Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.277
123.159.614
 
Das Klagelied der Odaliske - CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC CỦA ÔN-NHƯ HẦU NGUYỄN JA-THIỀU 1
Nguyễn Quỳnh USA

JỚI-THIỆU Das Klagelied der Odaliske - CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC CỦA ÔN-NHƯ HẦU NGUYỄN JA-THIỀU

 

Bản Đức-ngữ của

Deusche Übersetzung von

HUBERT HOHL

Saigon, 1967

Sưu-tập của

NGUYỄN QUỲNH

New York City 1979

 

 

Nguyễn Quỳnh, Tây-thi, (fác-thảo) watercolor sketch on Fabriano Paper

5” x 10” , Oct. 2011.

 

JỚI-THIỆU

 

Tôi xin hân-hạnh jới-thiệu bản Đức-ngữ cuốn Cung-Oán Ngâm-Khúc của Ôn-như Hầu Nguyễn Ja-Thiều, zưới cái tên Das Klagelied der Odaliske của Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl, nguyên Fó Jám-đốc Trung-tâm Văn-hóa Đức (Geothe Institut) tại Sàigòn. Cuốn sách này in tại nhà-in An-ninh và xuất-bản năm 1967. Jáo-sư Hohl tới Nam Việt năm 1962 và rời Sàigòn năm 1967 để trở thành Jám-đốc Trung-tâm Văn-hóa Đức tại Paris, France.

           

Tôi có cái may mắn biết Jáo-sư Hohl khi tôi là học-viên tiếng Đức tại Goethe Institut, tuy chỉ có sáu tháng. Tiến-sĩ Sử-học Städler, Jám-đốc Trung-tâm, thấy tôi có khả-năng nên ông cho fép tôi học miễn fí. Biết Jáo-sư Hohl là Tiến-sĩ Triết-hoc, và là một trong những học-trò của Heidegger, điều này ông có gi rõ trong một cuốn sách nhỏ của ông, tôi cho Jáo-sư Hohl xem bài viết Đưa vào Í-niệm Không-Mầu của tôi. Đây là một essay, viết theo kiểu Der Wille zur MachtAlso Sprach Zarathustra của Nietzsche. Bản tiếng Việt của tôi có đi kèm với bản zịch sang Fáp-ngữ của Đinh Ngọc-Mô.

           

Jáo-sư Hohl nhận-định bài viết của tôi như thế này: “Ở Đức có nhiều người hiểu rất rõ về tư-tưởng của Lão-tử!” Sau đó ông tặng cho tôi mấy cuốn sách của ông viết về Heidegger và Husserl. Đây là những cuốn-sách nhập-môn rất sơ-lược và zễ đọc zành cho sinh-viên ngoại-quốc, như Việtnam chẳng hạn. Tôi thấy những cuốn này không có lợi cho tôi, đặc biệt hồi đó tôi rất trọng Michel Piclin, qua bài viết rất sâu-sắc của học-jả Fáp này, “La Notion de Dieu chez Descartes” đăng trên Journal d’extrême Orient ở Sàgòn. Tôi thường đến văn-fòng của ông Hohl, chủ í để hỏi ông mấy vấn đề Triết-học. Viện Goethe cũng jới thiệu tôi với một số sinh-viên Đức để tôi có bạn mới và có zịp thực-tập tiếng Đức.

           

Vào năm 1976, tôi không nhớ rõ ngày tháng, khi tôi lại thăm jáo-sư Hohl, cốt để hỏi xem có đúng là tối hôm trước ông có thuyết-trình về Triết-học của Heidegger tại Đại-học Vạn-hạnh hay không. Trong lúc chờ đợi tôi không zấu được suy ngĩ của tôi lúc đó, nên nói ngay với thư-kí của Viện – lúc đó là bà Hảo, như sau: “Tại sao lại thuyết-trình tại Đại-học Vạn-hạnh. Đó là một trường vớ-vẩn. Nhất là lại nói về Triết-học của Heidegger!” Bà Hảo trả lời ngay: “Thảo nào sáng nay mặt ông ấy còn “xưng vù vù”!

            Gặp Jáo-sư Hohl, thấy ông ngiêm-ngị hơn mọi ngày, tôi nói ngay: “Tôi đã học ba tháng Sankrit (Fạn-ngữ) với Jáo-sư Lélé tại Đại-học Vạn-hạnh cho đến khi jáo-sư Lélé về nước, nên tôi biết Vạn-hạnh là một trung-tâm jáo-zục còn iếu kém và ở đó có một số người rất trí-trá. Bộ Quốc-ja Jáo-zục cũng đã nhiều lần fàn-nàn về chuyện này!” Jáo-sư Hohl, hiển-nhiên còn không vui với kinh-ngiệm vừa qua, nên lạnh-lùng kết-luận: “Người Việtnam không hiểu Triết-học của Haidegger!” Cái không vui của Jáo-sư Hohl bất chợt trở thành cái bực mình của tôi, mặc zù tôi không ngạc nhiên. Hồi đó, cũng như tôi, một số người Việt đọc tư-tưởng của Heidegger không trực-tiếp từ nguyên-bản tiếng Đức của Heidegger, như Sein und ZeitWas ist ein Ding, mà đọc qua lối trình bày của một số học-jả người Fáp. Zo đó đã có người “hù” độc-jả Việt bằng cách trích zẫn những câu tiếng Đức zo học-jả người Fáp gi trong sách của họ vào bài văn của mình, chủ í cho độc-jả Việtnam ngỡ rằng người ấy “uyên-bác” và có khả-năng Đức-ngữ. Tôi cũng có zịp đọc một bức-thư ngắn, chưa được nửa trang của người ấy viết bằng Anh-ngữ cho Henry Miller, zường như đăng trên báo Tư-tưởng (?). Tiếng Anh của người đó qúa non nớt và không biết zùng colloqial, trở đi trở lại chỉ có mấy chữ “You are … You are...”  và epithet không rõ ràng. Ví-zụ khi chúng ta viết hay nói: “Ông là bộ râu của Chúa”, thì “bộ râu của Chúa” là epithet nên chúng ta cần fải bàn-kĩ về những biểu-tượng của bộ râu, kể cả cấu-trúc và mầu-sắc để cho biểu-tượng ấy thay cho sư-vật một cách rõ ràng, Vấn-đề này đòi hỏi kiến-thức và ngôn-ngữ.

Người ấy zịch í-niệm về chữ “Abgrund” là “Hố-thẳm”, thực ra trong tư-tưởng của Heidegger, chữ “Abgrund” fải hiểu là “Vực-thẳm”. Xin gi lại đây một fần bài viết của tôi về Zur Bezinnung của Heideger trong đó chữ ABGRUND/ABÎME/ABYSS, đã được trình bày như sau:

(Ngĩa trong từ-điển Fáp, Anh, Đức)

 

a) Từ-điển Fáp. Theo Từ-điển Fáp-Việt Fổ-thông (Vĩnh-bảo, Sàigòn, 1949) của Đào-văn Tập, chữ Abîme có những ngĩa như sau:

Abîme, nm. Hang-sâu, vực-thẳm, thâm-uyên, sự uyên-nguyên, uyên-bác, sự khó-lường, khôn-lường, cực điểm.

Ở đây chúng ta chỉ để í tới zanh-từ abîme mà thôi, nên chúng ta sẽ không bàn đến tính-từ (adjective) của abîme. Chúng ta thấy có mấy ví-zụ như sau:

Être sur le bord de l’abîme: Gần nguy ngập. Như vậy Abîme có ngĩa là nguy-ngập / cơn bĩ-cực (chaos).

Le Coeur de l’homme est un abîme: Lòng người khôn lường.

Abîme de science: Người học-vấn uyên-thâm.

Abîme de misère: Khổ-sở đến cực-điểm.

b) Từ-điển Anh. Theo The Oxford English Dictionary (20 cuốn) chữ Abyss mang nhiều í-ngĩa tinh-thần và cụ-thể, ngĩa đen và ngĩa bóng i như Abîme trong tiếng Fáp, ví zụ:

Abyss là một vịnh (gulf) sâu thăm thẳm (a bottomless gulf), Sự hỗn-độn uyên-nguyên ở thủa khai thiên lập địa (the primal chaos). Khoảng không hun hút jữa con người và tinh-tú (the awful abyss which separates us from the stars.) Ở đây chúng ta bỏ qua ngĩa bóng của Abyss theo suy-ziễn huyền-hoặc của tôn-jáo.

c) Từ-điển Đức. Theo Oxford/Duden German Dictionary, ngĩa của Abgrund cũng tương tự như AbîmeAbyss, ngay cả khi Abgrund ziễn tả tính người, như trong câu: “In einem Abgrund von Verrat blinken.” Ngĩa là: “Nhìn vào cõi thẳm sâu của lòng người mới thấy sự xảo-trá của con người.”

Bây jờ chúng ta nên đọc Ab-grund trong tư-tưởng của Heidegger, đi từ Vực-thẳm, như trong sách của Heidegger, “Vực-thẳm không có cầu qua” cho tới Ab-grund có ngĩa “Xa lìa nền-tảng.”

 §01.VẤN-ĐỀ THUẬT-NGỮ CỦA HEIDEGGER.

 a) ABGRUND: Vực-thẳm

Lại xin trở về từ-điển tiếng Đức, Abgrund(-e) có những ngĩa như sau: “vực-thẳm”, “Sự khác biệt sâu xa jữa con người”, và “chiều sâu thẳm”, ví zụ: Die Abgrunde der menschlichen Seele / Những chiều sâu thẳm của tâm-hồn nhân-loại. Hoặc hơn nữa, trong câu thơ sau đây của Hölderlin. Những chữ Abgrundereignet được tô đậm là zụng í của tác-jả bài này chứ không có trong nguyên-tác của Hölderlin.

[...] Nicht vermögen

Die Himmlishchen alles. Nämlich es reichen

Die Sterblichen eh an den Abgrund. Also wendet es sich

Mit diesen. Lang ist

Die Zeit, es ereignet sich aber

Das Wahre. [...]

 

F. Hölderlin (Mnemosyne <Erste Fassung>)

[...] Huyền-nhiệm

Đâu nào. Chẳng qua

Chỉ thấy con người đi về vực-thẳm. Rồi biến vào vực-thẳm

Thời-jan thăm-thẳm.

Thời-jan gây ra fúc họa khôn lường có thế mà thôi. [...]

 

Hai chữ “eh” và “das Wahre” là quán-ngữ (colloquial). Ví zụ: Es ist eh alles zu spät / zầu sao cũng muộn rồi. Das ist nicht das Wahre / Không đúng như thế đâu.

Chữ ereignet (ereignen) có ngĩa: xảy ra theo fúc họa khôn lường.

Mấy câu thơ trên của Hölderlin làm chúng ta liên-tưởng đến Xuân-ziệu:

[...] Thời-jan đến thời-jan đi ai biết.

[...] Quay mặt lại cả bầu trời đã vỡ!

 

b) ABGRUND: Xa thoát/ Vứt bỏ nền-tảng

Trong Besinnung, Heidegger zùng thuật-ngữ Abgrund rất khác với ngĩa gi trong từ-điển. Một đôi khi có gạch nối jữa tiếp-đầu ngữ “ab” và zanh-từ “Grund”. Xét về ngữ-căn, tiếp-đầu ngữ “ab” có ngĩa là “lánh xa”, “thoát khỏi”, và “Grund”“nền-tảng”. Thế thì, “Abgrund” hay “Ab-grund” trong tư-tưởng của Heidegger lại càng không nên zịch là “Vực-thẳm” theo từ-điển. Ab-grund trong tư-tưởng của Heidegger có ngĩa là “vứt đi hay tránh xa những jì gọi là nền-tảng”. Điều này rất rõ ràng trong cuốn Tỉnh-thức/Besinnung của Heidegger.

 

Trong câu “die Abhafte des Grundes” của Heidegger, chúng ta lại có hai thể, tiếp đầu ngữ “Ab” và zanh-từ “Haft” làm thành thuật-ngữ “Abhafte” có ngĩa là “ra khỏi tù đày hoặc thoát khỏi ràng buộc.” Chữ này không gi trong từ-điển.

Ở hai trường-hợp trên (Ab-grund và Abhafte) tiếp-đầu ngữ “Ab” trong tiếng Đức và tiếng Anh jống nhau, ví zụ: “Abhorrence” (Anh) và “Abscheu” (Đức). Tiếp-đầu Ngữ “Ab” đôi lúc trở thành “A”, như trong “Apolitical” (Anh) và trong “Anormale” (Đức).

 

Chữ Ereignis cũng rất lạ lùng. Trong khi zanh-từ “Eignis” có ngĩa là “biến-cố” hay “sự-kiện xảy ra”, thì tiếp-đầu ngữ “er” có ngĩa là “từ bỏ”. Nhưng zanh-từ Eignis có cỗi-nguồn từ Eigentum/sở-hữu (theo Emad và Kalary, 2006). Như vậy, “Ereignis” có ngĩa là “từ bỏ sở-hữu” hoặc nói xa xôi “không vương-vấn jì cả”, rất đúng với tư-tưởng của Heidegger. Một đôi khi Heidegger cũng zùng gạch nối jữa “er”“eignis”, viết như sau “Er-eignis”. Bởi vậy, bút-fáp và tư-tưởng của Heidegger không đi theo jòng fân-tích của luận-lí cựu-truyền và mới (classical and modern logic), mà thuộc về “many-value logic, và soft logic”, là những ziễn tả gọi là fương-fáp khai-mở (hermeneutics). Zo lẽ đó Heidegger rất thích văn triết của Nietzsche, vì nó như một ngệ-thuật đầy sáng-tạo. Tuy nhiên, thuật-ngữ của Heidegger đã tạo hiểu lầm cho một số người, non nớt trong Triết-học, ngĩ rằng cứ “fóng-bút zao to búa lớn” là có tư-tưởng. Vì quan-niệm fê-bình “hermeneutics” có thể zễ bị hiểu lầm là cứ zùng cái lung-linh của chữ-ngĩa để trình bày cái lung-linh của tư-tưởng cho nên có người viết đã quên rằng tư-tưởng của một người chỉ cho người ấy thấy jới-hạn kiến-thức của mình. Kiến-thức về iếu-tính (Wesen) chỉ là con đường đang tiến về iếu-tính, júp chúng ta thấy nhiều thể (Formen) của iếu-tính mà thôi. Tác-fẩm Über das Wesen của Heidegger là Bàn-về Iếu-tính, chứ không fải Bàn về Thể-Tính hay Tính-thể. Nếu bàn về “Thể” và “Tính” thì tựa-đề cuốn sách của Heidegger đã fải là Über der Form und das Wesen. Điều này không có trong các tác-fẩm của Heidegger. Trước khi đọc Zur Besinnung ta cần thống-nhất một số hạn-từ (terminology) trong văn-bản của Heidegger theo cách nhìn của Việt-ngữ. Nếu theo Tầu và ngay cả theo Anh-Mĩ thì việc đọc tư-tưởng Heidegger càng trở nên nặng nề và mờ tối.

           

Có một lần tình cờ tôi đọc bài người ấy viết trên Quê-Mẹ với nhận-định thế này: “Khoa-học ngày nay là con đẻ thiếu-tháng của Khoa-học xưa!” Rõ ràng người ấy không hiểu jì về tiến-trình của Khoa-học, mặc zù sự-kiện lù lù trước mắt. Tôi ngĩ người đó đã hiểu lầm Husserl – zo đọc Husserl hay qua một ziễn-jải khác không chính-xác. Husserl có viết một cuốn sách về sự khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương (The Crisis of European Sciences and Transcendental Phenomenology), một nhận-định nối zài từ Logical InvestigationsCartesian Meditations, mục đích rõ ràng không fài là nội-zung Khoa-học ngày nay có vấn đề, mà vì theo Husserl khoa-học cao nhất fải là Khoa-học về Con-người (The Science of Man), tức là Khoa-học ja fải hiểu suy-tư và trách-nhiệm của mình. Điều này khiến chúng ta nhớ đến những người có tinh-thần Khoa-học và trách-nhiệm về Khoa-học rất cao. Đó là Archimedes, da Vinci, và Oppenheimer. Tôi còn nge những lời “trí-trá” và “bịp-bợm” khác nữa của người đó, vì không trực tiếp nên không nên nhắc lại ở đây. Tôi nge người đó là tăng-sĩ Fật-jáo. Thế thì “Bát Chánh- Đạo” để đâu? Thực ra “Bát Chánh-Đạo” đã vắng mặt ngay cả với Viện-trưởng Đại-học Vạn-hạnh khi ông nói với tôi: “Thơ Fạn-ngữ hay lắm!” Trong khi ông không nhớ cách chắp chữ căn-bản trong Fạn-ngữ. Cho nên, một số sinh-viên ở Vạn-hạnh bảo rằng “ông vẽ chữ”!

 

Tôi từ zã Jáo-sư Hohl –lủi thủi đi trong cuộc đời với nhiều vất vả, nhưng tôi quyết-định rằng tôi sẽ zành thì jờ ngiên-cứu kĩ về Triết-học Heidegger, và sẽ viết một nhận-định với những thắc-mắc gửi thẳng đến Heidegger, để chứng minh rằng “Không fải ai cũng hiểu Heidegger, kề cả người Đừc – nhưng có một người Việt và có thể còn nhiều người Việt nữa hiểu Heidegger!” Năm 1966, Heidegger tạ thế trong khi tôi còn ngiên-cứu Triết-học của Wittgenstein tại Columbia University (NYC) cho luận-án Tiến-sĩ của tôi. Năm 1979 Jáo-sư Hohl lúc ấy là Jám-đốc Goethe Institut tại Ankara, Turkey gửi cho tôi bản-zịch Đức-ngữ của ông cuốn Cung-Oán Ngâm-Khúc của Nguyễn Ja-Thiều. Khỏi nói, tôi xếp lại chuyện cũ. Sau mấy chục năm zạy ở đại-học Hoa-kì, thuyết-trình tại nhiếu nơi, và trao đổi với những tên tuổi lẫy-lừng như Jacques Derrida, tôi có một niềm-tin là tôi hiểu Heidegger. Chúng ta ai cũng có jới-hạn về hiểu biết, cho nên những thiếu-sót của tôi sẽ được bổ-túc trong tương-lai bởi chính tôi và bởi sự sáng-suốt của các thế-hệ mai sau.

 

Đến đây, tôi ngĩ rằng tôi fải jới-thiệu công-trình của Jáo-sư Hohl với độc-jả VCV, để thấy rằng ông rất mến người Việt và Văn-hóa Việt. Hơn nữa cũng trên VCV, tôi hi-vọng người Đức sẽ có zịp biết về tư-tưởng Việtnam i như hoài vọng của Jáo-sư Hohl gửi gắm trong lời Mở-Đầu viết bằng Việt-Đức. Độc-jả tinh í sẽ thấy vì sao Jáo-sư Hohl ca ngợi Cung-Oán Ngâm-Khúc. Rất zễ hiểu, Nguyễn Ja-Thiều fân-tích tư-tưởng và cô-đọng cái nhìn của cụ rất rõ-ràng. Suy ngĩ ấy rất hợp với tinh-thần Triết-học của người Đức. Đọc bản Đức-ngữ của Hubert Hohl chúng ta thấy ngay jọng thơ sắc-cạnh rất thích hợp với lời thơ của Nguyễn Ja-Thiều. Tôi ngĩ rằng nhiều người Việt không thích sự sắc-cạnh ấy chứ không fải chỉ vì có những từ cổ trong Việt-ngữ ở thế-kỉ 18 (1741), tức là đã hơn 300 năm, mà chính người Việt chúng ta không rõ ngĩa, ví zụ:

 

221       Ngán fượng-liễn chòm rêu lỗ-trỗ,

Zấu zương-xa đám cỏ quanh-co.

Lầu Tần chiều lạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù jó đông.

             

Hơn nữa, fiên-zịch là một việc làm sáng-tạo, để cho ngôn-ngữ Thơ của mỗi nền văn-hóa trưng ra. Bởi thế, ngay trong câu đầu Jáo-sư Hohl đã tự í thêm vào chữ “Mondlicht” tức là “Ánh-sáng Trăng” không có trong chính bản. Đôi khi Jáo-sư Hohl còn làm sáng tỏ ngĩa, mà chính người Việt chúng ta có thể không rõ. Ví-zụ:

 

Nguyên bản:                  Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương.

Tiếng Đức:                    …und in der Kunst der Farben hätte ich

selbst Vương Zuy,

den poetischen Maler,

übertroffen.

 

Thế có ngĩa là kể về ngệ-thuật mầu-sắc (hội-họa) tôi vượt lên trên Vương Zuy, một văn-nhân họa-sĩ (Đời Đường, bạn thân của Tô Đông-Fa).

 

Bây jờ xin độc-jả thưởng-thức công-trình của Hubert Hohl.

                       

LỜI MỞ ĐẦU

 

Cuốn sách nhỏ này chứa đựng thi-fẩm cổ-điển Việtnam lần đầu tiên được zịch ra Đức-ngữ.

 

Bản-zịch này zĩ-nhiên còn thiếu-sót nhưng hoài bão của nó là hiến cho độc-jả người Đức một fần nào những nét hấp-zẫn xa-lạ, những tư-tưởng độc-đáo và những vẻ đẹp tuyệt-vời của thi-fẩm vừa nói. Hi-vọng sự cố-gắng này sẽ khiến cho các thức-jả trong những miền nói tiếng Đức chú-í tới nền thi-ca Việtnam và thúc đẩy họ tiến tới những công-trình khảo-cứu có tính-cách khoa-học về nền văn-hóa Việtnam.

 

Cuốn sách này ra đời zo bởi tình-iêu của zịch-jả đối với đất nước này, nơi zịch-jả đã gi-nhận được trong năm năm trời tính hiếu-khách của người bản-xứ. Và zo đó cuốn sách này cũng là một cách ziễn-tả lòng tri-ân của zịch-jả vậy,

 

HUBERT HOHL

Saigon, Tháng 10, 1967.

 

           

VORWORT

 

Das vorliegende Büchlein bietet zum ersten Mal klassische vietnamesiche Dichtung in deutscher Übersetzung. Diese weiss sich unvollkommen, versucht aber dennoch dem deutschen Leser etwas von dem fremden Reiz, von der fernen Gedankenwelt und dem fremden Charme dieser Dichtung zu vermitteln. Sie hofft, im deuschen Sprachraum die Aufmerksamtkeit auf die Dichtung Vietnams zu lenken und so zu wissenschaft lichen Arbeiten über die Kultur Vietnams anzuregen.

 

            Das Buchlein entsprang aus der Liebe des Übersetzers zu dem Land, in dem er während fünf Jahren die Gastfreundschaft erfahren durfte. So möchte es auch Ausdruck seines Dankes sein.

 

HUBERT HOHL

Saigon, im Oktober 1967

 

CUNG-OÁN NGÂM-KHÚC

DAS KLAGELIED DER ODALISKE

 

  1. Trải vách-quế jó vàng hiu-hắt,

Mảnh vũ-i lạnh-ngắt như đồng.

Oán chi những khách tiêu-fòng,

Mà xui fận bạc nằm trong má đào?

 

Im Mondlicht,

im Hauch des goldenen Herbstes

ist mein Tanzkleid

so kuhl geworden

wie Kupfer.

 

Warum soll man Schönen

des vergoleten Hauses hassen?

Warum

ihnen ein ungluckliches Los wünschen?

 

5.         Zuyên đã may cớ sao lại rủi?

            Ngĩ nguồn-cơ zở-zói sao đang?

            Vì đâu nên nỗi zở-zang?

            Ngĩ mình, mình lại thêm thương nỗi-mình!

 

Schicksal,

mir einst gewogen

warum bist du mir jetzt feind?

Wie soll ich das Herz haben,

meinem unseligen Geschick

nachzudenken?

Warum zerbrich mein Glück

Unvollendet,

auf halbem Weg?

Ich danke an mein Unglück

und leide um mich selbst.

 

9.         Trộm nhớ thủa gây-hình tạo-hóa,

            Vẻ fù-zung một một đóa khoe tươi.

            Nhị hoa chưa mỉm miệng cười

            Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu-zung.

 

Heimlich

rufe ich meine Geburt und Jugend

in mein Gedächtnis:

Ich war so schön und taufrisch

wie die Hibiskusblüte,

eine Knospe war ich,

die noch nicht zum Lächeln erblüht.

Jede seidene Schönheit

wäre vor erblasst.

 

13.        Ánh đào-kiểm đâm bông não chúng,

            Khóe thu-ba zợn sóng khuynh-thành.

            Bóng gương lấp-ló trong mành

            Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

 

            Meine Wangen

            waren Pfirsichblüten,

            sie bewegten die Blumen

            und machten die Menschen traurig

            vor Verlangen.

            Meine Augenwinkel

            waren zwingende Springfluten

            im Herbst

 

            Nichts

            widerstand ihrer Schöheit.

            Wenn ich

            hinter den Vorhängen meines Gemaches

            erschien,

            erhoben sich

            selbst Gräser und Pflanzen for Verlangen.

 

17.        Chìm đáy nước, cá lờ-đở lặn,

            Lửng za trời, nhạn ngẩn-ngơ sa.

            Hương trời đắm nguyệt say hoa,

            Tây-thi mất vía, Hằng-Nga jật mình.

 

            Verwirrt

            tauchte der Fisch

            in die Tiefe des Wassers,

            ohnmächtig

            fiel die Schwalbe

            von der Höhe des Himmels.

            Ein Duft des Himmels war ich,

            machte trunken

            den Mond und die Blumen.

 

            Die schöne Tây-Thi wäre erstarrt,

            Gezittert vor mir die Fee Hằng-Nga.

 

21.        Câu cẩm-tú đàn anh họ Lí,

            Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương.

            Cờ tiên rượu thánh ai đang?

            Lưu-linh Đế-thich là làng tri-âm.

           

            Meine blummenreiche Sprache hätte mich

            noch vor Lí Bạch

            den gefeierten Dichter,

            gestellt, und in der Kunst der Farben hatte ich

            selbst Vương-Zuy,

            den poetischen Maler

            übertroffen

            Beim Schachspiel war ich

            geschickt wie die Unsterblichen

            wie ein Gott beim Trinkgelage,

            sodass nur Lưu-Linh und Đế-Thích

            die grossen Trinker und Spieler,

            meine vertraute Gesellschaft

            gewesen waren.

 

25.        Cầm điếm nguyệt fỏng tầm Tư-Mã,

            Địch lầu thu zường gã Tiêu-lang.

            Zẫu mà miệng hát tay zang,

            Tiên-thiên cũng xếp Ngê-thường trong trăng.

 

Ich schlug die Gitarre

wie Tư-mã in seimen Zimmer

beim Mondschein;

Ich spielte die Flöte

wie Tiêu-sư, wenn er

in sienem Herbstpavillon lehrte;

Wenn ich sang

und meine Arme ausbreitete,

hätten die Monftanzerinnen

aus Neid

ihre regenbogenfarbigen Schleier

zusammen gefaltet.

 

(Còn tiếp)

(Fortsetzung folgt)

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2665
Ngày đăng: 10.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kroeber và cầu nối cho Khảo cổ vào Văn hóa - Lê Hải*
Xã hội hiểu qua lăng kính Cơ khí - Lê Hải*
Văn chương Việt hiểu qua lăng kính Động lực học - Lê Hải*
Giambattisty Vico và điểm khởi đầu cho lịch sử văn hóa - Lê Hải*
Von Herder và văn hóa dân tộc - Lê Hải*
Nhà thơ Hà Thượng Nhân đã từ trần - Nhiều Tác Giả
Nhà thơ Chim Trắng qua đời - Chim Trắng
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết – 9 hết. - Nguyễn Đăng Trúc
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 8 - Nguyễn Đăng Trúc
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết – 7-1 - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)