Tiểu sử mới của con người thật sự làm chuyển biến Trung Hoa hoàn chỉnh và tham vọng hơn bao giờ hết. Nhưng nó có để lại vài khoảng đen nào không?
CHRISTIAN CARYL, Foreignpolicy, 13/9/2011
http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/09/13
/the_skeletons_in_dengs_closet
Đặng Tiểu Bình là lãnh tụ quan trọng nhất thế kỷ 20 mà bạn hầu như không biết gì về ông ta – trừ phi bạn là người Trung Hoa. Trong khi hầu hết mọi người ở nước Cộng hòa Nhân dân đều biết rất rõ rằng Đặng xứng đáng nhất với lòng tin là đã nâng họ ra khỏi nghèo đói và đưa Trung Hoa lên hàng các nước công nghiệp dẫn đầu, ở phần còn lại của thế giới hình chủ tịch Mao được in trên những áo thun. Không ai thắc mắc về chuyện này: bên ngoài đất nước của mình, Đặng (chết 1997) hẳn phải là người ít nổi tiếng nhất trong số những chính khách thành công nhất của thời hiện đại.
Điều này có nhiều lý do. Mao trở thành biểu tượng toàn cầu vì hùng biện Cách mạng Văn hóa của ông khớp một cách tuyệt hảo với phong trào nổi loạn đương thời của tuổi trẻ toàn cầu chống lại nhà cầm quyền, tạo cho ông một vẻ bất kham thời thượng kéo dài đến tận sau khi thế giới đã hiểu rõ hơn nhiều về bản chất gian hùng và các tội ác của ông (trong một phạm vi nào đó, cái nhiệt tình bộc trực của ông ta với bạo lực quần chúng đã thật sự góp phần tạo nên sự hấp dẫn của ông ta.) Ngược lại, các cải cách hướng về thị trường của Đặng, khá mơ hồ và tích lũy dần dần, cái kiểu những bài diễn văn Davos hơn là kích động những cuộc biểu tình tuần hành. Cần có thời gian để tác động đầy đủ của nó trở nên rõ ràng, và các kết quả, mặc dù thật ngoạn mục, không được tính toán chính xác để hấp dẫn những cảm xúc cao hơn.
Tuy nhiên Đặng đã sống một cuộc đời dài và kiệt xuất, đầy kịch tính và ý nghĩa toàn cầu, một cuộc đời đáng để mổ xẻ chi tiết. Bởi vậy chúng tôi phải cảm ơn giáo sư Harvard Ezra Vogel vì đã dành một phần lớn sự nghiệp hàn lâm của mình để biên soạn một bộ tiểu sử đồ sộ Đặng Tiểubình và Công cuộc Chuyển biến Trung Hoa, bản tổng kết tham vọng nhất về con người này cho đến nay. Trong khi viết tập sách này, Vogel đã làm một khối lượng công việc khổng lồ. Ông có vẻ đã đọc miệt mài những hồ sơ tài liệu từ mỗi đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa từ năm 1921. (Tôi không thể nói tôi ghen tỵ với ông về nhiệm vụ đó, nhưng này, có một ai đó phải ghen tỵ)
Trước cuốn này đã có nhiều tiểu sử Đặng Tiểu Bình, từ Benjamin Yang thô lỗ cộc cằn, nhà cựu ngoại giao Richard Evans mềm mỏng ngọt ngào, nhà phân tích tỉ mỉ lỹ lưỡng Michael Marti – nhưng cuốn của Vogel có thể được coi như toàn diện nhất và nhiều thông tin nhất. (Maurice Meisner viết một cuốn sách nồng nhiệt phi thường về Đặng và kỷ nguyên của ông, nhưng nó không thật sự chứa đựng nhiều như thế theo cách của một cuốn tiểu sử). Vogel đã không để nguyên một tảng đá nào mà không lật lên, và điều này nói chung là tốt. Nhưng đôi khi – trong cuốn sách 928 trang với những chương nhan đề như "Tái điều chỉnh nền kinh tế và Cải cách nông thôn, 1978-1982" cũng có những chỗ cha lật. Nếu bạn muốn biết những điểm đặc biệt trong sự nghiệp của Đặng, ở đây bạn sẽ được thỏa mãn; nếu bạn muốn biết cuộc sống của ông ta, bạn sẽ thấy hơi thất vọng về quyển sách này. Có lẽ Vogel sẽ phản đối rằng chính sự nghiệp mới là quan trọng nhất, và dĩ nhiên điều ấy là đúng – đến một mức độ nào đó. Nhưng một quyển tiểu sử, bởi chính cái bản chất của nó – cũng nên là một câu chuyện nữa, tốt nhất là một câu chuyện không thẳng cánh. Thẳng thắn vô tư một cách thô bạo là một thủ pháp văn chương sống động. William Taubman đã đặt ra một tiêu chuẩn với cuốn chân dung Khrushchev tuyệt vời của ông, vừa nghiên cứu tỉ mỉ vừa châm biếm mạnh mẽ. Vogel trái lại, hơi đi quá nhanh, nhảy cóc qua những khía cạnh thô ráp sù sì, đen tối trong quá khứ của nhân vật chính. Những chỗ tối nghĩa, những khúc quanh cực kỳ sửng sốt trong cốt truyện, cái mùi vị Tứ Xuyên nồng nặc của một cuộc sống có vẻ như không thực không bao giờ lộ ra.
Vogel đã đến Trung Hoa nhiều lần kể từ những năm 1960, và qua nhiều năm ông đã gây dựng những mối quan hệ thân mật với họ hàng nhà Đặng và các thành viên lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa, một mức độ tiếp cận không nghi ngờ gì nữa đã làm phong phú thêm cho cuốn sách . Khi Vogel khám phá ra điều gì thật sự mới mẻ về chủ đề của ông, thì thường không phải là nhờ một tài liệu, mà đúng hơn là nhờ những người trong nội bộ đã chia sẻ cách nhìn của họ. Câu trích dẫn mà tôi ưa thích nhất là từ người con trai út của Đặng: "Cha tôi nghĩ Gorbachev là một thằng ngu."
Tất nhiên bạn có thể tranh cãi rằng lời nhận xét tình cờ này là hòn đá tảng trong toàn bộ câu chuyện của Đặng – và về những con đường đặc biệt khác nhau mà Trung Hoa và Liên Xô đã chọn. Năm 1956, đã ba mươi năm bước vào một sự nghiệp đầy biến cố quan trọng, Đặng là trưởng đoàn đại biểu Trung Hoa sang Moscow dự Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, đại hội mà Nikita Khrushchev đưa ra bản "báo cáo bí mật" cực kỳ quan trọng của ông về tệ sùng bái cá nhân Stalin. Giống như những đại biểu nước ngoài khác, đoàn đại biểu Trung Hoa không thật sự có mặt ở trong phòng họp khi Khrushchev đưa ra bản tổng kết đánh dấu kỷ nguyên mới, về các tội ác và thất bại cá nhân của Stalin, nhưng họ đã biết nội dung của nó từ khá sớm.
(còn tiếp)