Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.137
123.140.532
 
Kroeber và cầu nối cho Khảo cổ vào Văn hóa
Lê Hải*

Vốn thường được đồng nghiệp vinh danh là khoa trưởng cho ngành nhân học văn hóa của toàn nước Mỹ, Alfred Louis Kroeber (1876-1960) còn được các thế hệ sau gọi là cha đẻ cho ngành khảo cổ theo hệ phái văn hóa (CRA - Cultural Resources Archaeology) hay còn gọi là nhân học khảo cổ - khảo cổ nhân học, với đông đảo học trò ở Peru. Là người tích cực xây dựng chương trình đào tạo chuyên viên văn hóa và ngôn ngữ tại Đại học California - Berkeley, có thể coi ông là người xây dựng nên ngành Việt Nam học (lúc đó còn tên là Annam) ở Hoa Kỳ.

 

Khảo cổ ban đầu chỉ là mối quan tâm phụ của Kroeber và điểm lại chỉ xuất hiện trong khoảng một phần ba số sách và bài viết của ông mà thôi, nhưng phương pháp nghiên cứu khảo cổ của ông nay trở thành kinh điển, nhất là cho ngành khảo cổ bảo tàng. Vốn hàng chục năm giữ chức giám đốc bảo tàng nhân học ở Đại học California, Kroeber không hề giảng dạy môn khảo cổ bằng cách đưa sinh viên đi đào bới, và bản thân luôn tìm cơ hội học thêm tại hiện trường từ các chuyên gia khảo cổ tại hiện trường. Kroeber cũng không hào hứng với chuyện phải tìm cho được hiện vật gì đó nổi tiếng hay được giá, mà hài lòng với những mảnh vụn được hệ thống hóa. Công trình danh tiếng về văn hóa Zuni của ông hình thành từ hệ thống hoa văn của 3.000 mảnh vụn sưu tầm được từ các chuyến thăm vào làng xóm, đối chiếu với khoảng 1.000 mảnh khác lấy từ mái và nền nhà đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Những vật chứng đó được sắp xếp theo không gian địa lý và thời gian - tiền sử, lịch sử, và hiện tại. Phương pháp hệ thống này cho phép ông tiếp nhận và hướng dẫn lứa sinh viên nhân học thích dùng phương pháp định lượng, ứng dụng khảo sát, bảng biểu và hệ thống tính toán mà sau này là máy tính vào nghiên cứu văn hóa. Theo đó nhà nghiên cứu văn hóa có thể nắm bắt được nhiều từ những chi tiết đã được quá trình nghiên cứu tách biệt ra, cũng giống như nhà khảo cổ có thể hiểu được nhiều từ những mảnh vụn.

 

Là tiến sĩ nhân học đầu tiên của Đại học Columbia vào năm 1801 với GS Franz Boas, luận văn của ông chỉ vỏn vẹn có 28 trang giấy (nghiên cứu hoa văn từ các chuyến điền dã thăm người da đỏ Arapaho). Như chia sẻ của bà vợ Theodora trong quyển sách viết về ông, Kroeber cho rằng luận văn tiến sĩ không nên nhiều hơn 100 trang, chỉ cần trình bày xem đã nghiên cứu gì và học được gì từ đó. Thế nhưng những quyển sách của ông thì lại rất dày, ví dụ như tác phẩm Configurations of Culture Growthchỉ riêng phần văn bản đã là 846 trang, khiến nhà xuất bản phải mất 5 năm để thuyết phục ông cắt xuống. Vốn xây dựng quyển sách bằng kiến trúc lập luận chặt chẽ, Kroeber đã phải dành nhiều thời gian tranh luận với các chuyên gia trong ngành và biên tập viên cho đến khi một nhà xuất bản khác, là NXB Đại học California đề nghị nhận in toàn bộ trong bộ sách kỷ niệm của trường. Đến nay tác phẩm này vẫn tiếp tục được nhiều người đặt mua vì giá trị của nó. Ban đầu đó là nội dung bài giảng môn đề cương văn hóa dành cho sinh viên từ các ngành khoa học tự nhiên trong trường, mà Kroeber không bao giờ chịu in thành sách giáo khoa trong lúc đang còn tiếp tục dạy môn này, vì muốn để nó thay đổi theo năm tháng và điều kiện môi trường. Vợ ông cho biết đây là môn học mà Kroeber thích nhất, luôn dành mùa hè để đọc thêm sách và ghi chú để chuẩn bị bài giảng thêm phong phú và cập nhật. Có thể coi đây là công trình magnum opus từ cả cuộc đời nghiên cứu của Alfred Kroeber.

 

Theo đó lịch sử (với quan điểm của sử gia cùng thời Eduard Meyer) nghiên cứu các câu chuyện và mối liên quan giữa các sự kiện cụ thể, còn chuyện khái quát hóa và tìm ra các giá trị phổ quát là của văn hóa. Thế nhưng với Kroeber, thì "dùng văn hóa như là công cụ để suy luận và hiểu chuỗi sự kiện, hay dùng các sự kiện để hiểu văn hóa thì là qui trình ngược lại của trí tuệ. Các sự kiện là dữ liệu cụ thể, còn văn hóa so ra thì là khái niệm trừu tượng được khái quát hóa nên. Tức là, lịch sử là cụ thể, và hiếm tách biệt ra khỏi một cá nhân; còn nhân học thường mô tả rất chi tiết, nhưng có thể hoạt động tốt không cần hiểu biết về một cá nhân cụ thể nào. Văn hóa được mô tả hay phân tích là tổng số hay giá trị trung bình của số lượng lớn các hành động cá nhân" (Kroeber 1963:5). Thế nhưng, cũng như các học trò khác của Boas, Kroeber cho rằng nhân học phải là ngành học mang tính lịch sử, tức là cũng nghiên cứu về những văn hóa cụ thể hơn là đưa ra các giá trị phổ quát. Tuy vậy, tính sử trong nhân học không phải là tái dựng lại lịch sử hay xây dựng biên niên như sử học. Nhân học nghiên cứu văn hóa, là khái niệm trừu tượng thể hiện ra và quan sát được qua hoạt động của cá nhân, là giá trị được vật (cụ) thể hóa, như là điểm chung với khảo cổ học.

 

Tham khảo:

- Newman, Thomas W. & Robert M. Sanford 1998, A training manual for Cultural Resources Archaeology, Alta Mira Press

- Kroeber, Theorora 1970, Alfred Kroeber - A Personal Configuration, University of California Press

- Kroeber, Alfred (1944) 1963, Configurations of Culture Growth, University of California Press

- Kroeber, Alfred (1963) 1966, An Anthropologist Looks at History, University of California Press

Vốn thường được đồng nghiệp vinh danh là khoa trưởng cho ngành nhân học văn hóa của toàn nước Mỹ, Alfred Louis Kroeber (1876-1960) còn được các thế hệ sau gọi là cha đẻ cho ngành khảo cổ theo hệ phái văn hóa (CRA - Cultural Resources Archaeology) hay còn gọi là nhân học khảo cổ - khảo cổ nhân học, với đông đảo học trò ở Peru. Là người tích cực xây dựng chương trình đào tạo chuyên viên văn hóa và ngôn ngữ tại Đại học California - Berkeley, có thể coi ông là người xây dựng nên ngành Việt Nam học (lúc đó còn tên là Annam) ở Hoa Kỳ.

 

Khảo cổ ban đầu chỉ là mối quan tâm phụ của Kroeber và điểm lại chỉ xuất hiện trong khoảng một phần ba số sách và bài viết của ông mà thôi, nhưng phương pháp nghiên cứu khảo cổ của ông nay trở thành kinh điển, nhất là cho ngành khảo cổ bảo tàng. Vốn hàng chục năm giữ chức giám đốc bảo tàng nhân học ở Đại học California, Kroeber không hề giảng dạy môn khảo cổ bằng cách đưa sinh viên đi đào bới, và bản thân luôn tìm cơ hội học thêm tại hiện trường từ các chuyên gia khảo cổ tại hiện trường. Kroeber cũng không hào hứng với chuyện phải tìm cho được hiện vật gì đó nổi tiếng hay được giá, mà hài lòng với những mảnh vụn được hệ thống hóa. Công trình danh tiếng về văn hóa Zuni của ông hình thành từ hệ thống hoa văn của 3.000 mảnh vụn sưu tầm được từ các chuyến thăm vào làng xóm, đối chiếu với khoảng 1.000 mảnh khác lấy từ mái và nền nhà đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Những vật chứng đó được sắp xếp theo không gian địa lý và thời gian - tiền sử, lịch sử, và hiện tại. Phương pháp hệ thống này cho phép ông tiếp nhận và hướng dẫn lứa sinh viên nhân học thích dùng phương pháp định lượng, ứng dụng khảo sát, bảng biểu và hệ thống tính toán mà sau này là máy tính vào nghiên cứu văn hóa. Theo đó nhà nghiên cứu văn hóa có thể nắm bắt được nhiều từ những chi tiết đã được quá trình nghiên cứu tách biệt ra, cũng giống như nhà khảo cổ có thể hiểu được nhiều từ những mảnh vụn.

 

Là tiến sĩ nhân học đầu tiên của Đại học Columbia vào năm 1801 với GS Franz Boas, luận văn của ông chỉ vỏn vẹn có 28 trang giấy (nghiên cứu hoa văn từ các chuyến điền dã thăm người da đỏ Arapaho). Như chia sẻ của bà vợ Theodora trong quyển sách viết về ông, Kroeber cho rằng luận văn tiến sĩ không nên nhiều hơn 100 trang, chỉ cần trình bày xem đã nghiên cứu gì và học được gì từ đó. Thế nhưng những quyển sách của ông thì lại rất dày, ví dụ như tác phẩm Configurations of Culture Growthchỉ riêng phần văn bản đã là 846 trang, khiến nhà xuất bản phải mất 5 năm để thuyết phục ông cắt xuống. Vốn xây dựng quyển sách bằng kiến trúc lập luận chặt chẽ, Kroeber đã phải dành nhiều thời gian tranh luận với các chuyên gia trong ngành và biên tập viên cho đến khi một nhà xuất bản khác, là NXB Đại học California đề nghị nhận in toàn bộ trong bộ sách kỷ niệm của trường. Đến nay tác phẩm này vẫn tiếp tục được nhiều người đặt mua vì giá trị của nó. Ban đầu đó là nội dung bài giảng môn đề cương văn hóa dành cho sinh viên từ các ngành khoa học tự nhiên trong trường, mà Kroeber không bao giờ chịu in thành sách giáo khoa trong lúc đang còn tiếp tục dạy môn này, vì muốn để nó thay đổi theo năm tháng và điều kiện môi trường. Vợ ông cho biết đây là môn học mà Kroeber thích nhất, luôn dành mùa hè để đọc thêm sách và ghi chú để chuẩn bị bài giảng thêm phong phú và cập nhật. Có thể coi đây là công trình magnum opus từ cả cuộc đời nghiên cứu của Alfred Kroeber.

 

Theo đó lịch sử (với quan điểm của sử gia cùng thời Eduard Meyer) nghiên cứu các câu chuyện và mối liên quan giữa các sự kiện cụ thể, còn chuyện khái quát hóa và tìm ra các giá trị phổ quát là của văn hóa. Thế nhưng với Kroeber, thì "dùng văn hóa như là công cụ để suy luận và hiểu chuỗi sự kiện, hay dùng các sự kiện để hiểu văn hóa thì là qui trình ngược lại của trí tuệ. Các sự kiện là dữ liệu cụ thể, còn văn hóa so ra thì là khái niệm trừu tượng được khái quát hóa nên. Tức là, lịch sử là cụ thể, và hiếm tách biệt ra khỏi một cá nhân; còn nhân học thường mô tả rất chi tiết, nhưng có thể hoạt động tốt không cần hiểu biết về một cá nhân cụ thể nào. Văn hóa được mô tả hay phân tích là tổng số hay giá trị trung bình của số lượng lớn các hành động cá nhân" (Kroeber 1963:5). Thế nhưng, cũng như các học trò khác của Boas, Kroeber cho rằng nhân học phải là ngành học mang tính lịch sử, tức là cũng nghiên cứu về những văn hóa cụ thể hơn là đưa ra các giá trị phổ quát. Tuy vậy, tính sử trong nhân học không phải là tái dựng lại lịch sử hay xây dựng biên niên như sử học. Nhân học nghiên cứu văn hóa, là khái niệm trừu tượng thể hiện ra và quan sát được qua hoạt động của cá nhân, là giá trị được vật (cụ) thể hóa, như là điểm chung với khảo cổ học.

 

Tham khảo:

- Newman, Thomas W. & Robert M. Sanford 1998, A training manual for Cultural Resources Archaeology, Alta Mira Press

- Kroeber, Theorora 1970, Alfred Kroeber - A Personal Configuration, University of California Press

- Kroeber, Alfred (1944) 1963, Configurations of Culture Growth, University of California Press

- Kroeber, Alfred (1963) 1966, An Anthropologist Looks at History, University of California Press

 

Vốn thường được đồng nghiệp vinh danh là khoa trưởng cho ngành nhân học văn hóa của toàn nước Mỹ, Alfred Louis Kroeber (1876-1960) còn được các thế hệ sau gọi là cha đẻ cho ngành khảo cổ theo hệ phái văn hóa (CRA - Cultural Resources Archaeology) hay còn gọi là nhân học khảo cổ - khảo cổ nhân học, với đông đảo học trò ở Peru. Là người tích cực xây dựng chương trình đào tạo chuyên viên văn hóa và ngôn ngữ tại Đại học California - Berkeley, có thể coi ông là người xây dựng nên ngành Việt Nam học (lúc đó còn tên là Annam) ở Hoa Kỳ.

 

Khảo cổ ban đầu chỉ là mối quan tâm phụ của Kroeber và điểm lại chỉ xuất hiện trong khoảng một phần ba số sách và bài viết của ông mà thôi, nhưng phương pháp nghiên cứu khảo cổ của ông nay trở thành kinh điển, nhất là cho ngành khảo cổ bảo tàng. Vốn hàng chục năm giữ chức giám đốc bảo tàng nhân học ở Đại học California, Kroeber không hề giảng dạy môn khảo cổ bằng cách đưa sinh viên đi đào bới, và bản thân luôn tìm cơ hội học thêm tại hiện trường từ các chuyên gia khảo cổ tại hiện trường. Kroeber cũng không hào hứng với chuyện phải tìm cho được hiện vật gì đó nổi tiếng hay được giá, mà hài lòng với những mảnh vụn được hệ thống hóa. Công trình danh tiếng về văn hóa Zuni của ông hình thành từ hệ thống hoa văn của 3.000 mảnh vụn sưu tầm được từ các chuyến thăm vào làng xóm, đối chiếu với khoảng 1.000 mảnh khác lấy từ mái và nền nhà đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Những vật chứng đó được sắp xếp theo không gian địa lý và thời gian - tiền sử, lịch sử, và hiện tại. Phương pháp hệ thống này cho phép ông tiếp nhận và hướng dẫn lứa sinh viên nhân học thích dùng phương pháp định lượng, ứng dụng khảo sát, bảng biểu và hệ thống tính toán mà sau này là máy tính vào nghiên cứu văn hóa. Theo đó nhà nghiên cứu văn hóa có thể nắm bắt được nhiều từ những chi tiết đã được quá trình nghiên cứu tách biệt ra, cũng giống như nhà khảo cổ có thể hiểu được nhiều từ những mảnh vụn.

 

Là tiến sĩ nhân học đầu tiên của Đại học Columbia vào năm 1801 với GS Franz Boas, luận văn của ông chỉ vỏn vẹn có 28 trang giấy (nghiên cứu hoa văn từ các chuyến điền dã thăm người da đỏ Arapaho). Như chia sẻ của bà vợ Theodora trong quyển sách viết về ông, Kroeber cho rằng luận văn tiến sĩ không nên nhiều hơn 100 trang, chỉ cần trình bày xem đã nghiên cứu gì và học được gì từ đó. Thế nhưng những quyển sách của ông thì lại rất dày, ví dụ như tác phẩm Configurations of Culture Growthchỉ riêng phần văn bản đã là 846 trang, khiến nhà xuất bản phải mất 5 năm để thuyết phục ông cắt xuống. Vốn xây dựng quyển sách bằng kiến trúc lập luận chặt chẽ, Kroeber đã phải dành nhiều thời gian tranh luận với các chuyên gia trong ngành và biên tập viên cho đến khi một nhà xuất bản khác, là NXB Đại học California đề nghị nhận in toàn bộ trong bộ sách kỷ niệm của trường. Đến nay tác phẩm này vẫn tiếp tục được nhiều người đặt mua vì giá trị của nó. Ban đầu đó là nội dung bài giảng môn đề cương văn hóa dành cho sinh viên từ các ngành khoa học tự nhiên trong trường, mà Kroeber không bao giờ chịu in thành sách giáo khoa trong lúc đang còn tiếp tục dạy môn này, vì muốn để nó thay đổi theo năm tháng và điều kiện môi trường. Vợ ông cho biết đây là môn học mà Kroeber thích nhất, luôn dành mùa hè để đọc thêm sách và ghi chú để chuẩn bị bài giảng thêm phong phú và cập nhật. Có thể coi đây là công trình magnum opus từ cả cuộc đời nghiên cứu của Alfred Kroeber.

 

Theo đó lịch sử (với quan điểm của sử gia cùng thời Eduard Meyer) nghiên cứu các câu chuyện và mối liên quan giữa các sự kiện cụ thể, còn chuyện khái quát hóa và tìm ra các giá trị phổ quát là của văn hóa. Thế nhưng với Kroeber, thì "dùng văn hóa như là công cụ để suy luận và hiểu chuỗi sự kiện, hay dùng các sự kiện để hiểu văn hóa thì là qui trình ngược lại của trí tuệ. Các sự kiện là dữ liệu cụ thể, còn văn hóa so ra thì là khái niệm trừu tượng được khái quát hóa nên. Tức là, lịch sử là cụ thể, và hiếm tách biệt ra khỏi một cá nhân; còn nhân học thường mô tả rất chi tiết, nhưng có thể hoạt động tốt không cần hiểu biết về một cá nhân cụ thể nào. Văn hóa được mô tả hay phân tích là tổng số hay giá trị trung bình của số lượng lớn các hành động cá nhân" (Kroeber 1963:5). Thế nhưng, cũng như các học trò khác của Boas, Kroeber cho rằng nhân học phải là ngành học mang tính lịch sử, tức là cũng nghiên cứu về những văn hóa cụ thể hơn là đưa ra các giá trị phổ quát. Tuy vậy, tính sử trong nhân học không phải là tái dựng lại lịch sử hay xây dựng biên niên như sử học. Nhân học nghiên cứu văn hóa, là khái niệm trừu tượng thể hiện ra và quan sát được qua hoạt động của cá nhân, là giá trị được vật (cụ) thể hóa, như là điểm chung với khảo cổ học.

 

Tham khảo:

- Newman, Thomas W. & Robert M. Sanford 1998, A training manual for Cultural Resources Archaeology, Alta Mira Press

- Kroeber, Theorora 1970, Alfred Kroeber - A Personal Configuration, University of California Press

- Kroeber, Alfred (1944) 1963, Configurations of Culture Growth, University of California Press

- Kroeber, Alfred (1963) 1966, An Anthropologist Looks at History, University of California Press

 

Lê Hải*
Số lần đọc: 2215
Ngày đăng: 02.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Xã hội hiểu qua lăng kính Cơ khí - Lê Hải*
Văn chương Việt hiểu qua lăng kính Động lực học - Lê Hải*
Giambattisty Vico và điểm khởi đầu cho lịch sử văn hóa - Lê Hải*
Von Herder và văn hóa dân tộc - Lê Hải*
Nhà thơ Hà Thượng Nhân đã từ trần - Nhiều Tác Giả
Nhà thơ Chim Trắng qua đời - Chim Trắng
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết – 9 hết. - Nguyễn Đăng Trúc
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 8 - Nguyễn Đăng Trúc
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết – 7-1 - Nguyễn Đăng Trúc
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 7 - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)