Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.141.787
 
NHÀ NGHIÊN CỨU HÀ VĂN THÙY .Như một kẻ lưu lạc, tôi đi tìm cội nguồn
Hà văn Thùy

VCV. Tháng 9 năm 2008, nhà báo Trần Hoàng Nhân của TT&VH phỏng vấn nhà văn Hà Văn Thùy và nhà văn Triệu Xuân về cuốn Hành trình tìm lại cội nguồn do NXB Văn học xuất bản. Bài phỏng vấn hoàn tất nhưng vì nguyên nhân nào đó không được đăng báo. Nay nhà văn Hà Văn Thùy gửi tới cho VCV.

 

Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy tốt nghiệp khoa Sinh - ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1967. Thế nhưng ông lại gắn bó với khoa học nhân văn dựa trên những thành tựu do khoa học tự nhiên mang lại. Ông vừa xuất bản Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học) với nhiều luận điểm gần như trái ngược với hiểu biết lâu nay của chúng ta. TT&VH đã trò chuyện cùng ông như thêm một góc nhìn về “cội nguồn văn hóa Việt” và rộng đường dư luận.

 

* Năm 2007, ông in quyển Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học). Bây giờ in tiếp tác phẩm đầy đặn hơn Hành trình tìm lại cội nguồn. Xin hỏi hai bản in này có “nối tiếp” nhau điều gì không?

 

- Bản thảo Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt tôi hoàn thành từ giữa năm 2005 nhưng trầy trật mãi tới giữa năm 2007 mới được đưa tới nhà in. Khi đọc bản cal, tôi nhận ra tư liệu tôi có đã phong phú hơn và nhận thức cũng sâu sắc hơn những gì được trình bày trước đó. Không còn cách nào khác là soạn một cuốn sách mới. Hành trình tìm lại cội nguồn được cấu trúc khác hẳn. Gồm những chuyên luận: Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử người Việt, Bản thông điệp 12.000 năm của tổ tiên người Việt, Về nguồn gốc người Hán và sự hình thành nước Tàu, Viết lại lịch sử hình thành kinh Dịch, Truy tìm gốc tích cây kê…

Biết rằng ý tưởng đưa ra quá mới mẻ, ngược hẳn quan niệm hiện hành, tất sẽ có ý kiến phản biện, tôi dành phân nửa cuốn sách phê phán những giả thuyết mà tôi cho là sai lầm: Không thể đi mãi đường mòn, Nghĩ khi đọc Totem Sói, Thưa lại cùng giáo sư Cao Thế Dung, Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt, Thưa chuyện với sử gia Tạ Chí Đại Trường… Nếu cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt mới là phác thảo thì cuốn sau là bức tượng đài hoành tráng, vững chắc vinh danh cội nguồn và văn hóa của Việt tộc.

 

* Hành trình tìm lại cội nguồn đặt ra hai câu hỏi quá lớn: Dân tộc Việt Nam là ai?Văn hóa Việt Nam là gì? Là một nhà nghiên cứu không học hàm, học vị… lại mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Điều gì khiến ông tự tin để trả lời cho hai câu hỏi hóc búa đó?

 

- Điều khổ tâm, day dứt nhất với tôi là không biết cội nguồn tổ tiên dân tộc là ai? Tôi không tin vào những cuốn sử cho rằng tổ tiên ta từ Nam Trung Quốc xuống. Tâm linh mách bảo tôi tin vào Lạc Long Quân - Âu Cơ. Nhưng đó chỉ là truyền thuyết! Như một kẻ lưu lạc, tôi đi tìm cội nguồn. Cuốn Việt lý tố nguyên của triết gia Kim Định cho tôi nhận thức mới về văn hóa Việt. Cuốn Địa đàng ở phương Đông của Stephen Oppenheimer cho tôi biết Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại. Vì vậy, khi tiếp cận tài liệu Đa dạng di truyền người Trung Quốc do các nhà nghiên cứu Mỹ Y. Chu, Jin Li và 15 đồng nghiệp hoàn thành vào năm 1998, thì những tri thức Sinh học, Khảo cổ, Cổ nhân học, Ngôn ngữ học… tích cóp từ bao giờ dồn tới, tạo nơi tôi niềm tin mãnh liệt về phát hiện của mình. Đây là khoa học liên ngành. Tôi đứng vững một chân trên Sinh học và chân kia trên Khoa học nhân văn. Cái chính là hồn vía văn hóa Việt đã thấm đẫm trong tâm hồn, trí tuệ tôi nên khi gặp kiến thức Di truyền học đã lóe sáng!

 

* Độ xác tín của công trình nghiên cứu Đa dạng di truyền người Trung Quốc được khoa học thế giới đánh giá ra sao khiến ông tin cậy? Và ý nghĩa chủ đạo của công trình này là gì để ông xem nó như “sợi chỉ đỏ” lần tìm “cội nguồn Việt”?

 

Những năm 90 thế giới có chương trình Bản đồ gen người do Hội Địa lý quốc gia Mỹ và Đại học Oxford Anh cùng tiến hành. Kết quả là đã tìm ra nguồn gốc loài người và hành trình con người chiếm lĩnh Trái đất. Những tri thức rất quý nhưng còn chung quá, không giúp ta được nhiều. May sao cũng thời gian này, Dự án Đa dạng di truyền người Trung Quốc được công bố. Thông tin chính của nó là người tiền sử đã theo con đường phương Nam tới Việt Nam 70.000 năm trước. Sau đó người từ Việt Nam lên khai phá đất Trung Hoa và người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất Đông Á. Các tài liệu của Bản đồ gen người trên những nét lớn thống nhất với công bố của Y. Chu tạo thêm tính xác tín của công trình này. Chính những thông tin này như chiếc la bàn giúp tôi đi tìm lại cội nguồn.

 

* Có hai vấn đề lớn trong Hành trình tìm lại cội nguồn, thứ nhất là Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán, thứ hai Người Việt không có gốc từ người Trung Quốc. Hai vấn đề này đều ngược lại với hiểu biết lâu nay của chúng ta. Ông lấy luận cứ từ đâu để đưa ra giả thuyết này?

 

- Ngôn ngữ là sản phẩm của con người. Cho đến thiên niên kỷ III TCN, người Việt chiếm lĩnh toàn bộ địa bàn Trung Hoa. Không chỉ đông mà người Việt còn có văn hóa lúa nước phát triển cao, ngôn ngữ phong phú. Khoảng năm 2600 TCN, xuống chiếm đất của Bách Việt, người Mông Cổ du mục hòa huyết với người Bách Việt, sinh ra tổ tiên người Hán. Người Hán nhận ngôn ngữ từ hai nguồn Mông và Việt. Trong đó Việt vừa đông, vừa có ngôn ngữ phát triển nên tất yếu ngôn ngữ Việt là chủ thể của ngôn ngữ Hán. Tôi và những người khác đã tìm ra nhiều dấu vết tiếng Việt trong cổ thư Trung Hoa.

 

Về ý thứ hai câu hỏi của bạn thì thế này: có nhiều trường phái di truyền học, đưa ra những phát hiện khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, người tiền sử đã theo con đường phương Nam tới Việt Nam trước. Sau đó hậu duệ của họ mới đi lên Trung Quốc rồi sinh ra người Trung Quốc. Vì vậy không thể người Việt có gốc từ Trung Quốc mà ngược lại. Chính các nhà di truyền người Hán cũng phát hiện ra điều này.

 

* Thể loại sách nghiên cứu rất khó đọc với đa số người. Nhưng viết sách để đưa ra một vấn đề, hẳn ông cũng rất mong phản hồi từ bạn đọc. Ông đã nhận được những phản hồi nào từ giới trí thức hay chưa?

 

- Phần lớn những gì trong cuốn “Hành trình”… đều đã được đưa lên mạng. Một số bài đã “thường trú” trên nhiều trang web tiếng Việt. Tôi nhận được ủng hộ của nhiều người Việt ở nước ngoài. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn Viện nghiên cứu Y khoa Garvan Uc và Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp, một chuyên gia môi trường ở Úc thường xuyên trao đổi học thuật và giúp tôi tài liệu. Cũng có những ý kiến trao đổi lại, nhưng chỉ phê bình những tiểu tiết và tôi trả lời thỏa đáng. Ở trong nước biết tới muộn hơn. Giữa năm 2007 báo Văn nghệ có bài giới thiệu của nhà văn Xuân Cang. Mấy tháng trước trên Văn nghệ có bài phản biện của nhà văn Văn Chinh. Tôi trả lời ông trên Văn nghệ. Mới đây, trên tạp chí Tia sáng có ý kiến của tác giả Đỗ Kiên Cường phủ định những đề xuất của tôi. Tôi đã gửi bài trả lời tới Tia sáng!

 

* Vậy còn các nhà chuyên môn, nếu họ phản đối những gì trong “Hành trình…”?

 

Vai trò các nhà chuyên môn rất quan trọng. Tôi rất mong ý kiến phản hồi của họ. Một số bạn bè tôi cho rằng, đây là phát kiến lớn nhất về lịch sử và văn hóa của tộc Việt nên sẽ tốn nhiều giấy mực bàn về chuyện này. Tôi mong được chia sẻ với những ai quan tâm. Nhà tôi số 184 Lê Lư, phường Phú Thọ Hòa, quân Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại (08) 8610450. Email: thuyhavan@gmail.com.

 

*Xin cảm ơn ông!

 

Hà Văn Thùy sinh năm 1944 tại Thái Bình, từng công tác tại Hội Văn nghệ Thái Bình, Kiên Giang và báo Văn nghệ - Hội Nhà văn VN tại TP.HCM. Đã xuất bản: Thời gian góp nhặt (thơ), Trấn Hà Tiên và Tao Đàn Chiêu Anh Các (biên khảo), Phiêu lưu cùng côn trùng (dịch), Nguyễn Thị Lộ (tiểu thuyết), Góp với văn đàn (phê bình, tiểu luận), Di ngôn Phật sống Lưu Công Danh,

18.9.2008

HOÀNG NHÂN thực hiện

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 3318
Ngày đăng: 17.04.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến: Gửi độc giả niềm tin và tình yêu Việt Nam - Đặng Tiến
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn: Việt Nam làm gì có thị trường mà cạnh tranh? - Lê Thái Sơn
Sáng tạo thì phải bứt phá, phải liều - Lê Anh Hoài
Nhân chuyện cậu bé 10 tuổi ở Mỹ xin được phỏng vấn Obama, PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Việt Nam cũng có thể có một Damo Weaver, nhưng… - Trần Ngọc Kha
Phỏng vấn TIẾN SĨ TRẦN KIÊM ĐOÀN :về ý nghĩa ngày Tết ở xứ người. - Trần Kiêm Ðoàn
Đặng Thân: Viết - Đặng Thân
Một bài thơ - hai cách hiểu: Vấn đề là ở trình độ đọc - Trần Quang Đạo
Võ Đắc Danh viết để khơi dậy lòng nhân ái - Võ Ðắc Danh
Về hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, GS Phan Huy Lê:Một nhu cầu lịch sử cấp thiết và chính đáng - Phan Huy Lê
Hoàng Như Mai & những nhân vật văn hoá Việt Nam - Hoàng Như Mai
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)