Đỗ Lai Thúy
Đặng Thân: điển hình của văn học hậu-Đổi Mới
Trước Đổi Mới và Mở Cửa, 1986, một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như “Bến quê”, “Bức tranh”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”… gây cho người đọc nhiều băn khoăn, bối rối. Báo Văn nghệ bấy giờ, tôi nhớ, đã mở một hội thảo, triệu các nhà văn, nhà phê bình khả kính về để cùng đọc cho ra. Vốn quen với những truyện có cốt truyện, con người có tính cách, nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, chủ đề tư tưởng rõ ràng…, nay đọc Nguyễn Minh Châu thấy khó hiểu cũng phải. Đọc văn mới, quả thực, phải có mã đọc mới, mà mã đọc này, xét cho cùng, lại phụ thuộc vào mã văn hóa thời đại. Công lao của Đổi Mới, có thể nói, đã mở ra một thức nhận: không có mã đọc vĩnh cửu, thời nào có mã đọc ấy. Chả thế, chỉ một hai năm sau đó, các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài được người đọc tiếp nhận một cách dễ dàng, hồ hởi, mặc dù “khó đọc” hơn Nguyễn Minh Châu nhiều.
Ấy vậy mà hiện nay, chỉ chừng khoảng hai mươi năm sau, người đọc lại đang đứng trước một thách đố mới. Văn mới mới (nếu có thể gọi như vậy) xuất hiện ngày một nhiều. Mà khởi xướng cho lần này đa số là các nhà văn trẻ, thậm chí rất trẻ. Các tác phẩm của họ đa số là tiểu thuyết, một thể loại vốn quá ngưỡng với tư duy văn học Việt Nam… Chừng ấy những cái “ngoại biên”, “phi/chưa chính thống”, “giải trung tâm”… đó càng làm khó cho sự tiếp nhận văn học hậu-Đổi Mới, tức đổi mới (không viết hoa) từ dưới lên, này.
Tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân là điển hình của văn chương hậu-Đổi Mới. Nó có đầy đủ những đặc điểm của tiểu thuyết hậu-hiện đại. Ở đây, tôi chỉ xin nêu ra hai đặc điểm: sự phân mảnh và tính diễu nhại. Sự phân mảnh này làm cho cái Một, cái Duy nhất trở thành cái nhiều, chứ không phải cái-không-có-gì. Một câu truyện, mà thường là “chuyện lớn”, trở thành nhiều câu chuyện, một trung tâm trở thành nhiều trung tâm, một tư tưởng trở thành nhiều tư tưởng. Mà câu chuyện nào, trung tâm nào, tư tưởng nào cũng đều quan trọng như nhau cả, nếu có hơn kém là tùy ở hệ quy chiếu của người đọc. Nhân vật của 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] cũng vậy, thực ảo lẫn lộn. Trong đó, tác giả không phải chỉ là kẻ dẫn chuyện, mà là một nhân vật trong truyện, như các nhân vật khác. Có thể, vị thế “chân trong chân ngoài”, hoặc hoàn toàn là “người trong cuộc” này làm cho tính diễu nhại Đặng Thân trở thành tự diễu nhại. Người đọc cũng tự diễu nhại. Biết nhìn mình như một kẻ khác, nhất là có thái độ với mình vừa nghiêm túc vừa hài hước, bao dung là bước đầu của sự thức tỉnh.
Tiểu thuyết Đặng Thân, tuy là một cuốn sách in để đọc, nhưng lại có kết cấu như thể của một tiểu thuyết mạng. Câu chuyện trôi chảy tự nhiên, nhiều khi phụ thuộc vào những nhân vật chen ngang. Đó là một tác phẩm mở.
Nếu coi những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là văn chương hiện đại, thì tiểu thuyết Đặng Thân là hậu-hiện đại. Xã hội ta chưa đi hết con đường hiện đại hóa. Hiện đại vẫn vừa là ga đến cũng lại là ga đi. Nên, người đọc Đặng Thân hôm nay mới bước đầu có sự bức xúc xã hội và những bức xúc thẩm mỹ hậu-hiện đại, chưa có được bề dày như của người đọc Nguyễn Huy Thiệp ngày xưa. Nhưng, công nghệ tin học bây giờ đang san phẳng thế giới. Một mã đọc mới phù hợp với thời-hiện-nay đã hình thành trong văn học thế giới và đang hình thành trong văn học Việt Nam. Nên điều không thể, hoặc tưởng như không thể, đang lừng lững trở thành có thể.
Do Lai Thuy
(Prof. PhD – Literary Critic)
Dang Than: the Typical Figure of Post-Doi Moi Literature
Prior to the time of Doi Moi[1] and Openness, starting from 1986, a couple of Nguyen Minh Chau’s[2] short stories such as “Home Wharf”, “The Painting” and “The Woman on Board the Express” had confused readers with their ambiguity. Van Nghe[3] Weekly even held a seminar for many respected writers and critics to clarify or decode those literary works. Having been familiar with “clearly plotted stories”, people of certain personalities, “typical characters of typical conditions” and “apprehensibly ideological motives”[4], obviously, many found Nguyen Minh Chau hard to understand. To read “new literature”, actually, one needs new types of “codes” which are generated from the cultural codes of an age. Thanks to Doi Moi, there appeared a perception that each age had its own “reading codes”. Therefore, just some years later, short stories by Nguyen Huy Thiep[5] and Pham Thi Hoai[6] were embraced with enthusiasm, although these were more difficult to read as compared to those of Nguyen Minh Chau.
However, just twenty years or so later, Vietnamese readers are facing a new challenge. A new-new literature, as it might be called, is springing up with its youthful pioneers whose works are mostly novels. Apparently, this is the genre that has normally been considered to be beyond Vietnamese literary thinking. Such newly-emerged elements like “margin”, “anti/non-foundationalism” and “decentralisation” would make it cumbersome for the public acceptance of “post-Doi Moi literature" which is in fact, a bottom-up doi moi (not capitalised).
Dang Than’s 3.3.3.9 [Fragments of Earthy/Naked Souls] is the typical masterpiece of post-Doi Moi literature. It has all the characteristics of a post-modernist novel; nonetheless, I would like to mention just two of them hereafter. They are fragmentation and parody. Its fragmentation turns the Oneness into the multi rather than the nothingness: a “big” story diversifies into many tales, a centre expands to many foci, a thought multiplies into many concepts. The matter is these are of equal importance whose levels differ, if they do, in accordance with the readers’ perspectives. Furthermore, the characters in 3.3.3.9 [Fragments of Earthy/Naked Souls] are intermingled between real and virtual features in which the author is not only a storyteller but also one of the heroes of the novel. Being both an outsider and an insider, he turns Dang Than’s parody into “self-parody” that obligates the readers to follow as well. Regarding one’s self as another’s, especially showing a serious but humourous and tolerant attitude toward oneself, is the first step to enlightenment.
Though designed to be a printed book, the structure of Dang Than’s novel seems more like a work of internet literature. The flow of its plot goes natural without a hitch and at times depends on those who cut in, so the novel is left open.
If Nguyen Huy Thiep’s short stories are categorised as modernist literature, then Dang Than’s novel would be post-modernist. Modernisation is still a long road in Vietnam, so modernity can be both destination and departure here. Therefore, Dang Than’s readers in Vietnam have experienced merely the first stages of socially and esthetically post-modernist pressures while Nguyen Huy Thiep’s had classically literary insight of a thick background. However, the IT revolution is ironing the world, and a new “reading code” that is compatible to the contemporary has had its formation in the world literature and is being formed in literary Vietnam. Thus, the impossible or nearly impossible is becoming resoundingly possible.
Translated by Phong Vệ
Nguyễn Hồng Nhung
Ghi sau khi đọc Đặng Thân
Khi bắt đầu đọc 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân (ĐT) có thể thấy rằng trái với cái vẻ nhẹ nhõm tỉnh queo bên ngoài, ĐT là một tên khổng lồ nặng nề bị xiềng dưới lòng đất - văn học cổ Hy Lạp gọi là Titán. Cảm giác đọc của tôi là lo âu trộn chăm chú.
ĐT có một khả năng rất hay: giữ được thăng bằng. Khi giữ được thăng bằng, ĐT đúng là một kẻ nắm chắc ngoại ngữ, một kẻ đọc nhiều, mạch nghĩ đào sâu lộn đi lộn lại, không cảm hứng bất chợt và ngông cuồng giây lát kiểu “thoát ly” quê ta. ĐT khiến đám cùng thời ngơ ngẩn bởi cái vẻ đa tài toàn cầu hóa mang tính local, đến nỗi không quy được ĐT về khái niệm nào có vẻ hiện thực hơn ngoài cái khái niệm tù mù nhất: hậu hiện đại.
ĐT làm được một việc rất hay ho: đảo ngược, đặt câu hỏi cho các sự kiện, các nhân vật được đưa lên mặt sách… đã từ lâu lắm. Tôi thích cụm từ này của ĐT trong một bài viết về “Bình Ngô đại cáo”: các xử da mới. Giá mà ĐT cứ đi theo mạch này tiếp tục, đi mãi, đào xới, cày bừa lại, đa nghi, căn vặn, bắt bẻ, đâm bị thóc chọc bị gạo…
Càng đọc văn thơ của ĐT tôi càng thấy đây là một cái mỏ lắm lối ra đường vào… thật ly kỳ. Ôi giá mà… Tôi đang tự hỏi làm thế nào học được cách tự giải trí cho bản thân giống như ĐT trong chữ nhỉ? ĐT quá thông minh. Kính cẩn nghiêng mình.
So với tất cả những cây bút Việt Nam văn xuôi hiện đại được cho là đáng đọc, ĐT là một phạm trù khó hơn. ĐT tìm lối diễn đạt cực kỳ riêng trong lối kể chuyện lê thê, sặc mùi báo chí. Nếu không nhận ra sắc diện thiên tài thông minh khủng khiếp của ĐT từ các nhận định đôi khi rất có vẻ tình cờ giữa các đoạn văn, người ta cứ tưởng ĐT đang viết báo, hoặc cao hơn một chút, đang tổng hợp tư liệu kiến thức. Hoặc người ta bỏ dở không đọc nữa, hoặc người ta đọc xong chả nhớ chút gì, hoặc thuần túy không hiểu ĐT viết gì?
Có một cách đọc ĐT: nếu cần hãy gạch đít những câu hoặc những đoạn văn, những ý văn mình ưa thích. Sau một thời gian đọc, bắt đầu hiểu ra tên cầm bút thiên tài mênh mang này với khối tư liệu và ý tưởng đồ sộ miên mang này muốn gì? ĐT cần nhiều vợ bé để sắp xếp lại quần áo tư trang, cũng như dọn rác mà hắn rắc vung vãi khắp các phòng hắn ngủ mỗi đêm.
Tôi cho rằng chính ĐT đang tìm cách tự sắp xếp lại mình, đưa mình vào một đẳng cấp văn chương nào đấy. ĐT không thể bỏ được cái lối văn “rải” đồ sộ này vì hắn quá thông minh, đọc đâu nhớ đấy cùng lúc ngập lụt trong quá nhiều ý tưởng mà hắn phát hiện hoặc liên hệ được. ĐT đang tiêu hóa cùng lúc cả bản thân và đời sống quanh mình. Bởi vậy đọc cuốn tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] hóa ra lại thích nhất, hay nhất. Nhiều hoa thơm quả lạ nằm ngổn ngang cùng rác và cỏ… Thời gian sẽ giúp ĐT cô đọng hắn cũng như văn của hắn, hãy đợi đấy. Cuốn tiểu thuyết này chắc chắn sẽ thành công bởi những ý tưởng khát vọng HOÀN THIỆN NGƯỜI.
Tôi luôn luôn cảm phục khả năng bao quát của ĐT – nằm trong chính cách hành văn dàn trải không giống ai kiểu ĐT – bởi vậy ĐT biết kiên nhẫn và viết được dài hơi. Tôi muốn tìm ra chất Titán trong văn ĐT, xã hội Việt Nam đang cần những kẻ khổng lồ phá tan xiềng xích (trước tiên) của chính nó. Chúc Đặng Thân – một trong những cây bút mà tôi cho rằng đáng chú ý và đáng đọc nhất hiện nay ở Việt Nam – thành công!
Nguyen Hong Nhung
(Vietnamese-Hungarian poet, writer & translator)
Notes on Dang Than’s
When first starting to read Dang Than’s 3.3.3.9 [Fragments of Earthy/Naked Souls] I found that under an appearance of elegant slenderness and discerning phlegmaticism this man is truly a giant chained underground like a Titan in Greek myth, thus driving me to a literary feeling of deep worries and attentiveness.
Dang Than has acquired a wonderful flair: balancing. When in balance, this foreign-language master shows himself as a great reader of triple-loop thinking. Therefore, his contemporaries are so madly stupefied by his “locally globalised muti-talentedness” that they could find no better way to categorise his works but the vaguest notion ever: postmodernist.
Dang Than has done a wonderful deed: reversing, and, questioning all the age-old events and figures spreading in propaganda media. I was really amazed when I found a new word created by Dang Than in a couple of articles of his: các xử da mới (“the so-called neo-historians”). I wish, with original irony and cynicism, he had kept on going that way of thinking ahead, thinking again and thinking across into his country’s hard facts.
The more I read him the more I found that he should be like a big mine with numerous extraordinary entrances and exits. Oh if… I was wondering how I could learn the way of self-entertaining like he did with words. Dang Than is exceptionally intelligent. I owe him a thank-you of admiration.
As compared to some other contemporary writers worth to be read, Dang Than belongs to a more complicated category. In terms of fiction creative writing techniques, he has found himself a very idiosyncratic way of expression with a lengthy and press-like narrative. If you cannot realise an awesomely brilliant genius in his intermingled appraisals that seem accidental at times, you may be supposed that he is writing newspaper articles or, compiling materials. Consequently, some people might stop reading his while others cannot go with the track or understand his works at all.
There should be one way to “decode” him: you can first underline sentences and paragraphs you really like, then you can gradually perceive what this writer of immense genius with enormous ideas and materials really wants. Dang Than needs a pretty number of concubines who would rearrange his belongings and clean up all the trash he leaves behind in the rooms he sleeps each night.
I am of the view that he is looking for ways to rearrange himself, forming a prestigious literary estate. Certainly, he cannot leave out this mammoth “carpeting” style as he is uniquely brilliant and overwhelmed in so many ideas he makes, connects or interrelates. He is digesting both himself and life around him. Hence, 3.3.3.9 [Fragments of Earthy/Naked Souls] must be the best read with profuse flowers and fruits of incredible scents and exoticness intermingling with garbage and grass. Time will help make himself and his literature succinct. Dang Than’s novel will surely be successful for his deep aspiration to PERFECT HUMAN.
I always admire his ability of embracing all the questions that are expressed in his original “carpeting” style, and this ability enhances his persistence and endurance in writing. I really want to discover the mythological Titanian elements in his literature as Vietnam’s society is urgently in need of giants who would, first and foremost, break or throw its fetters off. May Dang Than, one of the few most remarkable and worth-reading writers in current Vietnam, be successful!
Translated by Phong Vệ
[1] See: http://en.wikipedia.org/wiki/Doi_Moi
[2] A fiction writer and essayist. See: http://vietnamlit.org/wiki/index.php?title=Nguyen_Minh_Chau
[3] Literature and Arts, the most prestigious newspaper of the state-controlled Association of Vietnamese Writers.
[4] Those terms are related to a school named “socialist realism”.
[5] A famous Vietnamese fiction writer and playwright. See: http://vietnamlit.org/wiki/index.php?title=Nguyen_Huy_Thiep
[6] An influential contemporary Vietnamese writer, editor and translator, living in Germany. See: http://en.wikipedia.org/wiki/Pham_Thi_Hoai