Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.105
123.139.208
 
Trung hoa vẫn còn phải học nhiều từ Nhật Bản
Hiếu Tân

Daisuke,  Kondo*

经济观察报E.O./Worldcrunch
http://www.worldcrunch.com/china-still-has-much-learn-japan/3841

 

Tiểu dẫn: Nhiều thứ đã được làm từ việc Trung Hoa vượt qua mặt Nhật Bản như một nước dẫn đầu châu Á. Nhưng một nhà văn Nhật ở Bắc Kinh nói sự suy giảm tương đối nền kinh tế Nhật Bản trong 20 năm qua đã che đi sự thật là Nhật đã xây dựng một xã hội kiểu mẫu cho các công dân của nó

 


Lướt qua Tokyo

 

BẮC KINH – SMAP một ban nhạc kỳ cựu được ưa chuộng gần đây biểu diễn ở Bắc Kinh đã nhấn chìm các fan Trung Hoa trong nhiều ngày mê ly. SMAP là một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất ở Nhật Bản, đã 18 năm liền được mời biểu diễn trên đài truyền hình NHK vào những đêm giao thừa Nhật Bản. Ban này đã bán được hơn 20  triệu album, và bài hát đơn ca "Đóa hoa duy nhất trên thế giới” đã từ lâu trên môi giới trẻ khắp châu Á.

 

Đầu năm nay, Uichiro Niwa, đại sứ Nhật tại Trung Hoa, đã nói rằng buổi hòa nhạc của SMAP ở Bắc Kinh nên được coi là "hoạt động quan trọng nhất giới thiệu Nhật Bản". Trong sáu tháng, đại sứ Nhật đã huy động toàn bộ nhân viên của mình chuẩn bị cho buổi hòa nhạc này.

 

Hôm nay, nhớ lại buổi hòa nhạc say sưa đó, tôi nghĩ "Điều gì còn lại cho tổ quốc Nhật bản của tôi?"

 

Từ đầu 2011, khắp nơi người ta nói về sự "suy thoái Nhật Bản." GDP của Trung Hoa đã vượt Nhật và trở thành lớn thứ hai thế giới. Không chỉ Nhật Bản để mất vị trí thứ hai sau Mỹ, mà khoảng cách giữa Trung Hoa và Nhật Bản lên tới 721,9 tỉ đô la.

 

Trận động đất và sóng thần hồi tháng Ba tàn phá Nhật Bản, làm 20.000 người chết và mất tích. Vùng ven biển đông bắc Nhật Bản suy sụp về kinh tế.

 

Đi đôi với tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đất nước này vốn tự hào là "đất nước an toàn nhất thế giới" bỗng dưng biến thành đất nước nguy hiểm nhất.

 

Năm 2010, lần đầu tiên đầu tư nước ngoài của Trung Hoa vượt Nhật.

 

Ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh tập trung vào lịch sử gần đây của Nhật Bản. Khi được hỏi họ đang nghiên cứu gì, nhiều người trả lời: "Việc Nhật Bản mất 20 năm." Nói cách khác, họ nghiên cứu sự suy thoái của Nhật Bản để tìm xem làm cách nào Trung Hoa có thể tránh một số phận tương tự.

 

Vụ Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Trung Hoa thường được coi là bệ phóng cho các sự nghiệp ngoại giao thành công. Đó là con đường của Đường Gia Triền, cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Hoa. Nhưng hôm nay, bộ trưởng ngoại giao Trung Hoa có vẻ như nghiên cứu châu Âu hoặc Hoa Kỳ nhiều hơn: những người kế nhiệm của Gia Triền: Lý Triệu Tinh và Dương Khiết Trì, lần lượt, là những chuyên gia về châu Âu và Hoa Kỳ.

 

Bản thân tôi đã trải nghiệm sự suy giảm uy tín của Nhật Bản.

 

Trong hai năm qua tôi đã phỏng vấn khoảng 150 người Trung Hoa vào các vị trí của văn phòng công ty tôi ở Bắc Kinh – và rất khó tìm được những ứng viên giỏi nhất. Khi tôi than vãn với một công ty săn đầu người, họ trả lời rằng những người tài năng mà chúng tôi đang tìm thường đi làm cho các công ty Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc.

 

Còn lại gì cho Nhật Bản?

 

Khi tôi hỏi các ứng viên tại sao họ học tiếng Nhật, tôi thường nhận được những câu trả lời đại loại như "vì tôi không đỗ môn tiếng Anh" hay "vì tiếng Nhật dễ hơn." Những câu trả lời này làm tôi choáng váng. Khi tôi còn trẻ, vào những năm 1980, các sinh viên xuất sắc nhất đi học ở Nhật Bản.

 

Chỉ còn biết buồn mà thôi.

 

Ngay trước cuộc biểu diễn của SMAP ở Bắc Kinh tình cờ tôi có một cuộc thảo luận sâu về "Điều gì còn lại cho Nhật Bản năm 2011?" với Miyauchi Yuji, giám đốc văn phòng Bắc Kinh của trường Đại học Tokyo.

 

Trường Đại học này đã biên soạn dữ liệu qua một loạt các chỉ báo về cuộc sống ở Nhật Bản – và chiều hướng thực tế là tích cực gần như trong khắp mọi lĩnh vực. Trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ các vụ giết người và chết vì tai nạn giao thông đã giảm đều đặn; kể từ 1979 không có vụ đầu độc thực phẩm hoặc các vụ bê bối về y tế công cộng nào, và tỉ lệ tuyển sinh vào các trường đại học trong nước tăng 50% trong thanh niên độ tuổi đại học.  Lạm phát ổn định, tuổi thọ trung bình tăng, và những điều kiện vệ sinh chung hoàn hảo khiến thế giới phải ghen tị.

 

"Suy nghĩ của người Trung Hoa rằng Nhật Bản đã mất đi hai thập kỷ kể từ 1990, suy giảm từ một nền kinh tế phát triển nhanh thành những bong bóng kinh tế, đơn giản là sai." Miyauchi nói. "Nhật Bản không chỉ không đi xuống, mà nó còn xây dựng được một xã hội an toàn, an ninh. Về việc nâng cao mức sống, trong thời kỳ đó Nhật Bản đã đạt được mức phát triển còn lớn hơn."

 

Nói cách khác, Miyauchi nói, "Vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa phải học từ Nhật Bản"

Sau khi nghe Miyauchi nói, tôi cảm thấy nhẹ nhõm, giống như cất đi được một tảng đá đang đè nặng trong lòng. Nhật Bản đã trở thành một xã hội già sớm hơn Trung Hoa. Một phần tư số người ở Nhật hiện nay trên 65 tuổi. Thậm chí các ca sĩ của "ban nhạc trai" SMAP sang năm cũng 40 tuổi.

 

Thời kỳ năng động nhất của SMAP vào đúng thời điểm mà Nhật Bản được coi là bắt đầu mất ánh hào quang của nó. Tuy nhiên ngay cả nhóm này cũng không thật sự suy tàn: buổi hòa nhạc gần đây nhất của nó ở Bắc Kinh chứng minh điều đó. Các thành viên của SMAP đã lớn lên từ những cậu bé ngây thơ giàu tình cảm cách đây 23 năm thành những vai trò người lớn kiểu mẫu.

 

Và tài năng nghệ thuật của họ đã không phai mờ mà chỉ tiến bộ lên và trở nên tinh tế hơn.

 

Chẳng phải Nhật Bản cũng thế sao?

*Kondo là cựu phó tổng biên tập của "Tạp chí Hiện đại" và hiện nay là phó tổng giám đốc công ty Văn hóa Kodansha (Bắc Kinh)

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2358
Ngày đăng: 04.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tốt cho Putin, Xấu cho nước Nga - Hiếu Tân
Cuộc trở lại của những người Islamists - Hiếu Tân
Báo chí phương Tây bình luận về việc Putin tranh cử tổng thống: Putin hạ lệnh bầu Putin - Phạm Nguyên Trường
Tại sao các nhà nghiên cứu về Trung Đông không thấy trước Mùa Xuân Ả-rập - Trần Ngọc Cư
Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa - Hiếu Tân
Thực Hư Quanh Phát Hiện Chấn Động, Tốc Độ Ánh Sáng Chưa Phải Là Nhanh Nhất - Lương Thái Sỹ
Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa - Hiếu Tân
Phải chăng Einstein đã sai? Một Neutrino Nhanh-hơn-ánh-sáng có thể đang khẳng định điều đó. - Hiếu Tân
Điều lầm lỗi mà tôi thích nhất - Nguyễn Thị Hải Hà
Giáo sư Einstein, xin ngài cứ bình tĩnh. E vẫn còn bằng mc2. Chắc chắn thế … - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)