truyện cực tiểu
định nghĩa
Cực tiểu là cái gì không thể nhỏ hơn nữa, bởi nhỏ hơn nữa là vượt qua giới hạn và như thế lại vô cùng lớn, Pascal không thấy điều đó - ông không là một nhà văn - Ông viết “quid fiet hominibus qui minima contemnunt, majora non credunt”.
Cũng Pascal, người phân chia cái vô cùng nhỏ và cái vô cùng lớn. Cứ thử tưởng tượng một đêm khi bạn lái xe trên lộ xuyên bang mịt mùng mông quạnh, nhìn lên vòm trời không trăng sao, hình dung chiếc xe bề thế đang ở trên một lằn ranh mong manh của hành tinh này, nó đang quay đấy. rất chậm so với tốc độ xe đang chạy ở trên khoảng không mênh mông kia có còn là Bạn cứ thử tưởng tượng một phần tỷ tỷ tỷ tỷ…một chấm nhỏ cũng không đối với hư vô bao la; bên ngoài trời là trời chẳng đâu là tâm chẳng đâu là hạn.
Với cái tấm thân bẩy thước bạn vẫn hữu hình ở đó lúc này. Nên nhớ khi bạn đứng trên chót vót đỉnh trời Himalaya, bên này là mây bên kia là mù sừng sững như người khổng lồ. Tầm nhìn gần nhất khi bạn trên chuyến bay từ Oahu qua Maui thấy vịnh biển như bờ ao nhà.
Khởi sự văn chương cực tiểu từ chỗ phi lý
Trích Daniil Kharms:
Một lần tôi thấy con ruồi và con rệp đánh nhau, cảnh tượng kinh khủng đến nỗi tôi chạy ra ngoài đường và chạy miết.
Vậy thì tự vô thỉ vô chung, cực tiểu đã là cái phi lý, cốt lõi của nó là vô sự, nói theo M. Robert un genre faux, voué par nature à la fadeur et à la sensiblerie – nhưng nó không là giả tưởng, dầu là lịch sử hay hiện thực, nó không là tiểu thuyết nhưng là một tản văn, không kể chuyện thực hay giả, không kể sự cố nhưng sự vật, một hệ liệt không không/thời.
Trong Tự truyện nói đến cấu trúc cơ bản mà Ingarden nói đến một cách khái quát trong tác phẩm Về nhận thức những tác phẩm nghệ thuật : “tản văn là một hình thành đa tầng gồm tầng âm từ và hình thành cũng như đặc tính ngữ âm ở trình độ cao cấp, tầng ngữ vị gồm nghĩa câu và nghĩa toàn nhóm câu, tầng phối cảnh vẽ ra những đối tượng khác nhau, tầng những khách tính biểu hiện”.
Truyện cực tiểu là đơn vị nhỏ nhất của thuyết thoại: Barthes thì cho nó còn nhỏ hơn cả câu, Gerald Prince nhận định bởi thời gian khu biệt trong hệ biến. Chẳng hạn, nói Xuân ăn và Thu ăn chỉ là một tĩnh ngôn, nhưng nếu nói Xuân ăn và Thu ăn, rồi Hạ ăn là hẳn một thuyết thoại vì nhân tố phân cách trong thời tính – vai trò của hệ biến được xác định như chuyển dịch từ một thế này sang thế khác.
Nói gì thì nói, cũng phải bắt đầu từ một phân định rõ giữa ngữ ý và ngữ thái, như sơ đồ:
Ngữ ý giống miêu dừng xe
DẤU CHỈ -------------------- MÈO ----------------------------- ĐÈN ĐỎ
Ngữ thái m – è – o/ m(ờ)(e)(meo) ánh sáng đỏ
Những tiêu chuẩn biến đổi trong thuyết thoại học được phân tích tỉ mỉ, như tĩnh (cô Y bệnh) với động (cô Y ngã bệnh) để phân biệt hai câu: (Cô Y lau nhà. Cô Y bệnh) với câu: (Cô Y lau nhà. Cô Y ngã bệnh) ở chỗ trong thí dụ sau quan hệ là sự biến đổi.
John Gerlach khi bàn về truyện cực tiểu đưa ra những phong cách ngôn ngữ khác nhau:
Bản Anh ngữ mang tên “Taboo”:
Thiên thần hộ mệnh thì thầm với Fabian, đằng sau lưng gã:
“Cẩn thận, Fabian ơi! Có lệnh truyền là con sẽ chết vào cái giây phút nào con thốt lên tiếng trưởng lão.”
“Trưởng lão?” Fabian, kinh ngạc, hỏi.
Và gã chết.
Đây thực sự là một truyện kể, có diễn biến, có tình tiết. ‘Taboo” thật ra là bản văn của Enrique Anderson Imbert, ở đó Gerlach đối chiếu từ “kinh ngạc/intrigued” trong nguyên tác là “azorado/kinh sợ” và từ “trưởng lão/doyen” trong nguyên tác là “zangolotino/lão ngoan đồng” – Gerlach nhận xét: quả thực là một khái niệm khác, khi chuyển ngữ và người ta có thể thay đổi lý giải của chúng ta, nhưng không ai thay đổi được tri giác của chúng ta về tính truyện do cái đặc thị của truyện là mời gọi dẫn giải đủ điều, như nhân quả, động lực, liên hệ, đáp án cho muôn sự, cái quyền năng tuyệt đối của ông trời với cái vớ vẩn thai đố của người sáng tạo (nhà văn/ông trời con)
Gerald Prince cho là “thuyết thoại minh họa cái gì bất bình thường, khả nghi”
có khác biệt giữa tản văn và thơ xuôi ?
Những thi sĩ làm thơ xuôi tuyệt vời như Baudelaire, Lautréamont, Tản Đà, Tagore, Henri
Michaux, Francis Ponge, Saint-John Perse, Edmond Jabès, chỉ kể một vài tiêu biểu…làm thế nào để xác định thơ xuôi khác với truyện cực tiểu?
Người ta thử nghĩ đến nhân vật. Không thể. Trong thơ xuôi của Michaux, Plume là một nhân vật: Plume ngủ, không có gì kéo ra khỏi giấc ngủ, Plume trong nhà hàng, ăn những thứ không có trên thực đơn, những du hành kỳ thú.
Les Chants de Maldoror là sáu điệu khúc, thơ hay tản văn? Ở đoạn 4 khúc thứ nhất, Lautréamont viết: “celui qui chante ne prétend pas que ses cavatines soient une chose inconnue”. Ở đoạn 9 khúc thứ nhất, những điệp khúc: Vieil océan lập lại chín lần xác định thể hình tuyệt đối là thơ
le Parti pris des choses là một nan đề khác: lựa chọn dứt khoát đảng tính, tự ngẫu hay tất yếu? Mọi vật trong thơ Ponge mang mâu thuẫn hình dung pháp (oxymore) như trong “Le papillon/ bướm” với những hình tượng : allumette volante, sa flamme n’est pas contagieuse (với Baudelaire là những chrysalides funèbres, charmant et sépulcral…)
Với Ponge thơ và (văn) xuôi là proême (prose + poème) khá rõ nét về kinh nghiệm ngôn ngữ qua sự vật – nhắc nhở một tựa sách của Foucault: les mots et les choses; mối quan hệ giữa tư tưởng và thơ)
Đề Khối tình con Tản Đà khẳng định tính phá thể: chẳng lề chẳng lối cũng văn chương.
Nhiều bài thơ xuôi của Baudelaire, của Jabès xem ra hình thái tương tự như những truyện cực tiểu của Kharms:
- gương
-một người đàn ông quái dị đi vào và nhìn mình trong gương
– tại sao ông nhìn ông trong gương, vì ông chỉ thấy mình trong đó chẳng vui thích gì?”
người quái dị trả lời tôi: “ – Thưa ông, theo những nguyên tắc bất tử của năm 89, mọi người đều bình đẳng về quyền; vậy tôi có quyền soi gương; thích hay không thích, lương tâm tôi biết.”
Nhân danh lương tri, chắc hẳn tôi có lý; nhưng, trên quan điểm luật pháp, ông ta lầm.
(Baudelaire: le miroir)
Truyện cực tiểu không là thơ xuôi, vì đơn vị cực kỳ vi mô nhỏ hơn câu – nó là đơn tử của văn tự. Ngôn ngữ trong thơ là đối thoại, như Heidegger phát biểu: tuyết rơi mang con người dưới bầu trời sầm tối vào trong đêm. tiếng chuông chiều đưa người vị tử tới trước thần linh. Nhà và bàn kết nối người với đất. những sự vật gọi tên, như thể, nối trời và đất, người và thần. Bốn thể tương thân trong một cách thế nguyên sơ và thống nhất. sự vật để bốn thể ở cùng chúng. Thu tập và tụ lại là thể vật của vật. chúng ta gọi bốn thể/geviert hợp nhất trời với đất, người và thần – tọa nơi thể vật của vật (là) - : thế giới.
Nhân vật không còn là chủ thể của truyện. Có trong hoàn cảnh khốn cùng của thời phát xít (dưới mọi chế độ), thời đại của những trại tập trung, cải tạo ở mọi nơi (từ Đông Âu qua Đông Á, từ Buchewald đến …) nhân vật bị nghiền nát như truyện kể của Eugen Kogon:
Ở Buchenwald, hai người do thái suy yếu gây chú ý của cảnh bị quốc xã, y đẩy họ xuống hố và sai một tù nhân Ba Lan chôn sống họ. Khi người tù từ chối, thay vì bắn gã, tên quốc xã đẩy gã xuống hố và ra lệnh cho hai người do thái chôn sống gã.
Trong nỗi sống kinh hoàng và niềm hy vọng thoát chết, họ thi hành mệnh lệnh. chỉ khi đầu gã Ba Lan còn chưa bị phủ, y ra lệnh ngưng và cho kéo gã lên. Lần này y ra lệnh hai người Do thái xuống hố và lại sai gã Ba Lan chôn họ. lần này gã thi hành.
Fernando Pessõa là thi sĩ chỉ viết tập văn xuôi duy nhất. Quyển sách băn khoăn/Livro do Deassossego dưới bút hiệu Bernado Soares có dự cảm phân biệt khi làm thơ, mỗi nhân vật là một sáng tạo khác biệt toàn diện, nhưng khó hơn khi trở thành một kẻ khác trong tản văn.
Phép hình dung mâu thuẫn /oxymorique như một đặc thị của thơ xuôi như dẫn nơi trên, có thể được minh họa rõ nét trong kinh nghiệm của mỗi nhà thơ.
Như Baudelaire: thơ xuôi…không vần điệu, khá nhuần nhị/souple lại trái chướng/heurtée cho phù hợp với những vận động tình tự của tâm hồn.
Trong khi Mallarmé coi mọi nở rộ của câu thơ, dầu trúc trắc, với những âm sắc vần điệu dấu khuất cũng vẫn là thơ xuôi.
Có phải đứng trước một bản văn ngắn, người ta có thể nhận rõ đâu là truyện, đâu là thơ?
Sự phối trí hình thức, sự toàn diện của hình ảnh, lược bỏ tiếp từ của cú pháp, đa nghĩa, nhịp điệu trong toàn câu để phân biệt với truyện cực tiểu vì khởi sự là truyện – bắt nguồn từ historia có nghĩa là người hiểu biết/histor – historia đi từ truy cứu/wid-tor mà căn ngữ Hy lạp của nó là idein/nhìn,oida/ngân/biết và wid trong họ La tinh videre/nhìn,Phạn vid/tri giác, Gô-tích witz/biết…truyện cũng là thuyết thoại căn ngữ La tinh narrare < gno/kể cho nên ngay trong truyện cực tiểu (sẽ minh họa dưới đây) thuyết thoại phi lý, gián đoạn cũng vẫn nằm trong cái tổng thể liên hệ.
Khi Aristote nhận thức bi kịch không trụ ở nhân vật như ở cảnh ngộ/situ – đó cũng là cơ sở của truyện cực tiểu.
Ở cùng kỳ lý, cảnh ngộ xác định trước khi có nhân vật, nói như Hebbel: Was einer werden kann, das ist er schon
Truyện cực tiểu là một hình thái phá thể - theo định nghĩa muốn nói một cái gì mới hơn những cái đã có, một vận động hủy triệt trong sáng tạo - hủy/tạo mọi quy ước về ngôn ngữ, quy phạm, tu từ, phong cách, tư duy, nhân vật, thế giới, khoa học…
Trong khi mọi thuyết thoại là đồng đại mà vận động đọc là lịch đại (có nghĩa là lúc nhà văn viết ra mọi sự đều trải trên một mặt phẳng thời gian/ dầu tôi cố ý kéo dài lịch sử câu truyện từ thời này qua thời khác với những diễn ngữ như ngày này năm sau, hai ba thế kỷ liên tiếp thì mọi lịch sử cũng đã là quá khứ; trong khi người đọc ở bên ngoài trên bình tuyến thời gian)
Truyện cực tiểu không theo quy luật đồng đại/lịch đại.
một ví dụ truyện cực tiểu tối cổ:
tiềm long vật dụng
Truyện của Trình Di: hào chín đầu ở dưới một quẻ, là đầu các vật, khí Dương đương sinh, thánh nhân còn trong hàn vi, cũng như rồng còn lặn hụp, chưa thể tự ra làm việc, phải náu kín để đợi thời
Tích giả Trang Châu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã, tự dụ thích chí dữ bất tri châu dã;
nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên châu dã. Bất tri châu chi mộng vi hồ điệp dư. Hồ điệp chi mộng vi châu dư. châu dữ hồ điệp, tắc tất hữu phận hĩ. thử chi vị vật hóa.
những truyện cực tiểu trong Nam Hoa Kinh chỉ ra tính đồng bộ xuôi ngược hai mặt nhân vật (nhưng không là nhân vật)
Luận ngữ là biến thái của truyện cực tiểu vào thời kỳ thoái hóa
Ở thời hiện đại, tản văn cụ thể là một biểu tượng truyện cực tiểu như Seiichi Niikuni, vũ/rain;
môn/ảm/âm có thể phối trí
MÔN
ẢM ÂM
MÔNẢMÂMÔNẢMÂMÔNẢMÂM
ẢMÂMÔNẢMÂMÔNẢMÂMÔNẢM
ÂMẢMÔNÂMẢMÔNÂMẢMÔNÂM
MÔNẢMÂMÔNẢMÂMÔNẢMÂMÔN
ẢMÂMÔNẢMÂMÔNẢMÂMÔNẢMÂM
ÂMẢMÔNÂMẢMÔNÂMẢMÔNÂMẢM
(khác biệt giữa hán tự và La tinh ở kiến trúc kỷ hà – Seiichi Niikuni trình bày 9 hàng Môn, 1 hàng Ảm 23 hàng Âm thành vuông vức, tôi thử dùng hình thái mẫu tự La tinh biến dạng bình hành; về mặt ngữ nghĩa: cửa/u tối/tiếng – tiếng nằm trong cửa trở nên u ám; ngôn ngữ khó hiểu vì chưa được khai môn, mở cửa)
cửa mở, không còn ngôn ngữ, hà tất nói trong không?
Herakleitos còn để lại một ẩn dụ: hòa hợp tiềm tàng hùng lực hơn phô trương, không ngoài ý đó
một ví dụ truyện cực tiểu hàm số:
Y là người đọc Frege, Husserl và Russell; càng đọc lại thấy thấp thoáng bóng Thiệu Khang Tiết đâu đó – kể từ đấy mỗi khi trong đầu nghĩ con số 125 chẳng hạn, bàn tay lại viết xuống con số 394, rồi thử nghĩ khác với 2 x 2 = 4, như 2 x 2 = 5, như 2 x 2 = 3 ! Est modus in rebus, sunt certi denique fines.
Tự thuở nào con số chẳng là con số. What is a number ? Y điên.
viết lại hồn bướm mơ tiên (truyện cực tiểu)
Khái Hưng cho Ngọc gọi Lan là thi vì Lan không thể là thi. Nhưng cả Lan-Thi-Ngọc, Khái Hưng không có đáp án bí mật khi thổ lộ Lan nhất định sống để dạ chết mang đi.
di thư
Con của mẹ, thư này mẹ viết trong khi tỉnh táo cất gửi trong hộp sắt an toàn và người giám hộ chỉ mở sau khi mẹ không còn trên đời này, cùng với chiếc kéo và chiếc vòng tương truyền từ nhiều đời về trước của dòng họ bà ngoại cho mẹ (còn tất cả những thứ quý giá để lại cho con – mẹ không để ý, khi thứ quý giá nhất mẹ đã đánh mất từ ngày người đàn ông bỏ mẹ) để trả thù mẹ đã đi theo một gã tùy tùng của y để tới một vùng băng giá với ý định gặp ý trung nhân để mưu cầu một hạnh phúc mẹ vẽ lên mộng tưởng tuyệt vời – lần thứ nhất của cuộc đời mẹ được sống trong một lâu đài như trong chuyện thần tiên mẹ đọc vào tuổi bắt đầu biết chữ và ngày nào mẹ cũng được trượt tuyết, quần ngựa, xuống phố, nghe nhạc giao hưởng với chàng và lúc đêm xuống trước khi mẹ thiếp đi vào mộng, chàng cũng tự tay đem khay trà đến bên đầu giường để hưởng một nụ hôn mẹ ban cho trước khi chàng trở về phòng riêng, mẹ sống như vậy trong một tháng với mọi hoạt cảnh xảy ra như diễn tập một vở kịch hoang đường đến độ mẹ phát chán và mẹ đã giã từ chàng để trở về với người đàn ông bội bạc đón mẹ khi bước xuống phi trường không chờ không hẹn – lần thứ hai mẹ lại chuẩn bị chuyến đi trong âm thầm trở lại lâu đài một mình để gặp chàng và diễn tập tiếp vở kịch cũ cho đến ngày thứ mười lăm cũng như thường lệ, chàng đem khay trà tới bên giường, lần thứ nhất của cuộc đời mẹ một người cởi chiếc áo choàng dạ phô bầy nguyên một thân thể đàn ông trần truồng trong khi mẹ thật kinh hoàng chàng đã dữ tợn giật phăng mảnh y phục che phần hạ thể của mẹ, hai cánh tay như cột trão quấn lấy phần thân trên, hai đầu gối chàng kìm lấy bắp chân mẹ, ở vào phút kinh hoàng ghê gớm đó mẹ không nhớ sự việc diễn ra trong con người xương thịt của mẹ như thế nào vì ở vào khoảnh khắc mơ hồ mẹ như một con thú tỉnh giấc đã đưa bàn tay phải quơ lên chiếc bàn đầu giường ngủ nắm được chiếc kéo và đâm thẳng lên phần thân đang đè nặng trên hạ thể mẹ, mọi sự diễn như một tia chớp khi tiếng la của con thú bị thương tức thời lăn khỏi người mẹ và mẹ vùng thoát ra khỏi phòng, ra khỏi lâu đài trong đêm trăng còn vằng vặc trên cao ,mẹ chạy riết qua những con đường cho đến kiệt sức bất tỉnh, vì sau đó lúc mở mắt mẹ chỉ còn nhớ đã khai với nhà chức trách là mẹ bị mộng du ban ngày , đã làm một chuyến đi đến một nơi có cái tên của thành phố này và giờ đây mẹ chỉ còn nhớ lại tên người đàn ông và nơi trở về, vé bay, người hộ tống, tiếp viên hàng không đã làm đầy đủ nhiệm vụ thủ tục để mẹ gặp lại người đàn ông bội bạc như lần thứ nhất, chỉ có biến chuyển đầu tiên của đời mẹ là ngả vào vòng tay ông ta khi về tới nơi và ngoan ngoãn là một người đàn bà làm tình với một người đàn ông.
Trong hai, người nào hiếp mẹ, lấy đi tiết trinh của mẹ? Bí mật này mẹ chẳng thể hỏi ai. Mẹ không gặp lại chàng, ngoại trừ chiếc kéo đã khô máu trong một mầu nhiệm nào vẫn nằm trong túi áo choàng khi mẹ bất tỉnh ở một nơi nào cái đêm kinh hoàng một đời đó, mẹ cũng chẳng ở với người đàn ông bội bạc, người tình đầu đời mẹ, kể cả trong khi mang thai, sinh con ra.
Mẹ có yêu người đàn ông ở lâu đài hai lần sống chung như bạn?
Mẹ cũng không thể biết khi phản ứng đâm người từ vô thức đó, chàng đã thực sự thực hiện trọn
vẹn điều người đời gọi là giao hợp?
Mẹ cũng ngạc nhiên tại sao mẹ gọi trong tiềm thức người đàn ông trên lâu đài đó với cái tên thân thương như người tình nói về người tình là “chàng” – trong khi mẹ biết rõ mẹ “không” yêu.
Mẹ biết rõ trong cuộc đời của mẹ, cõi lòng lắng như đáy, chẳng mảy may cuồng nhiệt với người đàn ông nào trong cả hai, đừng nói chi tới vô số những người đàn ông chạm mặt trong công việc hàng ngày.
Con của mẹ, bây giờ thì con biết mẹ là một người đàn bà nổi tiếng trong xã hội - con chỉ biết có mẹ, con cũng chẳng bao giờ hỏi mẹ về bất kỳ người đàn ông nào có trong đời mẹ, con cũng chẳng quan tâm tới một tiếng gọi là cha.
Con của mẹ, khi mẹ chết đi, đọc thư này và chiếc kéo, không một hình ảnh, chỉ có hai cái tên,
con có quyền của con, nếu con muốn có cha, tự con chọn lựa.
Tinh thần mẹ thật tỉnh táo – mẹ không một lời khuyên con trên đời này có cần cha không, tôn giáo mẹ con ta chẳng màng, huống hồ…
truyện cực tiểu/minimal fiction của Richard Kostelanetz
Nothing
(trang 70 trong minimal fictions của R. Kostelanetz, asylum arts x.b., 1994)
truyện cực tiểu john stevens kể
có một người đàn bà thật trần tục tên là Mujaku sống gần một tu viện, thiền sư ở đó gửi mọi cao tăng đến nàng để qua cuộc thử thách cam go; Man’an trong những bậc tu khả kính thi hành công phu thiền, Mujaku mời ngài vào phòng và khi Man’an vào thấy nàng nằm tênh hênh trần truồng, ngài chỉ vào mu lồn và hỏi cho biết, “cái gì đấy? phải cửa vào thế giới?: Mujaku đáp,”mọi đấng giác ngộ quá khứ, hiện tại, vị lai, sáu đại trưởng lão, và mọi cao tăng từ đây mà tinh tấn!” Man’an hỏi: “vậy một lão tu như ta có thể trở lại đó hay không?” Mujaku cảnh báo: “những chàng ngốc không tới đây đâu.” Xoay mình về phía Man’an, dạng chân ra, Man’an đỏ mặt, ngượng ngùng, rông tuốt.
(đây là công án của thiền sư Suzuki Shòsan: ngươi có thể nói gì để trả lời câu hỏi:”vậy một lão tu như ta có thể trở lại đó hay không?” (theo John Stevens, trong Lust for Enlightenment, tr. 120-1 Shambhala x.b., 1990) John Stevens là một học giả Thiền, võ sư Hiệp khí đạo, giáo sư về môn Phật học tại đại học ở Sendai, Nhật)
truyện cực tiểu của R. Carver
Họ kết hôn, sống và làm việc chung với nhau, ngủ với nhau – chắc chắn làm tình rồi – và rồi gã mù phải chôn nàng.
ecce homo của Nietzsche
Vào ngày toàn hảo này, khi mọi sự chín mùi và không những nho trở thành nâu, những tia sáng mặt trời cũng tấn xuống đời tôi: tôi nhìn lại, tôi nhìn tới, và chưa hề thấy xiết bao những điều tốt đến thế. Chẳng phải không cớ gì tôi chôn vùi bốn mươi bốn năm trời của tôi hôm nay, tôi có quyền chôn vùi nó – cuộc đời có ra sao cũng là bất tử. Quyển sách thứ nhất của bộ Đảo hoán mọi giá trị, những khúc ca Zarathustra, Hoàng hôn của những thần tượng, mưu đồ triết lý của tôi với cái búa – mọi tặng dữ của năm này, quả thực của tam cá nguyệt cuối cùng rồi. Làm sao tôi lại không biết ơn suốt cuộc đời tôi? – và như thế tôi kể lại đời mình với chính mình.
tiểu thuyết chưởng
Samuel Beckett viết những đoản văn cực tiểu ghi trong những năm 60 (của thế kỷ XX) như Pour finir encore et autres foirades không làm người đọc ngạc nhiên, như khi đối chiếu với một tác gia như Yasunari Kawabata (với những tiểu thuyết Xứ tuyết, Tiếng núi, Ngàn hạc) đã viết những truyện cực tiểu từ những năm 1923 (hầu như trước cả những truyện cực tiểu của Daniil Kharms), những tiểu thuyết chưởng/Tenohira No Shòsetsu/tiểu thuyết cỡ lòng bàn tay.Tiểu thuyết chưởng của Kawabata thực sự dụng công tương đắc với nghệ thuật bonsai, tiểu họa:
bức ảnh
Một người đàn ông xấu xí – nói vậy thì thô lỗ thật, nhưng chắc hẳn vì xấu trai nên y trở thành thi sĩ – thi sĩ tâm sự với tôi như thế này:
“tôi ghét chụp ảnh và ít khi nghĩ phải chụp lấy một bức. Chỉ chụp một lần khoảng bốn, năm năm về trước với một thiếu nữ vào dịp chúng tôi đính hôn. nàng rất trân quý với tôi, tôi không tin một người đàn bà như thế lại xuất hiện trong đời mình. giờ đây những tấm ảnh ấy là kỷ niệm đẹp duy nhất của tôi.
Dẫu sao năm rồi một tạp chí nhất định muốn đăng một chân dung tôi. tôi cắt bức ảnh chụp tôi với vị hôn thê và em gái của nàng đem gửi cho tạp chí. Mới đây một phóng viên nhà báo lại yêu cầu chân dung tôi. Tôi suy nghĩ một lát rồi sau cùng cắt bức ảnh vị hôn thê với tôi làm hai và đưa cho anh ta. Tôi nói với anh ta nhớ đem trả, nhưng tôi chẳng nghĩ có thể lấy lại bao giờ. Chẳng sao.
Tôi nói chẳng sao nhưng quả thực tôi kinh ngạc khi nhìn vào nửa bức ảnh còn lại chỉ có vị hôn thê của tôi một mình. Có phải vẫn người thiếu nữ ấy không? Để tôi nói ngài nghe.
Người thiếu nữ trong bức ảnh đẹp và duyên dáng, nàng mới mười bẩy và đang yêu. Nhưng khi nhìn vào bức ảnh tôi có trong tay – tấm hình người con gái đã cắt ra từ tôi – tôi nghĩ ngợi thấy nàng đần làm sao. Vậy mà cho đến lúc này vẫn là bức ảnh đẹp nhất tôi chưa từng thấy…trong khoảnh khắc tôi tỉnh giấc mộng. Kho tàng quý báu của tôi đã tan tành.vV rồi…thi sĩ hạ giọng:
“nếu nàng nhìn chân dung tôi trên báo, chắc hẳn nàng cũng nghĩ vậy. nàng sẽ lấy làm xấu hổ đã có thời yêu một người như tôi vậy.
Câu chuyện như thế đấy.
Nhưng tôi tự hỏi nếu nhật báo nọ có đăng cả hai chúng tôi với nhau, như khi chụp ảnh, liệu nàng có trở lại với tôi khi nghĩ tôi cũng là người điển trai chứ lỵ?”
(Kawabata: shashin/tả chân, 1924)
khi bà chúa nổi giận
Có một thuở tuyên phi Đặng thị Huệ gọi Nguyễn triệu Luật, người viết tiểu thuyết Bà chúa chè lại mắng:”nhà ngươi ở đời sau mắt không nhìn thấu thời gian mấy trăm năm về trước, tai không nghe được tiếng vọng siêu tầng, trí không vượt khỏi tầm tiểu học, hư tưởng những điều văn hoa như cảnh ta gặp chúa Tĩnh đô”:
– con trồng hoa này hay mua ở đâu?
- bẩm, lệnh bà thần thiếp khiến trồng.
- con kiếm giống hoa này ở đâu?
- bẩm, cũng là giống huệ trắng thường, nhưng bón một thứ màu riêng.
- được, con cắm vào cái lọ sứ Giang tây ở góc phòng kia.
- …
- con cầm cái dùi, đánh vào cái khánh đồng này, gọi một tên tiểu hoàng môn ra ta bảo.
- …
- con có biết chữ không?
- bẩm có
- vậy kéo cái ghế ngồi cạnh sập đây, cầm những bản khải ở chồng này đọc ta nghe.
- …
- thưởng cho giai nhân ở phương bắc đã mang tới cho ta cái tường triệu ở phương nam…”
rồi ngươi hư tưởng ngày lễ đại tường “ nàng đã nằm phục trên đống máu, một con dao cắm từ hầu lòi qua gáy ”trong khi ngay cả Ngô thời Chí cùng thời cũng chẳng dám biết ta sống, chết ra sao”
”Láo, thật láo, lũ con trẻ thời sau, chưa biết qua dăm chữ, học lóm một chút phân tâm học, đua đòi viết tiểu thuyết lịch sử”
để ta tặng một đôi câu:
’Pisatel’ : Ia pisatel’
Chitatel’ : A po-moemu, ty g…o!
Nhà văn: Tôi là nhà văn
Người đọc: Theo như tôi biết, anh chỉ là c…ứt!”
(Kharms, Polet v nebesa, 1988)
[1][1] Điều gì trở thành nơi con người lầm chuyện nhỏ, không tin vào những chuyện lớn hơn?
[1][1] X. Tự truyện ĐPQ.
[1][1] Vom Erkennen des Literarischen Kunstwerks
[1][1] người hát không muốn những đơn điệu của mình là một điều xa lạ
[1][1] Der Schneefall bringt die Menschen unter den in die Nacht verdammernden Himmel. Das Lauten der Abendglocke bringt sie als die Sterblichen vor das Gottliche. Haus und Tisch binden die Sterblichen an die Erde. Die genannten Dinge versammeln, also gerufen, bei sich Himmel und Erde, die Sterblichen und die Gottlichen. Die Vier sind ein ursprunglich-einiges Zueinander. Dieses versammelnde Verweilenlassen ist das Dingen der Dinge. Wir nennen das im Dingen der Dinge verweilte einige Geviert von Himmel und Erde, Sterblichen und Gottlichen: die Welt. (Die Sprache).
[1][1] Cái gì đã có là cái gì có thể sinh thành
[1][1] Hidden dragon. Do not act.
[1][1] theo Ngô Tất Tố (so với bản tiếng Anh của Thomas Cleary: the first yang, at the bottom of the hexagram, represents the beginning of creation, when positive energy has just sprouted, when the sage is in a lowly position like a dragon that is concealed in the depths in the Tao of Organization – Cheng Yi ).
[1][1] xưa trang châu chiêm bao thấy mình làm bướm tỉnh giấc không thấy mình là châu, hay bướm, hay bướm chiêm bao là châu
[1][1] unsichtbare Harmonie ist starker als sichtbare (in Die Vorsokratiker, hrg: Wilhelm Capelle)
[1][1] An diesem vollkommnen Tage, wo alles reift und nicht nur die Traube braun wird, fiel mir eben ein Sonnenblick auf mein Leben: ich sah ruckwarts,ich sah hinaus, ich sah nie so viel und so gute Dinge auf einmal. Nicht umsonst begrub ich heute mein vierundvierzigstes Jahr, ich durfte es begraben – was in ihm Leben war, ist gerettet, ist untersterblich. Das erste Buch der Umwertung aller Werte, die Lieder Zarathustras, die GotzenDammerung, mein Versuch, mit dem Hammer zu philosophieren – alles Geschenke dieses Jahrs, so gar seines letzten Vierteljahrs! Wie sollte ich nicht meinem ganzen Leben dankbar sein? – Und so erzahle ich mir mein Leben.
[1][1] X. Tự truyện ĐPQ tr. 106
đặng phùng quân