Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.803 tác phẩm
2.757 tác giả
495
122.646.498
 
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 4
Tuấn Giang

CHƯƠNG II

 

CẤU TRÚC THANG ÂM LÀN ĐIỆU CHÈO.

 

Nghiên cứu ca nhạc cổ, kịch hát tuồng chèo cải lương gặp nhiều thuật ngữ quen sử dụng nhưng chưa ai giải thích ý nghĩa tiêu chí khái niệm thuật ngữ nghệ nhân đặt tên lâu đời, có thuật ngữ do nhà nghiên cứu sử dụng như “nhịp điệu”, giọng điệu, hơi nhạc, lòng bản, thang âm, điệu thức… Một số thuật ngữ Từ điển âm nhạc Việt Nam đã giải thích, nhưng nhiều thuật ngữ bỏ xót hoặc chưa cụ thể chuẩn xác. Nhân bàn về cấu trúc thang âm điệu thức làn điệu chèo, xin đưa ra những khái niệm tiêu trí thuật ngữ thường gặp trong nghiên cứu âm nhạc dân tộc và sân khấu kịch hát.

 

Thực tiễn đời sống xã hội, mỗi vùng miền, địa phương dân tộc có những thể loại dân ca mang quy luật kết cấu tiết điệu, phong cách giao tiếp sinh hoạt, văn hoá phong tục, tâm linh, ngữ cảnh kết cấu thổ âm, từ đó ra đời nhân tố âm thanh, nhịp điệu âm nhạc, tạo ra các vùng miền khác nhau. Sự phong phú các thể loại dân ca, là nguồn gốc ra đời nhiều hình thức âm nhạc sân khấu kịch hát, mỗi loại có nhịp điệu phong cách bản thể địa phương vùng miền.. Nhịp điệu là thuật ngữ mới. “Nhịp điệu” là khái niệm kép, nhịp chỉ số phách trong một vạch nhịp, điệu là giai điệu bản nhạc, làn điệu dân ca, điệu thức bản nhạc. Tách thuật ngữ riêng lẻ, mỗi từ mang một ý nghĩa khác biệt. Nhịp sinh ra, cấu thành trong điều kiện tự nhiên xã hội, do con người tạo nên qua nhận thức đời sống. Nhịp tạo thành từ ba yếu tố: điều kiện tự nhiên từ nhận thức con người như gió to, tốc độ chậm, nước chảy, mưa rơi… Nhịp sinh học trong mỗi con người, nhịp tim, nhịp sống cá thể, cộng đồng xã hội… Nhịp điệu lao động, đi chạy, săn đuổi, gánh gồng, cày cấy, chèo thuyền… Thực tiễn đời sống tự nhiên xã hội mà con người nhận thức thành nhịp trong nghệ thuật, nhịp trong những bài hát dân ca, vì thế âm nhạc Việt Nam phổ biến loại nhịp 2 (2/4) và loại tự do không có nhịp. Điệu hành động bên ngoài của con người dáng đi, cách nói điệu… nên hầu hết thuật ngữ âm nhạc sử dụng khái niệm kép như âm điệu. Âm điệu do hai từ âm và điệu hợp thành thuật ngữ mới. Âm là âm thanh, điệu là giai điệu, điệu thức. Thuật ngữ “âm điệu”, khái niệm giai điệu một bản nhạc, hoặc “giọng” theo nghệ nhân quan niệm. Khái niệm âm điệu, cấu thành từ ba nhóm nhạc dân ca; nhóm A, loại hát nói, giống như làn chèo. Thể hát nói, âm nhạc phụ thuộc vào lời ca thanh điệu bằng trắc như các loại: Hát nói, Hát đếm, Vỉa, Ngâm, Ví, Sa mạc… dân ca Trung Du đồng bằng Bắc Bộ. Hình thức hát nói từ dân ca đến làn chèo phổ lời văn biền ngẫu – thể phú (hát nói cổ không phổ thơ). Nhóm B, những điệu hò, hát ru… loại nửa làn, nửa điệu, phổ văn biền ngẫu, hoặc những điệu chèo phổ các thể thơ cổ. Đây là sự gặp nhau giữa dân ca và làn điệu chèo có chung một gốc. Làn điệu chèo phát triển từ dân ca Trung Du theo hình thức hát nói làn, phổ văn biền ngẫu, điệu phổ các thể thơ vào điệu hát chèo. Nhóm C, những điệu hò, hát ru… giầu hình tượng âm nhạc, từ kinh nghiệm sáng tác, Hát nói, Ví, Đúm, Sa mạc… dân ca ứng tác vào làn chèo, những quy luật phổ thơ các bài dân ca là phương pháp lồng điệu chèo. Thuật ngữ “hơi nhạc”, nghệ nhân sử dụng từ cổ xưa, các nhà nghiên cứu đã quen mà chưa ai tìm ra tiêu chí, khái niệm hơi nhạc để giải thích tường tận.

 

Hơi nhạc mang đặc trưng phong cách một bản nhạc, một làn điệu bài bản, thể loại âm nhạc, có nhiều nhân tố cấu thành hơi nhạc. Hơi nhạc mang khái niệm rộng như hơi nhạc tuồng, hơi nhạc cải lương, nhà thơ ấy hơi cải lương… Khái niệm hơi mang tính trừu tượng. Hơi nhạc biểu hiện những tiếng láy, tiếng đệm tăng chất trữ tình và thổ ngữ các vùng miền, thường gặp trong dân ca, các làn điệu chèo tuồng cải lương, vì bản chất ca hát biểu hiện đặc trưng thể loại, tiếng đệm một đặc tính thổ ngữ trong diễn kể các thể Hát nói, Ví đúm dân ca… Hơi cấu thành ba tiêu trí:

 

  1. Thang âm.
  2. Sự vận hành các âm lòng bản tạo thành giai điệu âm nhạc.
  3. Những âm hoa mỹ luyến láy, tiếng đệm tạo ra hơi các loại nhạc.

 

 

Ba nhân tố ấy, xác định hơi nhạc nội dung làn điệu, bài bản, những làn điệu cùng thang âm mang phong cách một hình thức âm nhạc. Muốn giữ hơi nhạc một làn điệu, bài bản giữ nguyên lòng bản (thang âm điệu thức) bản nhạc ấy. Muốn có hơi làn điệu mới phải chuyển vận hơi, nghĩa là chuyển âm tựa (âm chính) lòng bản các âm luyến láy sẽ có hơi nhạc theo ý muốn. Dựa vào nguyên tắc vận chuyển lòng bản (chuyển hơi), những làn điệu chèo, tuồng, bài bản cải lương hát cùng một làn điệu phổ lời nội dung mới trên giai điệu bài cũ. Hơi nhạc định hình phong cách làn điệu, nhưng là sự ứng diễn theo sắc thái tình cảm, tạo nét mới cho nội dung âm nhạc. Dựa vào hơi nhạc xác định hình thức làn điệu, bài bản sân khấu kịch hát, ca nhạc dân tộc, dân ca các vùng miền.

 

1.Khái niệm thang âm điệu thức.

 

Mỗi bản nhạc cấu thành âm thanh tiết tấu vận động theo quy luật phát triển tâm sinh lý cảm xúc tác giả, mang hình tượng âm nhạc, diễn tả ý tưởng nghệ thuật. Những quy luật phát triển âm thanh, tiết tấu tạo thành giai điệu tác phẩm âm nhạc, là vận động cấu trúc hàng âm thanh, hình thành thang âm điệu thức.

 

Mỗi tác phẩm âm nhạc ra đời từ quá trình sáng tạo tư duy, cảm xúc hiện thực cuộc sống tự nhiên và xã hội mang đặc trưng hình tượng giai điệu tác phẩm âm nhạc. Thang âm là những âm trong một bản nhạc. Điệu thức là nhịp điệu, cấu thành giai điệu bản nhạc. Thang âm, chuỗi hàng âm cấu thành giai điệu, đặc trưng bản phẩm âm nhạc. Tác phẩm âm nhạc Châu Âu, phổ biến thang 7 âm bình quân luật, Châu Á phổ biến thang 5 âm. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc một hình thức dân ca cấu thành những thang âm điệu thức riêng, phổ biến âm nhạc người Việt thang 5 âm, các dân tộc thang 3 âm, 5 – 6 âm. Làn điệu chèo thang 4 âm, 5 âm: rề pha son la đô rế, sòn la si rê mi son. Dù thay đổi cấu trúc thang âm, xuất hiện những hàng âm khác nhau, làm phong phú mầu sắc làn điệu thì hệ thống làn điệu chèo thuộc loại âm nhạc 4 âm và 5 âm không thay đổi.

 

Âm nhạc 3 âm, 5 âm là thang âm, điệu thức dân ca dân tộc Việt thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Những làn điệu chèo hình thành từ dân ca, nhiều làn điệu âm điệu dân ca. Hệ thống làn cấu trúc từ hình thức Hát nói, Ngâm, Vỉa của dân ca. Hệ thống điệu, loại nửa làn, nửa điệu mang âm điệu dân ca. Những điệu chèo đứng độc lập tạo phong cách hát chèo mang tính kinh điển, là đặc trưng làn điệu chèo có hai đặc tính: dân gian – kinh điển. Đặc trưng chèo mang tính kinh điển thể hiện tính chuyên nghiệp, là hình thức ca nhạc dân gian, phát triển thành sân khấu mang hơi nhạc sân khấu kinh điển, tạo sự khác biệt thang âm điệu thức chèo. Sự khác biệt ấy thể hiện ngay trong cấu trúc thang âm làn điệu chèo, dù là thang 5 âm, 4 âm nhưng sự chuyển vận hàng âm, âm chủ biến đổi tạo mầu âm kinh điển khác với nét giai điệu dân ca đại chúng đồng bằng Bắc Bộ. So sánh thang âm  điệu thức bài hát Ví đồng rộng, dân ca đồng bằng Sông Hồng:

 

=&==2==\==!===Z====Z!====V=====\!===Z=====V==!====Z=====J==L==!==V===Z=!===Z==Z%YZ\!==V===\==!==Z===Z!

       Hỡi anh đi đường cái quan.Dừng chân đứng lại em than đôi lời.Thấy anh yêu

=&==J$==L=Z$YZ\==!==Z====Z=!===V====V==!==V====V==!=Z==J=L=!==F====F====L====J=!===L====J====J====L!==j==!=

     lắm   anh  ơi! Nhưng lòng còn sợ chị tôi ở nhà! Này ơi anh Cả anh Hai đó ơi.

 

Thang âm bài Ví đồng ruộng, giai điệu cấu thành thang 4 âm: son đô rế pha son. Bài Ví hề (làn chèo hát nói) trích trang 51.

 

Nhịp tự do

=&==â==Z=\==Z===H====Z====J=====J======H======Z======Z====\=====J=======,U==V===============

Ới cô Màu ơi tôi thương là thương cho cái con chuồn…

=&===â==F=======V===9====L====L====F===H===M===]===O=F=E=C=Y==I===Y===9====================

Chuồn chuồn nó mắc phải cái nỗi i i i i    tơ vương.

 

Làn chèo Ví hề giọng sol thứ thang 5 âm: Sòn si đô rê pha són, âm điệu gần giống điệu hát Ví đồng ruộng, cấu trúc thang 4 âm gần giống nhau:

 

  • Thang âm điệu hát Ví: Son đô rế pha son.
  • Thang âm làn Ví hề: Son si đô rê pha són.
  •  

Đây là nguồn gốc xuất xứ làn chèo thể hát nói, quan hệ gần với dân ca Hát ví, hình thức cấu trúc thang âm 4 âm. Có thể tìm thấy hàng loạt làn điệu chèo âm điệu, thang âm nguồn gốc dân ca Xoan ghẹo Phú Thọ. Qua cấu trúc hình thành giai điệu tác phẩm âm nhạc, sự cấu thành giai điệu làn điệu, bài bản trong hát dân ca, sân khấu kịch hát, hệ thống hàng âm ấy là thang âm. Những âm thanh cấu thành tác phẩm âm nhạc, theo luật phát triển giai điệu gọi là thang âm.

 

Điệu thức, điệu là giọng điệu, thức là khúc thức, hình thức cấu thành tác phẩm âm nhạc. Điệu đứng độc lập mang khái niệm điệu nhạc, trong hát chèo gọi điệu chèo để phân biệt khác làn chèo. Nhưng điệu còn một khái niệm hiểu rộng ra là điệu thức, điệu hát. Điệu thức là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm âm nhạc. Khái niệm giọng có thể hiểu là giọng hát, giọng nói, giọng người, nhưng giọng còn hiểu là tông là giọng của một tác phẩm âm nhạc. Làn chèo ấy giọng sol thứ, điệu chèo kia gọng đô trưởng… Điệu thức chỉ tên gọi hệ thống âm thanh cấu thành giọng, còn giọng mang tên gọi của điệu thức như điệu thức thứ, điệu thức trưởng. Tuỳ theo ngữ cảnh xác định chữ giọng là giọng hát, hay thuộc tên gọi điệu thức âm nhạc. Khái niệm điệu thức là những bậc âm cấu trúc thành giai điệu tác phẩm âm nhạc, nhờ vào những âm ấy xác định điệu thức từng bản nhạc để đàn hát. Khái niệm giọng là điệu thức được xác định theo tên gọi âm chủ của điệu thức. Giọng là tên gọi âm chủ của điệu thức trong tác phẩm âm nhạc như điệu thức đô trưởng, giọng đô trưởng, điệu thức đô thứ, giọng đô thứ...

 

1.1.Nguyên tắc tìm cấu trúc thang âm điệu thức.

 

Tác phẩm nghệ thuật là hình thức cấu trúc chuyển tải nội dung cảm xúc, diễn tả hiện thực nhận thức tác giả trước tự nhiên xã hội. Mỗi tác phẩm mang đặc tính thẩm mỹ thời đại, thể hiện nguyên lý cấu trúc hình thức, diễn tả nội dung vì mục đích cảm xúc tác giả và công chúng. Những tác phẩm âm nhạc ra đời là nghệ thuật âm thanh không như văn học, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu… nhưng qua cấu trúc hình tượng âm nhạc diễn tả cảm xúc tác gia, thể hiện tinh thần thời đại.

 

Mỗi bản nhạc mang dấu ấn thời gian không chính xác ngày tháng năm, nhưng những âm thanh giai điệu phản ánh âm hưởng thời đại, ý thức xã hội đời sống thiên nhiên con người. Không cần qua lời ca mà bằng âm hưởng âm thanh giai điệu, người nghe có thể nhận biết âm hưởng dấu ấn thời gian như Xoan ghẹo dân ca đồng bằng, thời gian không phải thủa hoang sơ mà vào giai đoạn xã hội lúa nước phát triển, hình thành xã hội thị tộc đến Nhà nước Văn Lang. Giai điệu từng bài hát khá chau chuốt, hoàn chỉnh cả những hình thức ca hát đối đáp… nếu kết hợp lời ca thì quá rõ, nhưng đôi khi dựa vào lời ca xét đoán thời gian ra đời một bài dân ca dễ sai lệch, vì lời ca có thể bị sửa đổi theo thời gian. Nên nghe âm thanh giai điệu dân ca chính xác hơn, vì lòng bản giai điệu không thay đổi nhiều, thường những bài dân ca chỉ thay đổi luyến láy để hát lời mới, nên tính chất âm nhạc thể hiện thời gian khá ổn định. Tuy nhiên, muốn có độ chính xác cao, xem xét dấu ấn thời gian một bài dân ca thường kết hợp cả nhạc và lời để tìm đến sự thật tương đối nhất. Hãy nghe thử các loại dân ca, hát Xoan ghẹo, dân ca Quan họ… sẽ thấy dân ca Xoan ghẹo, cổ nhất, nét giai điệu mang đặc tính thiên nhiên nông nghiệp độc canh như bài Trèo lên cây bưởi hái hoa, Xe chỉ vá may, Đố hoa… Sau khi nghe những bài này sẽ thấy nét tương đồng, dị biệt dân ca Quan họ như những bài: Hoa thơm bướm dạo, Xe chỉ luồn kim, Ra ngõ mà trông… Âm hưởng dân ca Quan họ mang âm điệu âm giai kinh điển vùng Kinh Bắc, không hoang sơ tự nhiên mà có phần thưởng ngoạn của những nhà quyền quý, đây là âm nhạc của người nông dân kinh tế hưng thịnh vùng Kinh Bắc. Dân ca Quan họ ra đời sau Xoan ghẹo, vào thời đại xã hội phong kiến phát triển ở Kinh Bắc. Bài Xe chỉ vá may, dân ca Vĩnh Phú, giai điệu mong manh nhẹ nhàng hồn nhiên:

 

=&===2===W==G,=I=G,==F!==G,==Y===G====I==!===W====Y==!===g=="====[====Z=!===[%===\!==j=!====

Tênh là  tênh   tênh  tang tênh tang tênh Chỉ mà chỉ   ở    xe.

 

Bài Xe chỉ luồn kim (dân ca Quan họ) đầy đặn ung dung tự tại:

&==ố2==Z=!=G==J==J===J=!====G====F===C,==D=!===W======

Xe chỉ ô mấy kim bên luồn  kim…

 

Nét giai điệu bài dân ca Xoan ghẹo mang tính vui chơi tung tăng nhí nhảnh, bài dân ca Quan họ lại ung dung thư thái của tầng lớp lấy công việc làm thưởng ngoạn. Dù nội dung hai bài ngợi ca nữ công: “ngồi rồi dệt gấm thêu hoa, thêu chim loan phượng”, nhưng tính chất âm nhạc khác biệt nhau, bên này dân dã, bên kia quý phái. Bài Đố hoa và bài Hoa thơm bướm dạo, tính chất âm nhạc khác biệt nhau, dù nội dung lời ca gần giống nhau: Bài Đố hoa giai điệu gần với hình thức hát nói dân gian cổ, dù là bài hát trong khuôn khổ vạch nhịp, nhịp 2/4, nhưng giai điệu đầy tính hát nói qua cấu trúc giai điệu:

=&===2==J=!===[====Z=!===[===J==I=!=V===K=!=G,==K==J%==I!==V==============

Anh đố! em biết hoa gì nó nở   trên  rừng.

 

Nét giai điệu gần với hát nói bởi lối tiến hành các hàng âm liền bậc, hát như nói, một số quảng nhảy xa luyến láy làm tăng thêm tính thiên nhiên dân dã không biến đổi giai điệu. Bài Hoa thơm bướm dạo – dân ca Quan họ:

=&=2==I$=J=!==Y==J%===I!=G%===I==Y!=J%===K=Z%=Y=G=!==Y=======

Ơi hoa tôi   là    nay  ớ   hoa   thơm.

 

Âm thanh giai điệu hai loại dân ca Xoan ghẹo và Quan họ, âm điệu ở những thời gian khá xa nhau, tạm suy đoán từ thời kỳ đầu nông nghiệp đến giai đoạn nông nghiệp phát triển, kinh tế nông nhàn vùng Kinh Bắc. Dù là những thú vịnh hoa, công việc vá may nhưng hai hình thức tư duy và cấu trúc tác phẩm âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại dân ca mang dấu ấn thời đại riêng, qua âm thanh giai điệu nhận biết dấu ấn thời gian hình thành xã hội kinh tế nông nghiệp khác nhau. Mỗi giai đoạn hiện lên văn hoá ứng xử, phong cách giao tiếp, phương thức canh tác sản xuất khác nhau, lối thưởng ngoạn thú chơi khác nhau của con người trong từng xã hội.

 

Qua một số ví dụ nhận biết âm điệu dân ca mang dấu ấn thời gian tinh thần thời đại cả lối sống văn hoá ứng xử, nổi bật qua cấu trúc thang âm điệu thức giai điệu âm nhạc. Đó là hình thức cấu trúc thang âm giai điệu các loại, các bài dân ca thể hiện nội dung tinh thần con người thời đại. Bởi âm nhạc là ngôn ngữ âm thanh mang âm điệu tâm hồn con người, đặc biệt biểu hiện tính ngôn ngữ. Âm nhạc ra đời từ tâm lý bản ngữ, nên mang dấu ấn địa phương, thời gian thể hiện trong cấu trúc âm thanh giai diệu mỗi bản nhạc. Nói dân ca còn xa quá khó hình dung ra âm điệu thời đại, xin liên hệ gần nghe âm thanh giai điệu những bài kháng chiến Điện Biên mang âm hưởng thời kỳ lãng mạn nửa Tây nửa ta, sau hoà bình âm điệu dân tộc trong sáng hồn nhiên đầy chất ngợi ca như bài Tình ca Tây Bắc, Tiếng hát biên thuỳ… Sang giai đoạn chiến tranh giải phóng, âm điệu thời đại mới trong sáng tự hào, tự tin: Việt Nam trên đường chúng ta đi, Không cho chúng nó thoát… Âm điệu hai bài hát hai tính chất khác nhau trữ tình và hành khúc, nhưng mang dấu ấn chung quyết chiến, quyết thắng có tính thời đại công nghiệp bởi tiết điệu mạnh mẽ dứt khoát của lối tư duy máy móc. Những âm điệu ấy từ thang âm điệu thức, mang tinh thần xã hội tác động vào cấu trúc giai điệu tác phẩm âm nhạc. Nguyên tắc cấu trúc thang âm phụ thuộc vào phương pháp tư duy âm nhạc của người sáng tác, mỗi thời đại sản sinh ra một phương pháp tư duy từ nhịp sống con người bị tác động thời đại dội vào tác phẩm. Muốn tìm cấu trúc thang âm tác phẩm âm nhạc đơn giản là:

 

  • Tìm những âm xuất hiện trên toàn bộ giai điệu bản nhạc.
  • Tìm những đoạn nhạc qua sắp xếp các hàng âm.
  • Xếp toàn bộ những âm thanh lại ta có cấu trúc thang âm giai điệu một tác phẩm.

 

Mỗi tác phẩm âm nhạc các dân tộc, viết theo nhiều loại thang âm 2- 3 – 5 – 6 -7…. Có tác phẩm chỉ viết một loại thang âm, có loại đan xen nhiều thang âm, vì thế cần phân đoạn trong tác phẩm âm nhạc để tìm cấu trúc thang âm. Cấu trúc thang âm là bản thể tác phẩm tạo thành điệu thức để nhận diện phong cách âm nhạc trong các thể loại, hình thức âm nhạc.

           

1.2.Bản chất đặc tính thang âm điệu thức.

 

Điệu tính thang âm cấu trúc theo quy luật như hệ thống gam, nếu tìm các âm trong giai điệu bất kỳ tác phẩm âm nhạc Việt hoặc Trung Hoa, khu vực Đông Nam Á sẽ có hệ thang 5 âm, 3, 4 âm.. Đây là sự khác biệt giữa hệ thang âm âm nhạc phương Đông, khu vực Đông Nam Á với hệ gam bẩy âm phương Tây.

 

Âm nhạc châu Âu và phương Tây theo hệ âm nhạc dân gian các nước có nhiều thang âm khác nhau của người da đỏ, esikimô, người Masai châu Phi, UzơbechKistăng… Nhưng theo hệ âm nhạc chuyên nghiệp bình quân luật, cả thế giới chỉ có một hệ thang âm 7 âm, trừ Ấn Độ hệ thang âm 12 cung, nghe khá đặc biệt. Từ thang 7 âm, mỗi âm có những điệu thức khác nhau thiết lập hệ thống điệu trưởng dấu thăng, điệu trưởng dấu giáng, hệ thống điệu thứ dấu thăng, điệu thứ dấu giáng. Những hệ thống điệu thức trưởng ấy không thoát khỏi thang 7 âm, sự phong phú âm nhạc bình quân trong khuôn khổ 7 âm như đô trưởng, rê trưởng, mi trưởng, pha trưởng, la trưởng, si trưởng… Dưới mỗi thang 7 âm, thành lập một điệu thức theo hệ thống trưởng và thứ. Âm nhạc dân gian, thang âm theo các hệ 3 âm, 4 âm, 5 âm, 6 âm, khác 7 âm bình quân. Hệ thống thang âm ấy mang đặc tính hơi nhạc, là bản chất của thang âm dân ca và chèo. Thang âm làn chèo thường cấu trúc thang âm:

 

  1. Hát nói: Rê mi son là đô rế, rề pha son la đô rế.
  2. Hệ thống Ví hề: Đồ rề pha son la đố, rề mì son la đô rế.
  3. Hệ thống Vỉa, Ngâm: Đồ rề pha son la đố, rề mi son la đô rế.

 

Mỗi hệ thống làn, một hình thức cấu trúc thang âm, phản ánh đặc tính bản chất phong cách âm nhạc – hơi nhạc. Hơi nhạc làn mang phong cách hát nói, ngâm ví từ dân ca, nhiều thang âm là âm nhạc dân gian. Hệ thống làn bắt chước dân ca, phát triển từ dân ca vào làn thành làn chèo. Làn chèo mang tính diễn kể dân gian trong kịch hát sân khấu chèo.

 

1.3.Cấu trúc thang âm.

 

Thang âm làn là những bậc nối tiếp nhau, xếp từ thấp lên cao theo nguyên tắc cấu trúc thang âm. Cấu trúc thang âm là những bậc âm có trong bản nhạc, sắp xếp thứ tự các âm theo 3 – 4 – 5 âm trong thang âm.

 

Những thang 5 âm, cấu trúc theo quy luật hình thành  các quãng chỉ tính chất các loại thang âm hệ thống hát nói, thang âm: Rề mì son la đô rế, rề pha son la đô rê, rề mi son la si rê. Mỗi thang âm từ âm thấp lên âm cuối cùng, cấu trúc quãng 2 trưởng, 3 thứ, 2 trưởng, 3 thứ, 2 trưởng. Những quãng này là đặc điểm thang 5 âm, làn hát nói thuộc giọng thứ mang mầu sắc thứ, hoặc thang âm rề pha son la đô rế, thang âm rê thứ. Cấu trúc thang âm làn điệu thể hiện đặc tính âm nhạc dân ca đồng bằng, phát triển vào sân khấu chèo.

 

2.Hệ thống thang âm làn điệu chèo.

 

Nghiên cứu cấu trúc thang âm hệ thống làn điệu chèo, nghiên cứu quy luật, nguyên tắc hình thành làn điệu chèo có hai phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu âm nhạc, cấu trúc giai điệu làn điệu, nghiên cứu quy luật hình thành giai điệu âm nhạc thuộc phương pháp cổ điển phương Tây. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật lồng điệu làn điệu chèo, là phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm nghệ nhân dân gian, đặc điểm âm nhạc Việt Nam. Những nguyên tắc chuyển hơi, lồng điệu dân ca và kịch hát dân tộc.

 

Hai phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu âm nhạc học, nghiên cứu kinh nghiệm nghệ nhân dân gian, kết hợp đối sánh làm sáng tỏ bản chất đặc trưng, đặc điểm cấu trúc ca nhạc chèo. Mỗi phương pháp một hướng tìm chân lý cấu thành ca nhạc chèo, những bí ẩn lồng điệu, phổ lời văn, thơ vào làn điệu chèo. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc làn điệu từ dân ca đến làn điệu chèo, kinh nghiệm lồng điệu… Mỗi hệ thống có quy luật lồng điệu riêng, hệ thống làn, điệu, nửa làn nửa điệu như những bước phát triển kinh nghiệm dân ca vào làn điệu. Thực tiễn ra đời làn điệu chèo tạo thành hệ thang âm, thang âm làn, thang âm điệu, mang hình thức hơi nhạc dân gian, kinh điển sân khấu chèo.

 

Những hệ thang âm làn, điệu, nửa làn nửa điệu là những thang âm giai điệu hát chèo mang hơi chèo thoát khỏi hơi nhạc dân ca. Dù quá trình phát triển làn điệu còn dấu ấn các loại hát nói, dân ca nhưng âm điệu mầu âm biến đổi thành ca nhạc sân khấu chèo.

 

2.1.Hệ thống thang âm làn.

 

Thang âm làn là hệ âm nguồn gốc dân ca Xoan ghẹo – hát nói nhà chùa, nhạc tang ma đồng bằng sông Hồng. Thực tiễn ca nhạc mang theo kinh nghiệm đặt lời, lồng lời vào các làn hát ví, vỉa, là bước phát triển làn chèo lên hát sân khấu. Làn chèo quá trình phát triển lên hình thức nhạc sân khấu, có hai nhân tố phổ lời dân ca, phổ lời mang đặc tính sân khấu.

 

Kinh nghiệm phổ lời ca, những điệu hát nói đồng bằng Bắc Bộ dân ca Xoan ghẹo những hình thức nói, ngâm, ví, vỉa. Những hình thức hát nói dân ca sáng tác âm nhạc có giai điệu khác với tụng kinh, cúng tế đọc những bài khấn nôm: nam mô a di đà phật… trăm lạy Quan thế âm Bồ tát cứu nạn cứu khổ… Khi đọc không có dấu, đến chữ Thế Tát cứu khổ đọc cao lên một âm. Nét giai điệu cúng tế này như  lời nói thường phụ thuộc theo từ ngữ chưa thành một điệu hát, khi vào dân ca hình thức hát nói biến đổi xa hơn có ba hình thức phát triển giai điệu. Hát nói dân ca giai điệu giống như những bài tế lễ phụ thuộc theo từ ngữ, bước thứ hai ngâm vịnh, loại này cao hơn hát nói có giọng lên cao xuống thấp, âm giai thay đổi không ổn định, bước thứ ba những điệu ví gần với ca hát, giai điệu kết hợp nói, ngâm thành điệu ví thanh điệu cao. Bài Ví sổng, dân ca xã Trưng Vương – Thành phố Việt Trì.

&=========L=====L==J=I===J====F====F====L=====j=====V====V====\====Y====\====Z%==I=J===V====V===V===\===!

            Đêm   qua         ơ ngồi tựa ghế mây kể từ    a trâm gẫy hương tàn kể từ  a

&=======J%===\=====\====Z=====f===V====V===\=%==Z===\====\===J%=I=====j=====\%===L==J=I===Z===\====X=====f===

gió   Tấn mưa Tần. Kể từ gió a trúc mưa mai nhắn nhau ơ tin đã nhiều lần.

 

Liên hệ thêm, điệu Ví sổng, có thang âm giống hệt làn Ví hề, là bằng chứng hiển nhiên làn chèo, nguồn gốc ra đời từ dân ca xoan ghẹo.

 

Điệu Ví Sổng thang bốn âm: sòn si đô rê phá són, giai điệu phụ thuộc vào từ ngữ  âm sòn, dấu huyền, âm pha không dấu, âm phá dấu sắc. Đây là dấu ấn từ loại nói cúng tế chuyển sang hát ví, phát triển giai điệu cao hơn nói thường. Nhóm bài thứ ba, những điệu hò trong dân ca thoát khỏi hát nói văn cúng tế, xa hơn hát ví, ngâm vịnh. Những điệu hò tạo giai điệu hình tượng, nhạc đặc tả cao như các loại hò Xay lúa, Giã gạo, Hò Đồng Tháp, Mái đẩy, Hát ru… Hình thức phổ lời điệu hát Ví dưới dạng văn xuôi chưa phổ các thể thơ, nhưng có loại ví phát triển xa hơn phổ thơ lục bát như bài Ví đồng ruộng lời thơ: Hỡi anh đi đường cái quan, dừng chân đứng lại em than đôi lời, thấy anh yêu lắm anh ơi, nhưng lòng còn sợ chị tôi ở nhà. Như vậy những điệu Ví có hai bước phát triển, loại đầu tiên giai điệu phụ thuộc vào lời nói, điệu Ví Sổng dân ca Phú Thọ, loại dân ca cổ nhất trên đất Kinh Châu. Loại thứ hai, hát Ví phát triển phổ thơ lục bát, dân ca đồng bằng như bài Ví đồng ruộng dân ca xã Phú Xuyên Hà Đông, kết hợp âm nhạc và ý lời ca thì bài dân ca này ra đời gần đây, bởi người phụ nữ chủ động tấn công chàng trai đi trên đường cái quan. Những điều này hiếm thấy ở xã hội xa xưa, phải dưới thời phong kiến phát triển, hoặc phong kiến thực dân mới có ý thức dân chủ nói thật lòng, tự khẳng định điều mình mong muốn. Phương pháp phổ lời bài Ví sổng theo trật tự lời văn:

Đêm qua ngồi tựa ghế mây

Kể từ trâm gẫy hương tàn

Kể từ gió Tấn mưa Tần

Nhắn nhau tin đã nhiều lần.

 

Điệu dân ca này có hình thức phổ lời văn giống làn chèo, nhưng vận dụng vào giai điệu nhạc có phần khác biệt. Bài Ví sổng, phổ lời giống làn chèo loại hát nói phổ văn biền ngẫu. Đây là sự giống nhau giữa làn chèo và các bài dân ca ở thể hát nói cổ xưa. Qua nghiên cứu giai điệu, phương pháp phổ lời văn, làn chèo và dân ca một hình thức vận dụng văn vào giai điệu âm nhạc dân ca, từ dân ca phát triển thành làn chèo. Còn điệu Ví đồng ruộng phổ thơ lục bát như bước tiến mới, loại Hát ví là sự lồng điệu chèo vào thể thơ lục bát – xuất xứ từ dân ca. Đây là dấu ấn xuất xứ làn chèo, từ làn chèo tiến lên phổ thơ lục bát vào điệu chèo. Những kinh nghiệm ấy xuất xứ từ cái gốc dân ca Phú Thọ. Hệ thống làn hát nói thang âm:

 

Sol là đô rê mi son

Rề pha son la đô rế

Rề mì son la đô rế

Hệ thống làn ví, vỉa:

Rề pha son la đô rế

Đồ rề pha son la đố

Rề mì son la đô rế

Rề mi son la si rế

 

Hai điệu ngâm: Rề pha son la đô rê.

Hệ thống thang âm hát nói, các làn ví, vỉa, ngâm, cấu trúc thang âm chung và riêng, một số thang âm giống dân ca đồng bằng Bắc Bộ như thang âm: đồ rề pha son la đố, hoặc rề mì son la si rế, hay rề pha son la đô rế. Những thang âm làn loại chung thang âm dân ca, loại phát triển biến thể, làn đan xen hai thang âm trong một làn làm phong phú âm nhạc diễn tả nội dung làn hát.

 

2.2.Cấu trúc thang âm điệu.

 

Hệ thống điệu phong phú hình thành 6 điệu: hát sắp, Hát hề, Ra trò, Đường trường, Vãn thảm, Trữ tình. Mỗi hệ thống cấu trúc thang âm điệu thức, tạo hơi nhạc riêng diễn tả đặc tính sân khấu. Nếu làn những mảng âm nhạc diễn kể ứng đối dân gian trên sân khấu tự sự tự do, thì điệu hệ thống âm nhạc diễn tả tình cảm nhân vật, tình huống tính kịch kinh điển sân khấu chèo.

 

Sự khác biệt đặc tả âm nhạc hệ thống làn - điệu, cấu thành âm nhạc sân khấu chèo mang đặc tính thang âm, điệu thức hơi nhạc. Điệu chèo phát triển tính kinh điển thoát khỏi tính dân gian, hướng tới nhịp điệu quy tắc niêm luật nghệ thuật chuyên nghiệp. Điệu chèo chia thành 6 hệ thống điệu, mỗi hệ thống chung một nguyên lý diễn kể: loại nửa làn, nửa điệu, loại điệu chèo độc lập. Hai hệ thống trong 6 hệ thống, hệ thống nửa làn nửa điệu, phổ lời văn thơ theo nguyên tắc dân ca. Hệ thống điệu phổ các thể thơ không phổ lời văn, tạo sự khác biệt giữa điệu và làn. Sự khác biệt ấy là quá trình phát triển ca hát chèo từ dân ca lên sân khấu, khác biệt phương pháp phổ lời văn thơ tạo quy luật riêng. Hệ thống điệu cấu trúc thang âm hai dấu tích nguồn gốc âm nhạc: nguồn gốc dân ca, nguồn gốc làn phát triển độc lập. Hệ thống điệu, nửa làn nửa điệu, cấu trúc thang âm riêng.

 

  1. Hệ thống điệu Sắp:
  • Rề pha son la đô rế.
  • Mi son la sib rế mi.

Loại điệu cấu trúc thang âm đan xen:

  • Rề mì son la sib rế
  • Đồ rề pha son la đô rế
  • Đồ rề mi son la đố
  1. Hệ thống các điệu Hề:
  • Son si đô rê pha són.
  • Rề pha son la đô rế
  • Đồ rề pha son si đố.
  • Là đô rê mi son lá
  1. Hệ thống điệu Ra trò:
  • Đồ rề pha son sib đô.
  • Là đô rê mi son la (Con gà rừng – Hát ví)
  • Đồ rề pha son sib đố
  • Rề mì pha son la đố.
  • Rề mì pha son la si rế.
  • Rề mì son la si rế (Quá giang)
  • Sòn là đô rê pha son
  • Sòn si rê mi pha son
  • Sòn sib đô mi pha son
  • Sòn là si rê mi son
  1. Hệ thống Đường trường:
  • Đồ rề pha son la đố
  • Là si rê mi són lá
  • Rề pha son la đô rế
  • Son là đô rê pha son
  • Là đô rê mi son lá
  • Rề mì son la đô rế
  • Sòn là si rê mi son
  1. Hệ thống Vãn Thảm:
  • Sòn là si rê mi son
  • Đồ rề pha son la đố
  • Rề pha son la đô rế
  • Rề mì son la đô rế
  • Sòn si rê mi pha son
  • Sòn là đô rê mi son
  1. Hệ thống Trữ tình:
  • Sòn là si rê mi son
  • Sòn là đô rê pha son
  • Rề mì son la đô rê
  • Là đô rê mi son lá
  • Rề pha son la đô rế.

 

Hệ thống điệu phong phú nhiều thang âm cấu trúc sắp xếp hàng âm mới, các hệ thống điệu từ 1 đến 6, nhiều thang âm trùng nhau, nổi bật thang âm dân ca: đồ rề pha son la đố, rề pha son la đô rế. Hai thang năm âm dân ca trùng thang âm cả 6 hệ thống trên là nét chung làn điệu chèo. Những thang âm mới trong hệ thống điệu tạo sự phong phú giai điệu âm nhạc, tính kinh điển của điệu.

 

2.3.Sự phong phú hệ thống thang âm làn điệu.

 

Cấu trúc giai điệu chèo thể hiện ba hình thức phát triển âm nhạc hình thức làn, nửa làn nửa điệu, điệu độc lập. Sự phong phú giai điệu làn điệu đáp ứng thực tiễn ca diễn sân khấu chèo, phong phú hình thức diễn kể dân gian và tính kịch sân khấu.

 

Hệ thống làn, hình thức âm nhạc đáp ứng sân khấu diễn kể, đặc tính dân gian hát nói, cấu trúc thang âm gần thang âm thanh điệu dân ca.Những làn hát nói, ba thang âm: sòn là đô rế mi son, rề pha son la đô rế, rề mì son la đô rế. Hệ thống ví vỉa, bốn thang âm: rề pha son là đô rế, đồ rế pha son la đố, rề mì  son la si rê… Hai điệu ngâm chung một thang âm: rề pha son la đô rế. Cấu trúc thang âm làn nhiều thang âm giống nhau, cả ba hệ thống có chung nguồn gốc thang âm dân ca, là sự phát triển từ dân ca lên làn. Bước tiến ấy, chưa thoát xa dân ca, chưa phong phú về thang âm nhưng đã phong phú về giai điệu làn dựa trên những thể hát nói, ví, vỉa, ngâm, cấu trúc thang âm ra đời làn. Cấu trúc thang âm làn so với thang âm điệu còn nhiều thang âm giống nhau, chưa phong phú bằng thang âm điệu. Hệ thống làn có 8 thang âm. 4 thang âm trùng nhau, thực chất hệ thống làn chỉ có 4 thang âm: sòn là đô rê mi son, rề mì son la si rê, đồ rê pha son la đố... So sánh với hệ thống điệu 36 thang âm, trừ những thang âm trùng nhau như đồ rề pha son la đố, rề pha son la đô rế… Cấu trúc làn 4 thang âm, điệu 14 thang âm, là sự phong phú điệu chèo. So với hệ thống thang âm những người theo đạo nhạc Tầu: Cung thương dốc truỷ vũ, có các thang âm tương ứng:

 

  1. Thang âm cung:          =&==r=====s====t====v=====x=====y==!
  2. Thang âm thương:      =&=======s====t==à===v===w====y===z=!
  3. Thang âm rốc:            =&===t====v====w====y====z======{=====!
  4. Thang am truỷ:           =&===v====w====y====z===={=====}=======!
  5. Thang âm vũ:  =&===w=====y====z===={====}=====~=======!

 

Có lẽ cách liên hệ này không sát thực với cấu trúc thang âm âm nhạc Việt Nam, ngày nay ít thấy các nhà nghiên cứu đối sánh lối thang âm cung thương dốc truỷ vũ. Dù là hệ thống âm này còn tìm được những nét chung thang âm nhạc Việt, nhưng phổ biến nghiên cứu so sáng theo thang 4 – 5 âm, 3 âm… nhạc Việt phù hợp, sát thực. Dù trên thang âm nhạc Tầu có 2 điệu thức trưởng, 3 điệu thức thứ, điệu trưởng mang tính chất trưởng tuỳ theo lối tiến hành giai điệu có những đặc tính nửa thứ trưởng hoặc trưởng thứ, nhạc phương Đông không rạch ròi như nhạc bình quân luật phương Tây. So sánh với thang âm làn điệu chèo thật vô cùng phong phú mầu sắc âm nhạc, những điệu trưởng thứ. Loại thang âm thứ: Rề pha son la đô rê, là đô rê mi son la, Mi son la đô rê mi… Tính chất trưởng thứ phong phú, chất ly điệu nửa trưởng, nửa thứ, tính chất trưởng thứ, sự ly điệu ít gặp trong làn chèo.

 

Tính phong phú thang âm làn điệu chèo, là đặc điểm cấu trúc thang âm điệu thức chèo. Mỗi hệ thống mang đặc trưng thang âm, quan hệ nguồn gốc dân ca, nguồn gốc làn điệu phát triển thang âm mới. Giống như dấu tích lời ca, phương pháp phổ lời vào làn điệu, từ văn biền ngẫu đến các thể thơ tạo quy luật riêng.

 

3.Phương pháp phổ lời làn điệu chèo.

 

Phương pháp phổ lời làn điệu chèo như các hình thức tuồng chèo cải lương, dựa trên giai điệu cũ phổ lời văn, thơ nội dung mới mang lại kết hợp âm nhạc mới. Đây là điều khác biệt giữa âm nhạc sân khấu kịch hát với âm nhạc chuyên nghiệp là những ca khúc sáng tác, bởi mỗi bài hát mang dấu ấn âm điệu thời gian, phổ lời mới không phù hợp như những bài dân ca phổ lời mới. Những làn điệu chèo phổ lời mới, ít có hiện tượng cảm giác khó vào tai. Đây là bí quyết của phương pháp phổ lời mới vào làn điệu chèo cũ, dù những bí quyết ấy mọi người đã biết, nhưng chưa tổng kết.

 

Phương pháp phổ lời văn, thơ vào làn điệu chèo không mới, là những kinh nghiệm nghệ nhân dân gian cách lồng điệu, từ dân ca lên làn, phương pháp đảo ý, đảo từ thêm tiếng đệm, đảo vế câu thơ lồng điệu… Những giải pháp tình thế bẻ làn nắm điệu trở thành nguyên tắc phổ lời thơ vào điệu mang quy luật cấu trúc riêng làn chèo, điệu chèo hấp dẫn không chướng tai như hình thức dân ca phổ lời mới. Phương pháp bẻ làn nắm điệu là bí quyết vượt qua mọi trở ngại âm nhạc về dấu ấn thời gian, tinh thần thời đại, dấu ngữ âm, luật bằng trắc, các thể thơ… vào điệu chèo cổ ngọt ngào tươi mới. Những bài dân ca không cho phép bẻ làn nắn điệu, nếu phổ lời mới theo phương pháp phổ thơ vào điệu chèo chắc dân ca sẽ ngọt ngào. Đây là hai hiện tượng giống nhau, phương pháp phổ lời mới vào làn, hoặc những điệu nửa làn nửa điệu, hình thức lồng lời mới vào giai điệu bắt chước như dân ca. Nghĩa là phổ lời văn, hoặc thơ không đảo vế thơ đảo từ ngữ, đảo ý thơ mà theo trật tự lời văn thơ mới như làn hoặc những lớp làn trong điệu cứ tươi mới ca nhạc chèo đầy chất hiện thực đương đại, hoặc cổ xưa. Bí quyết thành công nằm ở phương pháp lồng điệu theo hình thức bẻ làn nắn điệu, các làn chèo bẻ từ ngữ thêm tiếng đệm nắn điệu thêm phụ âm i a… Đây là sự khác biệt phổ lời mới vào làn chèo thành công. Dù phương pháp phổ lời như dân ca không đảo vế, đảo từ, nhưng những nguyên tắc bẻ làn nắm điệu làm mới làn chèo.

 

Phương pháp phổ lời mới vào làn điệu chèo thành công mang tính âm nhạc mới cùng nội dung lời ca, là kết quả chuyển dịch giai điệu theo bẻ làn nắn điệu tạo phương pháp lồng điệu. Nghệ thuật phổ văn thơ vào làn điệu chèo trên giai điệu có sẵn, diễn tả thành công lời ca nội dung mới.

 

3.1.Phương pháp lồng làn chèo vào lời mới.

 

Theo nghệ nhân dân gian, quan niệm cấu trúc âm nhạc Việt, dân ca, nhạc truyền thống kịch hát… không phân chia câu đoạn như nghiên cứu cấu trúc âm nhạc phương Tây. Các nhà nghiên cứu âm nhạc nghệ nhân dân gian…. Thay bằng vế, đoạn thay bằng trổ, vế – trổ tương ứng với câu đoạn theo phương pháp âm nhạc học: Điệu Ngâm Sổng cấu trúc ba đoạn đơn, ….. lồng thể thơ 7 chữ phá thể quan niệm của nhạc sĩ Hoàng Kiều. Nếu gọi là bảy chữ phá thể sẽ không còn là thơ bảy chữ nữa, bởi thơ 7 chữ là thơ Đường. Muốn hay không ít nhiều có đối, không đối bất thành thơ đường. Đó là thể phú, một loại cầu nối giữa thơ và văn xuôi như bài văn: Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc… Làn chèo thường phổ văn biền ngẫu – lời văn khá tự do, nhiều bài mang dáng dấp thơ Đường. Làn ngâm Sổng gồm ba trổ: trổ một mở, trổ hai thân, trổ ba kết. Nội dung lời ca:

Trông lên bức gấm nhới tới tay ngà

Cây kia ai xới cho thắm giò hoa

Thấp thoáng rèm châu in vóc liễu

Tiếng đàn ai lắng thắm dây tơ

Nàng bỏ đi đâu lạnh ngắt phòng loan

Để ta thui thủi

Cảnh cây sụt sùi thương cảm

Vật không hồn như đá trơ trơ

Những mong trả nợ sách đèn

Đền ơn tri ngộ

Cơn khổ cực có nhau sớm tối

Lúc hiển vinh nàng bỏ đi đâu

Phút bỗng xa hình cách bóng

Công danh phú quý cũng bằng thừa…

 

Phương pháp phổ lời vào làn dựa theo lối phổ lời dân ca, giữ nguyên trật tự lời văn, không đảo từ, đảo ý, nhưng bẻ làn nắn điệu. Đây là bước tiến mới làn chèo khác dân ca thêm i a tiếng đệm để ý nhạc, ý thơ uyển chuyển tròn vành rõ chữ, lời ca ngọt ngào không gượng ép những từ ngữ có dấu, lời ca đằm thắm. Phương pháp đặt lời mới người lồng điệu chọn làn phù hợp sẽ không có chuyện: anh ga gá Rỉn bay vào vũ tru… nếu người phổ lời chọn bài Cách cú: Anh ga à ga á Rin i i i i i ì i i Anh gà a gá a Rin Anh á bay vào vũ i trụ ì. Trở lại làn ngâm Sổng, khi phổ lời nghệ nhân thêm i i gần với lối hát Sa mạc dân ca Vĩnh Phú. Ngay lời đầu trổ mở:

 

Trông lên bức gấm nhớ tới tay i i ngà

Cây kia i ai xới i cho thắm giò hoa

Thấp thoáng rèm châu in vóc liễu í i i i

Tiếng đàn ai lắng thắm i i dây tơ i i

 

Trổ II:

Nàng bỏ đi đâu? lạnh ngắt phòng loan

Để ta i thui thủi cảnh cũng sụt sùi thương cảm

Vật không i i i i i i  hồn như đá i i i trơ trơ i i

 

Trổ III:

Những mong trả nợ sách i i i đèn

Đền ơn tri ngộ

Cơn khổ cực có nhau i

Sớm tối lúc hiển vinh i nàng bỏ i i đi đâu i i

Phút bỗng xa i i hình cách bóng

Công danh phú quý i i i i cũng bằng i i i i thừa.

 

Theo phương pháp lồng điệu nghệ nhân, lời thơ thêm phụ âm i lời ngâm phổ biến trong dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Ngâm Sổng, ngâm tự do, mở rộng giai điệu âm nhạc nắn lời ca ngọt ngào tươi mới, rãi bày tâm sự.

 

Dựa trên phương pháp kết cấu trổ nhạc trong làn, so với cấu trúc âm nhạc phương Tây hiện đại tương ứng giữa kết cấu xưa và âm nhạc theo phương pháp mới. Bài Ngâm Sổng, chia ba đoạn. Đoạn I từ nét giai điệu mở đầu:

                        =&===J====Z====Y====J%=J=L=:==J===J=%L==Z===J=T===S===:=

Trông lên bức  gấm   nhớ tới tay i  i ngà

 

Đến câu:

=&=G,==I===C===F====G,===G===Y$==Z=I==W==G,===W=F=G=F===:==

Tiếng đàn ai lắng thắm i i   dây tơ i i i

 

Đoạn II từ câu nhạc:

=&=C===C,===L=:=J==Z,===Y==:==C====J$==L===C====Y===:=====

Nàng  bỏ  đi đâu  lạnh ngắt phòng loan

 

Đoạn III từ câu nhạc… đến kết bài*

&===J$==L===Z$==Y===C====C===L====Z==Y==J==S==9==C====Z$===Y==J===S=====

Những mong trả nợ sách i  i  i đèn Đền ơn  i tri ngộ…

 

Qua so sánh hai phương pháp nghiên cứu cấu trúc làn chèo, nghệ nhân dân gian và âm nhạc học, những làn chèo đạt tới tính khoa học cấu truc câu đoạn hoàn chỉnh. Phương pháp bẻ làn nắn điệu, dựa từ dân ca phát triển lên thêm phụ âm i, làn chèo, tiến xa phương pháp lồng điệu dân ca. Hình thức Ngâm Sổng giống lối lồng điệu ngâm Sa mạc, lời ca thêm phụ âm i, a, âm điệu giống lối ngâm Sa mạc. Bài dân ca Sa mạc khi ngâm bốn câu thơ lục bát của Nguyễn Du:

 

Một vùng có ấy i i i bóng tà

Gió hưu hưu i hưu thổi một vài bông lau

Rút trâm i i i i sẵn giắt mái i đầu

Vạch da i i cây vịnh bốn câu ba vần.

 

Hai hình thức Ngâm Sổng, Sa mạc chung nguồn gốc, thang âm làn Ngâm Sổng từ Sa mạc phát triển vào làn chèo. Những làn chèo tiến lên sân khấu mang kinh nghiệm dân gian, phổ lời văn, cấu trúc âm nhạc mới,  tạo ra làn điệu mang tính sân khấu dân ca Phú Thọ, tính kinh điển.

 

3.2.Phương pháp lồng điệu chèo.

 

Điệu chèo là hình thức âm nhạc phong phú phát triển đa tuyến phức tạp hơn làn, ……………………………………………………………………………..

* Trích tư liệu Bùi Đức Hạnh trang 70 -  Sánh đã dẫn.

* Trích tư liệu Phạm Phúc minh – Dân ca Việt Nam trang 279 – Sánh đã dẫn.

điệu để lại dấu ấn ca diễn dân gian kinh điển, tính sân khấu chuyên nghiệp. Là bước tiến từ làn lên điệu 6 hệ thống còn xót lại từ dân ca, những điệu mở đầu làn, sau bước vào điệu, tạo sự diễn tả sâu sắc âm nhạc dân gian – kinh điển chuyên nghiệp. Điệu không phổ văn biền ngẫu – thể phú, hoặc văn xuôi. Điệu phổ các thể thơ Việt cổ, thơ 7 chữ, 4 – 5 chữ, thơ lục bát, song thất lục bát, là bước tiến xa làn. Điệu phong phú hình thức phổ lời văn, có hai hình thức phổ lời:

 

  1. Bẻ làn nắn điệu
  2. Lồng điệu.

 

Bẻ làn nắn điệu kế thừa kinh nghiệm phổ lời văn làn chèo thêm phụ âm, nguyên âm i, a… đây là bước mở đầu phát triển điệu. Nhờ bẻ làn thêm tiếng đệm giữ lại đặc điểm dân gian hát chèo, là bí quyết vượt qua rào cản thanh âm thổ ngữ… để lời chèo tươi mới.

 

Lồng điệu từ phương pháp cấu trúc các điệu chèo, tạo phương pháp lồng điệu phổ lời thơ. Nguyên tắc kết cấu các loại thể thơ bị phá vỡ, phổ vào điệu chèo theo hình thức đảo ý, đảo vế, đảo từ, để người nghe nhận diện toàn bộ bài thơ như nguyên tác. Đây là bí quyết nghệ thuật lồng điệu, kết hợp hai nguyên lý, thêm phụ âm, đảo vế, đảo ý… bài thơ. Lồng điệu lời mới loại thơ 4 chữ, bài Cách cú:

 

Trổ 1:

Trèo lên trên non

Bắn con chim nhạn

Con đương hăng hái

Tên ta khéo lái

Con đương bay liệng

Con lại tha mồi

Làm tổ nuôi con.

 

Trổ 2:

Tay cầm con dao

Làm sao cho chắc

Để mà dễ chặt

Để mà dễ cắt

Chặt cây chặt củi

Chặt lấy củi cành

Củi cành thời lấy

Lấy cả cành cây

 

Trổ 3:

Một đàn con hươu

Ba bốn con hươu

Con đương ăn trái

Con đương ăn lộc

Lộc sung lộc vả

Tìm chỗ ta ngồi

Ta ngồi bóng mát

Ta ngồi nghỉ ngơi.

 

Ba trổ lồng điệu chèo theo phương pháp nghệ nhân, điệu Cách cú ba trổ hát. Cấu trúc ba trổ điệu Cách cú tương ứng với cấu trúc ba đoạn đơn. Đoạn một, từ câu đồ rê đồ rê phá rê… đến kết đoạn pha pha lá son pha đồ rê. Đoạn hai (đoạn lưu không) từ câu lá son pha pha pha pha rê đô, đến câu đô phá rê đô la son. Đoạn ba, câu nhạc nhắc lại đoạn một: rế đô đô rê phá rê đô la son pha rề rề pha son đến kết thúc. Bài Cách cú phổ theo trật tự lời thơ thêm phụ âm i, tính tính tinh, giai điệu hấp dẫn vui phơi phới:

 

Trèo lên trên í non i i i i ì i i

Bắn con ì chim í nhạn

Con đương ì ăn trái …

Tên ta ì khéo í lái

Con đương ì bay í liệng

Con lại tha i mồi

Tình tính tinh tình mồi

Tha mồi thời làm tổ i nuôi i con i ì i í ì i i.

 

Hình thức lồng điệu thêm nhiều từ mới, hư từ, dù giữ nguyên thê thơ không đảo ý, nhưng phá thể thêm hư từ và từ mới như “thời” làm tổ… Hình thức lồng điệu kế thừa một phần từ làn, sau đó chuyển biến, phá luật thêm từ mới vào thể thơ bốn chữ làm bổ ngữ không thay đổi ý câu thơ, là nguyên tắc đầu tiên lồng điệu chèo.

 

Loại lồng điệu thơ lục bát bài: Rủ nhau lên núi Thiên Thai, điệu độc lập, cấu trúc hai trổ lồng bốn câu thơ:

 

Rủ nhay lên núi Thiên Thai

Thấy hai con quạ ăn soài trên cây

Đôi ta dát díu lên đây

Áo dài làm chiếu, chăn quây làm mùng.

 

Nội dung bài thơ nói niềm mơ ước một tình yêu đôi lứa tha thiết bên nhau, sẵn sàng đánh đổi tất cả để chỉ còn lại tình yêu. Theo nhạc sĩ Hoàng Kiều* chia bài làm 2 trổ: “Trổ mở đầu, trổ 6 – 8 làm thành hai câu nhạc. Câu 6:

  • 6 từ chạy theo một lèo làm thành câu nhạc lấy đà.
  • Câu 8 phổ theo kiểu văn xuôi.
  • 8 từ phổ theo kiểu xuôi cuối câu có láy lại 2 từ cuối làm thành cầu nhạc 8 ô nhịp.

 

Trổ này có: 2 câu nhạc gồm: 8 ô nhịp và một câu lấy đà nhịp tự do.

Trổ thân bài.

Do 2 câu thơ 6 – 8 làm thành 3 câu nhạc.

Câu 6 phổ theo kiểu đảo 6 từ nhắc lại 4 ô nhịp làm thành 2 câu nhạc. 6 từ đảo

làm thành câu nhạc 6 ô nhịp.

Câu 8 phổ theo kiểu văn xuôi.

8 đi xuôi chiều và láy lại 2 từ cuối làm thành câu nhạc 9 ô nhịp. Trổ này có 3 câu nhạc gồm 19 ô nhịp, không có xuyên tâm, ngân đuôi và lưu không hết trổ.”

…………………………………………………….

*Trang 416 – Tìm hiểu các làn điệu chèo cổ – Hoàng Kiều – NXB Sân khấu năm 2001.

 

Theo cách dẫn giải của tác giả khác đôi chút so với bài ghi của Bùi Đức Hạnh, có thể có những dị bản khác nhau nhưng không vượt ra ngoài bốn câu thơ lục bát. Sự thống nhất ấy, cách phổ không khác nhau bao nhiêu, bài này cấu trúc hai trổ, nếu chia

nhỏ sẽ có bốn câu nhạc gồm: mở đầu, thân bài và câu kết. Điệu Rủ nhau lên núi Thiên Thai, cấu trúc âm nhạc hai đoạn đơn: A – A’,  gồm bốn câu nhạc: xy – x’z.

 

Phương pháp lồng điệu nhiều nét mới đảo vế, điệp từ thêm từ, phụ âm:

 

Rủ nhau lên núi thiên thai

Thấy hai con quạ nó ăn soài trên cây oa là cây a trên cây.

Dắt díu oa lên đây a lên đây oa là đôi a chúng ta.

Dắt díu oa lên đây a lên đây

Áo dài thời đôi ta làm chiếu cùng i chăn quây làm mùng mà làm i mùng.

 

Phương pháp lồng điệu thơ lục bát loại điệu độc lập tiến xa những hình thức lồng lời dân ca, làn, điệu, thơ bốn chữ. Lồng điệu phát triển giai điệu âm nhạc mang bản sắc dân ca bằng lời mới, nhạc sĩ phổ thơ lục bát 100% những bài hát nổi tiếng trong đời sống âm nhạc là giai điệu dân ca. Phổ lời gặp thơ lục bát chỉ phát triển giai điệu dân ca, những giai điệu mới không mấy ai thành công, hiện tại chưa có bài hát mới phổ thơ lục bát giai điệu rock, pop, hip hop… bằng âm điệu nhạc mới trên thang 7 âm tồn tại trong công chúng. Lồng điệu chèo theo thể thơ lục bát, là bản sắc âm nhạc kinh điển chèo cấu trúc điệu mới.

 

Loại nửa làn nửa điệu, gồm hai phần, phần mở đầu (trổ mở), làn, trổ thân vào điệu hát theo nhịp thường là nhịp 2/4. Bài Vãn theo, loại nửa làn nửa điệu điển hình cấu trúc làn điệu mang tính dân gian kinh điển chèo. Phần làn hát tự do, vỉa từ hai câu biền ngẫu:

 

Anh ơi mưa sầu gió thảm từng cơn

Tiếp đành chịu cực thờn bơn một bề.

Vào điệu hát theo nhịp 2/4, lồng điệu thể thơ lục bát:

Mưa sầu gió thảm từng cơn

Thiếp đành chịu phận thờn bơn một bề.

 

Phương pháp lồng trổ một như làn theo trật tự lời văn không đảo ý, đảo vế, đảo từ, chỉ thêm phụ âm. Vào điệu, phổ theo luật lồng điệu thơ lục bát tạo sự phong phú tính chất diễn kể và mầu sắc âm nhạc. Phương pháp lồng lời vào làn điệu trong hệ thống làn điệu chèo, thành quy luật cấu trúc giai điệu làn điệu. Hình thức làn một phương pháp, điệu một hình thức cấu trúc, lồng điệu mang đặc trưng ca nhạc sân khấu chèo.

 

3.3.Nguyên tắc lồng điệu làn chèo.

 

Mỗi hình thức âm nhạc một nguyên tắc lồng điệu, dù làn điệu chèo là hai hệ thống trong một hệ thống âm nhạc sân khấu chèo. Hệ thống làn âm nhạc dân gian diễn kể từ dân ca Vĩnh Phú là cái nôi nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên phát triển xuống sông Hồng. Làn điệu chèo, âm hưởng giai điệu mới ra đời từ dân ca Xoan ghẹo Vĩnh Phú, sau phát triển chèo văn minh tiếp nhận các hình thức âm nhạc mới như Chầu văn, Ca trù, nhà chùa… làm phong phú ca nhạc chèo.

 

Dù tiếp nhận nhiều truyền thống tinh hoa âm nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, ca nhạc làn điệu chèo cấu trúc giai điệu làn điệu giữ nguyên nguồn gốc ban đầu âm điệu dân ca Vĩnh Phú – Phú Thọ. Là nguyên tắc cấu thành làn điệu hát. Cấu trúc câu đoạn (vế – trổ), so sánh theo phương thức dân gian, hay âm nhạc hậu hiện đại giá trị không thay đổi. Phương pháp lồng điệu, phổ lời văn thơ, mỗi hình thức âm nhạc có quy luật cấu trúc nguyên tắc dân gian từ thực tiễn sân khấu. Nghệ thuật ca hát làm giá trị âm nhạc tươi mới, sống thực mang hơi thở nhịp điệu cuộc sống, là lý do chèo sống trong tinh thần mọi thời đại, phổ lời vào làn theo nhịp điệu tự do diễn kể, hệ thống làn phong phú dựa vào ba nguyên lý:

 

  • Không phổ thơ - ít phổ lời thơ.
  • Giữ nguyên trật tự lời văn vào giai điệu âm nhạc.
  • Thêm nguyên âm, phụ âm.
  •  

Làn chèo hầu như không phổ các lời thơ, chỉ phổ văn biền ngẫu –thể phú. Hình thức phổ lời kế thừa dân ca, thêm nguyên âm, phụ âm vào giai điệu âm nhạc là nét mới của làn chèo. Từ kinh nghiệm phổ lời của dân ca đến làn tạo đà lồng điệu, phổ thơ vào các điệu chèo. Điệu chèo không gọi là phổ thơ, nghệ nhân gọi là lồng điệu. Thuật ngữ lồng điệu từ các làn chèo tiến lên điệu có nguyên tắc nhịp phách, không diễn kể tự do mang tính âm nhạc kinh điển. Lồng điệu như một cái áo may sẵn, mặc cho các ma nơ canh sao cho vừa vặn xinh đẹp quả không dễ, nếu không biết niêm luật không thành công như mong muốn. Lồng điệu chèo có hai loại, loại nửa làn, nửa điệu, loại điệu chèo đứng độc lập. Lồng điệu kết hợp hai nguyên tắc, kế thừa hình thức lồng điệu làn, lồng điệu mới. Điệu không phổ văn mà phổ các thể thơ, nhưng loại nửa làn, nửa điệu phổ văn với các thể thơ. Vì thế điệu có nguyên tắc mới:

 

  • Giữ nguyên trật tự lời văn thêm âm phụ.
  • Đảo ý, đảo từ, điệp từ, đảo vế các thể thơ.
  • Bẻ làn nắn điệu.

 

Ba nguyên tắc lồng điệu ứng dụng cho điệu, nửa làn nửa điệu, những điệu đứng độc lập chỉ dựa vào hai nguyên tắc lồng điệu mang lại hiệu quả. Bí quyết bẻ làn nắn điệu là đặc điểm lồng làn điệu chèo, vượt qua mọi trở ngại ngôn ngữ mang đến sự hài hoà lời mới trên giai điệu cũ.Đặc điểm cấu trúc thang âm làn điệu chèo phổ biến thang 5 âm, cá biệt 4 âm, mỗi loại làn điệu mang hệ thống thang âm phong phú. Cấu trúc thang âm làn điệu chèo, nguồn gốc từ dân ca Xoan ghẹo Phú Thọ, cấu thành làn điệu chèo có hai đặc tính: dân gian – kinh điển. Bản chất làn điệu chèo thể hiện hơi nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện tính kinh điển âm nhạc sân khấu diễn kể. Làn điệu chèo từ dân gian lên sân khấu, cấu thành những nguyên tắc trình diễn âm nhạc tâm trạng tính kịch, hình thành cấu trúc hệ thống thang âm, hệ thống làn điệu. Nguyên tắc lồng điệu làn điệu, mỗi hình thức ca hát chứa đựng nguyên lý cấu trúc hình thức âm nhạc. Làn điệu chèo mang đặc trưng âm nhạc sân khấu cổ xưa và âm nhạc đương đại có hơi thở nhịp sống mới, chèo có khả năng tồn tại trong thời đại con người cuộc sống toàn cầu hoá.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3283
Ngày đăng: 25.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sống Chụ Son Sao 3 - Nguyễn Khôi
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 3 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 2 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 1 - Tuấn Giang
Bảo tồn nghệ thuật cổ ca Hát Bội phải là một quyết tâm. - Trịnh Thanh Thủy
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần IV: Những lá bài và kết quả của sự giao thoa văn hóa Việt – Chăm - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần III: Đánh bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần II: Sân khấu bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần I: Hô bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Nguồn gốc bài chòi Phú Yên - Nguyễn Lệ Uyên
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)