Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
672
123.237.864
 
Phỏng vấn Nhà Thơ DƯ THỊ HOÀN
Phạm Vân Anh

Hỏi :Nếu đề nghị chị nhận xét về thơ HP bằng một câu, chị sẽ nói gì?

 

Trả lời : Khi nhận xét về thơ ca, hai từ “tinh tế” và “sâu sắc” thường được nhiều người sử dụng dễ dãi đến vô tội vạ. Riêng thơ Hải Phỏng tôi lại luu ý tới khi chất “vạm vỡ” và “góc cạnh” của nó. Vâng, “vạm vỡ” và “góc cạnh” mới là bản tính của người Hải Phòng.

 

Hỏi :Ngày thơ Việt Nam tại HP lần thứ 5 vừa qua, có thể nói là rất thành công. Theo chị để thơ ca đến được với công chúng thì các nhà thơ cần phải làm gì?

 

Trả lời : Một ngày hội thơ Việt Nam quy mô, tầm cỡ chưa từng có ở Hải Phòng bằng nhiều hoạt động phong phú: Dâng hương, múa cờ, đọc thơ, ngâm thơ, hát thơ, luận thơ, bán thơ, thảo thơ, giao lưư thơ, trưng bầy, triển lãm thơ và chân dung tác giả thơ ...  lần đầu tiên được phô diễn ở ngoài trời – Thư viện Trung tâm thành phố, đã được dư luận đánh gia cao. Đó là bằng chứng của những ý tưởng sáng tạo và sự nỗ lực năng động, vô tư của anh chị em hội viên Chi Hôi Thơ - đơn vị được Hội Nhà Văn HP giao phó, thiết kế, chỉ đào, tổ chức toàn bổ hoạt động ngày thơ năm nay. Một hiện tượng không thể phủ nhận là sự nhập cuộc tích cực hiếm thấy của Ban lãnh đạo Hội Liên hiệp VHNT thành phố, đã theo sát từng cộng việc để chỉ đạo, kiểm tra và sự  hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ văn phòng Hội, cán bộ Trung tâm thư viện t/p cho hoạt động nay.

 

Điều đáng tiếc duy nhất là ngày thơ được chuẩn bị và tổ chức công phu như vậy mà lại thiếu công chúng! Rất nhiều quần chúng yêu thơ không biết đến hoạt động này?!

 

Trong buổi sinh hoạt, Chi hội thơ đã tập trung phân tích tìm hiểu nguyên nhân Ngoài lý do thiếu thông tin, quảng bá rộng rái, thì sự ngoảnh mặt hay thờ ơ của công chúng độc giả với thơ ca quả là một hiện thực không thể chối cãi của t/p ta. Vậy, làm thể nào ĐỂ THƠ ĐẾN ĐƯỢC VỚI CÔNG CHÚNG, tức là mở rộng hiệu ứng của thơ ca là một vấn để phải đặt ra. Vấn đế đó theo tôi : ngoài việc sáng tác thơ thật hay, cho ra những tập thơ thật đẹp, và tham gia những buổi đọc thơ chiền miên như nước đổ đầu vịt ra, mỗi nhà thơ còn phải gắng gọi tìm cách giao lưu giao tiếp với công chung, để chia sẻ từ tận đáy lòng những câu thơ, những bài thơ đã khiến mình rung động. Để hâm nóng lại đời sống tâm hồn, khuấy động lại thế giới tinh thần của bất cứ ai có thể, bằng quan niệm nghệ thuật và đời sống văn học của mình và ngược lại. Chi hội thơ phải chứng tỏ đước vài trò cầu nối, thì mới có thể xã hội hoá thơ ca một cách sang trọng, và xứng tầm, hiệu quả.

 

Hỏi :Với tư cách là Chi hội trưởng Chi hội thơ Hải Phòng, chị cho biết những dự định sắp tới của Chi hội?

 

Trả lời : Ban chấp hành của Chi hội thơ đã lên kế hoạch cho hoạt động năm nay. Ngoài những trại sáng tác hàng năm, buổi sinh hoạt thường ký ( theo chủ đề ), duy trí ấn phẩm chuyên san “Tin thơ” ( tự tạo kinh phí) lưu hành mỗi quý một số. Chúng tôi sẽ khơi thông lại quan hệ với các trường học có bộ môn văn ngoại khoá, các cơ quan đoàn thể có lịch sinh hoạt văn hoa, văn nghệ. Tạo cơ hội cho các nhà thơ tâm sự và chia sẻ với công chúng và ngược lại, chứ không chỉ đọc thơ xuông.

 

Hỏi :Có ý kiến của một số người chê rằng thơ Hải Phòng thiếu vắng những thế hệ tiếp nối, chị nghĩ sao về ý kiến này.

 

Trả lời :Đó quả là một vấn đề, chứ không chỉ là ý kiến nữa. Làng văn học Hải phòng ( đặc biệt là thơ) đã được vang danh song song với các giai đoạn lịch sử của đất nước từ thế hệ chống Pháp : Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Nguyên Hồng, Thế Lũ, Nguyễn Viết Lãm, Lê Đại Thanh... Thế hệ chống Mỹ: Thanh Tùng, Trần Luu, Đào Cảng, Thi Hoàng Vũ Châu Phối, Phạm Ngà, Thanh Toàn, Trinh Hoài Giang... Tiếp theo đó, thời cải cách ( đổi mới) cũng có nhiều cây bút thơ mới xuất hiện ở Hải phòng mà đã chiếm lĩnh được thi đàn của quốc gia và hải ngoại: Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn, Vũ Thị Huyền, Dư Thị Hoàn... Nhưng nhìn chung họ đều thành đạt ở tuổi trung niên, không còn là lực lượng trẻ nữa. Các tác giả dưới tuổi 30 không phải không có, họ cũng có những bài thơ xuất sắc , đầy tiềm năng: Phạm Vân Anh, Minh Trí, Bùi Quý Thực, Vũ Thuý Hồng... Nhưng để trở thành một đối trọng, đại diện cho thế hệ kế tiếp thì họ vẫn dựng lại ở trạng thái tiềm nang. Thành đạt đoi hỏi sự dấn thân, thậm chí phải trả giá. Tôi cho rằng các bạn trẻ vẫn còn tỉnh táo lắm, trước nhan sắc quyến rũ của nàng thơ.

 

                                                                                    8/4/2007  Linh Đàm

 

Phạm Vân Anh
Số lần đọc: 1826
Ngày đăng: 23.06.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phỏng vấn Nhà Văn Hoàng Ngọc Thư - Đặng Hiền
Nhật Chiêu, Nhà phê bình viết văn :“Chữ nghĩa, Cuộc chơi hào hứng nhất!” - Đông Dương
Đạo diễn – Nghệ Sĩ Ưu Tú Trần Mỹ Hà: Tôi vẫn đi tìm tôi - Võ Ðắc Danh
Nhà điêu khắc PHẠM VĂN HẠNG “Vượt qua lời nguyền của cha” - Nguyễn Tam Phù Sa
Chủ nghĩa hậu hiện đại - Lê Tân
Nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan: Bộ sách tôi thích nhất còn chưa ra đời…! - Lý Đợi
Phải loại bỏ khái niệm “cấm kỵ” ra khỏi sáng tác văn học : “tôi ủng hộ mọi sự bứt phá” - Lê Anh Hoài
Có một người văn như thế : Vũ Ngọc Tiến phỏng vấn Hoài Anh - Vũ Ngọc Tiến
Trương Trọng Nghĩa: “Sự buồn tẻ làm thui chột ý thức sáng tạo...” - Phong Điệp
Nguyễn Chí Hoan Trả lời phỏng vấn của Lê Anh Hoài - Lê Anh Hoài
Cùng một tác giả