(Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC) TẬP HAI (135 – 465)
FÊ-BÌNH NHỮNG JÁ-TRỊ CAO NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN JỜ
Bản Việt-ngữ của
Nguyễn Quỳnh 2009-2011
140 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)
Triết-ja nào fát-triển tư-tưởng của mình theo loại thầy-tu, thì trong mạch-máu của triết-ja ấy đầy chất thầy-tu, cho nên ông này bắt buộc fải fấn-đấu suốt đời, cho cùng mục-đích và fương-fáp của thầy-tu. Ngĩa là ông ta hi-vọng có quyền-lực hay sức-mạnh tối-thượng.[Thượng-đế]
Làm sao có thể trao quyền-lực cho một người khi trên thực-tế người ấy không có sức-mạnh trong tay, ví-zụ: không có quân-đội hoặc võ-trang? Trên thực-tế, làm thế nào cho người này có quyền hơn người khác, khi người khác cường-tráng và có uy-quyền? (Muốn đánh nhau cần fải có sức mạnh đáng sợ như sức-mạnh của các vương-hầu, của một kẻ chinh-fục vinh-quang, hoặc của một chính-khách khôn ngoan).
Chỉ còn một điều là [hai fe tham-chiến] có trong tay sức-mạnh kinh-hồn – tức là sức-mạnh của Thượng-đế. Không còn jì mạnh cho bằng sự điều-hợp và hành-động của thầy-tu. Thầy-tu có khả-năng cao nhất để tạo ra những điều-kiện chứng-minh cho sự hiện-ziện của họ. Thứ-nhất, là niềm-tin vào sức-mạnh fi-thường tuyệt-đối nơi Thượng-đế của họ. Thứ-hai là không có cách nào đến thẳng tới Thượng-đế của họ. Chính điều-kiện thứ-hai sinh-ra quan-niệm “ngịch-jáo-điều/heterodoxy”. Còn điều-kiện thứ-nhất là í-niệm của người không tin vào Thượng-đế trong tôn-jáo khác.
1411 (Tháng Jiêng – Mùa Thu 1888)
Fê-bình cái lếu-láo về í-niệm thánh-thiện. – Sự lếu-láo này có ngĩa là khi cáí lếu-láo được công-nhận như là một cách để tiến tới những mục-đích ngoan-đạo và là một fần của lí-thuyết tu-hành.
Tuy nhiên, một số triết-ja có những í-tưởng lạc-hậu như mấy thầy-tu, nảy ra í muốn đưa đường zẫn lối cho quần-chúng, không có quyền-lực mà cứ tưởng minh gê-gớm để bốc-fét. Trước hết chính là Plato (Platon). Điểm quan-trọng nhất là nói láo có tới hai khía-cạnh được fät-triển bởi các triết-ja gốc Aryan theo học-thuyết Vedanta. Hai khía-cạnh mâu-thuẫn của học-thuyết ấy là hệ-thống jáo-zục của họ vừa lạ ngoắc, vừa bổ-túc và vừa vớ-vẩn (không fải chính-thống). Một trong những cái lều-láo là cố tình tạo ra điều này để minh chứng cho diều kia là thật (chân-lí) và đáng nge mà thôi.
Sự zối-trá hay lếu-láo của thầy-tu vả của những triết-ja này gê-gớm ra sao? Chúng ta cần fải hỏi là zựa trên những khái-niệm nào họ cần có để xây-zựng mục-đích jáo-zục, và với jáo-lí nào họ cần fải có để chứng-minh là những khái-niệm jáo-zục của họ là đúng.
Trước hết, họ cần có sức-mạnh, uy-quyền, và uy-tín vô điều-kiện ngiêng về fía họ.
Thứ đến, họ fải nắm vững mọi điều-kiện tự-nhiên trong tay để mọi người fải chấp-nhận qui-luật của họ.
Thứ đến nữa, họ fải nắm vững một fạm-vi khiếp hơn nữa về sức-mạnh để lừa con mắt của quần-chúng, để trừng-fạt tối đa – ngay cả khi con người đã chết – và zĩ nhiên họ có cả khả năng làm thế nào để ban ơn-fước. [chẳng-hạn: cho jải-thưởng này, ban jải-thương nọ].
Họ biết cách xếp đặt mọi chuyện theo lẽ tự-nhiên, bởi vì họ là những con người khôn ngoan, biết suy-tính kĩ-càng nên họ có thể hứa đủa điều, zĩ nhiên fải có điều-kiện, ví-zụ với điều-kiện fải cầu-nguyện và fải vâng theo jới-luật. Hơn nữa, họ có thể bày vẽ ra đủ-thứ nge ra rất hợp-lí. Chỉ có một điều là họ không trưng ra kinh-ngiệm về minh-triết [làm sao cho hay và cho đúng] của họ mà chỉ trưng ra hậu-qủa là “trừng-fạt khắt-khe nhất.”
Zo đó, lời bịp-bợm nge ra rất thần-thánh và thiêng-liêng để trở-thành nguyên-tắc áp-zụng vào: (a) Mục-đích của hành-động; ngĩa là làm sao cho lí-zo và mục-đích xem ra có vẻ tự-nhiên nhưng cốt chỉ để đập-tan mục-đích tinh-thần, [bắt] theo jới-luật, và để fụng-sự Thượng-đế [mà thực ra là để fụng-sự họ]. (b) Hậu-qủa của hành-động - cái gọi là hậu-qủa đương-nhiên (hay lẽ tự-nhiên) chính là hậu-qủa huyền-bí (supernatural) cốt để tạo ra hậu-qủa mạnh hơn cũng như cho một ước ao hay những hậu-qủa khác – thực ra chẳng có jì [tức là hứa nhưng không làm].
Làm như thế để í-niệm về tốt xấu ra đời và không còn là í-niệm tự-nhiên theo lẽ “hữu-zụng,” “có-hại,” “nâng cao já-trị cuộc đời,” “làm trì-nệ cuộc-đời”, để tưởng-tượng ra một í-niệm khác có thể còn độc-hại trực-tiếp đến í-niệm tự-nhiên về tốt xấu.
Làm như thế cốt để cuối cùng tạo ra cái gọi là lương-tâm nổi bật: ngĩa là tiếng nói nội-tâm không biết được já-trị của hành-động xét theo hậu-qủa của hành-động, nhưng chỉ để í đến í-chỉ của hành-động sao cho hợp với luật-fáp mà thôi.
Lời bịp-bợm thánh-linh ấy trước hết (1)“fẹt” ra một thứ Thượng-đế chuyên về thưởng-fạt. [Ngài] theo sát cuốn sách về luật soạn ra bởi jai-cấp thầy-tu, và [Ngài] quyết-tâm đưa đám thầy-tu này – chính là những cái loa bịp-bợm, những sứ-jả can-trưòng - vào thế-jan, và thứ đến (2) lời bịp-bợm linh-thiêng ấy cũng “fẹt” ra cái máy (cảnh) trừng-fạt kinh-hoàng ở cuộc- đời sau khi đã chết. Cảnh trừng-fạt này là tư-tưởng hữu-hiệu ban đầu để cho linh-hồn trở thành bất-tử. Rồi lời bịp-bợm linh-thiêng ấy (3) lại “fẹt” ra một thứ lương-tâm nơi con người biết về tốt-xấu, và bảo rằng đó chính là Thượng-đế đã nói về thứ “lương-tâm” ấy qua miệng lưỡi thầy-tu. Lời bịp-bợp “linh-thiêng” ấy bảo rắng (4) luân-lí fải là cách khước-từ những hành-động tự-nhiên, thu tất cả mọi chuyện – hành-động cũng như hậu-qủa - vào í-niệm thưởng-fạt. Sự khước-từ của thứ luân-lí này ảnh-hưởng mọi thứ vì nó là quyền-lực zuy-nhất, jống như tạo-hóa sinh ra đủ thứ. Cuối cùng (5) lời bip-bợm linh-thiêng này “fẹt” ra chân-lí tất-iếu và mặc-khải i như lời zạy của thầy-tu. Chân-lí ấy là điều-kiện cứu-rỗi và hạnh-fúc trong cuộc đời này và trong kiếp-sống mai sau.
Tóm lại: Thế nào là cái já fải trả để nâng cao luân-lí? – Để nâng cao luân-lí thì fải tháo bỏ lí-trí, biết sợ-hãi và hi-vọng (ngĩa là sợ thưởng-fạt), biết tuân theo sự che chở của thầy-tu, biết tuân-theo những qui-tắc jáo-zục gọi là í-chí linh-thiêng, fải tuân theo theo “lương-tâm” fán bảo toàn những sai-lầm mỗi khi có thử thách bởi vì lương-tâm ấy bảo “đúng sai đều là tiền-định” – tức là không được fép có tinh-thần tìm tòi và tiến-bộ. Tóm lại: con người bất-cụ mới là “người tốt” [ngu-zân là thứ zân tốt vì có zốt mới zễ cai-trị].
Trên thực-tế hay trong thực-hành, mọi lí-trí – như cẩn-trọng, khoan-nhặt, và chừng-mực – biến thành tiền jả-thiết của jáo-lí nhà-tu. Chúng bị gom lại như cái máy theo luật để trở-thành cứu-cánh sao cho cuộc đời không còn vấn-đề jì nữa. Toàn-thể í-niệm về thế-jan bị nhiễm-độc bởi í-tưởng trừng-fạt, và trình-bày đời-sống tu-hành hay tăng-lữ là đời-sống hoàn-hảo, không còn jì cao hơn nữa. Zo đó, cuộc đời khác ngoài jai-cấp tu-hành đều zơ-bẩn và đáng-khinh. Í-niệm về “Thượng-đế” là không thèm để í tới cuộc-đời, là chỉ-trích cuộc đời, và khinh-bỉ cuộc-đời. Thế thì, chân-lí đã trở thành lời bịp-bợm làm ra vẻ “thiêng-liêng”. [Nó bảo rằng] hãy tìm chân-lí trong thánh-kinh để trở thành một nhà thần-học.
142 (Tháng Jiêng – Mùa Thu 1888)
Fê-bình cuốn Luật của Manu. – Cả cuốn sách luật của Manu xây-zựng trên lời nói-láo có vẻ thần-linh. Liệu sự thịnh-vượng của con người có fải là huyết-mạch hoặc bắt nguồn từ cuốn-sách này không? Loại người này – loại người tin vào thú hành-động, liệu có tin hay không tin vào hệ-thống luật Manu không? Để cho nhân-loại tốt hơn thì luật Manu có khả năng lôi-cuốn nhân-loại hay không? Í-niệm về sự cải-tiến luật-fáp ấy đến từ đâu?
Chúng ta thấy loại-người gọi là nhà-tu tự coi mình là khuôn-mẵu (norm) ngĩa là hắn tự coi hắn là lọai-người siêu-việt có khả năng ngĩ ra í-niệm tốt-hơn. Như vậy, hắn tin rằng í-niệm tốt đẹp nằm ngay trong í-niệm đó, và tự nó trở nên siêu-việt, khiến cho cỗi-nguồn lời nói-láo gọi là thiêng-liêng này chính là Chí Hùng-vĩ hay Í-chí Vươn Tới Quyền-lực.
Cách tạo ra qui-luật: Để tiến đến cứu-cánh hay mục-đích này, qui-luật (rule) hay fương-fáp tạo ra í-niệm gọi là “không còn sức-mạnh nào hơn” của jai-cấp tăng-lữ fải trở thành qui-luật. Sức-mạnh hay quyền-lực xuyên qua lời bố-láo cho rằng sức-mạnh ấy không cần đến sức-mạnh cụ-thể hay sức-mạnh quân-sự, vì láo-khoét thay cho quyền-lực. và nó chính là í-niệm về “chân-tính”.
Chúng ta sẽ lầm nếu chúng ta jả-thiết rằng cách trình bày qui-luật tiến-bộ trên kia là ảo-tưởng, sai bét và không có í-thức. Nên nhớ rằng cuồng-tín không cần fải tạo ra một hệ-thống tư-zuy ngiêm-trang jì hết. Lối suy-ngĩ hiểm-độc (coldblooded reflection) ngự-trị ở đây, i như lối suy-ngĩ mà Plato (Platon) đã zùng khi ông ta mơ tới gi trong tác-fẩm về “Thể-chế Cộng-hòa” của ông ta. “Muốn có cứu-cánh hay muốn đạt tới mục-đích, fải có fương-tiện” – Những người ban ra luật-fáp là những nhà chính-trị biết rất rõ fương-châm cốt-tủy này.
Chúng ta có mô-hình cổ-điển về vấn-đề kể trên, đặc biệt về những mô-hình suy-ngĩ kiểu Aryan, cho nên chúng ta biết jống người bẩm-sinh có suy-tư mạnh nhất và có trách-nhiệm về lối nói bịp-bợm gê-gớm nhất mà chúng ta vẫn hằng nge. Đó là: Ảnh-hưởng suy-ngĩ kiểu Aryan đã làm hư-hỏng thế-jan.
143 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)
Ngày nay nhiều người vẫn nói về Tinh-thần Semitic trong Tân-ước. Nhưng cái gọi là Semitic chỉ là jai-cấp tu-hành, và cuốn sách luật thuần-túy nhất và mang mầu-sắc của một jống người (“racial” khác với “ethnic” là chủng-tộc. Bởi thế, chữ “racial” có ngĩa về chính-trị và í-thức hệ, còn chữ “ethnic” zùng trong ngĩa xã-hội học) là cuốn luật của zân-tộc Aryan. Trong tư-tưởng của Manu, nó chính là “Tông-fái Semitic” (Semiticiam), một hệ-fái tinh-thần của nhà-tu, điếm-đàng nhất chưa từng thấy.
Sự fát-triển một xã-hội hay thị-tộc có tính tu-hành kiểu Zo-thái không fải là cái jì mới mẻ. Người Zo-thái học cách tư-zuy từ văn-hóa Babylon, rồi chuyển thành cốt-cách Aryan. Về sau hiện-tượng này tràn-ngập Âu-châu với ảnh-hưởng rất lớn trong máu người Đức, ăn nhịp với tinh-thần “zân-tộc thống-trị” hay còn gọi là “ông Tằng bà Tổ” (Atavism) ở thế-jan. Trong thời Trung-cổ người Đức muốn đạt tới jống Aryan, bằng cách cho fục-sinh trật-tự và jai-cấp xã-hội kiểu Aryan.
Đạo Hồi của Mohammed đã học tư-tưởng Thiên-chúa (Christianity) coi í-niệm về đức-tin ra khỏi trần-jan là công-cụ hay cách trừng-fạt.
Lề-lối của một xã-hội không đổi thay mà đứng đầu là các nhà-tu. Lề-lối này là sản-fẩm văn-hóa xưa cũ nhất ở Á-châu xét về mặt tổ-chức. Lề lối này mời gọi con người suy-ngĩ và bắt chước từng chi-tiết một. Ở đây, chúng ta lại nhớ đến Plato (Platon), nhất là người Ai-cập.
1. Đoạn 141 – 143 được gj trong chương bàn về “Những ngưởi “Khai-sáng” cho “Nhân-loại” trong cuốn Thần-Tượng Suy-tàn.