Power and Freedom
2008-2009
Lởi mở đầu
Hơn bốn trăm năm trôi qua, kể từ Locke, Spinoza và Leibniz, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh vả Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức, ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hóa, khoa-học, kĩ-thuặt, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết,.”.Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào – Âu-châu hay Hoa-kì –sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chuyên-luận này được khai-triển năm 2008, trước khi tác-jả trình bày bài Husserlian Objecive World tại Đại-hội Triết-học Thê-jới kì thứ 22 tại Seoul, Korea, 2008. Bản Việt-ngữ được khai thác sau đó và đã lần lượt ra mắt độc-jả Tiền-vệ 19 kì. Kể từ kì 20 trở đi đề-tài này sẽ được đăng trên Văn-chương Việt (VCV), tại Sàigòn, tôi ngĩ rằng gần với độc-jả Việtnam và Tầu hơn. Bởi vậy có nhiều đọan đi kèm với nguyên-tác Anh-ngữ. NQ
§ 20.
Chúng ta đang bàn đến tư-tưởng của Hegel trong cuốn Triết-học về Quyền của Con-người. Trước khi tiếp-tục, chúng ta nên thử đặt câu hỏi là đã có mấy người, ngay cả những người trong khoa Triết-học đọc trực-tiếp sách của Hegel? Hay là chỉ đọc những bài viết sơ-lược được trình bày tuỳ-ngi, cho nên có khi không tránh được những ziễn-jải sai tư-tưởng của Hegel? Zĩ nhiên, có những cơ-quan chuyên-môn về tư-tưởng của Hegel, ví-zụ Historical Materialism: Research in Critical Marxist Theory ở Boston và London. Ngay trong số những nhà ngiên-cứu về Hegel, có người hiểu sai Hegel rất đậm, ví-zụ Smith (2000). Zĩ nhiên, có những vấn-đề riêng của Hegel, tư-tưởng của ông tuy độc đáo và được Heidegger khen ngợi, nhưng cách ziễn-tả của ông đôi-khi “mờ-tối” (ambiguity), nên người đọc Hegel fải nắm vững văn-hóa, tư-tưởng và xã-hội Tây-fương từ thời Trung-cổ, Fục-hưng và từ thời Baroque cho tới đầu thế-kĩ 19 để nhận ra jòng lịch-sử trong Triết-học của Hegel. Đề-tài thảo-luận hôm nay về quan-niệm chính-trị của Hegel sẽ là:
-
NẮM QUYỀN SỞ-HỮU
Theo Hegel, quyền sở-hữu của con người hiện ra trong ba cách:
Cách thứ nhất: Nắm được sở-hữu trực-tiếp trong tay
Cách thứ hai: Hình-zung ra sở-hữu, và
Cách thứ ba: Đánh zấu sở-hữu, làm như mọi vật là của mình.
Bây jờ Hegel bắt đầu bàn tới từng cách một.
Cách thứ-nhất: Có sở-hữu trực-tiếp và cụ-thể là “đớp” được tài-sản vẹn-toàn nhất. Ví-zụ tôi, người có sở-hữu, có mặt ngay trong sở-hữu của tôi, và sở-hữu ấy thể-hiện í-chí của tôi. Lối nắm quyền sở-hữu này có tính chủ-quan, xuất hiện rất mau (temporary) trong fạm-vi eo-hẹp, và theo já-trị của hiện-vật. Kết qủa cho thấy là sở-hữu mới của tôi và những sở-hữu đã có sẵn của tôi trở thành một khối lớn.
Hegel nói rõ hơn: sức-mạnh của cơ-khí, của khí-jới và của zụng-cụ làm tăng quyền-lực hay sức-mạnh của sở-chủ. Những liên-hệ jữa tài-sản của sở-chủ và bất kể cái jì khác sẽ zễ cho sở-chủ hơn là người khác. Đôi khi, vật tôi muốn có chỉ zành riêng cho tôi để tôi có thêm sở-hữu và để tôi sử-zụng. Zựa vào đó, tôi có thể bành-trướng tài-sản của tôi, ví-zụ tôi có thể có đất-đai trên bãi-biển và trên bờ sông. Tôi cũng có thể có đất để săn-bắn, và đồng-cỏ cho những mục-đích của riêng tôi. Đó là chưa kể bên zưới mảnh-đất tôi chiếm-hữu có nhiều khoáng-sản. Chính-sách của Tầu hiện nay đối với Việtnam là một ví-zụ hùng-hồn cho loại nắm quyền sở-hữu thứ-nhất.Tầu hành-động và có í-chỉ rõ ràng cho riêng Tầu (subjective), lợi zụng thời cơ, tức là lúc Việtnam iếu và ở hoàn-cảnh bết bát, Tầu “đớp” Việtnam zần zần, lúc mau lúc chậm, lúc nóng lúc lạnh…
Hegel nêu lên những của-cải tới từ thiên-nhiên và trở thành sở-hữu của con người như đất bồi hoặc củi jạt vào bờ. Hegel gọi những thứ sở-hữu này là chộp được của thiên-nhiên (Fetura) khác hẳn với những jì con người đã có. Như vậy, sở-hữu “đớp được” của thiên-nhiên là zo bất-ngờ và không chủ-í. Của-cải tạt vào như thế, theo Hegel, xét về mặt fáp-lí, không ai có thể fản-đối hay ủng-hộ được, và cũng không ai có thể bàn tới nội-zung hay iếu-tính của thứ của-cải “trời ơi” đó.
Cách thứ hai: Khi chúng ta đặt hình-tượng hay đặt tên cho một vật, thì chất-tính của vật đó thuộc về chúng ta. Nhà Nguyễn sang Tầu cầu-fong với tên nước gọi là Nam-Việt. Triều-đình nhà Thanh trả lời không được, thay vì là Nam-Việt fải gọi là Việtnam. Như thế Việtnam là fiên-thuộc của Tầu, và Tầu luôn luôn tự hào rằng Việtnam là fiên-thuộc của Tầu, nôm na ra Việtnam là sở-hữu của Tầu. Sở-hữu ấy cho chúng ta thấy rằng Tầu có mặt và có í-muốn đối với vật ấy. Nói theo Hegel thì Việtnam tên nước zo Tầu đặt ra không ngịch với sự có mặt của Tầu. Tại sao nhà Nguyễn lại tự “nộp mình cho cọp” như vậy? Xứ-sở của mình mà mình không được đặt tên! Lạ thật!
Hegel nói rõ hơn, đặt tên cho sự-vật là một lối hay fương-fáp có sở-hữu zanh-chính ngôn-thuận nhất. Chủ của sở-hữu và vật sở-hữu trở thành một, mặc zù trên thực-tế já-trị của sở-hữu và mục-đích của người làm chủ sở-hữu không ngừng đổi-thay. Sau khi đã định zanh sở-hữu rồi còn một việc fải làm theo lẽ sống hay sinh-tồn mà Hegel gọi là “organic”. Theo ông, tuy lẽ này có vẻ là bề-ngoài nhưng liên-hệ chặt chẽ với sở-hữu, ví-zụ vun xới đất-đai, trồng-trọt, chăm-nuôi ja-xúc, sử-zụng nguyên-liệu hay sức mạnh của thiên-nhiên, chế-tạo ra zụng-cụ để để tăng năng xuất.
Khi theo đuổi lẽ sống tự-nhiên và cấp-thời trong mỗi người chúng ta, chúng ta í-thức rằng chúng ta là lẽ sinh-tồn tự-nhiên, khác hẳn với í-niệm. Tóm lại con người là con người theo lẽ tự-nhiên, chứ không fải là sản-fẩm của lí-thuyết. Đây là điểm những con người zuy-tâm, sống theo tín ngưỡng, hiểu lầm Hegel. Hegel nói tiếp, nhờ fát-triển trí-tuệ và thể-xác nên chúng ta có biết chúng ta có tự-zo, chúng ta là chủ của chúng ta, và là sở-hữu của riêng chúng ta. Cho nên không ai sở hữu chúng ta hết. Từ một điểm khác nhìn vào chúng ta nên chúng ta mới biết chúng ta là sở-hữu của chúng ta. Hiểu như thế là hiểu đích-thực (actuality) rằng chúng ta là jì và đồng thời cũng hiểu í-niệm của chúng ta về những chuyện như í-hướng của chúng ta, khả-năng của chúng ta, và sức-mạnh của chúng ta. Í-thức về chính chúng ta khiến chúng ta thấy chúng ta là đối-tượng khác hẳn với í-thức về cái ngã tinh-ròng và đơn-điệu, để cho í-thức ấy trở-thành một “vật” có í-thức rõ ràng. [Trong Triết-học của Hegel, không có cái jì là “tinh-ròng” (pure) hết].
Cái gọi là quyền sở-hữu có nô-lệ, ví zụ bắt đầu bằng võ-lực, bằng hình-thức tù-nhân chiến-tranh, bằng cứu mạng sống, bằng bán-buôn, bằng jáo-hóa, hay qua lòng nhân, hay là tự-thân muốn làm nô-lệ (như trường-hợp một số người Việt tự coi mình là Tầu mà ra, hoặc một jải-fáp li-khai để sống với mẫu-quốc như khuynh-hướng Nam-kì tự trị). Cái gọi là quyền sở-hữu nô lệ này cũng bao gồm cả quyền sở-hữu nô-lệ của chủ-nhân và tất cả những quan-niệm có trong sử-sách qui-định theo công-lí về jai-cấp nô-lệ và jai-cấp chủ-nhân. Tất cả đều tủy-thuộc vào cái nhìn coi con người là một nguồn-sống tự-nhiên (a natural entity), rõ-ràng và jản-zị hay con người không fù-hợp với định-ngĩa trên. Ở khía cạnh khác, có quan-niệm cho rằng quyền sở-hữu nộ-lệ hoàn-toàn fản công-lí, vì con người có trí-óc, tức biết suy-ngĩ, nên con người sinh-ra có tự-zo. Quan-niệm tự-zo này bắt-nguồn từ thiên-nhiên hay từ bản-chất, mặc nhiên như một chân-lí hay sự-thực, chứ không fải là Í-niệm Ban-đầu (Idea). Sự khác biệt jữa hai quan-niệm này zựa trên suy-tư trừu-tượng chấp nhận cả hai: a) Mối quan-tâm về Í-niệm Ban-đầu (Idea) nhằm fân biệt sự-vật rồi cho mỗi sự-vật ấy có tự-zo riêng, bởi vậy sự thiếu-sót cũng như sự lầm-lẫn của sự-vật fải được xét theo Í-niệm Ban-đầu. b) Mối quan-tâm về trí-tuệ hay khối óc tự-zo (mind) của con người theo đúng ngĩa fải thật rõ ràng. Tuy nhiên, để biết rõ hơn vấn-đề của trí-tuệ chúng ta fải biết đúng ngọn-nguồn (eo ipso) của lẽ-sống hay nguồn-sống tự-nhiên, tức là fải biết rõ nguồn-sống hay đời-sống ấy là của chính nó và nó có tự-zo. Cho nên, theo Hegel, bên cạnh sự mâu-thuẫn của hai quan-niệm này cho thấy í-niệm về tự-zo đúng ở điểm ban-đầu nhằm tìm ra sự-thực của vấn-đề. Trong khi ấy quan-niệm kia vẫn luẩn-quẩn trong đời-sống và không có í-niệm rõ-ràng, bởi vậy quan-niệm ấy bỏ qua quan-điểm về lí-trí và quyền của con-người. Thế thì những xã-hội đề-cao “zuy-vật biện-chứng” đã hiểu sai í-chỉ của Hegel. Vai trò của í-chí tự-zo nhấn mạnh vào quyền của con người và vào sự hiểu biết quyền của con người theo đúng tinh-thần khoa-học fải bắt đầu với đời sống theo lẽ tự-nhiên và fải biết trước rằng có những quan-điểm sai lầm cho rằng theo lẽ-sống tự-nhiên có người sinh ra làm nô-lệ. Đây chính là í-thức hệ sai lầm của Tầu, từ cả ngàn năm, và ngay cả bây jờ, nhiều sắc-tộc trong nước Tầu bị coi là hạ-cấp và man-zi. Hegel nói rất đúng là quan-niệm sai-lầm về hiện-tượng sở-hữu nô-lệ làm đổ vỡ trí-tuệ ngay trong lãnh-vực của í-thức.
Vòng biện-chứng của í-niệm và của í-thức thuần-túy về tự-zo júp chúng ta nhận thấy rõ có xung-đột trong liên-hệ của chủ và tớ, Nhưng với cái nhìn khách-quan, thì nội-zung về quyền của con-người không thể nào có thể thấu-triệt được bằng lối-nhìn chủ-quan. Quan-niệm cho rằng con người hoàn-toàn thoát khỏi nô-lệ không thề hiểu một cách đại-lược là “vấn-đề của đạo-đức” cho đến khi chúng ta hiểu rằng Í-niệm Ban-đầu(Idea) của tự-zo đúng ra mới chỉ là thực-thể mà thôi.
Cách thứ ba: Thực ra, có quyền sở-hữu tự nó chưa fải là có thực vì nó chỉ tượng-trưng cho í-chí của chúng ta để chúng ta đánh zấu hay đặt tên cho sự-vật. Í-ngĩa của sự đánh-zầu hay đặt tên jả-thiết rằng chúng ta có í về sự-vật đó. Trong cái nhìn khách-quan, cách thủ-đắc sở-hữu này còn rất lờ mờ.
-
CÁCH ZÙNG SỞ-HỮU
Để nắm quyền sở-hữu, thì vật sở-hữu ấy đòi hỏi xác-nhận sự hiện-hữu của nó là “của tôi”, và í-chí của tôi rõ ràng đặt vào sở-hữu. Trong bản-chất, sở-hữu này hoàn-toàn có tính fủ-định, cho nên trong trường-hợp này í-chí của tôi fải rõ ràng, ví zụ: tôi cần và tôi có í-muốn,vân vân. Đúng thế, “Tôi cần” là một trường-hợp đơn-jản của í-chí. “Tôi cần” là một iếu-tố rõ-rệt đi tìm thỏa-mãn cho tôi. Còn vật sở-hữu tự nó lại có tính fủ-định hay cưỡng-lại nhu-cầu cần-thiết của tôi. Để hiểu rõ điều này xin đọc í-niệm “Ding an sich” của Kant. Vật sở-hữu là nhu-cầu của tôi và để fụng-sự tôi. Cách zùng sở-hữu là nhu-cầu cần-thiết của tôi cứ xét bề ngoài của vật sở-hữu thì rõ. Tôi thay đổi nó, tôi fá-hủy nó, và tôi zùng nó. Thế thì vật sở-hữu không có bản-ngã (self) và chỉ còn biết tuân-theo định-mệnh mà thôi [ai làm chủ nó cũng được miển là người ấy mạnh]. Con người có muốn là vật sở-hữu hay không? Khi Ja-long xin cầu fong, thì Ja-long chỉ là “vật” biết nói và biết viết đệ ước muốn lên vua Tầu. Trên thực-tế, Ja-long đã tự biến mình và biến nước Việtnam thành “vật” sở-hữu của Tầu. Cho nên, Tầu có lí zo coi Việtnam là sở-hữu của Tầu, muốn thay đổi thì thay đổi, muốn fá thì fá và muốn zùng thì zùng, chẳng qua tùy jai-đoạn và hoàn-cảnh mà thôi.
Hegel nhận xét rất xác-đáng thế này: Vật sở-hữu là vật cụ-thể để cho người chủ của sở-hữu ấy zùng và vật sở-hữu có thể bị bỏ đi khi người chủ thấy không còn hữu-zụng. Bởi vậy hành-động bỏ rơi sở-hữu tuy nge ra bất hợp-fáp nhưng có lí-zo chính-đáng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ điều này: í-chí của người chủ sở-hữu vẫn là căn-bản đối với vật sở-hữu, cho nên người chủ sở-hữu lại có thề zùng lại sở-hữu đó theo quan-niệm rất thông-thường, và ở vào trường-hợp đặc biệt.
Zùng một vật bằng cách nắm được trực-tiếp vật ấy tức là sở-hữu vật ấy ở ngay đây và ngay lúc này. Nhưng nếu chúng ta sử-zụng vật ấy theo nhu cầu cần-thiết của chúng ta và cứ tiếp tục sử-zụng vật ấy, chỉ jới-hạn sự zùng vật ấy ở những lúc cần zuy-trì và cần tân-trang, thì rõ ràng chúng ta đã đánh zấu kĩ vật ấy, và í chúng ta muốn nói là chúng ta là chủ vật ất trong í-ngĩa fổ-thông. Zo đó chúng ta là chủ của vật đó trong mọi í-ngĩa căn-bản.
Hegel nói tiếp, nếu chúng ta hiểu “vật đơn-jản là vật”, sắc-tính của vật sở-hữu của chúng ta chỉ là cái hình bên ngoài, và như thế, sắc-tính của vật không fải là điểm cuối cùng hay cứu-cánh của vật. Chỉ khi nào chúng ta zùng nó thì chúng ta mới nhận ra nó mà thôi. Zo đó, chỉ có zùng hết cỡ hay hết sức của vật ấy chúng ta mới biết hoàn-toàn về vật ấy. Nói một cách khác tận-zụng hết “tỉ” vật ấy để chứng tỏ chúng ta là chủ của vật ấy. Chỉ có cách zùng hết ‘ti” vật ấy chúng ta mới biết người khác không còn “sơ múi” jì cả. Thế là, Hegel đã cho chúng ta thấy í-đồ và tham-vọng của người chủ thế nào. Í-đồ đó chúng ta gọi là “vắt chanh bỏ vỏ”, lợi cho chủ, khổ cho tớ, và chẳng còn jì cho thế-jan. Thế là Hegel đã nhìn rõ bản-tính con người, đặc biệt trong chính-trị, kinh-tế và jáo-hội. (Chúng ta tránh không bàn tới tôn-jáo, là một thực-thể rất khác với jáo-hội).
Hegel lại nói tiếp, sử-zụng hiện-vật chỉ có một fần và tạm thời có ngĩa là chúng ta mới chỉ có chút ít về sở-hữu và trong thời-jan ngắn mà thôi. Nếu chúng ta sử-zụng triệt-để sở hữu của chúng ta mà trong khi đó người khác chỉ có một í-niệm sở-hữu trừu-tượng hay còn lờ mờ về sở-hữu đó thì sở hữu-đó xuyên qua í-chí của chúng ta thuộc hoàn-toàn về chúng ta. Hegel kết-luận: “Thế thì iếu-tính của quyền sở-hữu có ngĩa là tự-zo toàn-vẹn.” Trong khi ấy, í-chí của người khác về sở-hữu đó trống rỗng, nên người khác không fải sở-chủ của vật kia.
Hegel nhận-định rằng, trên một ngàn năm qua, Jáo-hội Thiên-chúa cho fép cá-nhân và nhân-loại có tự-zo fần nào, nhưng í-niệm tự-zo ấy chỉ nẩy mầm ở một vài nơi và chỉ ở những nơi đó mới có nguyên-tắc tự-zo về quyền sở-hữu. Vậy thì, theo Hegel, lịch-sử fải lên án sự chậm-chạp của í-niệm (tư-zo) và fải cho thấy thời-jan cần-thiết cho trí-tuệ tiến về í-thức tự-zo.
Vật được sử-zụng là vật có hai đẳng-tính rõ-ràng về lượng và fẩm, và fải tiện-zụng. Khả-năng tiện-zụng của sự-vật trong í ngĩa về lượng cần fải được so sánh vớỉ vật khác. Cũng vậy, nhu-cầu cần-thiết của vật ấy fải thoả-mãn và cũng cần fải so sánh với nhu-cầu cần-thiết của những vật-khác. Là sở-chủ của một vật trong í-ngĩa toàn vẹn, chúng ta là sở-chủ đúng ngĩa nhất theo já-trị và tính hữu-zụng của vật mà chúng ta có. Tính-chất rõ ràng của sở-hữu hay tài-sàn của một sở-chủ trong thời Trung-cổ là sở-chủ ấy chỉ biết đến tính hữu-zụng của tài-sản, chứ không biết đến já-trị của tài-sản. Điều này chúng ta sẽ bàn thêm với ví-zụ về Trường-sa và Hoàng-sa của Việtnam.
(Còn tiếp).
October 20, 2011