gene.

Lê Hải*
Số lần đọc: 2733
Ngày đăng: 11.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đã đến lúc Việt Nam phải lựa chọn - Lê Ngọc Thống
Lễ hội tôn vinh thơ hay lễ hội diệt thơ? - Hoàng Xuân Hoạ
Tuyển tập Còn Chút Nắng Sài Gòn. - Nhiều Tác Giả
Nỗi Đau Nho Nhỏ Của Người Yêu Sách - Vũ Anh Tuấn
Có một miền nhớ đòi lên tiếng - Trần Quang Quý
Nên Dẫn Đủ 35 Chữ Trong Chúc Thư Của Victor Hugo - Vũ Anh Tuấn
Trăn Trở Trước Thềm Năm Học Mới - Bùi Công Thuấn
Trả lại sự công bằng cho một nhà nghiên cứu thời tiền chiến - Vũ Anh Tuấn
Thế Hệ Kế Thừa - Trần Kiêm Ðoàn
Đọc Vùng đồi * của Phạm văn Nhàn - Trần Hoài Thư
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)