Bản Việt-ngữ NGUYỄN QUỲNH
SUY-TƯ HAI
(tiếp theo)
§ 19. Tính hiển-nhiên và tiềm-ẩn của đời sống í-thức.
Tính fức-tạp hay đa-ziện của í-thức thuộc về lối tư-zuy, và vế bất kể cái jì có liên-hệ với thế-jan. Í-thức ấy không chỉ nhắm đến cái jì đó trong thế-jan vì nó nằm trong í-thức của thời-jan nội-tại. Cho nên, í-thức đó mãi mãi là đề-tài của tư-zuy có những hoạt-động chủ-quan đích-thực. Ngược lại, sự-kiện nào cũng có những cơ-năng tiềm-ẩn riêng của nó. Những cơ-năng tiềm ẩn này không fải là những thực-thể trống rỗng, mà là những thực-thể đã được miêu-tả rõ ràng trong nội-zung của chúng. Ngĩa là í-thức ấy rõ ràng trong hoạt-động đích-thực và riêng của nó. Hơn nữa, nó lại có thể hiện bày rõ-ràng qua Cái-ngã (Ego).
Cùng với hoạt-động ấy, ta cũng thấy có một điểm nòng-cốt khác của í-thức. Mỗi hoạt-động chủ-quan lại có một hoạt-động khác nữa gọi là “chân trời”. “Chân-trời” này đổi thay tùy thuộc vào sự sửa đổi của những mắc-xích í-thức từ chu-kì này tới chu-kì khác hướng về những khả năng tiềm-ẩn của í-thức thuộc về chính hoạt-động. Ví-zụ, điểm hội-thảo của bất kì í-thức ngoại-giới nào cũng đến từ những khía-cạnh “được nhận-thức đúng” về đối-tượng nhận-thức có những nét “rõ ràng” – nhưng chưa được hoàn-toàn nhận-thức, mà chỉ mới fác-họa ra. Thoạt đầu điểm hội-thảo trống không và thiếu trực-quan (là những khía cạnh “đang tới” bây jờ có tính cách nhận-thức); hay là thiếu một khả-năng (protention?) liên-tục với mỗi jai-đoạn nhận thức vì mỗi jai-đoạn nhận-thức lại sinh ra một ngĩa mới. Ngoài ra, nhận-thức còn có những chân-trời zo nhận-thức khác tạo-thành nếu chúng ta tích-cực hướng zòng nhận-thức của chúng ta khác đi. Ví-zụ chúng ta đưa mắt nhìn về hướng kia thay vì nhìn về hướng này, hoặc là chúng ta bước về fía trước hay bước sang một bên vân vân. Trong fạm-vi kí-ức, sự-kiện này gọi là hình-thức tu-chính lại. Gọi là “tu-chính” có lẽ vì trong vấn-đề í-thức chúng ta thấy được những khía-cạnh như cụ-thể và theo lẽ tư-nhiên, nếu chúng ta hướng hoạt-động của nhận-thức về một lối khác hoàn-toàn thích-hợp. Ngoài ra, bất kì nhận-thức nào cũng có một chân-trời qúa khứ. Chân-trời qúa-khứ này là một khả-năng hồi-tưởng mà chúng ta có thể đánh thức nó zậy. Như vậy, hồi-tưởng nào cũng là một chân trời có í-thức tham-zự liên-tục vào hồi-tưởng cụ-thể, tức là nó hiện ra tích-cực trong í-chí của tôi, cho đến khi nó trở thành nhận-thức Hiện-tại. Bất kì ở đâu cũng có câu nói “tôi có thể làm, và tôi cũng có thể làm khác đi những jì tôi còn đang làm” và vì “tự-zo” luôn luôn [júp tôi] đề í đến những khó-khăn có thể xảy ra. Thế cũng có ngĩa là chân trời là cái có thể “tưởng-tượng” ra trước được. Chúng ta cũng có thể nói thế này: Chúng ta có thể hỏi xem bất kì chân trời nào có cái jì “nằm trong đó”. Chúng ta có thể jải thích hay trưng cái jì ra, để “khám-fá ra” khả-năng của đời sống í-thức ở mỗi lúc đặc biệt. Đúng ra thì chúng ta khám-fá í-ngĩa khách-quan chưa rõ ràng trong cái tôi tư-zuy đích-thực. Í-ngiã này gọi là Cogitatum chưa bao jờ có mặt trước í-thức cụ-thể hay zữ-kiện trọn vẹn (a finished datum). Í-ngĩa này chỉ được sáng tỏ qua sự minh-jải về một chân trời cụ-thể và những chân trời mới tiếp tục hiện ra [der stetig neu geweckten Horizonte]. Xin nói rõ là khả-năng ngiệm-ra trước không bao jờ hoàn-hảo, vì cơ-cấu bất-định và tất-định của nó. Ví-zụ: quân lúc-lắc gợi ra bao điều liên hệ đến những cái ziện của nó mà ta không thấy zù trên thực-tế ta vẫn biết quân lúc-lắc có mầu sắc đặc biệt và nó không nhẵn nhụi thế mà mỗi sắc-tính này lại luôn luôn mở ra những khía cạnh rõ-ràng. Hiện-tượng ‘mở ra’ này, trước khi biết rõ hơn [cũng có thể không bao jờ biết rõ hơn] đúng là khoảnh-khắc của í-thức rõ ràng , và cũng là “chân trời”. Khác với lối jải-thích thông thường1 qua những “hình-ảnh” zự-đoán, ta có một jải-thích đầy-đủ hơn nưã bằng một lối nhận-thức chắc-chắn và cụ-thể, với những chân-trời rộng mở.
Như thế, để biết về một cái jì thì cái biết đó fải có cơ-cấu căn-bản, không chỉ là liên-tục biết chuyển những cái mới biết về cùng một sư-vật, mà là biết theo những cái biết về chân trời,2 qua rất nhiều fương-fáp tổng-hợp để cho í-thức đó rõ ràng và trở thành cụ-thể. Thế thì, sự vật là một tiêu-điểm có sắc-tính và luôn luôn chờ đón một í-ngĩa rõ ràng. Trong mọi í-thức, vật chính là điểm đối-chiếu (index) hướng về í-thức chủ-quan (noetic) liên-hệ tới vật tùy theo í-ngĩa của vật. Í-thức chủ-quan ấy cho ta đặt ra câu hỏi và trả lời câ-hỏi. Cho nên tất cả fải được truy-tầm cặn-kẽ.
§ 20. Tính-chất đặc-thù của fương-fáp fân-tích có í-thức
Chúng ta đều biết, í-thức hay sự fân-tích hiểu-biết khác với fân-tích theo lẽ tư-nhiên và fân-tích thông-thường. Một đời sống có í-thức, như đã bàn ở trên, không fải là một zẫy những con số (data) gi nhận về hiểu-biết có thể “fân-tích” được theo những yếu-tố đầy đủ hay không đầy đủ. Fương-fáp này jữ lấy những iếu-tố jống nhau để thấy những iếu-tố nào không đầy đủ. Cho chắc ăn, khi chúng ta chú-í đến một iếu-tố, thì “sự fân-tích” có í-thức của chúng ta đưa đến cách fân-loại như trên để cho thế-jan vẫn còn là í-ngĩa uyên-nguyên. Tuy nhiên, bất kì ở đâu í-thức fân-tích cũng fải fát-hiện ra những tiềm-năng “chưa rõ-rệt” để đạt đến một trạng-huống rõ-ràng của í-thức. Khi kiến-thức đã được fân-tích khách quan thì sự fát-hiện trên là một “ziễn-tả hay khai mở rõ-ràng”. Nó trở thành “sáng sủa” và có lẽ “cho thấy rõ” cái jì gọi là í-thức khách-quan, và í-thức hỗ-tương. Đây chính là một lối jải-thích những hoạt-động í-thức tiềm-tàng. Fân-tích có í-thức là việc làm được hướng-zẫn bởi hiểu-biết căn-bản. Nói theo ngĩa rộng, cái tôi í-thức (cogito) chính là cái tôi hiểu-biết [Meinung seines Gemeiten]. Tuy nhiên, cái tôi hiểu biết ấy [dieses Vermeinte] cũng còn có ngĩa xa hơn nữa –hơn luôn hẳn cái jì “rõ rệt” ở khoảnh-khắc này. Ví-zụ của chúng ta cho thấy mỗi jai-đoạn nhận thức mới chỉ trưng ra một khía-cạnh của sự-vật. Nếu nhận-thức vượt lên trên nhận-thức nhưng vẫn còn mơ-hồ trong í-thức thì ta coi nó là một vấn-đề ngiêm-trọng. Nói một cách khác, nhận-thức cần fải “ lên cao hơn nữa” thuộc cùng một loại, và nhận-thức đầy đủ chỉ hiện ra bằng chứng-minh cụ-thể để cho chúng ta làm sáng tỏ nhận-thức, qua sự khai-mở tự- nhiên (trực-jác) và đích-thực . Thế có ngiã là nhận-thức của tôi vẫn còn tiếp-tục để tôi nhớ lại theo khả-năng của tôi.
Zẫu sao, nhà fân-tích Hiện-tượng Luận không ngiên cứu với lòng say mê còn non zại vể vấn-đề í-thức thuần-túy như thế đâu. Người ấy nhìn thẳng vào vấn-đề của í-thức và làm sáng tỏ mọi hình-thái, mọi thành-fần, và mọi cơ-cấu của í-thưc. Nêu nhà Hiện-tượng Luận làm như thế thì khả-năng theo í-muốn (intentionality) của người đó tạo nên nhận-thức (consciousness) của người đó rất tự-nhiên. Tuy nhiên, tính-chất đa-zạng của lí-trí về sự hiểu-biết và tất cả kinh-ngiệm (synthetic) của tính đa zạng này vẫn còn bị che kín. Ví-zụ bàn đến hoạt-động của từng đơn-vị thiết iếu có tính đa zạng [ihre wessensmässige Einheitsleistung], thì chúng ta có một vấn-đề của í-thức. Chúng ta thấy những hoạt-động quan-iếu chưa lộ ra cho nên chúng ta thấy ngay những hoạt-động ấy mới chỉ là một “hình-thái”, một “cơ-cấu” 3, hoặc một “fần” mà chúng ta thấy chưa rõ ràng vì vậy chúng ta fải khám-fá chúng theo tinh-thần trực-jác. Khi một nhà Hiện-tượng Luận tìm tòi bất kể cái jì trong tinh-thần khách-quan, và bất kể cái jì nằm trong đó được người coi như là một “hỗ-tương của í-thức” thì người đó sẽ không chấp-nhận và cũng không ziễn-tả điều ấy ngay. Người đó chỉ đưa nó trở về với Bản-ngã tức đưa nó trở về với Cái Tôi Tư-zuy vì điều ấy là một tư-tưởng. Thế thì, tốt nhất là người ấy nên trở về một lối suy-tư có muc-đích rõ ràng (reflective regard). Người ấy đi sâu mãi vào đời sống “tư-zuy” (cogitative) chưa hề biết đến và khám-fá ra rất nhiều kinh-ngiệm rõ ràng ở nhiều hình-thái í-thức. Rồi khi quay trở lại người ấy khám fá ra nhiều zạng Bản-ngã (Ego-comportment) để júp người ấy hiểu được í-thức đơn-jản tuy có tính khách-quan nhưng đặt ra cho Bản-ngã, zù í-thức ấy đến một cách tự-nhiên hay zo kinh-ngiệm. Nói rõ hơn, những kinh-ngiệm ấy júp người ấy hiểu được lẽ tận-cùng của í-thức. Đồng thời nhờ nội-dung của í-thức nên cái biết hay í-thức mới júp thực-tại trở nên cụ-thể và cần-thiết vì chỉ khi ấy thực-tại mới là một Thực-thể (Object) “rõ-ràng”, “đích-thực” và có í-ngĩa hẳn hoi. Để biết một vật trong không-jan, trước hết nhà Hiện-tượng Luận nhận-thức ra những đẳng-tính (predicates) “quan-trọng” xong rồi đặt jới-hạn mình vào “chiều sâu rộng của vấn-đề” (“res extensa”). Nói một cách khác là người ấy tìm cách thay đổi “cái nhìn bên ngoài của sự-vật”, thay đổi luôn cả “sự-vật” mang nhiều ngĩa khác nhau. Kế đến, người ấy tìm cho ra sắc-tính bên-ngoài của vấn-đề” ấy (“res extensa”). Trong trường-hơp bàn về sự-vật ở không-jan, nhà Hiện-tượng Luận đi tìm những khía cạnh đổi thay của sự-vật (sự- vật có thể có hoặc có lẽ là thật). Hơn nữa, khi để-í đến những vấn-đề của thời-jan đã nằm trong zữ-kiện (givenness) nhà Hiện-tượng Luận cũng fải tìm cách điều-chỉnh bản-chất sự-vật vẫn còn trong suy-tưởng vì trong khi ấy sư-vật ấy sự-vật cứ chìm sâu vào quá khứ. Xét về mặt Cái Tôi (Ego), người ấy cũng fải khai thác những jì người ấy có và những jì người ấy tồn jữ được hoặc vẫn lưu-tâm. Chúng ta cũng nên nhớ rằng jải-thích theo fương-fáp Hiện-tượng Luận về bất cứ điều jì cũng cần cảm-nhận. Cảm-nhận không chỉ jới-hạn bằng lối jải-thich theo cảm-quan (perceptual) zựa vào những sắc thái bên ngoài của sự-vật, vì cảm quan vẫn còn tiếp-tục. Ngược lại, lối jải-thích theo fương-fáp Hiện-tượng Luận làm sáng-tỏ những jì đã có và theo những nhận-thức có thật theo kết-qủa của tư-zuy (cogitatum); ví-zụ xét về mặt trái của vấn-đề, chúng ta nên zùng trí tưởng-tượng trưng ra những cảm-nhận tiềm-ẩn (potential perceptions) tức là làm cho những jì mơ-hồ trở thành rõ rệt. Sư-kiện này đúng cho tât cả fương-fáp fân-tích về í-thức. Chỉ khi í-thức vuợt ra khỏi những hoạt-động chủ-quan cô-lập thì những hoạt-động ấy mới được fân-tích kĩ càng. Qua fương-fáp jải-thích những chân-trời có liên-hệ với nhau của những hoạt-động ấy chúng ta mới đưa những hoạt-động đa zạng vốn chưa có tên [hay cưa rõ rệt] vào fạm-vi hoạt-động có liên-hệ tới í-ngĩa khách-quan nhưng vẫn còn nhiều thắc-mắc. Ở đây tôi muốn nói rằng: không chỉ những hoạt-động đích thực mà ngay cả những hoạt-động chủ-quan tiềm-ẩn cũng “chưa rõ rệt” vì “vẫn còn trong tình-trạng trước khi đưọc ziễn-tả bằng lời” để tìm ra í-ngĩa của những hoạt-động cụ-thể. Chỉ sau khi đã đuợc khám-fá, thì những hoạt-động chủ- quan tiềm-ẩn kia mới trưng ra sắc-tình rõ-ràng của hoạt-động và jải-thích tường-tận những í-ngĩa mơ-hổ. Vậy thì chỉ cần làm việc một mình nhà Hiện-tượng Luận tự mình hiểu vì sao, trong cái mênh-mông (immanency) của đời sống í-thức và trong những fương-thế rõ-ràng của í-thức nằm trong sự đổi thay liên-tục, người đó thấy những thực-thể khách-quan thường hằng và cố-định (fixed and abiding), và đặc biệt người đó cũng thấy vì sao công việc tìm-hiểu những vấn-đề thuộc fạm-vi í-thức “quan-trọng” như thế này lại thành-công mĩ-mãn theo từng fân từng loại? - Í tôi muốn nói thế này: trong mỗi lọai hiểu-biết, đời sống của í-thức căn-bản fải hiện ra như thế nào và fải thấy được như thế nào trong cái chập-chờn móc nối của kiến-thức chủ-quan (noetic) và kiến-thức khách-quan (noematic) trong cùng một sự-vật. Cái gọi là Cơ-cấu chân-trời chính là í-thức về fương-fáp fân-tích Hiện-tượng Luận và về những fương-fáp miêu-tả (description methods) hoàn-toàn mới. Fương-fáp miêu-tả mới này cần thiết cho í-thức và sự-vật, cho zụng-í và í-ngĩa, cho thực-tại lí-tưởng và thực-tại cụ-thể, cho cái có-thể có, cái cần-thiết, cái ảo và cái thật. Nói một cách khác: fương-fáp miêu-tả mới này này cần thiết khi ta bàn đến kinh-ngiệm, fán-đoán, minh-chứng. Những thứ này hiện ra như những cái tên cho những vấn-đề qúa ư fức-tạp (transcendental) mà chúng ta fải coi là những vấn-đề ngiêm-trọng vì chúng có “những những gốc-rễ chủ-quan”.
Fương-châm có câu khi cần thì cứ đổi thay (Mutadis mutandis). Đây đúng là trường-hợp của một thứ “tâm-lí nội-tại” tức là một thứ tâm-lí “có í-thức thuần-tuý”4 (nằm trong lĩnh-vực tuyệt-đối tự-nhiên) 6, mà chúng ra đã ján-tiếp coi nó là Hiện-tượng Luận thiết-iếu cao hơn. Fương-fáp cải-cách zuy nhất và hay nhất cho môn tâm-lí học cần đến sự fát-triển tinh ròng của tâm-lí học bàn về í-thức. Brentano đã đòi hỏi thế; nhưng tiếc rằng ông đã không nhìn ra í-ngiã căn-bản của vấn-đề fân-tích í-thức cho nên ông cũng không nhìn ra fương-fáp làm cho môn tâm-lí học kể trên ra đời. Chỉ có fương-fáp cải cách ấy mới có thể đưa chúng ta tới lĩnh-vực có những vấn-đề thâm-sâu và vô-biên của nó.
Thoạt tiên khả-năng (possibility) của fương-fáp Hiện-tượng Luận về vấn-đề í-thức zường như rất đáng khả-ngi, bởi vì lĩnh-vực của những hiện-tượng về mặt í-thức đúng là chuyện động-cỡn kiểu Heraclitus (Heraclitean flux). Thực ra, cố gắng sử-zụng những fương-fáp có căn bản về mặt í-niệm và fán-đoán là điều vô-vọng vì những fương-fáp ấy là tiêu-chuẩn của các môn khoa-học có tính Khách-quan. Cố-gắng chọn một hoạt-động của í-thức như là một sư-kiện rõ ràng, zựa trên nền-tảng của kinh-ngiệm, i như cách nhìn một Vật tự-nhiên – và trước nhất phải có một jả-thiết lí-tưởng là có một cách jải-thích hợp-lí cho những yếu-tố jống nhau hiểu được bằng những í-niệm cố-định. Nhưng í-niệm cố-định và jả-thiết lí-tưởng đó là một cố gắng điên rồ. Chúng ta cần hoạt-động của í-thức - không fải chỉ vì chúng ta thiếu khả-năng hiểu biết sự-vật, mà chẳng qua vì chúng ta không có kinh-ngiệm tự -nhiên. Hoạt-động của í-thức không có những yếu-tố và liên-hệ quan-trọng, cho nên hoạt-động ấy chỉ là cách thêm vào theo sự-vật zo những í-niệm cố-định đặt ra. Cho nên trong trường-hợp của hoạt-động này, tốt nhất ta nên zùng lí-trí để chọn một việc làm có chiều-hướng tương đối theo những í-niệm sẵn có. Zẫu sao khái-niệm fân-tích í-thức vẫn là một í đúng bởi vì trong sự đổi thay liên-tục của fương-fáp tổng-hợp chúng ta cần một nguyên-tắc chung (conformity) thiết iếu để fân-loại cũng như chúng ta cần những í-niệm căn bản và zễ hiểu.
§ 21. Sư-kiện ta muốn biết là “zấu-hiệu lên cao của í-thức”.
Khái-niệm fổ-thông nhất 3 là một thể có nhiều tính đặc thù. Khái-niệm ấy như chúng ta vẫn gọi bằng một biểu-thức : cái tôi – suy-tư cặn kẽ –và tư-tưởng. Những lối miêu-tả fổ-thông mà chúng ta cố-gắng fác-họa ra là vấn-đề í-thức, là tổng-hợp mọi kinh-ngiêm đặc thù của í-thức và là nhiều thứ khác có liên-hệ với nhau . Trong cố-gắng tìm hiểu tính đặc-thù của khái-niệm fổ-thông này và để miêu-tả khái-niệm đó – nói cho zễ hiểu là -sự-kiện mà chúng ta muốn biết chính là một “zấu-hiệu lên cao của í-thức”. Záu-hiệu này cho chúng ta biết có bao nhiêu cái vô cùng của thể-loại thuộc về cái tôi đa-ziện(cogitationes) rất có thể có. Cái tôi đa-ziện này trong một tổng-hợp của sự-kiện mà tôi muốn biết ngay trong bản-chất của nó chính là một sự-kiện. Điều cần-thiết là chúng ta fải bắt đầu với sự-kiện có mặt “ngay” ở một thời jan rõ rệt. Từ thời điểm đó tư-zuy trở về với í-thức ở thời-jan của nó. Tư-zuy cũng trở về với những mô-hình tiềm-ẩn của í-thức nằm ngay trong í-thức ban đầu. Tư-zuy cũng trở về với những mô-hình í-thức trong đó sự-kiện được xem như không thay đổi ngay jữa cuộc đời đầy í-thức, với tất cả những jì có thể có nằm trong “cái ngã”. Nều chúng ta jới-hạn mình vào tính-chất fổ-thông tuyệt-đối, và vào tính-chất fổ-thông căn bản. Nếu chúng ta ngĩ sự-kiện (với nội zung có tính jả-thiết rộng-rãi) là kết-qủa của tư-zuy (cogitatum), và nếu chúng ta coi sự-kiện đó trong í-ngĩa phổ-thông là một trọng-điểm (clue), thì chúng ta sẽ thấy rằng tính đa-ziện của toàn-bộ í-thức Cùng Loại – (tức là mô-hình căn-bản cho tất cả các loại í-thức) – được chia thành một số riêng rất rõ rệt. Ví-zụ: sự mong đợi, sự hồi-tưởng, sự bảo-trì, và cảm-thức được coi như hình-thái của trực-jác và được ziễn ra thành biểu-tượng qua cách sắp đặt cạnh nhau, đều là những loại í-thức riêng về một sự-kiện có thể biết được, trong khi chúng cũng thuộc về một khối kinh-ngiệm chung. Tất cả những loại í-thức ấy lại được tiếp-tục fân ra theo cơ cấu kinh-ngiệm chủ-quan và khách-quan (noetic-noematic composition) theo cách chúng ta fân tích tính đặc-thù của một sự-kiện mà chúng ta muốn biết. Sự fân-tích này thoạt tiên có thể chỉ có tính-cách lí-luận hình-thức (hay cũng gọi là bản-chất bên-ngoài/ formal-ontological). Thế có ngĩa là tất cả í-thức về bất cứ loại jì, về một vật, về một vật lẻ loi tuyệt đối, về vật có tính fổ-thông, về vật có nhiều sắc-tính, về vật có tính toàn-thể, về sự-kiện chỉ-định rõ ràng, và về sư-kiện fức-tạp có liên-hệ, vân vân. Ở đây chúng ta thấy sự khác-biệt rõ ràng jữa những sự-kiện có thực (nói theo ngĩa rộng) và những sư-kiện xếp theo fân-loại. Những sự-kiện xếp theo loại hướng về cội-nguồn và theo “hoạt-động” riêng của chúng là hoạt-động có cơ-cấu ziễn ra tuần-tự của bản-ngã (ego). Ngược lại, những sự-kiện có thực hướng về cội-nguồn thì những sự-kiện đó chỉ hiện-tượng của một thứ tổng-hợp thụ-động mà thôi. Nói một cách khác, chúng ta có những sự-kiện đặc-biệt theo bản-chất, khởi đầu từ í-niệm lẻ loi cụ-thể. Rồi í-niệm lẻ loi này được fân ra thành những lĩnh-vực riêng của nó. Ví-dụ: sư-kiện thuộc về không-jan, sinh-vật, vân vân. Í-niệm lẻ loi này đi theo những zữ-kiện đặc-biệt có liên-hệ với nhau và có thể thay đổi trong tinh-thần luận-lí căn-bản. Ví-zụ: cơ-cấu đích-thực, số lượng nhiều đích-thực, sự fức-tạp có liên-hệ đích-thực, và những đẳng tính khác.
Mỗi sự-kiện như thế hiện ra bằng những điểm thiết-iếu và được quan-sát theo nền tảng í-thức chủ-quan và khách-quan. Nó cũng được jải-thích theo hệ-thống và được phân-định rõ ràng theo những lối biến-đổi của í-thức liên quan đến nó, theo những fạm-vi (chân trời/horizons) của í-thức cũng như theo những hoạt-động của í-thức còn mơ hồ trong những môi-trường của í-thức. Nếu chúng ta đừng quan-tâm đến cái jì zữ-kiện trong thể loại của nó, và nếu zữ-kiện còn zuy-trì minh-chứng về sắc-tính của nó mặc zù có đổi-thay trong fong-cách í-thức của nó, thì chúng ta sẽ thấy fong-cách của í-thức ấy vẫn còn nguyên. Mọi hình-thái của í-thức luôn luôn nằm trong các thể-loại có cơ- cấu hẳn hoi. Những cơ-cấu này bất-biến và đồng thời cũng không thể nào bị tiêu-hủy được. Ngĩa là nếu tính khách-quan còn đó theo đúng thể-loại, thì zù có sự thay đổi, tính chất hiển-nhiên của sư-kiện vẫn còn nguyên.
Jải-thích đúng hệ-thống mô-hình cấu-trúc như thế này là việc làm của lí-thuyết có í-thức vượt lên cao.Nếu lí-thuyết này coi khái-niệm tổng-quát khách-quan là trọng điểm, thì nó chính là lí-thuyết về nền-tảng cho í-thức cao hơn (transcendental constitution) của bất kì sự-kiện nào có thể loại nhưng vẫn chưa chắc chắn. Như thế, chúng ta có nhiều lí-thuyết về í-thức ở mức độ cao, ví-dụ: lí-thuyết về cảm-thức, vế các loại trực-giác, về sự-kiện í-thức theo biểu-tượng, về fán-đoán, về í-chí, vân vân. Tuy nhiên, những lí-thuyết trên fải hợp lại với nhau trong quan-niệm gồm những điều fức-tạp có tinh-thần tổng-hợp và fổ-thông. Chúng liên-hệ với nhau trong hoạt-động để tạo thành một thứ lí-thuyết vững-vàng fổ-thông và căn-bản cho bất kì sư-kiện jì hoặc cho bất kì trạng-huống nào mở ra cho mọi sự-kiện ở bất cứ lọai nào, nếu đó là sự-kiện của í-thức cụ-thể.
Hơn nữa, những lí-thuyết cao hơn có nền-tảng vững-vàng lại fải xuất-hiện không có tính-cách jáo-điều. Chúng liên-hệ đến bất kì sự-kiện nào trong không-jan – riêng rẽ hay nằm trong kết-hợp toàn-khối cùa một Bản-ngã (a Nature). Chúng liên-hệ tới những cá-thể có đời sống tâm-lí, tới chính con người, tới ngay trách-nhiệm của chúng đối với thế-jan chung quanh đã an-bài theo lẽ tự-nhiên hay ngịch lí. Chúng liên-hệ đến những cộng-đồng xã-hội, đến những cơ-cấu văn-hóa, và quan-trọng nhất chúng liên-hệ đến thế-jới Khách-quan – một thế-jới thuần-tuý mà ta có thể hiểu được, ở một đẳng-cấp cao hơn, đó là thế-jới – zường như xa lạ với í-thức – nhưng đặt trên nền-tảng thuần-túy của cái tôi có í-thức cao (transcendental ego). Hiển nhiên, những lí-thuyết ấy cần fải được liên-tục khai-thác trong tinh-thẩn fân-tích thấu-triệt vấn-đề (transcendental epoché), để từ đó mọi lí-thuyết mới có được í-ngĩa tuyệt vời. 7
Thật vậy, chúng ta nên để í là những thể-loại có zữ-kiện cụ-thể cũng như có lí-tưởng đều có tính “Khách-quan”. Chúng không chỉ là những trọng điểm cho những công-trình truy-tầm căn-bản mà thôi. Có một điều, khi chúng ta tìm-hiểu những thể loại chung có nhiều lối í-thức về zữ-kiện thì những loại zữ-kiện này chỉ có tính chủ-quan, chẳng hạn những hoạt-động chủ-quan mà ai cũng thấy cũng đều là những trọng-điểm của í-thức thuộc thời-jan nội-tại vì những loại zữ-kiện này có “nền-tảng” riêng hay chung của chúng).
Ở đâu cũng thế, những vấn-đề về các loại zữ-kiện đều được fân ra rõ rệt và những vấn-đề có tính fổ-thông cũng đều hiện ra rất khác nhau. Những vấn-đề fổ-thông là mối ưu-tư của cái tôi (ego) về bản-ngã cũng như về đời sống của cái tôi. Trong liên-hệ của cái tôi với tính fổ-thông còn có những liên-quan về zữ-kiện thuộc về cái tôi. Nếu chúng ta coi thế-jan Khách-quan là đơn-vị như một trọng-điểm tối quan-trọng, thì thế-jan ấy sẽ đưa chúng ta tới tổng hợp gồm những cảm-thức Khách-quan và những cảm-thức trực-nhận Khách-quan. Tổng-hợp này ví như một khối toả rộng vào đời sống do đó thế-jan chính là tất cả thời jan mà chúng ta muốn biết. Thế-jan như là một đơn vị và trở thành đề tài của í-thức. Cuối cùng, thế-jan là vấn-đề chung của cái tôi như là một đề-tài ngiên-cứu (egology). Thế-jan cũng là tất cả của cuộc đời có í-thức, trong tính-chất thời-jan hiển-nhiên mãi mãi, khi chúng ta nhìn về tính hiển-nhiên tuyệt-đối.
§ 22. Í-niệm về tính fổ-quát bao gồm mọi zữ-kiện, và
nhiệm-vụ làm sáng tỏ tính fổ-quát ấy theo nền-tảng rõ ràng.
Các loại zữ-kiện – nhìn theo lối gạn-lọc của Hiện-tượng Luận, theo những ngĩa tư-zuy (cogitata) thuần-tuý, chứ không theo cách ziễn-zịch với “những thiên-kiến” dựa trên í-niệm khoa-học có sẵn – đều là những điểm chính-iếu cho những công việc truy-tầm sâu-sắc có liên-hệ với nhau và theo những thể-tài của chúng. Sự thật là những thành-fần có căn-bản fức-tạp của í-thức – có thể tạo thành một tổ-hợp với những kinh-ngiệm rõ ràng – không phải ngẫu nhiên mà có mà là theo khả-năng tiềm-ẩn của vô-vàn í-thức ấy, chúng fụ-thuộc vào nhau vì những lí-zo quan-trọng. Như vậy, cái gọi là fức-tạp hay vô-vàn i-thức là zo những nguyên-tắc tạo thành. Nhờ những nguyên-tắc ấy, mọi truy-tầm theo fương-fáp hiện-tượng luận của chúng ta không bị lạc đề chỉ vì những ziễn-tả lỏng lẻo, bởi vì những truy-tầm ấy được kết-cấu rất chi-li. Bất cứ sự-kiện “Khách-quan” nào cũng qui về một cấu-trúc,và cũng đều nằm trong cái tôi có í-thức lên cao (transcendental ego) và có qui-luật hẳn hoi. Một vật mà cái tôi trưng ra như zữ-kiện là một vật cái tôi í-thức ra. Vật ấy qui về một định-luật fổ-thông có thể ảnh-hưởng đến í-thức của vật ấy khi có một vật cùng-loại. Zĩ nhiên, hiện-tượng cùng loại này có thể nhận ra được như là một sự-kiện của í-thức. Tính chất chủ-quan ở đẳng-cấp cao không phải là một tình-trạng hỗn-độn của những hoạt-động về í-thức. Hơn nữa, tính-chất chủ-quan ở đẳng-cấp cao hơn không phải là tình-trạng hỗn-độn của những thể-loại căn-bản. Mỗi thể-loại căn-bản đều được thiết-lập ngay trong chính nó bằng liên-hệ của nó với một thể-loại của những zữ-kiện nằm trong í-thức. Nói một cách khác: Cái toàn-thể của mọi zữ-kiện và tất cả thể-loại của zữ-kiện đều là những thứ tôi có thể í-thức được ở đẳng-cấp cao hơn. Cái toàn-thể của mọi zữ-kiện hiện-hữu cho tôi, hay cái tôi có í-thức cao hơn – cho nên chúng không thể hỗn-độn, bởi vì chúng là tập-thể của những thể-loại có tính đa-ziện vô-biên hỗ-trợ cho nhau. Cái toàn-thể của mọi zữ-kiện là thể-loại tương ứng với các thể-loại của zữ-kiện. Zo đó, chúng cũng không thể nào hỗn-độn zù chúng là í-thức chủ-quan hay khách-quan. Những tính đa-ziện ấy luôn luôn fụ-thuộc vào nhau theo bất cứ fương fáp tổng-hợp nào thích đáng.
Điều này cho ta thấy trưóc hết một fương-fáp tổng-hợp thiết-yếu chung. Trong fương-fáp tổng-hợp chung này mọi fương-fáp tổng-hợp hoạt-động cùng nhau nằm trong một nguyên-tắc vô-cùng chặt-chẽ, và cũng trong fương-fáp tổng-hợp này tất cả những zữ-kiện cụ-thể và giả-thiết và những fương-cách í-thức cụ-thể hay jả-thiết đều bổ-túc cho nhau, và đều gắn bó với nhau, rõ ràng hay tiềm-ẩn. Hơn thế nữa, chúng ta có thểnói rằng một việc làm lớn lao nào cũng cần fải được quan-tâm trước hết (foreshadowed). Đó là việc làm thuộc fạm-vi Hiện-tượng Luận ở cấp cao hơn: một việc làm bao gồm tất cả mọi truy-tầm theo fương-fáp Hiện-tượng Luận ngay trong cơ-cấu với một trật-tự bao-quát và có hệ-thống hẳn hoi, bằng cách làm theo một hệ-thống, và coi việc làm ấy là điểm quan-trọng của chúng ta. Hệ-thống ấy sẽ được fát-hiện từ từ ở từng cấp một. Hế-thống ấy chính là những zữ-kiện mang tinh-thần í-thức còn nằm trong jả-thiết. Hệ-thống ấy cũng bao gồm một những fạm-trù cụ-thể và vẻ bên-ngaòi của những zữ-kiện trên. Đây là việc làm, như tôi đã nói, cần tới những truy-tầm gọi là những truy-tầm có nền-tảng gắn bó với nhau, truy-tầm này dựa trên truy-tầm kia, tất cả đều liên-hệ với nhau, trong một fương-cách có hệ-thống rạch ròi.
Nhưng đúng hơn nữa, đây là vấn-đề của một í-tưởng có căn-cơ và vô cùng tận. Í-tưởng ấy đúng là một hệ-thống được jả-thiết rõ-ràng cho những zữ-kiện chưa được kiểm-chứng nhưng có thể trở thành í-thức. Í-tưởng đó cũng chính là một zự-đoán (không zự-đoán như một fát-kiến, mà là zự-đoán cho “điều-kiện cách/ nếu”). Trong fạm-vi áp-zụng hay thực-hành, í-tưởng đó cho chúng ta một nguyên-lí kết-hợp lí-thuyết căn-bản chặt chẽ. Ngĩa là í-tưởng không ngừng mở rộng chân-trời [tầm hoạt-động í-hức] – không chỉ cho những gì thuộc về mục-tiêu của í-thức trong ta, nhưng cũng còn có liên-hệ với bên ngoài, ngĩa là những hình-thái quan-trọng có liên-quan với nhau. Nói rõ hơn, ngay cả những công việc tự chúng hiện bày, khi chúng ta chọn một số loại zữ-kiện đơn-thuần và coi chúng như những í quan-trọng thuần tuý thì công-việc ấy cho chúng ta thấy vô cúng fức-tạp vì chúng luôn luôn đưa chúng ta tới những kiến-thức lớn lao nếu chúng ta muốn đi sâu hơn nữa. Đó là những trường hợp bàn về một lí-thuyết hiểubiết sâu hơn và có cơ-chế hẳn-hoi, ví như: về một zữ-kiện trong không-jan (không có ngĩa thuộc về Thiên-nhiên), về một bản-thể có đời sống tâm-sinh-lí, về nhân-loại tính, và về văn-hoá.
(Còn tiếp)
CHÚ-THÍCH
Trong bản-thảo C gi từ “blossen” thay vì là từ “grossen”. Bản tiếng Fáp gi là “simple’
Trong bản-thảo C gi là “intenstionalitäten” thay vì là từ “intentionalität”.
Husserl gi-chú bên lề là “nền-tảng”.
4. Theo Bản-thảo C và theo bản-dich sang Pháp-ngữ.
5. Theo Bản-thảo C và theo bản-dịch sang Pháp-ngữ.
6. Tác-jả gi bên cạnh zòng đầu: Có những bổ-xung về í-thức của suy-tư – kí-ức và cảm-thông
7. Husserl thêm vào điểm này một trang dịch như sau:
<238>
Thực ra tôi fải bắt đầu bằng chính tôi, Cái Tôi sẵn có trong quan-niệm về chính tôi là một con người. Sau đó tôi có thể sử-zụng fương-fáp gạn-lọc (reduction) bằng cách dùng tôi là thí-điểm, như vậy tôi mới đạt đến bản-ngã của một người có đời sống tâm-lí trong cõi fàm-trần. Đời sống tâm-lí (tinh-thần) con người của tôi cho nên tôi có thể trình-bày sự-kiện (evident) một cách rõ-ràng tuyệt-đối: ví-zụ, người khác là ai, thế-gian là jj, đối với tôi? – Những hiện- tượng căn-bảnchỉ là những jì nằm sẵn trong tôi. Tôi không bao jờ có thể đạt đến điểm miêu-tả bản-thể (being) trong một í-ngiã tuyệt đối cho người khác hơn là những jì cụ-thể ở thiên-nhiên vì những cái này chỉ hiện-hữu thật rõ ràng như những vấn-đề đã xảy ra.. Những suy-tư từ I cho tới IV liên quan đến một con đường trước tiên cho nên con đường ấy đã rõ ràng trong một lối chung, nhờ thế nên một bản-ngã đã được í-thức chi li khi đã có mặt thì nó hiện-hữu như là một cái jì cụ-thể. Nhưng thử hỏi có fải nó không có já trị, ngược lại tất cả những jì hiện-hữu cho tôi vì tôi là một người nên nó fải thật rõ ràng trong tôi, zù nó rất lạ-lùng trong í-thức – bao gồm cả cái gọi là nhân-tính của tôi không? Cũng vậy, một đời sống có í-thức thì thiết-iếu fải có nhân-tính trong thế-jan có qui-ước hẳn hoi, và là một đời sống có í-thức về nhân-tính trong đó thế-jan có í-thức, rõ ràng về mặt tâm-lí, vân vân.
Nền-tảng bao quát của thế-jan nằm trong bản-ngã (ego) chỉ được trình-bày như là một vấn-đế nếu là lì-thuyết <239> vể những trọng-điễm (loại) và nếu là cái nhìn về thế-jan – thí-dụ, cái nhìn về tổng-thể - chuyển sang cái nhìn về tổng-thể cơ-bản. Zĩ nhiên, trong nội-zung của nó, vấn-đề con người fải tự trình- bày i như là vấn-đề vậy. Nhưng trình-bày theo thứ-tự nào? Fương-fáp zùng trong những Tư-zuy từ 1 đến 4 nhằm đánh thức tư-tưởng chỉ-đạo: Thế-jan là một í-ngĩa được chấp-nhận. Khi chúng ta trở về với bản-ngã thì chúng ta có thể jải-thích những jai-tầng nòng cốt với những jai-tầng ấy để cho í-ngĩa ra đời [den Fundierungsaubau]. Chúng ta có thể đạt tới bản-thể tuyệt- đối và thấy trong đó bản-thể thế-jan cho ta chân-lí tối-thượng của nó. Rồi trong chân-lí ấy những vấn-đề quan trọng nhất của bản-thể tự fô bày – đưa vào fạm-vi nghiên-cứu về tât cả ảo-tưởng mà bởi qúa ngây thơ vì không có tinh-thần triết học nên không sao hiều nổi [aale Verhüllungen der unphilosophischen Naivität].