Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.151.068
 
Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh
Nguyễn Đức Cung

Vào khoảng trên dưới 50 năm làm bạn với chiếc máy ảnh, tôi có diễm phúc được thưởng lãm biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa; sở dĩ mê phần hội hoạ vì hai bộ môn. Tranh/Ảnh là anh em cùng trong dòng họ “tạo hình”, có chăng chỉ là kỹ thuật và cách thức tạo dựng tác phẩm khác nhau mà thôi, thưởng lãm được nghệ thuật nhiếp ảnh cũng dễ dàng say mê hội họa và ngược lại. Tuy nhiên ở đây tôi không viết và bàn về kỹ thuật hay liên hệ giữa hai nghệ thuật hoạ/hình. Hôm nay tôi muốn viết bằng cảm quan của một người chơi ảnh về một bất ngờ trong sinh hoạt văn học nghệ thuật VN hải ngoại, đó là tranh của nhà thơ Du Tử Lê…

 

Cầm trên tay tập Tùy bút “Trên Ngọn Tình Sầu” (vừa xuất bản gần đây) việc đầu tiên đến với tôi là bức tranh bìa…nó không có nét quen thuộc của mấy chục tuyển tập thi/văn của Du Tử Lê từ trước tới nay, với môt bức tranh cũng không cả phảng phất họa pháp đặc thù của những hoạ sĩ quen thuộc thân tình thường xuất hiện trong các ấn bản của Du Tử Lê…

 

 

 

 

Khi tưởng tới Huyền Châu – Tranh Du Tử Lê 2011

 

Đứng trước môt tác phẩm nghệ thuật tranh/ảnh, thì ngay với cái nhìn đầu tiên, người xem sẽ tức khắc có cảm giác: yêu/ không yêu, cảm/ vô cảm, đẹp/không đẹp ….. với tôi Trên Ngọn Tình Sầu đã chinh phục và, “cảm” ngay qua nét vẽ đơn giản, độ mầu nhẹ nhàng nhưng toát ra một chất thơ, hồn thơ …rất thơ! Bất ngờ và kỳ thú hơn nữa đó lại là tranh của Du Tử Lê…

 

Và từ đó tôi đã may mắn được hân hạnh thưởng lãm thêm nhiều tranh Du Tử Lê như:

 

-“Chẳng gió nào thổi nữa”:

 

 

 

Chẳng gió nào thổi nữa - Tranh Du Tử Lê 2011

 

trái tim ta như rừng

chẳng gió nào thổi nữa.

 

Những nét cọ mầu dọc từ trên xuống dưới và trái tim Du Tử Lê trên góc trái..hư vô!

 

-“Hồn Hải Điểu”:

 

 

Hồn hải điểu- Tranh Du Tử Lê 2011

 

hồn hải điểu có bao giờ quy thuận

bỗng bình minh , như một cửa gương.

Với một mầu xanh toàn diện, một mầu xanh không phải của biển, mà là mầu xanh rất thơ, rất

liêu trai, hồn hải điểu.

 

-“Ta gieo gặt chính ta”:

 

 

 

 

Ta gieo, gặt chính ta - Tranh Du Tử Lê 2011

 

ta gieo, gặt chính ta:

tự cánh đồng nghiệp, ngã.

 

Cũng với một độ mầu và những nét cọ đơn giản nhẹ nhàng, có “ta” một chấm đỏ phá cách!

 

-“Tự họa”

 

 

Tự Họa - Tranh Du Tử Lê 2011

 

Góc cạnh một cái nhìn xuống, với khoé môi, cùng cái nón của những ngày tháng ốm đau … tóc rụng! người xem thấy ngay Du Tử Lê, thi sỹ !

 

“Tôi không còn dòng sông”,

 

 

 

Tôi không còn Dòng sông - Tranh Du Tử Lê 2011

 

Và rồi “Chim không còn đất sống / Tôi không còn dòng sông”,… cùng nhiều nữa….

 

Năm chục năm về trước, thơ Du Tử Lê đi vào làng thi văn với một lục bát phá cách: phá nhịp, phá thanh vần.. . để có cõi thơ riêng và trở thành môt nét mới trong thi ca Việt Nam hiện đại,

mang tên: Lục bát Du Tử Lê !

 

Giờ đây đã già “với tay” cầm cây cọ mầu, Du tử Lê cũng lại đi vào “con đường cũ” : phá cách!! Dù cho số lượng tranh của Du Tử Lê chưa phổ biến nhiều, nhưng người thưởng lãm cũng thấy

phảng phất cái chất “phá cách” trong tranh Du Tử Lê:

 

Mầu sắc:

 

Trái với nguyên tắc pha trôn mầu để tạo những mầu, mới, lạ, mạnh của các họa sĩ nhà nghề trong tranh sơn dầu, Du Tử Lê hầu như thích mầu thuần túy, như xanh , vàng, đen, đỏ… và nếu có

pha mầu cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.. đôi khi tưởng như không phải là tranh sơn dầu nữa, cũng chính vì vậy mà cây cọ của dtLê đã vẽ thơ! và mang hồn thơ.

 

Bố cục:

 

Chủ đề trong tranh Du Tử Lê cũng không nằm trong nguyên tắc, luât lệ về bố cục bình thường tại các điểm mạnh (điểm nhấn), mà ngược lại chủ đề được tự do, đặt để bất cứ nơi nào trong

tranh qua nét cọ phóng khoáng Du Tử Lê và cũng vì thế khiến người xem tranh thích thú hơn và.. .thơ hơn!

 

Nhìn vào làng thi ca thế giới, có rất nhiều thi sĩ tài danh cũng cầm cọ vẽ tranh, riêng Á Châu tôi ngưỡng mộ , yêu thích hai thi hào, đó là nhà thơ Haiku lừng danh Nhật Bản Yasa Buson

(1715-1783) và tranh của ông nay nằm trong bảo tàng viện Nhật, người thứ hai là thi văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) vang danh thế giới về thi/họa. Ông bắt đầu vẽ khi 67

tuổi, và từng triển lãm tranh tại Paris, London…và Nga.

 

Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, giá trị, chỗ đứng, danh vị …của những tác phẩm và tác giả là chuyện của thời gian ... cũng nằm trong trường hợp này, tranh của nhà thơ Du Tử Lê, xin để thời

gian, người thưởng lãm, và những nhà biên soạn văn học sử Việt sau này nhận định. Tôi đã đọc thơ Du Tử Lê trên dưới 50 năm, nay được thưởng thức tranh dtLê, và với một con tim nhiếp

ảnh tôi đã “cảm”, “thấy” và yêu.. chất thơ trong cõi hoạ cũng rất thơ của Du Tử Lê.

 

Danh tài hội họa Picasso đã nói: “Những vật thể tôi vẽ như tôi nghĩ về nó, chứ không phải như tôi nhìn thấy nó” (I paint objects as I think them, not as I see them.). Chắc chắn Du Tử Lê đã vẽ,

sáng tác những tác phẩm hội họa qua cõi thơ của dtLê. Cũng chính vì vậy tranh Du Tử Lê, đã, đang và sẽ chinh phục người thưởng lãm, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào lãnh vực thi/

họa trong những ngày sắp tới qua trái tim vẽ tranh của Du Tử Lê./.

 

(Calif. 11-2011).

Nguyễn Đức Cung
Số lần đọc: 1956
Ngày đăng: 06.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngệ-Thuật Của Hoàng Ngoc Biên The Art Of Hoàng Ngọc Biên - Nguyễn Quỳnh USA
Gặp Gỡ Đà Lạt, Gặp Gỡ Những Mảng Màu - Vũ Nguyên
Để nhớ Bùi Giáng - Đinh Cường
Người ngợm - Lê Thánh Thư
Họa sĩ Phan Ngọc Minh, trước khi cầm cọ đến xứ người: Đem Quá Khứ Đến Tương Lai - Nguyễn Đông Nhật
Tranh Họa Sĩ Mỹ Cy Twombly Vừa Qua Đời - Đinh Cường
Jesus Christ - Lê Thánh Thư
Nhớ Đỗ Toàn Xưa... - Trần Trung Sáng
Lê Tài Điển Nghệ Sĩ Tạo Hình Nhiều Trải Nghiệm - Đinh Cường
Nguyễn Trọng Khôi Và Những Viên Đá Cuội - Đinh Cường
Cùng một tác giả