Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
895
123.366.698
 
Chùa Thầy
Nguyễn Quỳnh USA

 

Nhà bia

 

  1. Sau khi đã bước vào khuôn viên Chùa Thầy chúng tôi thấy nhà bia ở bên trái, trên một cái hồ nhỏ, như một con thuyền bồng bềnh trên mặt nước. (Hình 1)Từ mấy chục năm qua tôi chỉ thấy hình nhà bia này in trong sách. Sáng nay tôi ngắm nó và không thất vọng. Nó đẹp hơn và sâu sắc hơn là những jì tôi tưởng tượng từ lâu. Tôi ngước nhìn lên trên một ngọn đồi đá vôi, zị hình  như khổng-tượng vươn lên sau chùa. Bên sườn và trên đỉnh đồi có mấy cây tùng. Thấp thoáng sau hàng cây ấy tôi thấy những mái cong rêu fủ. Có thể đó là nóc chùa nhỏ hay đền miếu.

 

  1. Mới bước vào sân gạch rộng, chúng tôi thấy điện bên trái. Đó là một toà nhà zài, cột gỗ, đồ sộ - zĩ nhiên là kiến-trúc cung-đình. Nhà xây trên một nền khá cao. Thềm cao như thế rất hiếm thấy trong kiến-trúc cổ ở Việtnam, ngay cả trong kinh-thành Huế, có lẽ để tránh mùa lụt ở đây. Mặt tiền là một zẫy cửa, xếp lại và chia ô thành những hình chữ nhật có viền đường chỉ gỗ. Fía trái và fải, sát với đầu hồi là hai cửa sổ lớn, chia theo đường ngang, hợp với những song thẳng đứng, điểm tô vẻ thầm kín của mặt tiền và thêm vào đó nét văn-hóa và thẩm-mĩ xa xưa. Cửa nào cũng đóng kín, zấu ở bên trong những jì bên ngoài không thấy. Nhưng chúng ta có thể tưởng-tượng là có một sáng nào đó, nắng như hôm nay, những cánh cửa kia mở ra cho thấy bên trong là những bàn thờ từ mấy trăm năm chìm trong u-tịch. Từ cái u-tịch đó gây ra ấn-tượng về một thế-jới linh-thiêng, vận-chuyển trong thời-jan và trong lớp lớp í-ngĩ của con người. Cái đó ta gọi là văn-hóa mà ngay cả những con người vô-thần cũng fải lặng iên khi ngĩ tới cái thân ảo-mộng của mình và những định-ngĩa cường-điệu fiến-ziện một thời, cụ-thể là cái nhìn rất sai về  “zuy-vật biện-chứng”.

 

Nên hiểu biện-chứng sử-quan là jì? Nó là một vòng vận-chuyển hay là một tổng-thể? Hegel đã nói rằng “vận-chuyển ấy nằm trong tổng-thể”. Đó là tinh-thần tiến-bộ. Tinh-thần là cơ-bản, tiếp tục nẩy sinh để có mặt trong nhiều hình-thái khác. [The Encyclopedia, P.II, 247 A, và Introduction, Addition. The Science of Logic (V. 5 & 6)].

 

 

Zùi kèo đầu

 

Thế là tôi tưởng-tượng thế này: Khi những cánh cửa kia mở ra, tôi thấy fô bày thất bảo, những hoành-fi, những cột, những câu đối, những nhiễu điều, và những lư-hương. Những thứ đó tôi gọi là vật-chất đúng ngĩa “không có linh-hồn”. Có fải thế không? Nhưng, với con mắt kiến-trúc của tôi, tôi biết tôi fải tìm cái jì trong nội thất đó. Những cái từ bao lâu tôi muốn tìm ở kiến-trúc cổ Việtnam là zui, là kèo, là đấu. (Hình 2) Chúng đi từ cột trổ lên đà ngang, cái thấp cái cao, thanh tao mà zũng mãnh, theo thứ tự hòa hài đề jảm sức nặng và nâng đỡ mái nhà. Có fải chúng cũng là vật-chất không có linh-hồn? Vậy thì já-trị của chúng là jì? Rồi cả tiếng chuông ngân với những làn khói nhang mờ nhạt đong đưa? Fải chăng cũng chỉ là vật-chất mà thôi! Nói thì zễ. Fán còn zễ hơn nữa vì sau lời fán có những fục-binh, nhân zanh cho cái jì được sống và cái jì fải chết. Thế thi tôi fải ngẫm-ngĩ thêm khi trở lại đề tài này

 

  1. Chúng tôi bước vào nội-thất của một cái chùa cũng nằm trong khuôn viên Chùa Thầy. Nơi đây có những cột kèo và sà ngang làm bằng gỗ rất chắc, công-ngệ tinh vi và đẹp mắt khác xa những đình chùa tôi đã bước vào khi còn bé. Tôi đi zạo một mình, mắt không ngừng theo zõi trần nhà. Đối với tôi những bức tượng và bàn thờ tuy sơn son thiếp vàng lộng lẫy nhưng không quến rũ bằng những thứ bị gọi là “vô-hồn”, như ngưỡng cửa đầu hồi.(Hình 3)

 

  1. Khi lên chùa chính, sát đó và ở ngay góc đường, tôi có cảm tưởng như mình đang bước vào một tấm tranh cổ của Tầu. Phải nói là tranh thời Bắc Tống, như họa-fẩm A solitary Temple Amid Clearing Peaks, vào khoảng 950 của Li Cheng. Trong tranh của zanh-hoạ Li không-jan không còn tuyệt đối toàn là cảnh “non bồng nước nhược” bởi  vì trong tranh của ông có kiến-trúc, biểu tượng cho sức cần-lao và sáng-tạo của con người, nhưng không vì thế mà tranh của Li Cheng mất đi tính sâu sắc của càn-khôn. Sân Chùa Thầy nhiều cây cảnh qúi. Nhưng qúi hơn nữa fải là hòn đá (bia) to như một con bê, chũn chĩn như một củ lạc hai hột, và mướt mát như thân-hình gợi cảm của mĩ-nhân. Ở trên đó khắc một bài văn chữ Nho mà tôi mù tịt.

 

Vì chùa nằm trong một khu vườn cây to, cổ kính thâm u, nên không jan bỗng trở thành đạm bạc, thích hợp với tâm-hồn viễn-mộng Đông-fương. Nó cho ta cảm jác muốn ngồi xuống cùng bạn thưởng thức một tách trà, và iên như thế, nếu có thể được, cả ngìn năm. Từ zãy nhà này sang zãy nhà khác cheo leo, nhưng không hiểm hóc. Khi đã lên cao mọi người fải đi quanh hiên, như đang ở tầng hai, zo thế đất cao tạo thành, trông sang bên cạnh là một tòa nhà khác, mái sát tầm tay.  Mái ngói ở đây tuy thẫm mầu cổ-kính, nhưng mới lạ vô cùng. Mỗi viên ngói có záng như một vỏ hến ở trên lưng khắc những nét lạ lùng. Điều tôi mơ ước từ lâu là thấy trên sân gạch hay trên mái ngói, đẹp như mái chùa này,  có lá khô từng cụm nằm iên, nép mình vào một góc, như những nhóm người fiêu bạt, ngỉ ngơi, nge jó rạt rào.

06.Người hướng zẫn nói về lịch-sử ngôi chùa và sự-nghiệp của Thầy nhanh như cái máy. Ông ta chấm câu bằng tiếng mõ tiếng chuông, và thỉnh-thoảng cúi đầu kính cẩn khi zứt lời nói về những sự-ngiệp quan-trọng của Thầy, với câu, “Nam Mô A Zi Đà Fật!”  Đối với tôi kinh sách lúc này không quan trọng.. Tôi chỉ mải mê đi tìm cấu trúc nằm trong nội-thất. Qủa là thú vị, cũng zui, cũng kèo, cũng cột, và cũng đấu, nhưng bằng những khối óc thông-minh và lỗi-lạc của ngệ-nhân, cấu-trúc hiện ra như những fương-trình luận-lí minh bạch,. Xuyên qua cấu-trúc ấy là nền-tảng tinh-thần, i-như suy-niệm biện-chứng của Hegel.

 

07.Tóm lại, tôi đang cố gắng đi tìm trong những khuôn mẫu gọi là “vật-chất” ấy cá-tính hay tinh-thần zân Việt, khác hẳn với người fương Bắc. 1 Tôi đang đứng trước cái jì đây? Đó là một chiếc khánh đồng đen rất lớn, trạm trổ tinh-vi, treo bên cạnh một chiếc zùi bằng gỗ lực lưỡng như một chiếc đà, mắc từ trần xuống. Nhìn cái khánh, tưởng tượng ra âm vang của nó, tôi thầm bảo, “lại một vật-chất vô-hồn!” Đúng thế không?  Thế thì tôi fải bàn thêm về vấn đề này.

 

08.Ban nãy tôi đã trình bày những sự-kiện có tính văn-hóa ở đây như là “vật-chất”  trong cái nhìn “zuy-vật sử-quan” của Hegel bị bóp méo. Vật-chất chỉ vượt lên cao hơn vật-chất khi chúng là kết qủa của hoạt-động tinh-thần. Nói theo Hegel, tinh-thần xuyên qua vật chất. Như thế, những mô-hình kiến-trúc như tôi vừa bắt gặp ở Chùa Thầy đâu fải là những vật-chất vô-hồn.

 

 

Đầu hồi hòi

 

09.Hãy đặt những vật kia vào môi trường kinh-tế, nói theo kiểu Mác, để hiểu liên-hệ jữa con người với môi-sinh (ecology), và cũng theo kiểu Mác, ta bỗng nhiên đụng fải chuyện siêu-hình. Đúng, thế-jan của con người không thể thiếu môi-sinh, nhất là khi môi sinh hiểu theo ngĩa thiết-iếu “một đồng lúa nuôi sống con người”. Nhưng khi Mác coi liên-hệ “người và vật” trong tinh-thần đạo-đức, thì qủa nhiên, vấn-đề zuy-vật biện-chứng chuyển sang tinh-thần biện-chứng, mà các nhà tân Mác-xít đặt ra vấn-đề Môi-sinh và Biện-chứng Zuy-vật Sử-quan, thoát thai từ khuynh-hướng Mác-xít Phân-tích-luận (Analytical Marxism)

 

Môi-sinh (ecology) trong cái nhìn của Mác là Thiên-nhiên. Nó là sức mạnh thử thách năng lực con người. Nó là bất kể cái jì tốt cũng như xấu ở cạnh con người, ví zụ những con châu chấu fá họai mùa màng, hay những mảnh đất fì nhiêu. Thế thì môi-sinh là jới hạn của con người nên không một xã-hội nào thoát khỏi. Zo đó môi sinh và con người không thể xa nhau, không chỉ trong hoà-hợp mà ngay cả trong xung-đột. Khối óc con người sinh ra kĩ-thuật để fục-vụ con người và nâng cao năng-xuất, cho đời sống kinh-tế cũng như cho đời sống tinh-thần. Như thế vật-chất và tinh-thần không thể là hai cực đối-ngịch, ngoại trừ chúng bị nhìn zưới nhãn-quan đơn-độc, mà chúng ta thường gọi là í-thức-hệ.

 

10.Tôi muốn nói jì đây? Tất cả những jì tôi đã nói có vẻ vòng quanh cũng chỉ để quay về với đầu hồi, mái cong, dui, kèo, đấu và sà ngang. Với tôi, chúng là vòng biện-chứng của tinh thần zân Việt, trong í-ngĩa rất Hegel. Như vậy, chúng không fải là những vật “vô hồn”. Tôi cũng coi-chúng như một thứ môi-sinh, không trong í-nghĩa thiên-nhiên, mà trong í-ngĩa bối-cảnh sinh-tồn (environmental existence). Chúng ở kia, trong lịch-sử, trong văn-hoá và hi-vọng vẫn còn triển nở thêm mãi trong những hình-thái mới, ngày nào không có sức tàn-fá “môi-sinh” và tàn fá “bối cảnh sinh-tồn” do con người hay do tạo vật gây ra. Ở đây, tôi muốn nhắc tới những đình miều bị người Việtnam fá hủy trong thời kháng-chiến. Thế thì trong ta, ta đã nuôi-zưỡng một kẻ nội-thù. Như vậy, ta đã gần gũi với con qủi Stalin hơn là Mác. Để làm sáng tỏ chủ-ngĩa Mác, ta buộc lòng fải xét lại já-trị toàn bộ của nó, và nếu cần fải loại bỏ luôn nó, ở nhữnng chỗ nge rất lôi cuốn nhưng cũng rất ngây thơ. Thế nên bây jờ ta đã thấy vì sao ngày nay chúng ta đang ước ao trở thành tư-bản. Con người tư-bản lấy lợi làm gốc, và lòng tham là một kích-thích của đam-mê đi tìm lợi lộc, nhưng fải hiểu sau lưng tư-bản có một bàn tay vô-hình kiểm-soát. Cho nên “inside trading” và “cook book” sẽ vào tù. Ở những xã-hội mới bước vào tư-bản thì thái-độ “múa gậy rừng hoang” vô cùng hấp zẫn. Nó đưa mô-hình tư-bản về thời tiền-sử - không luật-lệ jì hết – và nếu cần “chặt đầu tiểu-tốt” để bưng bít zấu quanh.

 

Gi-chú: 1. Fương-fáp nâng trần nhà trong kiến-trúc cổ của Việt, Tầu, và Nhật khác nhau. Tầu và Nhật tận-zụng hệ-thống đấu (backets) đến tối đa và đẹp mắt. Một fần zựa trên chiều cao thiên nhiên và jới hạn của những thân gỗ. Cho nên Tầu và Nhật ráp barckets quanh đầu cột để đỡ đà ngang(beams) và đà-zọc. Từ những đà này lại có những brackets bám vào để nâng những cột ngắn ở trên, cứ thế lên cao, tỏa ra như những cánh hoa để nâng đỡ trần và cũng là sàn ở những tầng cao, như Fổ-Quang Tự (Tầu) và Hood Doo/Phoenix Temple (Nhật). Tuy nhiên, cứ theo sử Tầu và Tây-fương, thì đồ-án zùng brackets của Tầu lại chính zo kiến-trúc-sư Việtnam tên là Nguyễn An thời Minh, khoảng 1400 fác-họa. Thành Bắc-kinh là công-trình 10 năm của Nguyễn An, mà người Việt không biết. Vì người Việt hiếm (hay không biết) xây kiến-trúc nhiều tầng nên hệ-thống bracket rất jản-zị. Tuy nhiên cách chống đỡ mái của kiến-trúc Việt zựa trên truss system, tức là có những khung hình tam-jác. Những cạnh của khung nối với nhau với nhau bằng đọan gỗ ngắn,  i như khung sắt xây cầu Long-biên và tháp Effel. Truss system nhẹ và chắc, nhưng nếu đồ-án qúa lớn thì vấn-đề thẩm-mĩ cần fải đặt ra, vì cung-điện và đền miếu không fải như tháp hay cầu. Kiến-trúc là một ngệ-thuật đòi hỏi sự fối-hợp của ngệ-thuật (Art) và khoa học (Technology/Physics). Về mặt kĩ-thuật chúng ta thấy người Việt, ngoại trừ Nguyễn An, vẫn thua xa những zân tộc fương bắc. Nhưng về fối trí đồ-họa và trạm-trổ trên brackets và nhất là đầu hồi (gables) thì Việtnam bỏ xa Tầu, Nhật và cả Đại-hàn.

 

2005-2006

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2347
Ngày đăng: 19.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khoảnh Khắc Mùa Thu Paris -2 - Lữ Quỳnh
Xứ Lạng Có Ai Lên Cùng - Minh Nguyễn
Ra mắt số 1 Tạp chí văn chương QUÁN VĂN - Nhiều Tác Giả
Má và quê hương. - Hồ Thị Mộng Loan
Thế Nào Để Hạ Sát Một Cánh Rừng ? - Nguyễn Tấn Cứ
Con Kiến Bò Trong Tai - Lê Văn Thiện
Một Lần Của Ngày 10 Tháng 10 Ở Hà Nội. - Thế Phong
Hoa Sen Giữa Chợ - Trần Kiêm Ðoàn
Gan Đàn Bà - Hà Thúc Sinh
Một Thoáng Singapore - Nguyễn Thị Hậu
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)