Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.084
123.138.593
 
10 con kỳ lân hàng đầu trong chính sách Trung Hoa.
Hiếu Tân

DANIEL BLUMENTHAL, Foreign Policy, 03/10/2011

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/03/the_top_ten_unicorns_of_china_policy

 

10 con kỳ lân hàng đầu trong chính sách Trung Hoa.

 

Kỳ lân là những con vật trông rất đẹp nhưng là tưởng tượng, không có thực. Nhưng dù có đầy rẫy chứng cứ về bản chất tưởng tượng của chúng, nhiều người vẫn tin vào chúng. Phần lớn chính sách Trung Hoa của Mỹ cũng được chống đỡ bằng niềm tin vào vật tưởng tượng này: trong trừơng hợp này là những ý tưởng nghe dễ chịu nhưng mâu thuẫn về logic. Nhưng không giống như những con kỳ lân, chính sách Trung Hoa của Hoa Kỳ du ngoạn vào địa hạt vật giả có thể là nguy hiểm. Tạo ra một chính sách Trung Hoa tốt hơn đòi hỏi chúng ta phải nhận ra điều gì là tưởng tượng trong ý nghĩ của Mỹ về Trung Hoa. Tác giả James Mann thâu tóm một vài trong cuốn sách của ông Tưởng tượng về Trung Hoa.

 

Còn đây là mười con kỳ lân đẹp nhất của tôi trong chính sách Trung Hoa:

 

1. Tiên tri tự báo: Đây là lý lẽ được bám nhiều nhất về chính sách Trung Hoa của Hoa Kỳ. Người ta tin rằng, cứ đối xử với Trung Hoa như kẻ thù, rồi nó sẽ thành một kẻ thù. Ngược lại, đối xử với Trung Hoa như một người bạn, rồi nó sẽ thành một người bạn. Nhưng ba thập kỷ quan hệ Mỹ-Trung ít nhất cũng đã ném nghi ngờ lên niềm tin này. Từ khi bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa, mục tiêu của chính sách Trung Hoa của Mỹ là "biến Trung Hoa thành gia đình của các dân tộc." Ngoài bản thân Trung Hoa không có nước nào đã làm nhiều như Hoa Kỳ để cải thiện số phận của nhân dân Trung Hoa và hoan nghênh Trung Hoa trỗi dậy trong hòa bình. Và thay vì tăng cường ngăn trở Trung Hoa– một động thái tự nhiên dựa trên những bất trắc trong sự trỗi dậy của bất kỳ cường quốc lớn nào –  Hoa Kỳ đã để cho lực lượng của mình ở Thái Bình Dương bị xói mòn đi và còn tiếp tục để thế nữa. Hoa Kỳ có thể tiến hành vòng ba cắt giảm chi phí quốc phòng trong nhiều năm nữa. Đây chỉ là một thí dụ cho thấy Hoa Kỳ đã không nghiêm túc về Trung Hoa như thế nào: khi Trung Hoa tiếp tục tăng cường lực lượng chiến lược của nó, Hoa Kỳ đã ký với Nga một thỏa thuận để hoàn thiện lực lượng chiến lược của nó mà không nhắc nhở gì đến Trung Hoa. Trừ phi Bắc Kinh cảm thấy bị xúc phạm vì một sự xao lãng như thế, chắc chắn nó rất thoải mái với việc Mỹ tập trung một cách lỗi thời về kiểm soát vũ khí với Nga. Nhưng cho dù Mỹ tỏ ra hào hiệp, TH vẫn cứ coi Mỹ là kẻ thù hoặc, trong những ngày đẹp trời hơn, là đối thủ của nó. Các chương trình quân sự của nó được soạn ra để đánh Mỹ. Lời tiên trị tự nói này tất nhiên là tuyên bố hoang tưởng nhất về chính sách Trung Hoa và như vậy là con kỳ lân số 1.

 

2. Bỏ rơi Đài Loan sẽ rỡ bỏ được trở ngại lớn nhất trong quan hệ Mỹ - Hoa. 

 

Từ 2003, khi Tổng thống George W. Bush công khai quở trách Tổng thống Đài Loan lúc đó là Trần Thủy Biển tại bải cỏ Nhà Trắng với Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo ở bên cạnh, Hoa Kỳ đã dần dần làm cho những liên hệ mật thiết của nó với Đài Loan trở nên gay gắt. Chính sách Đài Loan của Tổng thống Barack Obama là một kết cục logic. Việc mua bán vũ khí đã dừng lại, không có thành viên chính phủ nào thăm viếng Đài Loan kể từ thời chính quyền Clinton, và đàm phán thương mại thì không tồn tại. Thực chất không có gì trong chương trình nghị sự Mỹ Đài Loan. Phản ứng từ Trung Hoa? Tất nhiên nó đã tiến lên. Nhưng lẽ ra vui vẻ với sự nồng ấm gần đây trong quan hệ của nó với Đài Loan, Trung Hoa lại gây sự với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, và Ấn Độ. Mỹ rỡ bỏ "chướng ngại" nào không thành vấn đề, chính sách ngoại giao của Trung Hoa có logic nội tại của nó khiến Hoa Kỳ khó lòng mà "xoay chuyển." Bỏ rơi Đài Loan để có được những mối quan hệ tốt đẹp hơn là một hoang tưởng nguy hiểm khác.

 

3. Trung Hoa chắc chắn sẽ vượt Mỹ, và Mỹ phải kiểm soát sự suy thoái của mình một cách thanh lịch.

 

Đây là một con kỳ lân mới trong chính sách về Trung Hoa. Cho đến cách đây mấy năm, phần lớn các nhà phân tích đều chắc chắn không có gì phải lo ngại về Trung Hoa. Mốt trí thức mới bây giờ bảo chúng ta không làm gì được về Trung Hoa. Sự vươn lên của nó và sự tụt xuống của Hoa Kỳ là không thể tránh khỏi. Nhưng sự không thể tránh khỏi trong các quan hệ quốc tế nên để cho những nhà lý luận ý thức hệ cứng rắn, những người vẫn không thể giải thích được tại sao một châu Âu liên hiệp lại vẫn không áp đặt vấn đề nào lên Hoa Kỳ, tại sao Nhật Bản sau Thế Chiến không bao giờ thật sự thách thức vị trí đứng đầu của Hoa Kỳ, và tại sao nước Mỹ đi lên và Anh đi xuống lại không đánh nhau kể từ năm 1812. Sự thật là Trung Hoa có những vấn đề vô cùng lớn, dường như không thể vượt qua được. Nó đã dùng sai một cách tệ hại số vốn của nó do một hệ thống tài chính méo mó đặc trưng bằng kiểm soát tiền vốn, và đồng tiền không dựa trên thị trường. Nó có thể có tỉ lệ nợ/GDP lên đến 80 phần trăm, cũng lại do một nền kinh tế méo mó thảm hại. Và nó đã tạo ra một ác mộng về nhân khẩu với số dân sản xuất bị co lại, một cơn sóng thần người cao tuổi và hàng triệu đàn ông không lấy được vợ.

 

Hoa Kỳ cũng có những vấn đề lớn. Nhưng người Mỹ đang tranh luận chúng một cách sôi nổi, biết rõ chúng là những vấn đề gì, và nay đang trông chờ để bầu những người lãnh đạo mới để sửa chữa chúng. Cấu trúc chính trị Trung Hoa chưa cho phép giải quyết những vấn đề lớn.

 

4. (Liên quan đến 3). Trung Hoa là nhà băng của Mỹ. Mỹ không thể nổi giận với nhà băng của mình.

 

Thật ra Trung Hoa giống một người gửi tiền hơn. Nó gửi tiền vào các Kho bạc Mỹ vì nền kinh tế của nó không cho phép các nhà đầu tư đặt tiền ở đâu khác. Nó không thể làm điều gì khác với những thặng dư của nó trừ khi nó thay đổi hệ thống tài chính một cách triệt để (xem trên đây). Nó kiếm được khoản tiền nhỏ mọn trên số tiền gửi. Nếu Hoa Kỳ bắt đầu hạ tiền nợ và tiền gửi của nó xuống, Trung Hoa sẽ có ít lựa chọn hơn. Trung Hoa rất cần đầu tư của Hoa Kỳ, Tài chính Hoa Kỳ, và thị trường Hoa Kỳ. Cán cân thăng bằng lệch về phía Mỹ.

 

5. Mỹ đang lôi kéo Trung Hoa.

 

Đây là một con kỳ lân chính sách đáng ngạc nhiên. Xét cho cùng, Hoa Kỳ đúng là có một chính sách gắn kết với Trung Hoa. Nhưng nó chỉ đang kết với một mẩu nhỏ của Trung Hoa: Đảng Cộng sản Trung Hoa (CCP). Đảng này có thể là lớn – đảng lớn nhất thế giới (có thể có khoảng 70 triệu đảng viên). Mỹ chắc chắn là cần các lôi kéo các lãnh đạo đảng trên các vấn đề chính trị cao câp và tài chính cao cấp, nhưng Trung Hoa có ít nhất một tỉ người khác. Nhiều người dứt khoát không tham gia đảng. Họ là những luật sư, các nhà hoạt động, các lãnh tụ tôn giáo, nghệ sĩ, trí thức, và doanh nhân. Phần lớn thích CCP cứ lặng lẽ đi vào bóng đêm thì hơn. Mỹ không lôi kéo họ. Các tổng thống Mỹ cố ý tránh làm cho các đồng cấp Trung Hoa của họ khó chịu bằng cách cứ nằng nặc đòi nói chuyện với với đại diện thật sự của xã hội Trung Hoa. Sự gắn kết nhìn qua lăng kính các quan hệ chính phủ với chính phủ giữ cho Hoa Kỳ khỏi gắn bó với công chúng rộng lớn của Trung Hoa. Các quan chức Trung Hoa đến Hoa Kỳ và gặp gỡ bất kỳ ai họ muốn gặp, (thường dưới sự sắp đặt có kiểm soát và thường với các nhóm phê phán chính phủ Mỹ và thân thiện với chính phủ Trung Hoa). Các lãnh đạo Mỹ còn thận trọng hơn nhiều trong việc chọn gặp ai ở Trung Hoa. Hoa Kỳ không đòi hỏi có đi có lại trong việc gặp xã hội công dân thật sự - các lãnh đạo ngầm của giáo hội, các nhà cải cách chính trị, và vân vân. Trung Hoa có chính sách gắn kết thành công. Hoa Kỳ không có.

 

6. Thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ là sự trỗi dậy của Trung Hoa.

 

Thật ra, thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ có lẽ là xoay sở trong sự suy tàn lâu dài của Trung Hoa. Trừ khi nó thực hiện những cải cách triệt để, mô hình tăng trưởng của Trung Hoa có thể sớm lụi tàn. Có rất ít nếu không phải là không có khả năng nó làm được gì về thảm họa dân số của nó (liệu nó có thể ban hành một chính sách ủng hộ di cư không?). Và hệ thống chính trị của nó quá sợ chống đối và bị xơ cứng nên khó lòng tiến hành một cải cách thật sự nào. 

 

7. Sự suy tàn của Trrung Hoa sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn.

 

Sự suy tàn của Trung Hoa có thể làm cho thách thức đối với Hoa Kỳ trở nên gay go hơn ít nhất trong một thế hệ. Nó có thể kéo một thời gian dài, ngay cả khi Trung Hoa trở nên  hiếu chiến hơn với những vũ khí giết người mạnh hơn (chẳng hạn, làm gì với tình trạng dư thừa nam giới?). Người ta có thể cho rằng cả Đức và đế quốc Nhật bắt đầu suy tàn sau Thế Chiến I và tiếp tục qua thảm họa của Thế Chiến II. Nước Nga đang suy tàn theo mọi phép đo thực tế. Cho dù như thế, cho đến gần đây nó vẫn xâm lược một nước láng giềng của nó. Một nước đang suy tàn, trang bị vũ khí hạt nhân, với một quân đội mạnh có thể gây nhiều chuyện hơn một nước đang vươn lên một cách tự tin.

 

8. Mỹ nên tự gỡ ra khỏi những rối ren ở Trung Đông và Đông Nam Á để tập trung vào Trung Hoa.

 

Đây là một con kỳ lân rất được ưa chuộng trong số những người thông thạo. Nhưng điều này làm sao thực hiện được?

 

Khi những người Trung Đông đi qua một cuộc cách mạng có thể dẫn đến nở hoa dân chủ hoặc những rối loạn của chủ nghĩa quá khích, làm thế nào Hoa Kỳ ngoảnh mặt đi nơi khác? Hay là phó thác Afghanstan cho Taliban và người Pakistan định đoạt? Quan niệm này đặc biệt mỉa mai khi ta biết rằng những quyền lợi của Trung Hoa ở Trung Đông đang tăng lên và Hoa Kỳ cần một quan hệ đối tác với Ấn Độ để đối phó với Trung Hoa. Hoa Kỳ không có cách nào tạo ra được loại trật tự mà nó muốn thấy ở Châu Á nếu không phát huy ảnh hưởng mạnh của nó đến các nước sản xuất dầu ở Trung Đông và bằng cách để cho Ấn Độ bị ràng buộc vào một cuộc đấu ở Nam Á. Hoa Kỳ là một siêu cường quốc duy nhất; chính sách ngoại giao của nó có những mối liên hệ ràng buộc nhau. "Giải quyết tốt tình hình châu Á" có nghĩa là "Giải quyết tốt tình hình Trung Đông và Đông Nam Á".

 

9. Hoa Kỳ cần Trung Hoa giúp đỡ để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

 

Điều này xuống đến gần cuối bản danh sách của tôi bởi vì nó không thật sự là một con kỳ lân tưởng tượng. Nó là thật. Điều tưởng tượng là Trung Hoa sẽ giúp đỡ. Hoa Kỳ cần Trung Hoa để giải giáp Bắc Triều Tiên. Nhưng Trung Hoa không muốn thế, và bây giờ Bắc Triều tiên là một cường quốc hạt nhân. Điều tương tự có thể đúng với Iran. Điều tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể đạt được trong chính sách ngoại giao của nó với Trung Hoa là chấm dứt tính trạng bất hợp tác của Bắc Kinh. Sự thật là những vấn đề toàn cầu sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu Trung Hoa chịu giúp. Tuy nhiên, việc Trung Hoa thật sự đóng góp cho trật tự toàn cầu là một con kỳ lân.

 

10. Xung đột với Trung Hoa không thể tránh khỏi.

 

Đọc xong chín con "kỳ lân" trên đây có thể bạn kết luận rằng Mỹ đã trù liệu chiến tranh với Trung Hoa. Có thể hiểu như thế, nhưng cũng là hiểu sai. Quan hệ Mỹ - Hoa sẽ được quyết định bởi hai động lực chính – một cái Hoa Kỳ có thể kiểm soát, một cái thì không. Động lực thứ nhất là khả năng của Hoa Kỳ chế ngự hành vi hiếu chiến của Trung Hoa. Cái thứ hai là tình hình chính trị ở Trung Hoa phát triển như thế nào. Mong ước chiến lược đối với Washington là cải cách dân chủ ở Trung Hoa. Nền dân chủ sẽ không giải quyết tất cả mọi vấn đề của quan hệ Mỹ Trung. Trung Hoa có thể hết sức gai góc về chủ quyền và hết sức dân tộc chủ nghĩa. Nhưng một nền dân chủ tự do thực sự ở Trung Hoa trong đó nhân dân được đại diện một cách công bằng là hy vọng tốt nhất cho hòa bình. Những người dân vốn không có quyền bầu cử [lúc đó] có thể buộc chính phủ của họ tập trung các nguồn lực vào các vấn đề đa dạng của họ (tham nhũng, sử dụng sai các nguồn lực, thiếu mạng lưới an sinh xã hội). Hoa Kỳ và phần lớn châu Á chắc chắn sẽ tin vào một Trung Hoa cởi mở, minh bạch hơn, những mối quan hệ sẽ nở hoa trên bình diện xã hội công dân. Trong lịch sử, Hoa Kỳ hầu như đã luôn luôn đứng về phía Trung Hoa. Nó đang kiên nhẫn đợi để làm như thế lần nữa.

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2370
Ngày đăng: 11.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trung hoa vẫn còn phải học nhiều từ Nhật Bản - Hiếu Tân
Tốt cho Putin, Xấu cho nước Nga - Hiếu Tân
Cuộc trở lại của những người Islamists - Hiếu Tân
Báo chí phương Tây bình luận về việc Putin tranh cử tổng thống: Putin hạ lệnh bầu Putin - Phạm Nguyên Trường
Tại sao các nhà nghiên cứu về Trung Đông không thấy trước Mùa Xuân Ả-rập - Trần Ngọc Cư
Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa - Hiếu Tân
Thực Hư Quanh Phát Hiện Chấn Động, Tốc Độ Ánh Sáng Chưa Phải Là Nhanh Nhất - Lương Thái Sỹ
Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa - Hiếu Tân
Phải chăng Einstein đã sai? Một Neutrino Nhanh-hơn-ánh-sáng có thể đang khẳng định điều đó. - Hiếu Tân
Điều lầm lỗi mà tôi thích nhất - Nguyễn Thị Hải Hà
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)