Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
995
123.137.379
 
Sân Khấu Những Năm Đầu Thể Ký
Tuấn Giang

Mười năm đầu thế kỷ XXI, sân khấu tiếp tục khủng hoảng, nhất là Tuồng, Chèo, Cải lương, nhiều đoàn  doanh thu thấp, một số rạp nghỉ diễn, chuyển sang kinh doanh. Các đoàn, nhà hát hoạt động nhiều hình thức, diễn doanh thu, dựng vở mới lấy lại bức tranh sân khấu khả quan.

 

Sân khấu chịu tác động toàn cầu hoá, chỉ một rung động nhỏ ở đâu đó suy thoái kinh tế, biến động chính trị xã hội, nghệ thuật, ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt thế giới phẳng. Tốc độ thế giới phẳng càng phẳng nhanh sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bùng nổ ngày 17 - 9  trên toàn cầu là sự sụp đổ  phi vật chất, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế tư bản công nghệ. Nguyên nhân từ sự đổ vỡ 33 ngân hàng tín dụng phố Wall Mỹ, đồng đô la mất giá, thế chấp bất động sản rủi ro cao, chứng khoán sụt giảm – làm nổ tung nền kinh tế toàn cầu. Hàng loạt ngân hàng tín dụng tan rã, chứng khoán đóng băng, thị trường hàng hoá, tài chính, địa ốc phát triển nhu cầu ảo trong tay các nhà đầu cơ. Kinh tế thế giới tiếp tục biến động, bởi chưa tạo ra lực cân bằng các học thuyết kinh tế toàn cầu. Những tác động ấy, làm sụt giảm hoạt động nghệ thuật, sân khấu trên cả hành tinh. Sân khấu nước ta đã xuất hiện nhiều xu hướng , các đoàn tư nhân gia tăng tại Miền Trung, Nam Bộ. Nhiều đoàn, nhà hát tìm hướng tiếp cận công chúng : sân khấu tiếp thị gia đình, trường học tuổi teen, sân khấu du lịch, sân khấu đường phố, diễn chính kịch, hài kịch, kịch kinh dị, kịch chùm, sân khấu một người diễn… Sự năng động các đoàn,  nhà hát, nghệ sĩ, diễn viên, bắt đầu từ suy giảm công chúng, phản ứng nhậy cảm :

 

Ra đời nhiều bầu đoàn lớn nhỏ, diễn một hình thức sân khấu đến đa thể loại hình nghệ thuật.

Tự đào tạo diễn viên tại chỗ, xây dựng phong cách riêng mỗi đoàn, nhà hát, nhóm nghệ sĩ liên kết tập đoàn, cá nhân sao, các sao lập show diễn.

 

Luôn thay đổi hình thức biểu hiện sân khấu, bùng nổ vở diễn, diễn viên, tạo sock công chúng, kinh phí đầu tư dựng vở, phương thức quản lý nghệ thuật, hoạt động doanh thu.

 

Tâm điểm sân khấu Miền Trung suy giảm công chúng, Đoàn Tuồng Huế diễn Tuồng cổ: Ngọn lửa Hồng Sơn, Đào Tam xuân, Đào Phi Phụng…  các trích đoạn cổ.Tin mới nhất, theo Nguyễn Thanh  Sơn: Tuồng ,Ca múa cung đình , ba năm qua tuyển sinh không có người học, nguy cơ  xóa sổ nghệ thuật truyền thống Huế cao. Còn NSƯT Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế cho biết: khoảng 10 năm tới, Nghệ thuật Truyền thống Huế sẽ bị xóa sổ, tin  dự báo. Theo tác giả,còn người dân Huế ,còn khách  thăm quan du lich, sẽ còn nghệ thuật Huế, nhưng không như mấy năm đầu thế kỷ, ngàydiễn 4-6 show, doanh thu 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Trước những biến động nghệ thuật ,công chúng, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, để  các doanh nghiệp tài trợ nghệ thuật. Hiện nay, nhiều ngành nghệ thuật, nhiều tài năng trẻ cần qũy tài trợ cho thử nghiệm nghệ thuật…Vì thiếu kinh phí thử nghiệm các nhà hát diễn Tuồng cổ, trích đoạn cổ :  Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Đoàn Tuồng Khánh Hoà, diễn các vở : Trung Vô Diệm, Đào Phi Phụng, Hồn Việt… Tuồng Miền Trung diễn Tuồng cổ, chương trình linh hoạt, doanh thu trên 100 buổi/ năm, ít diễn Tuồng đề tài mới.Giữa lúc các doàn, nhà hát Tuồng Miền Trung suy giảm công chúng nghiêm trọng thì ngaỳ 24-9 năm 2011, Liên hoan Tuồng không chuyên diễn ra tại Bình Định  do Tỉnh tổ chức có 16 đoàn  tham diễn. Là những đoàn tự doanh thu tồn tại nhiều năm,  đôi  khi lấn át cả Tuồng Nhà nước như các đoàn: Tây sơn, Ánh dương, Sao mai, Quy Nhơn, Tuy Phước…trên 200 diễn viên đua tài, diễn nhiều vở Tuồng cổ,công chúng hào hứng. Đây là thị hiếu công chúng Miền Trung  thích Tuồng cổ, khán giả Nam Bộ sở thích sân khấu phong phú theo xu hướng mới.

 

Thực tiễn công chúng Nam Bộ yêu thích sân khấu, nhiều năm qua các bầu đoàn, nhà hát thường diễn : Sân khấu hài, kịch kinh dị, kịch tâm lý xã hội, phản ánh sinh hoạt cuộc sống đời thường. Những vở diễn doanh thu hiện nay : Oan gia, Người vợ ma, Quả tim máu, Căn hộ 404, sân khấu Hồng Vân ( theo điều tra xã hội của Nhà hát). Sân khấu kịch Thái Thanh diễn các vở : Thử yêu… Bàn tay của trời, Ngôi nhà thiếu đàn bà, Hãy khóc đi em… Sân khấu Idecaf : Hợp đồng mãnh thú, Cuộc chiến sui gia, Ngôi trường số 13, Những đứa con của Rồng, Sát thủ hai mảnh… Nhà hát kịch Thành phố diễn các vở : Những chuyện tình mùa xuân, Hạnh phúc bất ngờ, Nữ tỷ phú tìm cha, Tả quân Lê Văn Duyệt… Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, năm 2010 chuyển về rạp Thủ Đô muốn hút khách đã diễn cải lương tạp kỹ. Năm 2011, diễn điền giã đến các tỉnh: Hải Phòng về Miền Trung, xuống Cà Mau. Nghệ sĩ Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát cho biết: ở các trung tâm thành phố khó doanh thu, Nhà hát đi diễn hợp đồng khá lạc quan. Nhà hát thường diễn các vở : Đả chiến phá sông Ngân - Viễn Châu, Việt Kiều mà… - Lam Tuyền, Đứa con họ Triệu, Lối về, Hoa đồng cỏ nội… Các nhóm cải lương tư nhân : Vũ Linh, Vũ Luân, Thắp sáng niềm tin, diễn chủ yếu cải lương Tuồng cồ các vở : Giang sơn mỹ nhân, Máu nhuộm sân chùa,Đứa con họTriệu...hoặc trích đoạn Lan và Điệp, Ngai vàng và tội ác,Tần Thủy Hoàng…

 

Điểm danh mục các vở cải lương nghiêng về diễn Tuồng tích cổ, phục hồi truyền thống, truyện tình tâm lý xã hội, đề tài hiện thực đương đại ít được công chúng hưởng ứng diễn doanh thu. Những biến động sân khấu Miềm Trung, Nam Bộ, năng động tiếp cận công chúng ra đời dòng “sân khấu thương mại”, vui chơi giải trí.

 

Sân khấu phía Bắc mới cựa mình đôi chút, ít đoàn diễn tư nhân, Hải Phòng một đoàn kịch, hai câu lạc bộ. Hà Nội tương tự, một hai nhóm sân khấu chân trong, chân ngoài, nửa tự túc, nửa kia dựa vào Nhà nước.Nhà hát Cải lương Hà Nội cố gắng mỗi tuần sáng đèn một buổi tại rạp, có buổi chỉ 30 người xem… Mỗi nhà hát cố tạo phong cách riêng chưa đậm, còn nhiều nhà hát chưa thể sáng đèn doanh thu tạo chỗ. Các đoàn, nhà hát: Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch nói, hướng chính diễn doanh thu theo hợp đồng. Hình thức này,  xuất hiện sau đổi mới đến nay nhiều đoàn, nhà hát  doanh thu hiệu quả không rủi ro . Một số nhà hát, coi các đại gia là hầu bao tài chợ sân khấu, dựng kịch ngại đụng đến họ. Sân khấu phía Bắc ngại đụng chạm  sự thật, một Trưởng đoàn nói với tác giả : Chúng tôi chỉ diễn dân gian, huyền thoại, dã sử, hiện thực mới khó lắm…  Sân khấu phía Bắc chưa mạnh dạn phản ánh hiện thực nóng của đời sống con người, xã hội toàn cầu hoá, những mảnh vỡ  cấu trúc kinh tế, văn hoá, giáo dục, giao thông, xây dựng…còn bỏ ngỏ, hoặc phản ánh mờ nhạt.  Hiện nay, nhiều đoàn tự viết kịch bản, tự dựng, tác giả mọc lên không ít nhưng thiếu  kịch bản có tầm. Nhiều kịch bản mua vui, cười cợt bên ngoài, tầm thấp, những nỗi đau bức xúc con người, xã hội chưa đề cập một cách ấn tượng sâu sắc, công  chúng càng lạnh nhạt, thờ ơ sân khấu.Nét nổi bật một số  đoàn, nhà hát, nhóm sân khấu phía Bắc tìm hình thức mới, thường diễn:

 

Hài kịch.

Diên ca nhạc bài lẻ, trích đoạn vở cổ, kịch ngắn,đề tài dân gian…

Nội dung phản ánh sinh hoạt đời thường, hoặc tích cũ.

 

Nhóm sân khấu Lan Hương, tiên phong diễn kịch hình thể.  Hình thức sân khấu, nội dung vở diễn có phần triết học, tâm linh, giả tưởng mang tính hội nhập nghệ thuật thế kỷ, tạo dựng bản sắc kịch hình thể  Việt. Kịch hình thể tồn tại mười năm qua,  một thử nghiệm tạo dựng công chúng, sân khấu biểu hiện mới thành công qua các vở :  Căn bệnh bí hiểm - Nguyễn Khắc Phục, Giấc mơ hạnh phúc - Lê Hùng, Nhật Nguyệt Thực, Tâm linh Việt-Lan Hương, Từ  một  ngã  tư, Vườn thiên đàng…   Nhóm  Chí Trung, tiếp cận lớp trẻ bằng hài kịch, doanh thu qua các vở : Cười khóc khóc cười, Sếp rởm, Phố cười, Đàn ông cũng khóc, Ai nợ ai, Đời cười… Hàng loạt vở diễn phục vụ thiếu nhi, là những hoạt động nhậy cảm tiêp cận công chúng,  gần với sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh. Sân khấu cả nước bằng nhiều cách tồn tại, dần hình thành các xu hướng hội nhập :

 

Sân khấu doanh thu.

Sân khấu giải trí.

Sân khấu đường phố (Sân khấu đại chúng).

 

Sân khấu những năm đầu thế kỷ, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, biến đổi toàn cầu, khủng hoảng kinh tế, nhưng tồn tại lạc quan. Dù  suy giảm công chúng, đã phát triển nhiều hình thức sân khấu mới.Từng bước hội nhập nghệ thuật toàn cầu, khẳng định  bản sắc  sân khấu dân tộc, tồn tại trong nền kinh tế, nghệ thuật thị trường.

 

Hà Nội Tháng 10-2011.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3192
Ngày đăng: 13.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làng Nguyệt - Từ Sâm
“ ... cái yếm điều em... nó hãy còn màu ” - Khánh Phương
"Quềnh" lại hát tuồng! - Khuyết danh
Tứ đại hát tuồng - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)