Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.133
123.140.892
 
Pháo đài Masada cổ đại
Khuyết danh

Herod cảm thấy bất an là có lý do. Có nhiều kẻ muốn tranh đoạt ngai vàng, khi vừa lên ngôi, ông bị Cleopatra đe doạ. Vốn là nữ hoàng Ai Cập, bà được một viên tướng La Mã quyền thế Mark Antony yêu mến và có mưu đồ thôn tính lãnh thổ của ông.

Trong vùng đất của Masada, có nhiều nhà kho và công thự to lớn bên trong, nhưng việc cung cấp nước là một vấn đề. Vốn là một nhà kiến tạo đầy tham vọng, Herod hành động bằng nghị lực cá nhân. Người ta xây đập chắn hai dòng suối chảy theo mùa trong các ngọn đồi phía sau Masada và các kênh dẫn đục thủng từ trong vách đá ra ngoài bên cạnh suối. Cống dẫn nước lấp đi khoảng cách giữa đồi và pháo đài, mang nước đến một loạt các bể chứa đục từ đá với tổng dung cần mưa trong một vài tiếng, những bể này đều chứa đầy nước, và nhiều bể khác để chứa phần nước thừa khi mưa lớn. Nếu đối phương cắt đứt cống dẫn nước, vẫn còn đủ nước uống trong thời gian rất dài.

Cung điện bám vào vách đá

Hơn cả một thách đố, nhưng cũng mang tính quyết định, là việc xây dựng một cung điện nơi nhà vua có thể sinh sống theo phong cách quen thuộc của một đế vương. Chỉ có vị trí này mang tính riêng tư, một mức độ an toàn đặc biệt và cũng là một môi trường tương đối mát mẻ, rợp bóng mát cùng với phong cảnh tuyệt vời. Pháo đài nằm trên đỉnh thẳng đứng ở phía Bắc của khối đá. Herod, một phần khoét đá, phần khác xây dựng các tường ngăn đồ sộ tựa vào các phần nhô ra trên vách đá bên dưới, tạo ra một loạt dải bậc thang rồi xây dựng một cung điện ba tầng. Các công trình khác nhau được liên kết bằng 120 bậc thang chìm. Toàn bộ cấu trúc sau cùng trang trí rất nhiều đồ khảm và tranh vẽ trên tường, các bộ phận kiến trúc và đồ khảm đều trát vữa, sơn phết hay mạ vàng.

Bao vây

Sau khi Herod mất, Judaca trở thành một tỉnh của La Mã, vào năm 66, nơi này nổi loạn. Masada bị một nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan chiếm đóng, năm 72, đây là pháo đài sau cùng của cuộc nổi dậy. Người La Mã xây tường dài 3,5 km bao vây Masada để ngăn không cho đối phương trốn thoát, nhưng họ không muốn cuộc bao vây kéo dài. Vào năm sau họ xây dựng một đường dốc để tấn công.

Bắt đầu từ điểm thích hợp gần nhất ở bên ngoài tường thành, xây dựng trên một vết đá tự nhiên, quân La Mã xây dựng một đường dốc dài 200 m, đạt đến độ cao 100 m, trong tình trạng bị xói mòn, hiện nay vẫn còn rộng 200 m. Ván khuôn để giữ đất nằm ngay vị trí. Trên đỉnh dựng một tấm móng bằng đá, cao thêm 25 m nữa, trên tấm móng mới xây thêm một tháp canh bọc sắt cao 30 m. Việc làm đường tiến hành dưới làn tên mũi đạn không dứt của bên phòng thủ. Sử gia Josephus mô tả công việc của các binh sĩ La Mã, nhưng người La Mã còn có hàng ngàn tù binh chiến tranh tham gia xây dựng, chúng ta có thể hình dung phần lớn số tù binh này bị cưỡng bức xây dựng đường dốc và bị chôn vùi bên dưới con đường.

(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Khuyết danh
Số lần đọc: 3099
Ngày đăng: 24.01.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Diệt vong huyền thoại Maya - Khuyết danh
Cittàslow - những thị trấn chậm - Khuyết danh
Thừa Thiên - Huế: Thêm 4 di tích được xếp hạng di tích quốc gia - Khuyết danh
Người xây tháp Chàm ở thế kỷ XXI - Khuyết danh
Chùa Xvayton - An Giang - Khuyết danh
Nhà thờ Trung Lao: Kiến trúc Đông - Tây kết hợp - Khuyết danh
Kiến trúc Việt cổ được UNESCO ghi công trạng - Khuyết danh
Taj Mahal, 350 năm vẫn lóng lánh một tình yêu bất diệt - M.Cường
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)